Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2015-2016

. MỤC TIÊU:

- Dựa vào gợi ý sách giáo khoa, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) nói về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt.

- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể.

- HS Thang viết được một câu văn ngắn

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Giao tiếp.

- Thể hiện sự tự tin.

- Ra quyết định.

- Tư duy sáng tạo

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ

- HS: SGK

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc17 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 Ngày soạn : 16 / 1/ 2016 Ngày dạy: 18/ 1/ 2016 TẬP ĐỌC ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). - Học sinh tự hào, yêu quê hương đất nước. - HS Thang đọc được một câu văn ngắn của bài tập đọc II. CÁC KĨ NĂMG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tự nhận thức - Xác định giá trị cá nhân. - Tư duy sáng tạo. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: SGK, bảng phụ ghi đoạn văn HS cần luyện đọc diễn cảm HS: SGK IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - 2 học sinh đọc nối tiếp các đoạn bài tập đọc: Trống đồng Đông Sơn và nêu nội dung của bài - Nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: - Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi trong SGK * Luyện đọc: - 1 HS đọc bài. - Bài này chia làm mấy đoạn ? - Yêu cầu hS chia đoạn. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp sửa phát âm. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi đại diện các cặp đọc - Nhận xét, tuyên dương * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn đầu trả lời câu hỏi: + Nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước ? - Đoạn 1 cho em biết điều gì ? + Ý đoạn 1: Giới thiệu tiểu sử nhà khoa học Trần Đại Nghĩa trước năm 1946 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và 3 trả lời câu hỏi: + Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến ? - Đoạn 2,3 cho em biết điều gì ? -Ý chính đoạn 2,3 : Những đóng góp to lớn của Trần Đại Nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc . - Yêu cầu đọc đoạn cuối “Những cống hiến hết” và trả lời câu hỏi: + Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ? + Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có những cống hiến to lớn như vậy ? - Đoạn cuối bài nói lên điều gì ? Ý đoạn 4: Nhà nước ta đánh giá rất cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa + Nêu nội dung chính của bài ? Bài văn ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. 3. Thực hành: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn và nêu giọng đọc của bài. + GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn cuối của bài + Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm đoạn + GV nhận xét, tuyên dương. 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về nội dung bài tập đọc : Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa - 2 HS đọc - 1 HS nêu nội dung của bài - HS lắng nghe - HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi - 1 HS đọc - Chia làm 4 đoạn: + Đoạn 1: Trần Đại Nghĩa ... vũ khí + Đoạn 2: Năm 1946 ... lô cốt của giặc + Đoạn 3: Bên cạnh .... Nhà nước + Đoạn 4: Đoạn còn lại - Mỗi học sinh lần lượt đọc 1 đoạn - Học sinh đọc phần chú giải: Anh hùng Lao động, tiện nghi, cương vị, Cục Quân giới, bất khả xâm phạm, huân chương. - Đọc theo nhóm đôi - Đại diện đọc - Lắng nghe - Học sinh đọc thầm đoạn đầu, trả lời câu hỏi - Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ,quê ở Vĩnh Long ,ông học trung học ở Sài Gòn sau đó năm 1935 ông sang pháp học đại học ông theo học đồng thời cả ba ngành: kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện, kĩ sư hàng không.Ngoài ra ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí . - HS nêu - Lắng nghe - HS đọc thầm đoạn 2,3 trả lời câu hỏi + Ông cùng anh em chế tạo ra những loại vũ khí có sức công phá lớn: súng ba-dô-ca, súng không giật để tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc . + Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nuớc nhà. Nhiều năm liền, giữ cương vị Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và kĩ thuật nhà nước. - HS nêu - Lắng nghe - Học sinh đọc đoạn “Những cống hiến . . . hết” và trả lời: + Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng, Năm 1952 ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý. + Nhờ ông có tấm lòng lẫn tài năng. Ông yêu nước, tận tụy, hết lòng vì nước; ông lại là khoa hoc xuất sắc, ham nghiên cứu, học hỏi. - HS nêu - HS lắng nghe - HS nêu - Lắng nghe - HS đọc nối tiếp và nêu giọng đọc của bài - HS luyện đọc diễn cảm - HS thi đọc diễn cảm - Lắng nghe - HS lắng nghe, ghi nhận Ngày soạn : 16 / 1/ 2016 Ngày dạy: 20/ 1/ 2016 TẬP ĐỌC BÈ XUÔI SÔNG LA I. MỤC TIÊU : - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa) - Học sinh yêu thích môn học, đọc bài diễn cảm, đúng chính tả. - HS Thang đọc được một câu thơ của bài tập đọc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: SGK, bảng phụ ghi khổ thơ HS cần luyện đọc diễn cảm HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động - Gọi 4 học sinh đọc nối tiếp các đoạn bài tập đọc : Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa và nêu nội dung của bài. - Nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: - Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi trong SGK. * Luyện đọc: - Gọi 1 HS đọc toàn bài - Bài thơ được chia làm mấy khổ ? - Yêu cầu HS đọc nối tiếp các khổ thơ lần 1, kết hợp sửa phát âm - Yêu cầu HS đọc nối tiếp các khổ thơ lần 2 và kết hợp giải nghĩa từ. - Yêu cầu HS đọc theo cặp. - Đại diện đọc. - Nhận xét, tuyên dương. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu học sinh đọc thầm 2 khổ thơ đầu, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Sông La đẹp như thế nào ? + Ta cần làm gì để bảo vệ vẻ đẹp của sông La ? + Trong bài thơ chiếc bè gỗ được ví với gì ? + Cách nói ấy có gì hay ? - Khổ thơ 1 và 2 cho ta thấy điều gì ? Cho ta thấy vẻ đẹp bình yên trên dòng sông La . - Yêu cầu học sinh đọc thầm 2 khổ thơ còn lại, trả lời câu hỏi : + Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng? + Hình ảnh “trong đạn bom đổ nát, bừng tươi nụ ngói hồng “ nói lên điều gì ? - Khổ thơ 3, 4 nói lên điều gì ? Nói lên sức mạnh tài năng của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương,bất chấp bom đạn của kẻ thù . - Nêu nội dung của bài ? Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam. 3. Thực hành: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp các khổ thơ và nêu giọng đọc của bài. + GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc diễn khổ 3 và của bài. + Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm đoạn + GV nhận xét, tuyên dương. 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về nội dung bài tập đọc : Bè xuôi sông La - 3 học sinh đọc nối tiếp các đoạn - 1 HS nêu nội dung của bài - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi - 1 HS đọc - Bài thơ được chia làm 3 khổ thơ + Khổ thơ 1: Bốn dòng đầu + Khổ thơ 2: Mười dòng tiếp theo + Khổ thơ 3: Tám dòng cuối - Học sinh đọc nối tiếp theo khổ thơ - Học sinh đọc phần Chú giải: sông La, dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa - HS đọc theo cặp - Đại diện các cặp đọc - Lắng nghe - Học sinh đọc thầm 2 khổ đầu, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Nước sông La trong veo như ánh mắt. Hai bên bờ, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi. Những gợn sóng được nắng chiếu long lanh như vẩy cá. Người đi bè nghe thấy cả tiếng chim hót trên bờ đê. - Tuyên truyền tới mọi người xung quanh và gia đình.... + Chiếc bè gỗ được ví đàn trâu đằm mình thong thả trôi theo dòng sông. + Cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên hình ảnh, cụ thể, sống động. - HS nêu - Lắng nghe - Học sinh đọc thầm đoạn còn lại, trả lời câu hỏi : + Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai: Những chiếc bè gỗ đang được chở về xuôi sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá. + Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù. HS nêu Lắng nghe - HS nêu - Lắng nghe - HS đọc nối tiếp và nêu giọng đọc của bài - HS luyện đọc diễn cảm - HS thi đọc diễn cảm - Lắng nghe - HS lắng nghe, ghi nhận LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÂU KỂ AI THẾ NÀO? I. MỤC TIÊU : - Nhận biết được câu kể Ai thế nào? - Xác định được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể tìm được ; bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? - Có ý thức đọc đúng, hiểu đúng Tiếng Việt. - HS Thang viết được một câu văn ngắn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV: SGK, bảng phụ HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động : - Hãy tìm các từ chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ ? - Kể tên các môn thể thao mà em biết ? - Nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá : * Nhận xét: Bài 1 : - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn của bài tập Bài 2 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Làm việc nhóm đôi: Đọc lại đoạn văn dùng bút chì gạch dưới những từ chỉ tính chất, đặc điểm, sự vật - Gọi các nhóm trình bày kết quả - Nhận xét, bổ sung, chốt lại: + Câu 1: Bên đường, cây cối xanh um. + Câu 2: Nhà cửa thưa thớt dần. + Câu 4: Chúng thật hiền lành. + Câu 6: Anh trẻ và thật khỏe mạnh. Bài 3 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Giáo viên hướng dẫn HS làm mẫu một phần VD: Cây cối thế nào? Nhà cửa thế nào? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh nêu kết quả trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại : + Câu 1: Bên đường, cây cối thế nào ? + Câu 2: Nhà cửa thế nào ? + Câu 4: Chúng thật thế nào ? + Câu 6: Anh thế nào? Bài 4 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Giáo viên hướng dẫn HS làm mẫu một phần VD : Cây cối xanh um. - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh nêu kết quả trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại Bên đường, cây cối xanh um. Nhà cửa thưa thớt dần. Chúng thật hiền lành. Anh trẻ và thật khỏe mạnh. Bài 5 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Giáo viên hướng dẫn HS làm mẫu một phần VD : Cái gì xanh um? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh nêu kết quả trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại + Câu 1: Bên đường, cái gì xanh um ? + Câu 2: Cái gì thưa thớt dần ? + Câu 4: Những con gì thật hiền lành ? + Câu 6: Ai trẻ và thật khỏe mạnh ? * Đọc ghi nhớ: - Yêu cầu đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa 3. Thực hành: Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn và làm bài vào vở: a) Tìm các câu kể Ai, thế nào? trong đoạn văn trên. b) Xác định chủ ngữ vừa tìm được. c) Xác định vị ngữ của các câu vừa tìm được. - Gọi học sinh trình bày bài làm trước lớp - Nhận xét, bổ sung, sửa bài. Rồi những người con /lớn lên và lần lượt CN VN lên đường. Căn nhà/ trống vắng. CN VN Anh Khoa / hồn nhiên xởi lởi. CN VN Anh Đức / lầm lì, ít nói. CN VN Còn anh Tịnh/thì đĩnh đạc,chu đáo. CN VN Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh kể về các bạn trong tổ, trong lời kể có sử dụng một số câu kể Ai thế nào ? - Gọi học sinh kể trước lớp - Nhận xét, bổ sung, sửa chữa 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học - Về nhà chia sẻ với người thân về câu kể Ai thế nào ? - 2 Học sinh lên bảng trả lời - Lắng nghe - Học sinh đọc đoạn văn - Học sinh đọc: Tìm những từ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn trên. - Các nhóm đọc thầm đoạn văn và làm bài tập - Đại diện nhóm trình bày kết quả - Lắng nghe - Học sinh đọc : Đặt câu hỏi cho các từ vừa tìm được. - Học sinh làm mẫu một phần - Cả lớp làm bài vào vở - Học sinh nêu kết quả trước lớp - Lắng nghe - HS đọc : Tìm những từ ngữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu. - Học sinh làm mẫu một phần - Cả lớp làm bài vào vở - Học sinh nêu kết quả trước lớp - Nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - HS đọc : Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được. - Cả lớp làm bài vào vở - Học sinh nêu kết quả trước lớp - Lắng nghe - Học sinh đọc phần Ghi nhớ - Học sinh đọc: Đọc và trả lời câu hỏi: - Cả lớp làm bài tập vào vở, 1 bạn làm bảng phụ. - HS trình bày và đọc bài làm - Lắng nghe - HS đọc yêu cầu - Học sinh thực hiện theo nhóm đôi - Học sinh kể trước lớp VD: Tổ em là tổ 1. Các thành viên trong tổ đều chăm ngoan, học giỏi. An rất thông minh. Mai hiền lành ít nói. Chính láu cá nhưng rất tốt bụng. Thu thì lại ít nói như người chị cả. - Lắng nghe - Lắng nghe Ngày soạn : 16 / 1/ 2016 Ngày dạy: 21/ 1/ 2016 KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU: - Dựa vào gợi ý sách giáo khoa, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) nói về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể. - HS Thang viết được một câu văn ngắn II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Giao tiếp. - Thể hiện sự tự tin. - Ra quyết định. - Tư duy sáng tạo III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: SGK, bảng phụ HS: SGK IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Yêu cầu học sinh kể và nêu lại nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc - Nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Hướng dẫn học sinh kể chuyện: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu đề bài: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng để phân tích đề - Yêu cầu 4 học sinh nối tiếp đọc các gợi ý. - Yêu cầu học sinh giới thiệu nhân vật muốn kể: Người ấy là ai, ở đâu, có tài gì? - Treo bảng phụ 2 phương án kể chuyện theo gợi ý - Yêu cầu học sinh lập dàn ý cho bài kể, khen ngợi những học sinh đã chuẩn bị trước dàn ý ở nhà. - Nhắc HS kể chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em) 3. Thực hành: * Kể trong nhóm + Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. * Kể trước lớp - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. - Gọi HS nhận xét bạn kể. - GV nhận xét chung 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về câu chuyện em đã được chứng kiến hoặc tham gia - 2 học sinh lên bảng kể và nêu lại nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc. - Lắng nghe - Đọc và gạch: Kể lại một chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết. - Học sinh đọc gợi ý - Giới thiệu người muốn kể. - Đọc và lựa chọn 1 trong 2 gợi ý để thực hiện: + Kể một câu chuyện cụ thể có đầu, có cuối. + Kể sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân vật (không kể thành chuyện) - Lập dàn ý cho bài kể của mình. - Học sinh theo dõi - HS kể trong nhóm, trao đổi, sửa lỗi cho nhau. - 5 HS thi kể. - HS nhận xét. - Lắng nghe - HS lắng nghe TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU - Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn tả đồ vật (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả) - Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh yêu thích môn học - HS Thang viết được một câu văn ngắn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: SGK, bảng phụ, phiếu học tập HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Gọi HS đọc bài tập làm văn ở tiết trước. - GV nhận xét chung, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Nhận xét chung: - Nhận xét chung về kết quả làm bài - Nêu nhận xét : + Những ưu điểm: Xác định đúng đề bài, kiểu bài, bố cục, ý, diễn đạt, sự sáng tạo, chính tả, hình thức trình bày bài văn Giáo viên nêu tên những học sinh viết đúng yêu cầu, hình ảnh miêu tả sinh động, có sự liên kết giữa các phần, mở bài, kết bài này + Những thiếu sót, hạn chế: Nêu một vài ví du cụ thể, tránh nêu tên học sinh. 3. Thực hành: a) Phát phiếu học tập cho từng học sinh làm việc cá nhân: - Yêu cầu: + Đọc lời nhận xét của thầy. + Đọc những lỗi thầy đã chỉ trong bài. + Viết vào phiếu các lỗi trong bài làm theo từng loại lỗi. - Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn thiếu. b) Hướng dẫn chữa lỗi chung: - Giáo viên chép lỗi định chữa lên bảng lớp. - Hai học sinh lên bảng chữa từng lỗi, cả lớp tự chữa lỗi trên nháp. - Học sinh trao đổi bài chữa trên bảng, giáo viên nhận xét. c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay: - Giáo viên đọc những đoạn văn hay của một số học sinh trong lớp. - Học sinh trao đổi, thảo luận để tìm cái hay, từ đó rút kinh nghiệm cho mình. 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về bài văn của em. 2 HS đọc bài làm của mình Lắng nghe - HS lắng nghe - Học sinh theo dõi nhận xét của giáo viên và rút kinh nghiệm - Học sinh đọc thầm. - Học sinh tự sửa lỗi - Hai học sinh đổi bài cho nhau. - Học sinh sửa lỗi chung - Học sinh theo dõi, lắng nghe - Học sinh trao đổi, thảo luận - Lắng nghe Ngày soạn : 16 / 1/ 2016 Ngày dạy: 22/ 1/ 2016 LUYỆN TỪ VÀ CÂU VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ? I. MỤC TIÊU: - Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? - Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai thế nào ? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập. - Biết đặt câu với câu kể Ai thế nào ? - HS Thang viết được một câu văn ngắn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Yêu cầu HS đọc đoạn văn kể về các bạn trong tổ, trong lời kể có sử dụng một số câu kể Ai thế nào ? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Nhận xét : Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn của bài tập Bài 2 : - HS đọc yêu cầu các bài tập. - Cho HS đọc thầm lại đoạn văn và làm bài. - Nhận xét, bổ sung, chốt lại: Các câu 1, 4, 6, 7 là các câu kể Ai, thế nào?. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu các bài tập. - Giáo viên yêu cầu làm bài. - Nhận xét, bổ sung, chốt lại: + Về đêm , cảnh vật // thật im lìm . CN VN + Sông //thôi vỗ sóng dồn dập về bờ CN VN như hồi chiều + Ông Ba //trầm ngâm . CN VN + Trái lại ông Sáu // rất sôi nổi . CN VN + Ông //hệt như Thần Thổ Địa của CN VN vùng này . Bài 4 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu các bài tập. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài. - Nhận xét, bổ sung, chốt lại Biểu thị nội dung: Câu 1, 2: trạng thái của sự vật (cảnh vật, sông) Câu 2, 6: trạng thái của người (ông Ba, ông Sáu) Câu 7: đặc điểm của người (ông Sáu) Từ ngữ tạo thành (câu 1: cụm tính từ, câu 2: cụm động từ, câu 4: cụm động từ, câu 6: cụm tính từ, câu 7: cụm tính từ) * Đọc ghi nhớ: - Goi HS đọc ghi nhớ - HS lấy ví dụ 3. Thực hành: Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu các bài tập - Yêu cầu học sinh làm và trình bày bài làm - Nhận xét, bổ sung, chốt lại: Câu a, b: Các câu kiểu “Ai, thế nào?” là 1, 2, 3, 4, 5. + Cánh đại bàng rất khỏe. + Mỏ đại bàng dài và rất cứng. + Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. + Đại bàng rất ít bay. + Khi chạy trên mặt đất, nó giống như nhanh nhẹn hơn nhiều. Câu c: Vị ngữ do các cụm tính từ tạo thành là câu 1,2,3,4. Cụm động từ tạo thành là câu 5. Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu các bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Yêu cầu nhiều học sinh đọc tiếp nối nhau những câu văn đã đặt. - Nhận xét, bổ sung, sửa chữa, điều chỉnh 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? - 2 HS lên bảng đọc bài - Lắng nghe - Học sinh đọc đoạn văn - HS đọc : Tìm các câu kể Ai thế nao? - Học sinh làm bài - Lắng nghe - HS đọc : Xác định chủ ngữ, vị ngữ các câu kể vừa tìm được. - 2 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - Lắng nghe - HS đọc : Vị ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì ? Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành? - Học sinh làm bài - Lắng nghe - Học sinh đọc phần ghi nhớ. - HS lấy ví dụ - HS đọc : Đọc và trả lời câu hỏi: - Học sinh làm bài vào vở - Lắng nghe - Lắng nghe - HS đọc : Đặt 3 câu kể Ai thế nào?, mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích. - Học sinh làm bài cá nhân - Học sinh thực hiện - Lắng nghe - Học sinh theo dõi, lắng nghe CHÍNH TẢ( Nhớ – viết) CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI I. MỤC TIÊU: - Nhớ và viết đúng chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ trong bài: Chuyện cổ tích về loài người. - Làm được các bài tập trong SGK - HS có ý thức viết đúng, đẹp. - HS Thang viết được một câu của bài chính tả II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Đọc các từ: Đân - lớp, nước Anh, nẹp sắt, rất xóc, cao su, suýt ngã - Yêu cầu 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Hướng dẫn HS nhớ – viết: - Giáo viên đọc đoạn viết chính tả từ Mắt trẻ con sáng lắm đến Hình tròn là trái đất. - Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng lại đoạn chính tả - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm, phân tích và luyện viết từ khó: sáng, rõ, lời ru, rộng - Yêu cầu học sinh nêu cách trình bày bài - Giáo viên đọc cho học sinh viết - Yêu cầu học sinh tự soát lỗi, soát lỗi 3. Thực hành: Bài 2 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày kết quả bài tập - Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng : a) Mưa giăng, theo gió, rải tím. b) Mỗi cánh hoa, mỏng manh, rực rỡ, rải kín, làn gió thoảng, tản mát Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày kết quả bài tập - Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng: dáng thanh – thu dần – một điểm – rắn chắc – vàng thẫm – cánh dài – cần mẫn. 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học - Về nhà chia sẻ với người thân về bài chính tả: Chuyện cổ tích về loài người - 2 Học sinh viết bảng lớp. - Lắng nghe - Học sinh theo dõi theo dõi trong trong sách giáo khoa. - 2 học sinh đọc, lớp đọc thầm - Học sinh luyện viết từ khó - Học sinh nêu lại cách trình bày - Cả lớp nhớ viết bài vào vở - Học sinh soát lỗi, sửa lỗi - Học sinh đọc: a) Điền vào chỗ trống r, d hay gi ? b) Đặt trên chữ in nghiên dấu hỏi hay dấu ngã ? - Cả lớp làm bài vào vở - Học sinh trình bày kết quả bài làm. - Lắng nghe Mưa giăng, theo gió, rải tím. - Học sinh đọc: Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau: - Cả lớp làm bài vào vở - Học sinh trình bày kết quả bài làm - Lắng nghe - Lắng nghe TẬP LÀM VĂN CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU: - Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối. - Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối - Biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học. - HS Thang viết được một câu văn ngắn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bảng phụ, tranh minh họa cây sầu riêng, bãi ngô, cây gạo HS: SGk III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Giáo viên gọi HS đọc bài làm văn của mình ở tiết trước - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Cấu tao một bài văn tả cây cối Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Giáo viên nêu yêu cầu và cho cả lớp đọc thầm lại bài Bãi ngô. Xác định các đoạn và nội dung của từng đoạn theo nhóm đôi. - Gọi đại diện trình bày ý kiến thảo luận. - Cả lớp nhận xét, giáo viên chốt ý ghi bảng. + Đoạn 1: Ba dòng đầu: Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà. + Đoạn 2: Bốn dòng tiếp: Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái. + Đoạn 3: Phần còn lại: Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch. Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh so sánh về trình tự có gì khác nhau. - Gọi đại diện trình bày ý kiến thảo luận. - Giáo viên nhận xét, chốt ý: + Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây. + Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến - Cả lớp, giáo viên nhận xét và kết luận 3. Thực hành: Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh đọc thầm bài Cây gạo và làm bài - Gọi học sinh nêu ý kiến trước lớp - Cả lớp, giáo viên nhận xét, chốt ý: + Bài văn được cấu tạo theo 3 phần: (mở bài, thân bài, kết luận) + Tả theo từng thời kì phát triển của bông gạo Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh tự chọn cây - Yêu cầu học sinh tự lập dàn bài (dàn ý) vào vở - Gọi vài học sinh đọc dàn ý đã lập được - Cả lớp, giáo viên nhận xét, tuyên dương 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học - Về nhà chia sẻ với người thân về cấu tạo bài văn miêu tả cây cối. - 2 học sinh lên bảng đọc - Học sinh lắng nghe - Học sinh đọc: Đọc bài sau đây. Xác định các đoạn văn và nội dung của từng đoạn. bài Bãi ngô - Học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi. - Vài nhóm trình bày trước lớp - Lắng nghe. - Học sinh đọc: Đọc lại bài Cây mai tứ quý (sách TV4, tập 2, trang 23). Trình tự miêu tả trong bài văn ấy có điểm gì khác bài Bãi ngô - Học sinh

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_21_nam_hoc_2015_2016.doc