A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: Hiểu được tâm trạng bị tráng của ngời anh hùng được thể hiện trong bài thơ.
Cảm nhận đợc những hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ, tình cảm khát vọng của tác giả.
2. Kỹ năng: Cảm nhận, phân tích tác phẩm văn học trung đại.
3. Thái độ, tình cảm: Tình yêu văn học.
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: kt vở soạn của 5 hs. 5.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài mới ( 1 ) . Bên cạnh những người anh hùng lập được nhiều chiến công hiển hách còn có biết bao con người mà cuộc đời, sự nghiệp phải chấp nhận thất bại. Từ sự thật chua chát đó, có nhiều người đã làm thơ bầy tỏ lòng mình, bày tỏ tâm trạng của người anh hùng chiến bại. "Nỗi lòng" dịch từ "Cảm hoài" của Đặng Dung là bài thơ như thế.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5339 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 49 Đọc hiểu- Nỗi lòng (Cảm hoài), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 26/11 Giảng ngày 27/11
Tiết: 49 Môn : Đọc hiểu.
Nỗi lòng
(Cảm hoài)
Đặng Dung
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: Hiểu được tâm trạng bị tráng của ngời anh hùng được thể hiện trong bài thơ.
Cảm nhận đợc những hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ, tình cảm khát vọng của tác giả.
2. Kỹ năng: Cảm nhận, phân tích tác phẩm văn học trung đại.
3. Thái độ, tình cảm: Tình yêu văn học.
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: kt vở soạn của 5 hs. 5’.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) . Bên cạnh những người anh hùng lập được nhiều chiến công hiển hách còn có biết bao con người mà cuộc đời, sự nghiệp phải chấp nhận thất bại. Từ sự thật chua chát đó, có nhiều người đã làm thơ bầy tỏ lòng mình, bày tỏ tâm trạng của người anh hùng chiến bại. "Nỗi lòng" dịch từ "Cảm hoài" của Đặng Dung là bài thơ như thế.
2. Nội dung:
I. Tìm hiểu chung. 10’
1. Tác giả.5’
HĐ của HS
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
? Tóm tăta những nét chính về con người và sự nghiệp của Đặng Dung?
Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Giới thiệu vài nét về Đặng Dung và bài thơ "Nỗi lòng".
+ Tác giả sinh năm nào không rõ, mất 1414. Người Thiên Lộc nay là Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, con tướng quân Đặng Tất. Dưới triều Hồ ông giúp cha cai quản đất Thuận Hoá nay là tỉnh Quảng Trị.
+ Quân Minh xâm lợc, nhà Hồ sụp đổ. Hai cha con ông tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi. Vì nghe lời gièm pha, Trần Ngỗi giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Ông bỏ Trần Ngỗi, cùng con Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị tôn Trần Quý Khoáng làm minh chủ. Ông từng giao chiến với quân Minh hàng trăm trận không nhụt chí. Năm 1414 ông bị giặc Minh bắt đưa về Trung Quốc. Dọc đờng ông nhảy xuống sông tự tử.
+ Sáng tác của ông chỉ còn lại bài thơ “Nỗi lòng” nổi tiếng này.
2. Văn bản 5’
Giải nghĩa các từ khó
Đọc SGK
SGK
?Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào? Xác định bố cục bài thơ và nội dung từng phần?
độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Thể thơ thất ngôn bát cú mô phỏng thể thơ Đường.
- Một bài thơ Đường có bố cục: 2/2/2/2; 2/4/2; 4/4
- Bài thơ có bố cục 4/4
- Bốn câu trên: Bi kịch của nhà thơ và nỗi lòng của vị tướng già trước thời cuộc.
- Bốn câu dới. Tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường.
?Xác định chủ đề bài thơ?
độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bài thơ giãi bày nỗi lòng trước hoàn cảnh và thời cuộc. Đồng thời thể hiện tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của tác giả.
II. Đọc – hiểu 20’
1. Bốn câu đầu10’
?Bốn câu thơ thể hiện nỗi lòng nhà thơ như thế nào?
Em hãy phân tích để chỉ ra nội dung cụ thể?
độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Để hiểu rõ nội dung bốn câu đầu xin dẫn nghĩa của nó:
Việc đời dằng dặc mà ta đã già biết làm thế nào
Trời đất rộng lớn thu vào trong rượu hát nghêu ngao
Gặp thời, hàng thịt, câu cá dễ làm nên công cán
Hết vận, bậc anh hùng cũng phải nuốt hận nhiều.
- Bốn câu đầu là nỗi lòng của nhà thơ trước hoàn cảnh và thời cuộc.
+ Hoàn cảnh của một vị tướng già. Đó là một hoàn cảnh đầy bi kịch. Việc đời đang diễn ra, còn nhiều lắm mà ta thì đã già rồi. Thời gian, cuộc sống là vô tận nhưng cuộc đời của mỗi con người thì ngắn ngủi. Nhà thơ đã đem cái hữu hạn đối lập với cái vô hạn để làm nổi bật nỗi lòng băn khoăn của một con người ham sống, ham vật lộn, ham đấu tranh nhưng đang rối bới bất lực vì tuổi tác, vì tình thế đành phải đắm mình trong rượu và ca. Đằng sau những câu thơ ấy không chỉ là nỗi lòng băn khoăn day dứt mà thoáng một nỗi buồn, một nỗi cảm hoài về nhân thế đến rưng rưng.
?Đặt hoàn cảnh riêng của mình trong thời cuộc, nhà thơ thấy gì?
độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Đặt hoàn cảnh của mình trước thời cuộc, nhà thơ suy nghĩ về thời và thế. Thời và thế xưa nay vẫn là nhân tố quyết định sự thành đạt của mỗi con người.
Gặp thời đồ điếu thành công dị
Lỡ vận anh hùng luống nuốt cay
Mượn chuyện Phàn Khoái bán thịt chó, Hàn Tín câu cá, cả hai sau giúp Hán Cao Tổ làm nên nghiệp lớn. Đấy chỉ là mượn chuyện chứ không phải nói chuyện về Phàn Khoái và Hàn Tín. Điều nhà thơ thấy, muốn nói ra là thời thế. Nhân dân ta thường nói “Thời thế tạo nên anh hùng”. Gặp thời, có thế thì người bình thường cũng làm được việc lớn. Mất thời không thế thì dẫu là người tài ba, anh hùng lỗi lạc cũng nuốt hận mà thôi. Nguyễn Trãi cùng thời với Đặng Dung từng tâm niệm: “Anh hùng để hận mấy trăm đời” khi viết về Hồ Quý Ly, một ông vua, một nhà cải cách vĩ đại đầu thế kỉ XV. Nỗi hận của Hồ Quý Ly là mối hận không có “nhân hoà” còn mối hận của Đặng Dung là mối hận của người anh hùng lỡ vận không có “thiên thời”.
?Cảm hoá về thời thế có phải là bộc lộ tư tưởng bi quan không?
độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Không hề một chút bi quan. Buồn thì có nhưng bi quan tiêu cực thì không có. Vì sao? con người bộc lộ nỗi lòng ấy là con người đã đánh đông dẹp bắc, đương đầu với địch tới 500 trận vẫn không nản lòng. Con người ấy đã bộc lộ tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường. Để thấy được, chúng ta tìm hiểu bốn câu thơ còn lại.
2. Bốn câu thơ cuối10’
?Tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường thể hiện như thế nào? Em hãy phân tích bốn câu thơ cuối để chứng minh cho ý hiểu của mình?
độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Xin dẫn bốn câu thơ cuối (phần dịch nghĩa)
“Giúp chúa những muốn xoay trục đất lại
Rửa vũ khí không có lối kéo tuột sông ngân xuống.
Thù nước cha trả đợc mà mái tóc đã bạc sớm
Bao phen mang gơm báu mài dới ánh trăng.
- Mấy tiếng “Xoay trục đất lại” biểu hiện muốn nâng đỡ giang sơn đang nghiêng lệch, “Rửa vũ khí” dịch từ “Tẩy binh” trong nguyên tác (Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà). Đặng Dung muốn “rửa vũ khí” muốn “tẩy binh” để chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình cho dân cho nước. Mượn ý thơ của Đỗ Phủ trong bài “Tẩy binh mã”:
An đắc tràng sĩ vãn, thiên hà
Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng
(Ước gì có tráng sĩ kéo nước sông Ngân xuống
Rửa sạch khí giới mãi mãi không dùng nữa).
ý nguyện tốt đẹp của Đặng Dung là: Muốn mang tài năng đức độ của mình giúp vua giữ yên đất nước, mang lại nền thái bình cho dân cho nước. Đó là khát vọng lớn lao của người anh hùng. Nhưng Đặng Dung không thực hiện được ước nguyện ấy. Bởi lẽ ông đã già rồi. Chí thì lớn mà lực bất tòng tâm.
“Quốc thù vị báo đầu tiên bạch”
Nợ nước cha trả xong mà cái già đã theo sau rồi. Hùng tâm tráng chí đấy mà bất lực. Nỗi lòng, tâm trạng của Đặng Dung bi tráng biết bao.
- Điều đáng nói bất lực nhưng vẫn thể hiện ý chí quật cường. Đó là tinh thần kiên trì chiến đấu. Hình tượng cuối bài thơ:
“Bao phen mang gươm báu mài dới ánh trăng”
(Dưới nguyệt mài gơm đã bấy chầy)
Tráng sĩ ngẩng đầu nhìn trời than thở đã già rồi. Nhưng cái đáng quý là mài gơm mấy độ nuôi chí lớn cho đời sau để “sáu trăm đời vẫn còn tưởng thấy sinh khí lẫm liệt”.
3. Củng cố, luyện tập. 7’
a. Củng cố 2’
Khái quat kt cơ bản.
Tự tổng hợp kt.
- Qua bài thơ, chúng ta thấy được
+ Cảm xúc bi tráng của một lão tướng trước tinh thế, vận nước nguy nan.
+ Bài thơ để lại dấu ấn: Thơ đi sâu thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình, phần nào bộc lộ cái tôi, bước đầu phá vỡ quy ước của thơ ca trung đại.
b.Bài tập nâng cao 5’
?Qua bài thơ em thấy người xưa quan niệm thế nào giữa anh hùng và thời vận?
độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Người xa quan niệm: Thời thế tạo nên anh hùng.
+ Người bình thường gặp thời, có thể sẽ làm nên nghiệp lớn.
+ Người tài giỏi không gặp thời thế thì dẫu có tài ba như thế nào cũng đành nuốt hận: “anh hùng di hận kỉ thiên niên” thời và thế là do mệnh trời tạo ra. Quan niệm này thể hiện rất rõ: “mưu sự tại nhân”, “thành sự tại thiên”. Vì vậy Đặng Dung viết: “Lúc hết vận, bậc anh hùng cũng phải nuốt hận nhiều”. Để cho thời vận qua đi, nhận phần thất bại là mối hận muôn đời của các anh hùng. ở Việt Nam, Hồ Quý Ly là một biểu hiện cụ thể. Người anh hùng này không biết tập hợp sức dân chỉ dựa vào thành cao, hào sâu để gây ra sự bất hoà, lòng dân li tán, không tập hợp được lực lượng dẫn đến mau chóng thất bại trước kẻ thù xâm lược.
e. tham khảo1’
1. Cảm hoài là nhan đề thờng gặp trong thơ cổ dùng để biểu lộ cảm xúc, hoài bão. Cảm hoài là có cảm xúc trong lòng, tức nỗi lòng. Trong Tây sương ký có câu : "Tri âm giả phơng tâm tự đổng, cảm hoài giả đoạn trường bi thống", nghĩa là "Kẻ tri âm lòng thơm tự hiểu, kẻ cảm hoài đứt ruột xót đau". Do vậy thi đề cảm hoài thường nói việc oán hận, bi thương. Bài thơ này làm vào lúc Đặng Dung ra sức tận tuỵ phù rập nhà Trần, đánh giặc cứu nước, nhng vận nhà Trần đã tàn, cơ đồ đang đổ, khó lòng xoay chuyển. Cảm hoài là một bài thơ giãi bày gan ruột.
(Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, Sđd)
2. Đọc thêm bài dịch của Phan Võ :
Việc thế lôi thôi tuổi tác này,
Mênh mông trời đất hát và say.
Gặp thời đồ điếu thừa nên việc,
Lỡ vận anh hùng luống nuốt cay.
Giúp chúa những lăm giằng cốt đất,
Rửa đòng không thể vén sông mây.
Quốc thù chưa trả già sao vội,
Dưới nguyệt mài gơm đã bấy chầy.
C. Hướng dẫn học bài :
- Đọc sgk củng cố kiến thức đã học.
- Nắm vững kiến thức vở ghi.
- Học thuộc lòng bài thơ - phần dịch thơ.
- Đọc và soạn bài Cảnh ngày hè theo hướng dẫn sgk.
File đính kèm:
- tiet 49.doc