A. Mục tiêu:
– Kiến thức cơ bản : Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
– Kĩ năng cơ bản: Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm .
– Rèn luyện tư duy : biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng.
–Thái độ : Vẽ cẩn thận, chính xác đường thẳng đi qua hai điểm A,B.
B. Chuẩn bị:
GV : Sgk, thước, bảng phụ.
HS : Sgk, thước
C. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
– Vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng.
– Xác định điểm nằm giữa và kết luận với các điểm còn lại.
– Kiểm tra điểm thẳng hàng qua hình vẽ.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Hình học - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 3 Ngày soạn:
§3 .ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
Tiết : 3 Ngày dạy:
A. Mục tiêu:
– Kiến thức cơ bản : Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
– Kĩ năng cơ bản: Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm .
– Rèn luyện tư duy : biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng.
–Thái độ : Vẽ cẩn thận, chính xác đường thẳng đi qua hai điểm A,B.
B. Chuẩn bị:
GV : Sgk, thước, bảng phụ.
HS : Sgk, thước
C. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
– Vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng.
– Xác định điểm nằm giữa và kết luận với các điểm còn lại.
– Kiểm tra điểm thẳng hàng qua hình vẽ.
* Hoạt động 2 : Vẽ đường thẳng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1 : Gv chọn một điểm A bất kỳ .
–HS : Vẽ đường thẳng đi qua A, vẽ được bao nhiêu đường như thế.
– Thêm một điểm BA, suy ra vẽ đường thẳng AB hay BA.
HS : Vẽ đường thẳng AB.
–Có bao nhiêu đường như thế ?
– Xác định số đường thẳng vẽ được.
– Làm BT 15 (sgk: tr 109).
I. Vẽ đường thẳng:
B
A
. .
* Nhận xét: Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
* Hoạt động 3 : Tên đường thẳng.
HĐ2 : GV củng cố cách đặt tên đường thẳng đã học và giới thiệu cách còn lại.
HS : Đặt tên đường thẳng vừa vẽ theo các cách GV chỉ ra .
– Làm sgk.
Có 6 cách gọi: đường thẳng AB, đường thẳng CB, đường thẳng AC, đường thẳng BA, đường thẳng BC, đường thẳng CA.
II. Tên đường thẳng :
–Đường thẳng a :
– Đường thẳng AB hay BA.
A
B
y
x
– Đường thẳng xy :
* Hoạt động 4: Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song.
HĐ3 : Sau nhận xét của HS giáo viên giới thiệu 2 đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song .
HS : Nhận xét điểm khác nhau của H.19 và H.20 (sgk).
– GV phân biệt hai đường thẳng trùng nhau và hai đường thẳng phân biệt.
HS : Vẽ hai đường thẳng phân biệt có một điểm chung và không có điểm chung nào .
– Suy ra nhận xét.
III. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song :
1.. Hai đường thẳng trùng nhau:
– Là hai đường thẳng có quá 1 điểm chung
2. Hai đường thẳng cắt nhau: ( H.19)
C
B
A
– Hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng chỉ có một điểm chung.
3.. Hai đường thẳng song song:(H.20)
–Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung nào.
.
* Chú ý : sgk/109
* Hoạt động 5: Củng cố:
– Tại sao hai điểm luôn thẳng hàng ?(BT 16 :sgk).
– Cách kiểm tra 3 điểm thẳng hàng, BT 17;19 (sgk: tr 109).
* Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà:
– Học lý thuyết theo phần ghi tập .
– Làm các bài tập 16;20;21 (sgk), chuẩn bị dụng cụ cho bài 4 ‘ Thực hành trồng cây thẳng hàng ‘ như sgk yêu cầu.
*Rút kinh nghiệm:
Tuần : 4 Ngày soạn:
§ .Thực hành : TRỒNG CÂY THẲNG HÀNG
Tiết : 4 Ngày dạy:
A. Mục tiêu:
– Hs biết trồng cây hoặc các cọc thẳng hàng với nhau dựa trên khái niệm thẳng hàng.
B. Chuẩn bị:
– GV : Ba cọc tiêu, 1 dây dọi, 1 búa đóng cọc.
– HS : chuẩn bị theo nhóm như sgk yêu cầu.
C. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
– Ba điểm như thế nào là thẳng hàng và như thế nào là không thẳng hàng ?
– Cho hình vẽ , xác định điểm nằm giữa 2 điểm còn lại?
* Hoạt động 2 : Thực hành
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1 : Gv thông báo nhiệm vụ của tiết thực hành.
– HS xác định nhiệm vụ phải thực hiện và ghi vào tập .
HĐ2 : Gv hướng dẫn công dụng của từng dụng cụ .
HS : Tìm hiểu các dụng cụ cần thiết cho tiết thực hành . Chú ý tác dụng của dây dội.
HĐ3 : Hướng dẫn cách thực hành theo yêu cầu tiết học . Chú ý hs cách ngắm thẳng hàng.
HS : Trình bày lại các bước như gv hướng dẫn và tiến hành thực hiện theo nhóm.
* Trong thực tế làm như sau:
- Dùng dây dọi kiểm tra cọc tiêu có thẳng đứng không ?
- 1 HS cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở 1 điểm C.
- ở A sao cho che lấp hoàn toàn B, C.
- Có thể C nằm giữa A, B.
I. Nhiệm vụ :
a/ Chôn các cọc hàng rào nằm giữa hai cột mốc A và B.
b/ Đào hố trồng cây thẳng hàng với hai cây A và B đã có bên lề đường .
II. Chuẩn bị :
III. Hướng dẫn cách làm:
– Tương tự ba bước trong sgk.
Thực hành:
A B
. .
+ Đóng cố định 2 cọc tiêu tại 2 điểm A & B.
A C B
. . .
* Hoạt động 3 : Tập hợp- nhận xét
Tập hợp lớp nhận xét , đánh giá kết quả thực hành.
+Ứng dụng:
-Khi xếp hàng ta đã gióng đường thẳng đi qua 2 điểm, bạn đứng đầu và 1 bạn khác.Mỗi HS coi là 1 điểm.
-Trồng cây cho thẳng hàng.
-Áp dụng trong thi công, đo đạc.
+HS vệ sinh chân tay, cất dụng cụ.
* Hoạt động 4: Củng cố:
– GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành .
– Ứng dụng của tính chất ba điểm thẳng hàng trong xếp hàng.
* Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà:
– Chuẩn bị bài 5 ‘ Tia’
*Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Bai 34 Hinh hoc 6.doc