Giáo án Tiết 13 - Làm văn: Lập dàn ý bài văn tự sự

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

- Biết cách lập dàn ý một bài văn tự sự (kể lại một câu chuyện) tương tự một truyện ngắn, yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý.

2. Về kĩ năng:

- Xây dựng được dàn ý cho một bài văn tự sự theo các phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Vận dụng được các kiến thức đã học về văn tự sự và cốn sống của bản thân để xây dựng dàn ý.

3. Vế thái độ: Nâng cao nhận thức và ý nghĩa tầm quan trọng của việc lập dàn ý trước khi viết bài văn tự sự nói riêng, bài văn khác nói chung.

B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên:

1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:

+ Tổ chức HS trả lời các câu hỏi trong ví dụ SGK.

+ Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích.

1.2 Phương tiện dạy học:

+ SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10.

+ Sách tham khảo.

2. Học sinh:

+ Chủ động tìm hiểu bài học từ các nguồn thông tin khác nhau. Tìm thêm tư liệu có liên quan.

+ Phân tích bài học theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.

C.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP.

2. Kiểm tra bài cũ:

 KT 15’ Đề: Phân tích những nguyên nhân gây ra cảnh nước mất nhà tan trong Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy? Bài học lịch sử?

 1. Đáp án:

* Yêu cầu nội dung

 Đảm bảo các ý sau:

- Mất cảnh giác, ỷ lại vào sức mạnh của nỏ thần.

- Chủ quan khinh địch, giặc đến sát chân thành mà An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ.

- An Dương Vương tự mãn đánh mất mình không giữ được trọng trách với nước.

- Không sáng suốt trong mối quan hệ riêng –chung, nước- nhà.

- Mị Châu quá ngây thơ, tin người, thiếu ý thức công dân.

- Bài học lịch sử:

+ Không chủ quan khinh địch

+ Sáng suốt trong quan hệ riêng –chung.

+ Bài học dành cho người đứng đầu đất nước.

* Yêu cầu hình thức

 - Đảm bảo đầy đủ ý.

 - Văn mạch lạc, chặt chẽ, sáng rõ.

 2. Biểu điểm:

 

doc24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3830 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiết 13 - Làm văn: Lập dàn ý bài văn tự sự, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13 - Làm văn: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Biết cách lập dàn ý một bài văn tự sự (kể lại một câu chuyện) tương tự một truyện ngắn, yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý. 2. Về kĩ năng: - Xây dựng được dàn ý cho một bài văn tự sự theo các phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Vận dụng được các kiến thức đã học về văn tự sự và cốn sống của bản thân để xây dựng dàn ý. 3. Vế thái độ: Nâng cao nhận thức và ý nghĩa tầm quan trọng của việc lập dàn ý trước khi viết bài văn tự sự nói riêng, bài văn khác nói chung. B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: + Tổ chức HS trả lời các câu hỏi trong ví dụ SGK. + Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích. 1.2 Phương tiện dạy học: + SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10. + Sách tham khảo. 2. Học sinh: + Chủ động tìm hiểu bài học từ các nguồn thông tin khác nhau. Tìm thêm tư liệu có liên quan. + Phân tích bài học theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. C.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP. 2. Kiểm tra bài cũ: KT 15’ Đề: Phân tích những nguyên nhân gây ra cảnh nước mất nhà tan trong Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy? Bài học lịch sử? 1. Đáp án: * Yêu cầu nội dung Đảm bảo các ý sau: - Mất cảnh giác, ỷ lại vào sức mạnh của nỏ thần. - Chủ quan khinh địch, giặc đến sát chân thành mà An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ. - An Dương Vương tự mãn đánh mất mình không giữ được trọng trách với nước. - Không sáng suốt trong mối quan hệ riêng –chung, nước- nhà. - Mị Châu quá ngây thơ, tin người, thiếu ý thức công dân. - Bài học lịch sử: + Không chủ quan khinh địch + Sáng suốt trong quan hệ riêng –chung. + Bài học dành cho người đứng đầu đất nước. * Yêu cầu hình thức - Đảm bảo đầy đủ ý. - Văn mạch lạc, chặt chẽ, sáng rõ. 2. Biểu điểm: - Điểm 8-10: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, nắm được bài và thể hiện được suy nghĩ bản thân. - Điểm 5-6: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu về nội dung, còn mắc vài lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 3-4: Chì nêu vài ý sơ sài, còn mắc lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 0-2: không viết được gì, lạc đề hoặc viết qua loa chiếu lệ. 3. Giới thiệu bài mới: Phần thuật lại cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây trong sử thi Đăm Săn chính là kể lại câu chuyện mà ta đã đọc hoặc là nghe kể lại. Khi kể lại chúng ta cần phải suy nghĩ xem trình tự của nó ntn và ý nào cần trình bày trước ý nào trình bày sau để thành một dàn ý hoàn chỉnh…đó là việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu phần I SGK/ 44 – 45. Thao tác 1: - GV gọi HS đọc phần đoạn trích trong SGK. - GV dẫn dắt: Đây là đoạn văn của Nguyên Ngọc kể lại quá trình sáng tác 1 tác phẩm nổi tiếng của mình “ Rừng xà nu” - GV hỏi: Trong phần trích trên Nguyên Ngọc kể về điều gì? → HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét và chốt ý. Thao tác 2: GV nêu vấn đề, qua lời kể của nhà văn, chúng ta học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự? → HS suy ngĩ, liên hệ bản thân, GV nhận xét và chốt ý. ¬Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu phần II SGK. Thao tác 1: GV chia lớp làm 2 nhóm thảo luận trong 5 phút rồi trình bày các vấn đề sau: + Đặt nhan đề cho truyện. + Lập dàn ý 3 phần. → HS thảo luận trả lời, GV nhận xét và chốt ý bằng bảng phụ chuẩn bị sẵn. Thao tác 2: Tóm tắtlại quá trình lập dàn ý 1 bài văn tự sự thường diễn ra như thế nào? → HS tóm tắt, GVchốt ý ¬ Hoạt động 3: Hình thành phần ghi nhớ - HS đọc to phần SGK/ 46. -GV nhấn mạnh: rõ ràng hình thành ý tưởng chủ đề, hình dung cốt truyện đặc biệt là lập dàn ý là những công viêc vô cùng quan trọng, cần thiết không thể thiếu khi bắt đàu viết một bài văn tự sự. ¬ Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập - GV cho HS làm bài tập 1 SGK/ 46 I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện: 1. Quá trình suy nghĩ, chuẩn bị sáng tác truyện ngắn “ Rừng xà nu”: - Xác định đề tài: Cuộc đời và số phận của anh Đề. - Đặt tên nhân vật cho có không khí của rừng núi Tây Nguyên. - Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu bằng khu rừng xà nu và kết thúc bằng cảnh rừng xà nu. - Hư cấu các nhân vật; các mối quan hệ giữa các nhân vật, diễn biến các sự kiện, chi tiết. - Xây dựng cách tình huống điển hình “ mỗi nhân vật có một nỗi đau riêng, bức bách dữ dội”. - Xây dựng các chi tiết điển hình( đứa con bị đánh chết, Mai gục xuống ngay trước mặt Tnú). - Cách sắp xếp thời gian trong truyện. 2. Kết luận: Để viết tốt một văn bản tự sự cần: - Hình thành ý tưởng ( viết về ai? Viết về chuyện gì?) - Suy nghĩ, tưởng tượng các nhân vật khác trong mối qua hệ với nhân vật chính, các chi tiết, sự việc chính. - Đặt tên cho nhân vật chính. - Hình dung cốt truyện. II. Lập dàn ý: 1.Lập dàn ý cho 2 đề: Bố cục Đề 1 Đề 2 Nhan đề - Hậu thân chị Dậu. - Sau đêm tắt đèn. - Gặp chị Dậu phá kho thóc của Nhật. - Hậu thân chị Dậu. - Người đậy nắp hầm bem. - Chị Dậu trong vùng bị địch chiếm. Mở bài - Sau khi chạy khỏi nhà cụ cố, chị Dậu gặp cán bộ cách mạng và được giác ngộ. - Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, làng Đông Xá bịgiặc chiếm nhưng hàng đêm vẫn có những chiến sĩcán bộ hoạt động bí mật, chị Dậu được giác ngộ. Thân bài - Cuộc khởi nghĩa CMT8/1945 nổ ra, chị Dậu về làng. - Khí thế cách mạng sôi sục, chị Dậu hăng hái dẫn đoàn biểu tình lên huyện cướp chính quyền, phá kho thóc của Nhật. - Quân Pháp càn quét, truy lùng cán bộ. - Không khí trong làng căng thẳng. - Chị Dậu vẫn bình tĩnh hướng dẫn cán bộ xuống hầm bí mật. Kết bài - Chị Dậu gặp và trò chuyện với Nguyễn Tuân. - Chị dậu gặp và trò chuyện với Cái Tý. 2. Cách lập dàn ý bài văn tự sự: - Trước khi lập dàn ý cần suy nghĩ: + Đề tài. + Chủ đề. + Nhan đề truyện. + Những nét chính của truyện ( nhân vật, diễn biến truyện) - Lập dàn ý 3 phần. + Mở bài: Giới thiệu câu truyện. + Thân bài: Triển khai các chi tiết ( thời gian, không gian, đỉnh điểm cao trào…) + Kết bài: Kết thúc câu truyện ( số phận nhân vật, mở cảnh thiên nhiên, một lời bình…) III. Ghi nhớ: SGK/ 46. IV. Luyện tập - Đề tài: 1 học sinh vốn có bản chất tốt, nhất thời phạm lỗi lầm sau đó tỉnh ngộ. - Chủ đề: Nổ lực khắc phục sai lầm và chiến thắng bản thân của học sinh. - Cốt truyện: + Học sinh có bản chất tốt. + 1 lần mất phải sai lầm. + Dằn vặt, đau khổ, đấu tranh bản thân. + Vượt qua, vươn lên trở thành người tốt. - Lập dàn ý: + Mở bài: Giới thiệu nhân vật chính và hoàn cảnh truyện. + Thân bài: Diễn biến, kết quả và nguyên nhân sai lầm. + Kết bài: Hiện tại cuộc sống của nhân vật chính. 4. Củng cố: - Cách lập dàn ý bài văn tự sự. 5. Dặn dò: - Soạn bài “ Uy-lít-xơ trở về” - Đọc văn bản và trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài. Tiết 14 + 15 - Đọc văn: UY- LÍT- XƠ TRỞ VỀ (Trích “Ô- đi- xê” - Sử thi Hi Lạp) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp qua cảnh đoàn tụ gia đình của Uy-lit-xơ. - Phân tích, lý giải được đối thoại và diễn biến tâm lí của nhân vật. - Hiểu được nghệ thuật sử thi Ođixê. 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng nhập vai nhân vật kể chuyện. - Phân tích nhân vật qua đối thoại. 3. Về thái độ: - Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua khó khăn. B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: + Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản. + Hướng dẫn HS đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm và đặt câu hỏi. + Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích. 1.2 Phương tiện dạy học: + SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10. + Sách tham khảo. 2. Học sinh: + Chủ động tìm hiểu về tác phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu tầm tư liệu về tác phẩm. + Đọc kĩ tác phẩm.Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích,tìm hiểu tác phẩm.Phân tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. C.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số, vs : 2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích thái độ của nhân dân đối với mối tình của Mỵ Châu và Trọng Thủy? 3. Giới thiệu bài mới: Ở TK IX và TKVIII (TCN), trên đất nước Hy Lạp có 1 người nghệ sĩ mù đã lang thang khắp đất nước để kể về tác phẩm của mình đó là Hô –Me- Rơ. Ông là tác giả của 2 cuốn sử thi vĩ đại I- Li- Át và Ô- Đi- Xê. Hô Me đã lựa chọn sự kiện thành Tơ Roa để viết nên tác phẩm. Ô- đi- xê ra đời khi người Hy Lạp từ giã chế độ cộng đồng công xã thị tộc để bước sang chế độ tổ chức gia đình, hôn nhân một vợ một chồng, TY quê hương, gia đình, lòng chung thủy giữa vợ và chồng. Đoạn trích Uylix trở về thể hiện những phẩm chất đẹp đẽ đó của người Hy Lạp. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung Thao tác 1: - GV gọi HS đọc phần Tiểu dẫn SGK/ 47. - Phần Tiểu dẫn giới thiệu cho chúng ta biết những gì về tác giả Hô - me – rơ? → HS phát hiện trả lời, GV chốt ý và cho HS gạch SGK/ 47 và nói thêm 2 luồng ý kiến khác nhau về tác giả. - GV chuyển ý: Sử thi “Ô - đi – xê” là bài ca về chàng Uy - lít - xơ tiếp nối câu chuyện được ông thực hiện trong “I - li –at”. Thao tác 2: - “Ô - đi – xê” gồm bao nhiêu câu thơ và khúc ca? - Gọi 2 HS tóm tắt tác phẩm. Sau đó GV bổ sung và nhấn mạnh cốt truyện. - Chủ đề chính của Ô - đi - xê là gì? → GV cho HS gạch SGK phần này. Thao tác 3: - Xác định vị trí của đoạn trích? - Phân tích bố cục của đoạn trích và nêu nội dung của từng phần? - Nêu chủ đề của đoạn trích. ¬ Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản - Đọc phân vai. Thao tác 1: - Trong đoạn trích mỗi khi giới thiệu lời nói của nhân vật Pê , ta thấy có một từ xuất hiện nhiều lần đó là từ nào? Chỉ cái gì? → HS trả lời: Thận trọng. - Khi nghe nhũ mẫu báo tin Uy trở về, tâm trạng của Pê ra sao? - GV nêu vấn đề: Tại sao rất nhớ chồng, mong chờ chồng nhưng khi được nhũ mẫu báo tin Uy đã trở về, Pê lại rất đổi phân vân, nàng không tin những lời nhũ mẫu cũng không tin lời của người hành khất vừa chiến thắng bọn cầu hôn giải thoát cho nàng chính là Uy ? - Khi xuống gác đối diện với Uy, tâm trạng của Pê như thế nào? Nàng có vội vàng nhận người hành khất là chồng mình không? - Khi bị con mình trách móc, Pê đã trả lời con ra sao? Qua câu trả lời của nàng ta thấy thêm được tính cách gì của Pê ? - Qua thái độ và tâm trạng của nàng, em có nhận xét gì về nhân vật Pê ? → HS trao đổi, thảo luận, GV nhận xét và chốt ý kết hợp với diễn giảng. Thao tác 2: - Ý định thử thách được Pê trình bày như thế nào? Uy có thái độ ra sao? - Dấu hiệu nhận biết mà Pê đưa ra là gì? Và Pê trình bày như thế nào? - Việc Pê cho nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra khỏi bức tường kiên cố cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn của nàng? Uy có phản ứng gì? - Tại sao Uy lại kể tỉ mỉ, chi tiết về chiếc giường trong khi Pê không yêu cầu? - Sau khi nhận ra chồng, thái độ của Pê như thế nào? - Còn thái độ, tình cảm của Uy ra sao? - Em có kết luận gì về 2 nhân vật? → GV hướng dẫn HS tìm hiểu tính cách của 2 nhân vật qua cuộc thử thách và sum họp. Thao tác 3: - Hô - me - rơ đã dùng biện pháp gì để thẻ hiện tình cảm của Pê – nê - lốp? - Tác giả mô tả diễn biến tâm trạng qua những yếu tố nào? → Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và chốt ý, thuyết giảng nghệ thuật so sánh mở rộng. ¬ Hoạt động 3: Hình thành phần ghi nhớ - HS đọc to phần ghi nhớ SGK/ 52 I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả Hô - me – rơ: - Là nhà thơ Hi lạp sống vào khoảng thế kỉ IX, VIII Trước công nguyên.. - Tác giả của 2 sử thi nổi tiếng “I - li - at” và “Ô - đi - xê”. 2. Sử thi “ Ô - đi – xê”: - Gồm 12110 câu thơ chia thành 24 khúc ca, kể về hành trình hồi hương của Uy - lít – xơ. - Tóm tắt: SGK/ 47. - Chủ đề: chinh phục thiên nhiên để khai sáng và giao lưu văn hoá. 3. Đoạn trích “Uy - lít - xơ trở về”: - Vị trí: Trích khúc ca XXIII của sử thi “Ô - đi - xê”. - Nội dung: Ca ngợi sự thông minh, sáng suốt, mưu trí, dũng cảm của Uy - lít – xơ (Uy), cùng tấm lòng thuỷ chung son sắc của Pê – nê - lốp (Pê). II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Diễn biến tâm trạng của Pê – nê - lốp trước tác động của nhũ mẫu và Tê – lê – mác: - Khi nhũ mẫu báo tin Uy trở về, Pê vui mừng nhưng không tin. - Khi nhũ mẫu đưa chứng cứ “ vết sẹo ở chân Uy ”, Pê vẫn khôgn tin và cho đó là chuyện của thần linh. - Khi đối diện với Uy , tiếp tục phân vân cao độ. - Trước lời tác động của Tê - lê -mác, Pê gián tiếp thể hiện ý định sẽ thử thách Uy . → Pê là người phụ nữ trầm tĩnh và rất thận trọng. 2. Thử thách và sum họp: Pê - nê - lốp Uy - lít - xơ - Phân trần với con nhưng gián tiếp thể hiện ý định thử thách Uy. → Khéo léo, tế nhị. - Sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường bí mật ra khỏi gian phòng có bức tường kiên cố do chính tay Uy xây để thử phản ứng của Uy . → Khôn ngoan và kiên trinh - Nước mắt chan hoà → tình cảm trào dâng. è Mang vẻ đẹp toàn diện từ trí tuệ đến phẩm cách. - Mỉm cười và trấn an con Tê - lê – mac. → Thông minh, nhẫn nại và đày bản lĩnh. - Giật mình và kể lại chi tiết đặc điểm quá trình hình thành chiếc giường. → Dụng ý để giải mã bí mật, gợi lời tình yêu sắc son của vợ chồng và khẳng định tấm lòng chung thuỷ của mình → khôn ngoan, thuỷ chung. - Ôm vợ khóc dầm dề → hạnh phúc tột đỉnh. è Không chỉ là một anh hùng đầy trí tuệ mà còn là một người chồng, người cha mẫu mực hết lòng vì vợ con. 3. Nghệ thuật: - Các kể chuyện tỉ mỉ, chậm rãi, trang trọng ( trì hoãn sử thi) → tạo bức tranh cụ thể, sinh động. - Nghệ thuật so sánh có đuôi dài ( mở rộng). - Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật qua dáng điệu, cử chỉ, lời thoại. III. Ghi nhớ: SGK/ 52. 4. Củng cố: Theo em trong xã hội hiện nay, đoạn trích trên có ý nghĩa giáo dục đối với chúng ta không? Ý nghĩa đó là gì? (giáo dục con người lòng thủy chung, sự thận trọng, bài học về trí tuệ. Hạnh phúc thực sự chỉ đến sau thử thách) 5. Dặn dò: - Học bài cũ (“Tìm trong bài chi tiết mà em thích nhất, giải thích vì sao”) - Soạn bài : “Rama buộc tội” Tiết 16 - Làm văn: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1 A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc về lập dàn ý diễn đạt... 2. Kĩ năng: Kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc làm bài văn hoàn chỉnh. 3. Thái độ: - Tự đánh giá những ưu khuyết điểm trong bài làm của mình đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài viết sau. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học: - GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 1.2. Phương tiện: Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước. C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: Trong bài viết số 1, bên cạnh những ưu điểm mà bài làm các em đã thể hiện được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục về cách dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt….hôm nay chúng ta cùng trả bài viết số 1 để nói về những vấn đề trên. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬Hoạt động 1: GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài. - HS làm theo yêu cầu của GV ¬Hoạt động 2: Hướng dẫn nắm yêu cầu của đề bài. - GV lần lượt đưa ra những yêu cầu của đề bài về kĩ năng cũng như về kiến thức. - HS lắng nghe và ghi chép. ¬Hoạt động 3: GV nhận xét bài làm của HS Hoạt động 4: GV đọc 1 số đoạn hoặc bài làm của HS. I. Chép đề lên bảng: “ Hãy phát biểu cảm nghĩ của em trong những ngày đầu tiên bước vào THPT. II. Đáp án : 1.Yêu cầu kĩ năng: - Biết làm 1 bài văn phát biểu cảm nghĩ; kết hợp với văn miêu tả, viết có cảm xúc. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt, ít mắc lỗi chính tả. 2. Yêu cầu kiến thức: Học sinh phát biểu cảm nghĩ một cách chân thật theo một số vấn đề sau: - Cảm nghĩ về tích cách, việc làm, phẩm chất đạo đức, các mối quan hệ... - Tình cảm, thái độ của bản thân đối với đối tương được nói đến. III. Nhận xét chung: 1.Ưu điểm: Có cố gắng làm bài, hiểu đề, cảm xúc chân thật: Huệ,Thu 2. Nhược điểm: - 1 số học sinh trình bày cẩu thả, nhiều em viết không đọc được:Tú, Tôn Mỹ, Thế Anh, Văn Minh . . . - Cách hành còn hạn chế, sai lỗi chính tả, viết câu. IV. Đọc bài tham khảo: 4. Củng cố: 5. Dặn dò: - Soạn đoạn trích “Ra – ma buộc tội” Tiết 17 + 18 Đọc văn: RA – MA BUỘC TỘI ( Trích Ra – ma - ya – na - Sử thi Ấn Độ) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Thấy được vẻ đẹp tinh thần của người Ấn Độ cổ đại trong cuộc chiến tranh vì danh dự, nghĩa vụ và tình yêu - Hiểu được đặc điểm nghệ thuật của sử thi Ra-ma-ya-na. - Qua đoạn trích ''Ra-ma buộc tội'', hiểu quan niệm của người Ân Độ cổ về anh hùng, đấng quân vương mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng; hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của sử thi Ra-ma-ya-na. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích tâm lí tính cách nhân vật, sự phát triển của xung đột nhân vật. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng ý thức danh dự và tình yêu thương. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên 1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 1.2. Phương tiện: Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Pê nê lốp khi nghe tin chồng trở về? 3. Giới thiệu bài mới: Nếu người Hy Lạp tự hào về hai bộ sử thi anh hùng ca I-li-át và Ô- đi- xê thì nhân dân Ấn Độ cũng vô cùng kiêu hãnh về 2 bộ sử thi anh hùng ca cổ đại truyền miệng Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na, Ra-ma-ya-na không chỉ ảnh hưởng sâu rộng ở tiểu lục địa Ấn Độ mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước ĐNÁ, cụ thể là câu chuyện này đã được phỏng tác chuyển thể thành vở chèo Nàng Xi-ta, công diễn ở VN những năm 80 của TK XX. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung: Thao tác 1: - GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK/ 55. - Sử thi Ra - ma - ya - na có nguồn gốc ảnh hưởng như thế nào? → HS dựa vào đoạn 1 trả lời, GV nhấn mạnh những điểm chính. - Gọi 2 HS tóm tắt sử thi Ra - ma - ya – na? - Tác phẩm này có giá trị như thế nào đối với nhân dân Ấn Độ và cả thế giới? → HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung. Thao tác 2: - Nêu vị trí của đoạn trích? → HS trả lời, GV tóm tắt sơ lược chương 78, 79, 80. - Nội dung chính của đoạn trích? - Chia bố cục của văn bản? → HS trả lời, GV chốt ý. ¬Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản. - GV phân vai cho HS đọc văn bản. Thao tác 1: - Sau khi chiến thắng quỷ vương Ra – va – na, Ra - ma và Xi – ta gặp nhau trong hoàn cảnh nào? - Đông đủ mọi người ở đây bao gồm những ai? - Tại sao Ra - ma lại chọn gặp Xi – ta nơi công cộng trước sự chứng kiến của mọi người? → HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý bên, nhấn mạnh chính cái tình thế ấy đã tạo ra kịch tính cho câu chuyện, quyết định thái độ hành xử của các nhân vật. - Tại không gian ấy Ra – ma xuất hiện với những tư cách nào? Trách nhiệm mà Ra – ma phải thực hiện là gì? - Nêu những chi tiết trong đoạn tríchthể hiện tư cách của Ra – ma? - Còn Xi – ta xuất hiện với tư cách gì? → HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý và diễn giảng. Thao tác 2: - Ra - ma chiến đấu tiêu diệt quỷ vương Ra – va _ na cứu Xi - ta nhằm mục đích gì? - Vì sao Ra – ma lại quyết định ruồng bỏ người vợ yêu quý của mình? - Khi buộc tội Xi - ta diễn biến tâm trạng của Ra - ma ra sao? Thể hiện qua những chi tiết nào? - Thái độ của Xi - ta ra sao khi nghe những lời buộc tội của Ra – ma? Vì sao Xi - ta lại có tâm trạng như vậy? - Trước lời buộc tội của Ra – ma, Xi - ta có xúc phạm chồng bằng những lời lẽ gay gắt không? - Xi - ta đã thanh minh cho mình như thế nào? - Những lời lẽ thanh minh ấy có lay chuyển được ý định của Ra - ma không? - Vậy cuốc cùng nàng đã làm gì? Tại sao Xi - ta lại con cách chết trong lửa? - Thái độ của Ra - ma khi Xi - ta bước lên giàn hoả thiêu? - Qua những phân tích trên ta thấy Xi - ta là một người phụ nữ như thế nào? Và Ra - ma là một người ra sao? → HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, chốt ý và thuyết giảng giúp HS nắm bắt được diễn biến tâm trạng của nhân vật. Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? Qua phân tích, em hãy nêu ý nghĩa của văn bản ? ¬ Hoạt động 3: Hình thành phàn ghi nhớ: - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK/ 60. I. Tìm hiểu chung: 1.Sử thi Ra - ma - ya – na: - Nguồn gốc; ảnh hưởng: Hình thành vào khoảng thế kỉ III trước CN gồm 24.000 câu thơ đôi ( Slôka), có ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á. - Tóm tắt: SGK/ tr55. - Giá trị: Là thiên sử thi cổ đại đầy chất bi hùng, chói lọi ánh hào quang, mở ra thời đại rực rỡ trong văn học thế giới. 2. Văn bản “Ra - ma buộc tội ”: - Vị trí: Khúc ca VI, chương 79. - Nội dung: Miêu tả cuộc gặp gỡ đầy kịch tính giữa Xi – ta và Ra – ma sau khi Ra - ma tiêu diệt quỷ vương Ra - va – na cứu được Xi – ta. - Bố cục: 2 phần. + Từ đầu → chịu được lâu: Lời buộc tội của Ra – ma. + Còn lại: Lời thanh minh và diễn biến tâm trạng của Xi – ta. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Hoàn cảnh tái hợp của Ra – ma và Xi – ta: - Trong một không gian công cộng có sự chứng kiến của mọi người, anh em và chiến hữu → Ra - ma muốn công khai và hợp pháp hoá lời buộc tội của mình đối với Xi – ta để giữ uy tín và danh dự của một đúc vua tương lai. - Tư cách của Ra – ma: vừa là một người chồng, vừa là một đấng quân vương → có trách nhiệm bảo vệ danh dự cho bản thân và cộng đồng. - Tư cách của Xi – ta: vừa là người vợ bị chồng ruồng bỏ trước mặt mọi người, vừa là một con người bị xúc phạm danh dự. 2. Diễn biến tâm trạng của Ra - ma và Xi – ta: Ra - ma Xi - ta - Chiến đấu tiêu diệt quỷ vương cứu Xi - ta là vì danh dự, bổn phận và trách nhiệm. - Quyết định ruồng bỏ Xi - ta bằng lời lẽ lạnh lùng và tàn tàn nhẫn. → Thể hiện sự ghen tuông và ý thức bổn phận, danh dự của một vị vua, của một người anh hùng - Khi Xi - ta bứơc lên giàn hoả thiêu, Ra - ma vẫn ngồi yên, mắt nhìn xuống đất, trong chàng như một thần một thần chết → kiên định, lập trường không thay đổi. èRa - ma là người trọng danh dự, có phẩm chất đạo đức của một đấng quân vương, song vẫn mang tính cách của con người bình thường. - Kinh ngạc, đau đớn, xấu hổ và cảm thấy bị xúc phạm. - Dùng lời lẽ dịu dàng mà đầy sức mạnh, rành rẽ vừa đạt lí thấu tình. + Trách Ra - ma đã đánh đồng nàng với hạng phụ nữ tầm thường. + Nhấm mạnh dòng dõi đất mẹ. + Phân tích giữa điều tuỳ thuộc vào số mệnh của nàng và vào quyền lực của kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng. → bản lĩnh cứng cỏi. - Mượn ngọn lửa để chứng minh phẩm tiết thuỷ chung → dũng cảm và kiên trinh. èLà người trong sáng, toàn vẹn và thuỷ chung, là mẫu người phụ nữ lí tưởng lí tưởng mà nhân dân Ấn Độ muốn đề cao. 3. Nghệ thuật: - Xây dựng nhân vật lí tưởng với tâm lí, tính cách, triết lí, hành động. - Sử dụng hình ảnh điển tích, ngôn ngữ miêu tả và đối thoại, giọng điệu xung đột kịch tính… giàu yếu tố sử thi. 4. Ý nghĩa văn bản: Quan niệm về đấng minh quân và người phụ nữ lí tưởng của người Ấn Độ cổ đại, bài học vô giá và sức sống tinh thần bền vững cho đến ngày nay. III. Tổng kết: Ghi nhớ: SGK 4. Củng cố: - Vẻ đẹp về phẩm chất của Ra - ma và Xi - ta trong đoạn trích. 5. Dặn dò: - Đọc lại đoạn trích và học bài trong vở ghi. - Chuẩn bị bài “ Chọn chi tiết và sự việc trong bài văn tự sự” Tiết 19 - Làm văn: CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS 1. Kiến thức: - Nhận biết thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự. - Bước đầu chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự đơn giản. - Vai trò tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Nhận diện sự việc, chi tiết trong một số văn bản tự sự. - Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để tạo lập văn bản theo yêu cầu cụ thể 3. Thái độ: - Có ý thức thái độ phát hiện, ghi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong tác phẩm để viết một bài văn tự sự. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học: - GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 1.2. Phương tiện: Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định h

File đính kèm:

  • docGiao an 10 Tu 13 den 23.doc