Giáo án Tiết 30 tiếng việt- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY.

1. Kiến thức.: Nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với những đặc trưng cơ bản của nó.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách sinh hoạt.

3.Thái độ, tư tưởng: Có văn hóa giao tiếp trong đời sống hàng ngày qua việc dùng từ, xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH.

1. Chuẩn bị của giáo viên: sgk, sgv, giáo án, TLTK phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo.

 Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên và hệ thống câu hỏi trong sgk.

 III. Tiến trình dạy học:

 1.Kiểm tra bài cũ: Không

 2.Bài mới Hàng ngày, chúng ta vẫn sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.Vậy ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Các dạng biểu hiện của nó ntn? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề ấy.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10546 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 30 tiếng việt- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án cũ: Ngày soạn: Ngày giảng Lớp Tiết 30: Tiếng Việt. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT I. MỤC TIÊU BÀI DẠY. 1. Kiến thức.: Nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với những đặc trưng cơ bản của nó. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách sinh hoạt. 3.Thái độ, tư tưởng: Có văn hóa giao tiếp trong đời sống hàng ngày qua việc dùng từ, xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: sgk, sgv, giáo án, TLTK phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo. Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên và hệ thống câu hỏi trong sgk. III. Tiến trình dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Không 2.Bài mới Hàng ngày, chúng ta vẫn sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.Vậy ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Các dạng biểu hiện của nó ntn? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề ấy. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT GV yêu cầu hs đọc diễn cảm vd trong sgk. GV: Cuộc hội thoại diễn ra ở đâu, khi nào? Các nhân vật giao tiếp là những ai? Quan hệ giữa họ ntn? GV: Nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp của cuộc hội thoại là gì? GV: Ngôn ngữ trong cuộc hội thoại có đặc điểm gì? HS trả lời GV: Căn cứ vào kết quả phân tích cuộc hội thoại trên, em hãy cho biết thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? HS trả lời GV: Nêu các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt? HS trả lời GV nêu yêu cầu luyện tập. HS trả lời GV nhận xét, bổ sung: GV: Em hãy giải thích ý nghĩa của câu ca dao trên? Nghĩa của từ “người ngoan”, “lời”? HS đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. GV nhận xét, khẳng định đáp án. GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ I. Ngôn ngữ sinh hoạt 1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt. a. Tìm hiểu ngữ liệu: - Cuộc hội thoại diễn ra ở: + Không gian (địa điểm): khu tập thể X. + Thời gian: buổi trưa. - Nhân vật giao tiếp: - Nội dung giao tiếp: Lan và Hùng rủ Hương cùng đi học. - Hình thức: gọi- đáp. - Mục đích: cùng thúc giục nhau để đến lớp đúng giờ quy định. - Đặc điểm ngôn ngữ: + Sử dụng nhiều từ hô gọi, tình thái: ơi, đi,à, chứ, với, gớm, ấy, chết thôi,... + Sử dụng các từ thân mật suồng sã, khẩu ngữ: lạch bà lạch bạch. + Câu: ngắn, có câu đặc biệt và câu tỉnh lược. b. Khái niệm: Là lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. 2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt. - Dạng nói:độc thoại, đối thoại. - Dạng viết: nhật kí, thư từ, hồi ức cá nhân. - Dạng lời nói tái hiện (mô phỏng lời thoại tự nhiên nhưng đã phần nào được gọt rũa, biên tập lại ít nhiềucó tính chất ước lệ, tính cách điệu, có chức năng như tín hiệu nghệ thuật): lời nói của các nhân vật trong các vở kịch, chèo, truyện, tiểu thuyết,... II. Luyện tập a. Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Câu 1: Lời nói là tài sản chung của cộng đồng, ai cũng có quyến sử dụng. Câu 2: “Lựa lời”" lựa chọn từ ngữ và cách nói " việc sử dụng lời nói một cách có ý thức và phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình. “Vừa lòng nhau” " thể hiện sự tôn trọng, giữ phép lịch sự, làm vui lòng người nghe. " Ý nghĩa của câu ca dao trên: khuyên răn chúng ta phải nói năng thận trọng và có văn hóa. - Vàng thì thử lửa, thử than, Chuông kêu thử tiếng, ngươig ngoan thử lời. + Phép so sánh đối chiếu giàu hình tượng, dễ hiểu: Vàng- thử lửa, thử than —Người ngoan- thử lời Chuông- thử tiếng + Người ngoan: người có năng lực và phẩm chất tốt đẹp. + Lời: lời nói, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. " Ý nghĩa câu ca dao: Cách sử dụng ngôn ngữ trong hoạt đọng giao tiếp bằng lời nói là một thước đo quan trọng cho thấy phẩm chất và năng lực của con người. b. Nhận xét về dạng ngôn ngữ sinh hoạt và cách dùng từ ngữ của đoạn trích. - Dạng ngôn ngữ sinh hoạt:dạng lời nói tái hiện. - Dùng nhiều từ địa phương Nam Bộ: quới (quý), chén (bát), ngặt (nhưng), ghe (thuyền nhỏ), rượt (đuổi), cực (đau). "Ý nghĩa: làm văn bản sinh động, mang đậm dấu ấn địa phương và khắc họa được những đặc điểm riêng của nhân vật Năm Hên. 3.Củng cố, luyện tập: (1’) Nắm chăc các nội dung bài học 4. Hướng dẫn hs học và làm bài ở nhà(1’): - Học bài cũ: Khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Các dạng biểu hiện. Ôn lại các bài tập Chuân bị bài: Trả bài số 2: Ôn lại đề, cách làm bài Giáo án mới: Ngày soạn: 24/10/2011 Ngày giảng: Lớp 10B Tiết 4 ngày 26/10/2011 Tiết 30 Tiếng việt: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với những đặc trưng cơ bản của nó. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách sinh hoạt. 3. Thái độ, tư tưởng: Có văn hóa giao tiếp trong đời sống hàng ngày qua việc dùng từ, xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ. II. Phần chuẩn bị: GV: SGK, SGV, Thiết kế bài dạy, phiếu học tập HS: Chuẩn bị bài cũ, mới III. Tiến trình dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Không 2.Bài mới (1’) Hàng ngày, chúng ta vẫn sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.Vậy ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Các dạng biểu hiện của nó ntn? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề ấy. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu ngôn ngữ sinh hoạt GV yêu cầu hs đọc diễn cảm vd trong sgk, theo sự phân vai của gv GV hướng dẫn hs đọc theo giọng điệu sgk yêu cầu GV nêu câu hỏi: Cuộc hội thoại diễn ra ở đâu, khi nào? Các nhân vật giao tiếp là những ai? Quan hệ giữa họ ntn? Nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp của cuộc hội thoại là gì? Ngôn ngữ trong cuộc hội thoại có đặc điểm gì? GV căn cứ kết quả trả lời của hs, liệt kê lên bảng GV nhận xét,bổ sung, định hướng phân tích GV: Căn cứ vào kết quả phân tích cuộc hội thoại trên, em hãy cho biết thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? GV nhận xét, chốt k/n lên bảng GV mở rộng, liên hệ với các bài: HĐGTBNN, đặc điểm của Ngôn ngữ nói, viết GV: phát phiếu học tập gồm 3 ngữ liệu về 3 cuộc đối thoại GV cho hs đọc, thảo luận theo nhóm trả lời 2 câu hỏi - Em hay gặp các đoạn đối thoại đó ở đâu - Theo em các đoạn đối thoại đó có phải n.ngữ sh ko ? vì sao GV liệt kê câu trả lời của hs GV phân tích, khái quát GV Từ các ví dụ trên em hãy nêu các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt? GV khái quát, ghi kiến thức lên bảng GV khái quát bài, hướng hs rút ra phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập GV nêu yêu cầu luyện tập. GV nhận xét, bổ sung: Trong giao tiếp con người phải thể hiện phương châm lịch sự. Tuỳ trường hợp mà cần lựa chọn từ ngữ và cách nói, có khi phải giữ đúng phép tắc xã giao, có khi cần phải nói thẳng, tránh xu nịnh người đối thoại. Lời nói thẳng ko phải lúc nào cũng làm vừa lòng (vui lòng) người đối thoại nhưng lại có tác dụng tốt... . GV yêu cầu hs phân tích, trả lời câu hỏi b GV nhận xét, đối chiếu đáp án HS đọc theo yêu cầu của gv 5 vai: Hương, mẹ Hương, Lan. Hùng, người đàn ông HS trả lời Lớp trao đổi, bổ sung HS theo dõi, nắm bắt kiến thức HS phát biểu HS làm việc theo yêu cầu của gv Đọc ngữ liệu Thảo luận Trả lời câu hỏi Lớp bổ sung HS trả lời HS ghi bài HS đọc ghi nhớ HS thảo luận, phát biểu giải thích về nội dung các câu ca dao. HS trả lời Lớp bổ sung I. Ngôn ngữ sinh hoạt (30’) 1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt. a. Tìm hiểu ngữ liệu: - Cuộc hội thoại diễn ra ở: + Không gian (địa điểm): khu tập thể X. + Thời gian: buổi trưa. - Nhân vật giao tiếp: - Nội dung giao tiếp: Lan và Hùng rủ Hương cùng đi học. - Hình thức: gọi- đáp. - Mục đích: cùng thúc giục nhau để đến lớp đúng giờ quy định. - Đặc điểm ngôn ngữ: + Sử dụng nhiều từ hô gọi, tình thái: ơi, đi,à, chứ, với, gớm, ấy, chết thôi,... + Sử dụng các từ thân mật suồng sã, khẩu ngữ: lạch bà lạch bạch. + Câu: ngắn, có câu đặc biệt và câu tỉnh lược. b. Khái niệm: Là lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. 2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt. * Phân tích ngữ liệu VD 1: Ngữ liệu 1.a VD 2: 1 đoạn trong lá thư VD 3: 1 đoạn đối thoại trong Lão Hạc - NC - Dạng nói:độc thoại, đối thoại. - Dạng viết: nhật kí, thư từ, hồi ức cá nhân. - Dạng lời nói tái hiện (Trong TPVH) Ghi nhớ sgk II. Luyện tập (12’’) aCâu 1: Lời nói là tài sản chung của cộng đồng, ai cũng có quyến sử dụng. Câu 2: “Lựa lời”" lựa chọn từ ngữ và cách nói " việc sử dụng lời nói một cách có ý thức và phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình. “Vừa lòng nhau” " thể hiện sự tôn trọng, giữ phép lịch sự, làm vui lòng người nghe. " Ý nghĩa của câu ca dao trên: khuyên răn chúng ta phải nói năng thận trọng và có văn hóa. Câu 2: Phép so sánh đối chiếu giàu hình tượng, dễ hiểu: Vàng- thử lửa, thử than —Người ngoan- thử lời Chuông- thử tiếng + Người ngoan: người có năng lực và phẩm chất tốt đẹp. " Ý nghĩa câu ca dao: Cách sử dụng ngôn ngữ trong hoạt đọng giao tiếp bằng lời nói là một thước đo quan trọng cho thấy phẩm chất và năng lực của con người. b. Nhận xét về dạng ngôn ngữ sinh hoạt và cách dùng từ ngữ của đoạn trích. - Dạng ngôn ngữ sinh hoạt:dạng lời nói tái hiện. - Dùng nhiều từ địa phương Nam Bộ: quới (quý), chén (bát), ngặt (nhưng), ghe (thuyền nhỏ), rượt (đuổi), cực (đau). "Ý nghĩa: làm văn bản sinh động, mang đậm dấu ấn địa phương và khắc họa được những đặc điểm riêng của nhân vật 3.Củng cố, luyện tập: (1’) Nắm chăc các nội dung bài học 4. Hướng dẫn hs học và làm bài ở nhà(1’): -Học sinh về nhà xem lại bài giảng, học các nội dung trong bài - Chuẩn bị bài: Trả bài số 2, xem lại đề bài, ôn tập cách làm bài văn tự sự Báo cáo về đổi mới phương pháp Giáo án cũ chỉ đơn thuần sử dụng phương pháp vấn đáp, diễn giảng truyền thống, trong đó giáo viên làm việc là chủ yếu, không có sự chuẩn bị phương tiện dạy học. HS chưa được tổ chức để chủ động tham gia hoạt động học tập. Hoạt động của hs chủ yếu là nghe giảng, trả lời câu hỏi theo yêu càu của gv Giáo án mới đã có sử vận dụng phối hợp giữa vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm. Học sinh đã được huy động, được tổ chức tham gia vào việc phát hiện, nắm bắt kiến thức bằng hình thức hoạt động nhóm, thảo luận, hình thức đọc đoạn trích thông thường đã được thay bằng cách phân vai cho học sinh chủ động hơn trong thể hiện ngôn ngữ giao tiếp, nhận thấy đặc điểm khác nhau về ngôn ngữ, giọng điệu của mổi nhân vật trong giao tiếp GV đã có sử chuẩn bị đồ dùng giảng dạy phục vụ cho tiết học như phiếu học tập, sưu tầm các dạng cụ thể về ngôn ngữ sinh hoạt để học sinh tập trung thảo luận, trên cơ sở đó tự rút ra kiến thức chính

File đính kèm:

  • docGiao an DMPP Van 10 nam 2011.doc
Giáo án liên quan