Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2016-2017

I. MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.

 - Hiểu nội dung: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em.

 - Giáo dục HS có những ước mơ cao đẹp

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, SGK

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :

 

doc11 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2016 TẬP ĐỌC TRUNG THU ĐỘC LẬP I .MỤC TIÊU : - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung. - Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. - Tự hào được hưởng một nền độc lập , hòa bình - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ ghi đoạn văn HS cần luyện đọc diễn cảm - HS: SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài: “ Chị em tôi ” và nêu nội dung của bài tập đọc - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: - Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi trong SGK * Luyện đọc: - Gọi 1 HS đọc toàn bài - Yêu cầu HS chia đoạn - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp sửa phát âm. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ. - GV cho HS đọc theo nhóm bàn - Nhận xét, tuyên dương. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài và trả lời các câu hỏi: + Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào ? + Trăng trung thu độc lập có gì đẹp ? + Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ? + Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập ? + Cuộc sống hiện nay , theo em , có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ? - Nêu nội dung chính của bài ? * Nội dung chính : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. 3. Thực hành: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn và nêu giọng đọc của bài. + GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc diễn đoạn 2 của bài + Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm đoạn + GV nhận xét, tuyên dương. 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Chia sẻ với người thân về nội dung bài tập đọc : Trung thu độc lập, tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài - 1 HS trả lời câu hỏi - Lắng nghe. - HS luyện đọc theo nhóm, trả lời câu hỏi - 1 HS đọc cả bài. - 3 đoạn: + Đoạn 1 : 5 dòng đầu . + Đoạn 2 : Anh nhìn trăng vui tươi . + Đoạn 3 : Phần còn lại . - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 - Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ - HS luyện đọc theo nhóm - Lắng nghe. - Cả lớp đọc thầm, trả lời các câu hỏi. - Vào thời điểm anh đang đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên - Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do , độc lập . - Dưới ánh trăng , dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện ; giữa biển rộng , cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn ; ống khói nhà máy chi chít , cao thẳm ,rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn , vui tươi . - Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại , giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên . - Những mơ ước của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực , nhiều điều trong hiện thực đã vượt quá cả mơ ước của anh. - HS trả lời. - Lắng nghe - HS đọc nối tiếp và nêu giọng đọc của bài - HS luyện đọc diễn cảm - HS thi đọc diễn cảm - Lắng nghe - HS lắng nghe, ghi nhận Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2016 CHÍNH TẢ ( Nhớ-viết) GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. MỤC TIÊU : - Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ lục bát. - Làm được các bài tập trong SGK II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Gọi 2 HS lên bảng viết: suôn sẻ, xôn xao, tưởng tượng, nhanh nhảu. - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Hướng dẫn HS nhớ- viết: - Yêu cầu 1 HS đọc đoạn bài viết * Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết . 3.Thực hành: * Nhớ – viết chính tả - GV quan sát, uốn nắn cho HS * Soát lỗi và sửa lỗi Bài 2: - 1 HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài. - GV nhận xét và chữa bài: trí tuệ, phẩm chất, trong lòng đất, chế ngự, chinh phục , vũ trụ, chủ nhân. Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài. - GV nhận xét và chữa bài 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về bài chính tả: Gà Trống và Cáo, phân biệt tr/ch, ươn/ương. - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp - HS lắng nghe - 1 HS đọc - Từ khó: chó săn , loan, hồn lạc phách bay, gian dối... - HS nghe – viết vào vở. - Soát lỗi, sửa lỗi - 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài - Lắng nghe - 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài - Lắng nghe - Lắng nghe LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU : - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam, tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam - HS biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng ? Cho ví dụ ? - GV nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài 2.Trải nghiệm-Khám phá: * Nhận xét: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ trả lời: Hãy nhận xét cách viết những tên riêng sau đây : a) Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ b) Tên địa lí: Vàm Cỏ Tây, Trường Sơn - Yêu cầu HS trình bày - GV nhận xét, kết luận: Khi viết tên người và tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó . * Ghi nhớ : ( Trang 68- SGK) - 2 HS đọc ghi nhớ 3.Thực hành: Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam, tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS đọc, suy nghĩ trả lời - HS trình bày - Lắng nghe - HS đọc - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày: Họ và tên: Trần Ngọc Anh Địa chỉ: Xóm 22 – xã Giao Thiện- huyện Giao Thủy- tỉnh Nam Định - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - Lắng nghe ************************************ Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2016 KỂ CHUYỆN LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG I. MỤC TIÊU: - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng. - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ướ cao cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Giáo viên yêu cầu HS kể lại câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng tự trọng. - GV nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * GV kể toàn bộ câu chuyện - GV kể lần 1 chậm, phân biệt được lời nhân vật. - GV kể lần 2 kết hợp chỉ vào tranh minh họa. - GV kể lần 3 ( như sách giáo viên) 3. Thực hành: - Yêu cầu HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện. - Kể trước lớp - Gọi HS thi kể tiếp nối. - Gọi HS kể toàn truyện. - GV hướng dẫn HS đưa ra câu hỏi cho bạn kể : + Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì ? + Hành động của cô giái cho thấy cô là người như thế nào ? + Em hãy tìm một kết cục vui cho câu chuyện trên. - GV nhận xét, đánh giá 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Chia sẻ với người thân về ý nghĩa của câu chuyện: Lời ước dưới trăng và kể lại câu chuyện cho người thân nghe - 2 HS lên bảng kể - Lắng nghe - Lắng nghe - HS chú ý nghe và quan sát. - HS lắng nghe - HS kể trong nhóm. - HS thi kể tiếp nối. - 2 HS kể toàn truyện. - 1 HS hỏi, 1 HS kể. - HS trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhận TẬP ĐỌC Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI I. MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên. - Hiểu nội dung: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. - Giáo dục HS có những ước mơ cao đẹp - Trả lời được các câu hỏi trong SGK - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài: “ Trung thu độc lập ” và nêu nội dung của bài tập đọc. - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: - Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi trong SGK bài * Luyện đọc: - 1 HS đọc bài - Yêu cầu HS chia đoạn - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1, kết hợp sửa phát âm. - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ. - Yêu cầu HS đọc trong nhóm - Gọi đại diện các nhóm đọc - Nhận xét, tuyên dương. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài, trả lời các câu hỏi : + Tin-tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai ? + Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai ? + Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì ? + Các phát minh ấy thể hiện những mơ ước gì của con người ? - Nêu nội dung chính của bài ? * Nội dung: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. 3. Thực hành: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn và nêu giọng đọc của bài. + GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 của bài + Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm + GV nhận xét, tuyên dương 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Chia sẻ với người thân về nội dung bài tập đọc : Ở vương quốc tương lai, giáo dục học sinh có những ước mơ cao đẹp - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài - 1 HS trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS luyện đọc theo nhóm - 1HS đọc bài. - 3 đoạn: + Đoạn 1 : 5 dòng đầu . + Đoạn 2 : 8 dòng tiếp theo . + Đoạn 3 : 7 dòng còn lại . - HS đọc nối tiếp lần 1. - HS đọc nối tiếp lần 2 - HS đọc theo cặp - Đại diện các cặp đọc - Lắng nghe - HS đọc thầm - đến Vương quốc tương lai, trò chuyện với những bạn nhỏ sứp ra đời. - Vì những người sống trong vương quốc này hiện nay vẫn chưa ra đời , chưa được sinh ra trong thế giới hiện tại của chúng ta. - Vật làm cho con người hạnh phúc ; ba mươi vị thuốc trường sinh ; một loại ánh sáng kì lạ ; một cái máy biết bay trên không như một con chim ; một cái máy biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng . - Được sống hạnh phúc , sống lâu , sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng , chinh phục được vũ trụ. - HS trả lời - Lắng nghe - HS đọc nối tiếp các đoạn - HS luyện đọc diễn cảm - HS thi đọc diễn cảm - HS lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhận TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gốm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện). - Yêu thích xây dựng đoạn văn kể chuyện . - Bồi dưỡng cho HS lòng ham mê học môn Tiếng việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: + Yêu cầu HS kể lại câu chuyện : Ba lưỡi rìu - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Thực hành: Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài : Nêu các sự việc chính trong truyện Vào nghề - GV nhận xét và chữa bài: Trong cốt truyện trên , mỗi lần xuống dòng đánh dấu một sự việc : + Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn . + Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa . + Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn . + Sau này , Va-li-a trở thành một diễn viên giỏi như em hằng mơ ước . Bài 2: - 1 HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài - Yêu cầu Hs trình bày bài làm - GV nhận xét và chữa bài 3. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về bài văn của em, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gốm nhiều đoạn. - 2 HS lên kể - Lắng nghe - 1 HS nêu - HS làm bài - Lắng nghe - 1 HS nêu - HS làm bài - 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề . - Cả lớp đọc thầm lại 4 đoạn văn , tự lựa chọn để hoàn chỉnh 1 đoạn viết vào vở . - Lắng nghe - Lắng nghe ************************************ Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2016 LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: - Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm: Trung thực- Tự trọng. - Bước đầu biết sắp xếp các từ Hán Việt có tiếng "trung" theo hai nhóm nghĩa và đặt câu được với một từ trong nhóm - Học sinh có ý thức học tốt bộ môn tiếng việt. - Làm được các bài tập trong SGK II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: * Viết tên em và địa chỉ gia đình em - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Thực hành : Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài: Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay, Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày, Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn... Bài 2: Trò chơi du lịch trên bản đồ Việt Nam - GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi - GV tổ chức cho HS chơi - GV nhận xét, tổng kết trò chơi 3. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam. - 2 HS lên bảng trả làm bài - Lắng nghe - HS đọc - HS suy nghĩ làm bài - HS trả lời - Lắng nghe - HS theo dõi, lắng nghe - HS tham gia chơi - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhận *************************** Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2016 TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp sự việc theo trình tự thời gian. - Rèn cho HS có kĩ năng viết văn. - Bồi dưỡng cho HS lòng ham mê học môn Tiếng việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: + Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề . - GV nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài 2.Thực hành: Đề bài : Trong giấc mơ , em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó.Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian. - 1 HS đọc đề bài - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào phần gợi ý để làm bài - Gv quan sát, hướng dẫn HS làm bài - Đại diện các nhóm trình bày - Đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, đánh giá 3. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về bài văn của em, bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp sự việc theo trình tự thời gian. - 4 HS lên bảng đọc - Lắng nghe - HS đọc - Thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ làm bài - Theo dõi, lắng nghe - Đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhận KÍ DUYỆT TUẦN 7

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2016_2017.doc
Giáo án liên quan