Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU

 - Biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số.

 - Bíết cách giải toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số

 - GD HS có ý thức làm bài cẩn thận.

- HS Thang thực hiện được các phép tính cộng trong phạm vi 5.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc9 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 Ngày dạy: 9/ 11 / 2015 TOÁN NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I. MỤC TIÊU - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. - Làm được các bài tập trong SGK. - Giáo dục HS có ý thức làm bài cẩn thận - HS Thang thực hiện được các phép tính cộng trong phạm vi 6. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: *Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 1m2 = dm2 100dm2 = m2 1m2 = cm2 10000cm2 = m2 - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài. 2. Trải nghiệm: Tính và so sánh giá trị 2 biểu thức. 4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách tính và so sánh giá trị của hai biểu thức. - Gọi các nhóm báo cáo kết quả. 3. Khám phá: * Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức 4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 - Gọi 2 HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức trên, các HS khác làm vào nháp. Tính và so sánh giá trị 2 biểu thức. 4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 4 x ( 3 + 5) 4 x 3 + 4 x 5 = 4 x 8 = 12 + 20 = 32 = 32 - So sánh giá trị của mỗi biểu thức? Kết luận: 4 x ( 3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5 * Nhân một số với một tổng GV chỉ cho HS biểu thức bên trái dấu = là nhân một số với một tổng, biểu thức bên phải là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng. KL: Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng kết quả với nhau. a x (b + c ) = a x b + a x c 4.Thực hành: Bài 1 Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống: - Gọi lần lượt từng HS lên bảng sửa bài. - GV nhận xét, sửa chữa. Bài 2 - Tính giá trị của biểu thức theo 2 cách. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, sửa chữa. Bài 3 Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức - GV nhận xét, sửa chữa. 5. Ứng dụng: - Giáo viên nhận xét tiết học. - Chia sẻ với mọi người về bài học. - 2 HS lên bảng làm bài. -Nhận xét. - Lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi - Các nhóm báo cáo kết quả. - 2 HS lên bảng làm. - Giá trị của hai biểu thức đều bằng nhau. - Vài HS nhắc lại. - Từng cá nhân thực hiện làm bài vào vở. - Theo dõi và nêu nhận xét. - 3 HS lên bảng làm bài. + HS nhận xét - 2 HS lên bảng làm bài a. 36 x ( 7 + 3) Cách1: 36 x ( 7+3) = 36 x 10 = 360 Cách2 : 36 x 7 + 36 x 3 = 252+ 108= 360 b. 5 x 38 + 5 x 62 Cách1 : 5 x 38 + 5 x 62= 190+310 = 500 Cách2 : 5 x( 38+62) = 5x 100= 500 - HS tính và nêu kết quả . ( 3+5) x 4 3x4 + 5x4 = 8 x 4 = 12 + 20 = 32 = 32 = ( 3+5) x 4 = 3x4 + 5x4 - Lắng nghe. - Lắng nghe, ghi nhận. ***************************&************************** Ngày dạy: 10/ 11 / 2015 TOÁN NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU I. MỤC TIÊU - Biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số. - Bíết cách giải toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số - GD HS có ý thức làm bài cẩn thận. - HS Thang thực hiện được các phép tính cộng trong phạm vi 5. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: Bài 1: Tính giá trị của các biểu thức sau bằng cách thuận tiện : 159 x 54 + 159 x 46 12 x 5 + 3 x 12 + 12 x 2 2 x 5 + 4 x 5 + 6 x 5 + 8 x 5 Bài 2 : Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để tính : 25 x 110 - GV nhận xét, sửa chữa - Giới thiệu bài. 2. Trải nghiệm: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: 3 x (7 – 5 ) và 3 x 7 – 3 x 5 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách so sánh. - Gọi các nhóm báo cáo kết quả. 3. Khám phá: *Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức. 3 x (7 – 5 ) và 3 x 7 – 3 x 5 - Gọi 2 HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức trên , các HS khác làm vào nháp. - Nhận xét giá trị của hai biểu thức trên? GV kết luận vậy: 3 x (7 – 5 ) = 3 x 7 – 3 x 5 => Quy tắc :Yêu cầu HS đọc quy tắc. - Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó? + GV ghi : a x (b – c ) = a x b – a x c 4. Thực hành: *Bài 1 - Bài yêu cầu gì ? - GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài 1. - GV sửa bài : a b c a x ( b -c) a xb - a x c 3 7 3 3 x ( 7- 2 ) =12 3 x7 -3 x 3 =12 6 9 5 6 x (9 - 5 ) =24 6 x 9 -6 x 5 =24 8 5 2 8 x (5 - 2 ) =24 8 x 5 -8 x 2 =24 Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, sửa chữa. *Bài 3: - Gọi HS đọc bài toán -Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Gợi ý HS tìm cách giải. - Muốn biết cửa hàng còn bao nhiêu quả trứng ta phải biết gì? Nhận xét, sửa theo đáp án : Giải. Số quả trứng có lúc đầu là: 175 x 40 = 7000(quả) Số quả trứng đã bán là: 175 x 10 = 1750(quả) Số quả trứng cón lại là: 7000 – 1750 = 5250(quả) Đáp số : 5250 quả. - Nhận xét 2 cách giải trên? Cách giải nào thuận tiện hơn? *Bài 4 Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức. (7 – 5) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3 - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, sửa chữa 5. Ứng dụng: - GV nhận xét giờ học. - Chia sẻ với người thân về bài học. - 2 HS lên bảng - Lắng nghe. - HS thảo luận nhóm đôi. - Các nhóm báo cáo kết quả. - 2 em lên bảng, lớp làm nháp. 3 x(7 – 5) = 3 x 2 = 6 3 x 7 – 3 x 5 = 21 – 15 = 6 -bằng nhau. -Vài em đọc. - a x (b – c ) = a x b – a x c -Tính giá trị biểu thức rồi điền vào ô trống. -1 em lên bảng, lớp làm vào vở. - HS sửa nếu sai. - HS nêu - 2HS lên bảng làm bài - HS nhận xét - Lắng nghe - HS đọc. - HS nêu - 2 em lên bảng, lớp làm vào vở. Giải. Số giá để trứng còn lại sau khi bán: 40 – 10 = 30(giá) Số quả trứng còn lại là: 175 x 30 = 5250(quả) Đáp số : 5250 quả. HS sửa bài nếu sai. - HS nêu ý kiến. 1 em lên tính, lớp làm vào vở. (7 – 5 ) x 3 = 2 x 3 = 6 7 x 3 – 5 x 3 = 21 – 15 = 6 - HS nhận xét. -Lắng nghe. *************************&************************** Ngày dạy: 11/ 11 / 2015 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Vận dụng được tính chất giao hoán , tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng, một hiệu trong thực hành tính, tính nhanh. - Làm được các bài tập trong SGK. - HS Thang thực hiện được các phép tính cộng trong phạm vi 5. II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC - Bảng phụ, phấn màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Khởi động: *Áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu để tính: a) 47 x 9 b) 138 x 9 24 x 99 123 x 99 - GV nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài. 2. Thực hành: Bài 1 - GV nêu yêu cầu bài tập, sau đó cho HS tự làm bài. 135 x ( 20 + 3) = 135 x 20 + 135 x 3 = 2700 + 405 = 3105 GV nhận xét , sửa chữa. Bài 2. - Bài tập a) yêu cầu chúng ta làm gì? - GV viết lên bảng biểu thức. 134 x 4 x 5 - GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức trên bằng cách thuận tiện - GV hỏi : Theo em, cách làm trên thuận tiện hơn cách làm thông thường là thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải ở điểm nào? - GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại. - GV chữa và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. + Phần b) yêu cầu chúng ta làm gì? - GV viết lên bảng biểu thức : 145 x 2 + 145 x 98 GV yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức trên theo mẫu. + Cách làm trên thuận tiện hơn cách chúng ta thực hiện các phép tính nhân trước, phép tính cộng sau ở điểm nào? + Chúng ta đã áp dụng tính chất nào để tính giá trị của biểu thức 145 x 2 + 145 x 98? - GV yêu cầu HS nêu lại tính chất trên. - GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. - GV nhận xét Bài 4 - GV yêu cầu đọc đề bài toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - GV yêu cầu HS tự làm - GV nhận xét và sửa chữa 3. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Chia sẻ với người thân về bài học. - 2 HS lên bảng - Lắng nghe - HS áp dụng tính chất nhân một số với một tổng( một hiệu) để tính. - 2 HS làm bài bảng phụ. - HS lắng nghe. - Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện. - HS thực hiện tính: 134 x 4 x 5 = 134 x 20 = 2680 - Thuận tiện hơn vì tính tích 4 x 5 là tích trong bảng, tích thứ hai là 134 x 20 có thể nhẩm được. - 2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Tính theo mẫu. 1 HS lên bảng tính, HS cả lớp làm vào giấy nháp. 145 x 2 + 145 x 98 = 145 x ( 2 + 98) = 145 x 100 = 14500 - Theo cách thông thường chúng ta phải thực hiện hai phép tính nhân, trong đó có phép nhân 145 x 98 là khó, còn theo cách làm trên chúng ta chỉ việc tính tổng ( 2 + 98) rồi 100 . - Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng. - 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - 2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS đổi chéo vở và kiểm tra bài lẫn nhau. - HS đọc đề bài - HS trả lời - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập. Bài giải Chiều rộng của sân vận động là: 180 : 2 = 90 (m) Chu vi của sân vận động là: ( 180 + 90) x 2 = 540 (m) Đáp số : 540 m - Lắng nghe . ******************************&********************* Ngày dạy: 12/ 11 / 2015 TOÁN NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU - Biết cách nhân với số có hai chữ số. - Biết giải bài toán có liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác. - - HS Thang thực hiện được các phép tính cộng trong phạm vi 5. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập - Bài soạn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập: HS1: Tính nhanh: 78 x 14+78 x 86 = 78 x( 14+ 86) = 78 x 100 = 7800 HS2: Đặt tính rồi tính: 12356 x 5 61780 - Nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm: * Đặt tính rồi tính: 36 x 2 và 36 x 23 - Thảo luận nhóm đôi để tìm cách đặt tính và tính. - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. 3. Khám phá: * Hướng dẫn HS cách thực hiện phép nhân - Ghi lên bảng phép nhân : 36 x 23 - Yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính. - GV nêu : để tránh phải thực hiện nhiều bước tính như trên, người ta tiến hành đặt tính và thực hiện tính nhanh theo cột dọc. - Yêu cầu HS dựa vào cách đặt tính nhân với số có một chữ số để đặt tính 36 x 23 - GV nhận xét và nêu cách đặt tính đúng. - Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân. + Tìm tích riêng thứ nhất. + Tìm tích riêng thứ hai. + Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột so với tích riêng thứ nhất . - Cho HS đặt tính và thực hiện lại phép nhân - Gọi 1- 2 HS nêu lại từng bước nhân . 4. Thực hành: Bài 1 : Đặt tính rồi tính - Gọi HS đọc yêu cầu bài - 3 HS lên bảng, lớp làm bài cá nhân + - GV nhận xét Bài 3 - Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS làm bài theo cặp. - Gọi đại diện 2 cặp lên thi làm bài nhanh. - GV nhận xét, sửa chữa. 5. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Chia sẻ với người thân về bài học. - 2 HS lên bảng - Lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi. - Các nhóm báo cáo kết quả. - HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính. 36 x 23 = 36 x(20 +3) = 36 x 20 + 36 x 3 = 720 + 108 = 828 - Thực hiện làm việc theo cặp - Một HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính vào nháp. x + 36 23 + 108 72 828 - HS nêu - Bạn nhận xét, bổ sung. + 1HS nêu y/c bài tập - HS làm bài cá nhân - 3 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vở x x x + 86 33 157 53 44 24 + + 258 132 628 430 132 314 4558 1452 3768 - HS sửa bài nếu sai. + HS đọc yêu cầu. - HS trả lời - Làm bài theo cặp - 2 nhóm đại diện lên bảng thi làm bài nhanh. Giải Số trang của 25 quyển vở cùng loại có: 48 x 25 = 1200 ( trang) Đáp số: 1200 ( trang) - Lắng nghe. **************************&************************ Ngày dạy: 13/ 11 / 2015 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Thực hiện được nhân với số có hai chữ số. - Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số. - GD HS tính toán cẩn thận chính xác. - HS Thang thực hiện được các phép tính cộng trong phạm vi 5. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ, phấn. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: * Đặt tính rồi tính: 17 x 86 428 x 39 * GV nhận xét, chữa bài - Giới thiệu bài 2. Thực hành: Bài 1 GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính - Gọi HS nêu cách tính * Ví dụ: 428 X 39 + 3852 1284 5136 - GV nhận xét, sửa chữa. - 2 HS lên bảng làm bài. HS lắng nghe - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở - HS nêu cách tính: - HS nhận xét và đối chiếu bài làm của mình với bài sửa trên bảng Bài 2 - GV kẻ bảng số như bài tập lên bảng. Yêu cầu HS nêu nội dung của từng dòng trong bảng. + Làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng? + Điền số nào vào ô trống thứ nhất? + GV yêu cầu HS tự làm tiếp cột còn lại - GV nhận xét, sửa chữa. Bài 3 + GV gọi 1HS đọc đề bài - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? + GV yêu cầu HS tự làm bài + GV nhận xét HS 3. Ứng dụng: - GV nhận xét tiết học . - Chia sẻ với người thân về bài học. - HS trả lời - Dòng trên cho biết giá trị của m, dòng dưới là giá trị của biểu thức m x78 - Thay giá trị của m vào biểu thức m x 78 để tính giá trị của biểu thức này, được bao nhiêu viết vào ô tương ứng * HS với m= 3 thì a x 78 = 3 x 78 = 234, vậy điền số 234 vào ô trống thứ nhất. - HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau - HS đọc - HS trả lời - 2HS lên bảng làm, HS cả lớp theo di. - Nhận xét bạn làm trên bảng Bài giải Số lần tim người đó đập trong 1 giờ là: 75 x 60 = 4500(lần) Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là: 4500 x 24 = 108000(lần) Đáp số: 108000 lần - HS lắng nghe và ghi nhận. KÍ DUYỆT TUẦN 12

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_4_tuan_12_nam_hoc_2015_2016.doc
Giáo án liên quan