Giáo án Tiết 69- Phương pháp thuyết minh

A. Mục tiêu cần đạt

1. Mục tiêu kiến thức

- Hiểu rõ được tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu với việc vận dụng phương pháp thuyết minh.

- Nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể.

2. Mục tiêu kĩ năng

- Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh vào bài làm văn một cách linh hoạt, sáng tạo.

- Phải tích hợp được kiến thức văn với kiến thức liên môn và đời sống thực tế khi phải thuyết minh một đối tượng bất kì.

3. Mục tiêu thái độ

Thấy được vai trò và tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh không chỉ trong văn học mà còn trong đời sống hàng ngày.

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Soạn giáo án, các phiếu học tập giữa giờ để kiểm tra mức độ chú ý và tiếp thu bài của học sinh.

- Chuẩn bị sách giáo viên, sách giáo khoa, những văn bản có sử dụng phương pháp thuyết minh và một số tài liệu có liên quan.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 69- Phương pháp thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn Làm văn ( Tiết 69) Phương pháp thuyết minh Giáo viên hướng dẫn: Bùi Kim Dung Giáo sinh thực tập : Đặng Thị Nga Lớp: K50- Sư phạm Ngữ Văn Đại học quốc Gia Hà Nội Mục tiêu cần đạt Mục tiêu kiến thức Hiểu rõ được tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu với việc vận dụng phương pháp thuyết minh. Nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể. Mục tiêu kĩ năng Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh vào bài làm văn một cách linh hoạt, sáng tạo. Phải tích hợp được kiến thức văn với kiến thức liên môn và đời sống thực tế khi phải thuyết minh một đối tượng bất kì. Mục tiêu thái độ Thấy được vai trò và tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh không chỉ trong văn học mà còn trong đời sống hàng ngày. Chuẩn bị Giáo viên Soạn giáo án, các phiếu học tập giữa giờ để kiểm tra mức độ chú ý và tiếp thu bài của học sinh. Chuẩn bị sách giáo viên, sách giáo khoa, những văn bản có sử dụng phương pháp thuyết minh và một số tài liệu có liên quan. Học sinh Đọc và soạn bài trước ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên hoặc câu hỏi trong sách giáo khoa. Chuẩn bị vấn đề thảo luận mà giáo viên đã giao, hoặc những câu hỏi chưa hiểu để giáo viên giải đáp. Tiến trình lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài mới GV đưa câu hỏi thảo luận ngay từ đầu giờ tạo không khí sôi nổi trong lớp học: Để giúp người khác hiểu rõ một vấn đề chúng ta phải làm gì? Nghe câu hỏi và thảo luận sôi nổi Trong cuộc sống, có rất nhiều vấn đề mà chúng ta nắm rõ nhưng lại không biết thể hiện nó như thế nào để người khác hiểu. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải có phương pháp thuyết minh, trình bày vấn đề rõ ràng, cụ thể, có dẫn chứng xác thực… Có rất nhiều phương pháp thuyết minh, ngoài những phương pháp đã học, chúng ta sẽ được học thêm một số phương pháp mới. Cụ thể vào bài hôm nay: -> Vào bài giảng Hoạt động 2: Tìm hiểu tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh -GV đưa ra hai văn bản nói về hoa sen -Hỏi: Trong hai văn bản trên em thích văn bản nào hơn? Vì sao? -Nhận xét câu trả lời của học sinh và tổng kết. -Hỏi:Yêu cầu viết một văn bản thuyết minh là gi? Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh? - Nhận xét, tổng kết lại tầm quan trọng của PPTM - Đọc hai văn bản và trả lời câu hỏi của GV - Nghe giảng - Suy nghĩ trả lời câu hỏi dựa vào những kiến thức đã học I. Tầm quan trọng của Phương pháp thuyết minh - Trong hai văn bản nói về hoa sen thì văn bản thứ 2 dễ hiểu hơn, giúp người đọc có được những tri thức cụ thể về hoa sen. Trong văn bản thứ 2 đã sử dụng PPTM 1. Một bài văn thuyết minh cần đạt các yêu cầu sau: - Đảm bảo cung cấp thông tin về đối tượng một cách trung thực, chính xác và khách quan - Nội dung thuyết minh phải chính xác, hấp dẫn, sinh động. - Trình tự thuyết minh phải hợp lí,khoa học và nhất quán 2.Muốn viết được một bài văn thuyết minh thì ngoài tri thức và nhu cầu còn cần có những PPTM phù hợp. 3. Mối quan hệ giữa PPTM và mục đích thuyết minh - Những PPTM bao giờ cũng là công cụ để phục vụ cho một mục đích thuyết minh nào đó, tức là không có một PPTM chung chung, trừu tượng. - Mục đích thuyết minh thường được hiện thực hoá thành bài văn thông qua các PPTM cụ thể. Hoạt động 3: Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học ở THCS Hỏi: Ở THCS , chúng ta đã tìm hiểu những PPTM nào? Hãy nhắc lại và cho ví dụ cụ thể - GV gợi dẫn HS lập bảng ôn tập - HS nhớ lại kiến thức cũ và trả lời câu hỏi II. Một số phương pháp thyết minh 1. Một số phương pháp thuyết minh đã học Ví dụ Mục đích TM PPTM Tác dụng Vd1: Ông Trần Quốc Tuấn…lại khéo Công lao tiến cử người tài của TQT -Liệt kê : Tên những trọng thần do TQT tiến cử -Giải thích : Vai trò của TQT đối với triều chính -Tăng tính thuyết phục, đảm bảo sự chân thật của lịch sử -Giúp hiểu rõ vấn đề Vd2:”Basô là một thi sĩ…” Lí do thay đổi bút danh của Basô Kết hợp phân tích và giải thích:lí do trong sáng tác và trong chặng đường cầm bút của ông Lí giải vấn đề -Cung cấp những hiểu biết mới,bất ngờ thú vị Vd3:”Trung bình người ta…” Cấu tạo của tế bào -Nêu số liệu -So sánh:sự thay đổi của phân tử với sự phát triển của con người - Sức thuyết phục cao, độ tin cậy lớn, mang tính khoa học - Hấp dẫn , gây ấn tượng Vd4: “Nhạc cụ…” Một loại hình nghệ thuật dân gian -Phân tích, chia đối tượng ra các phương diện để TM -Giải thích : sự giản dị mà sâu sắc của nhạc cụ -Cung cấp thêm hiểu biết cho người đọc -Cảm nhận sâu sắc,hiểu rõ đối tượng Hoạt động 4: Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh - Gv yêu cầu Hs đọc mục II.2 trong SGK và trả lời câu hỏi: Ngoài những PPTM đã học ở THCS còn có thêm những PP nào nữa không? - GV chia lớp thành 2 nhóm lớn: + Nhóm 1: Tìm hiểu phương pháp thuyết minh bằng cách chú thích + Nhóm 2: Tìm hiểu PPTM bằng cách giảng giải nguyên nhân- kết quả - Gv gợi dẫn Hs trao đổi, thảo luận - Gv chốt lại kiến thức -HS đọc sách sau đó trả lời câu hỏi -Các nhóm : thảo luận và ghi sản phẩm thảo luận vào phiếu học tập - Hs nghe và ghi kiến thức vào vở 2. Tìm hiểu thêm một số Phương pháp thuyết minh a. Thuyết minh bằng cách chú thích - Với câu Ba-sô là bút danh, chúng ta có thể gặp những câu tương tự: Basô là tên hiệu, Basô là tên chữ…tức là tác giả đã chú thích cho danh xưng “Basô” - PPTM bằng cách chú thích có điểm giống với PP định nghĩa: đều có cùng mô hình A là B. Tuy nhiên cần phải phân biệt hai phương pháp này để tránh nhầm lẫn. Phương pháp định nghĩa Phương pháp chú thích - Nêu ra những thuộc tính cơ bản của đối tượng để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác, trong đó các đối tượng cùng loại với nhau Ví dụ: Nhà thơ X với nhà thơ Y, danh thắng cảnh X với danh thắng cảnh Y… - Đảm bảo tính chuẩn xác và độ tin cậy cao. - Nêu ra một tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác, có thể chưa phản ánh đầy đủ bản chất của đối tượng Ví dụ: Tên hiệu của Nguyễn Khuyến là Quế Sơn, của Nguyễn Du là Thanh Hiên, của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Bạch Vân cư sĩ,… - Có tính linh hoạt mềm dẻo, có tác dụng đa dạng hoá văn bản và phong phú hoá cách diễn đạt. b.Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân- kết quả Trong hai mục đã nêu trong SGK thì mục đích (1) là chủ yếu vì đấy chính là “bức chân dung tâm hồn” của thi sĩ Basô. Các ý trong đoạn văn có quan hệ nhân - quả với nhau vì từ niềm “say mê” cây chuối (nguyên nhân) mới dẫn đến việc ra đời (kết quả) bút danh “Basô” Các ý được trình bày hợp lí, sinh động và rất bất ngờ, thú vị, hấp dẫn. Hoạt động 5: Tìm hiểu yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh - GV yêu cầu HS đọc mục III trong SGK và trả lời các câu hỏi: 1. Căn cứ vào đâu để lựa chọn phương pháp thuyết minh 2. Mục đích của việc sử dụng phương pháp thuyết minh là gì? - GV gợi dẫn HS trao đổi và thảo luận - Gv chỉ định một HS đọc chậm dãi và rõ ràng phần Ghi nhớ trong SGK - HS đọc - HS đọc sách, trao đổi và thảo luận câu hỏi - HS đọc chậm dãi 1. Căn cứ vào mục đích thuyết minh để lựa chọn phương pháp thuyết minh. 2. Ngoài việc cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan về đối tượng thuyết minh còn phải góp phấn sinh động hoá văn bản thuyết minh để gây hứng thú cho người đọc * Ghi nhớ:( SGK) -Muốn làm bài văn thuyết minh có kết quả, người làm bài phải nắm được phươngpháp thuyết minh - Những PPTM thường gặp là: định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại, liệt kê, giảng giải nguyên nhân- kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu… - Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các PPTM cần tuân theo nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất của sự vật- hiện tượng; làm cho người đọc, người nghe tiếp nhận dễ dàng và hứng thú. Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập GV hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập trong SGK HS làm bài tập theo hướng dẫn Bài 1: a.Phương pháp chú thích b.Phương pháp phân tích, giải thích c.Phương pháp nêu số liệu Bài 2: Thuyết minh về hoa đào (HS tự làm) Hoạt động 7: Củng cố kiến thức , dặn dò và giao BTVN HS ghi bài tập về nhà - Thuyết minh về di tích lịch sử đền Trần em sẽ sử dụng PPTM nào? Cụ thể? - Soạn bài tiếp theo

File đính kèm:

  • docPhuong phap thuyet minh(4).doc