A. Kết quả cần đạt :
Giúp HS :
- Nắm được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học.
- Bước đầu biết cách đọc- hiểu tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.
- Trân trọng và yêu thích những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc. Có ý thức vận dụng vào việc đọc - hiểu văn bản văn học dân gian cụ thể.
B. Phương tiện thực hiện :
- Tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài dạy.
C.Cách thức tiến hành :
GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thuyết và
làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản.
D.Tiến trình dạy học :
Nội dung bài học :
Nội dung chủ đề :
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5144 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn ngữ văn 10 Một số lưu ý về phương pháp đọc - Hiểu văn học dân gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chọn bám sát :
Một số lưu ý về phương pháp đọc - hiểu
văn học dân gian
Kết quả cần đạt :
Giúp HS :
Nắm được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học.
Bước đầu biết cách đọc- hiểu tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.
Trân trọng và yêu thích những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc. Có ý thức vận dụng vào việc đọc - hiểu văn bản văn học dân gian cụ thể.
B. Phương tiện thực hiện :
- Tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài dạy.
C.Cách thức tiến hành :
GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thuyết và
làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản.
D.Tiến trình dạy học :
Nội dung bài học :
Nội dung chủ đề :
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
GV phát vấn, HS trả lời
? Khi đọc hiểu tác phẩm văn học dân gian, cần chú ý những điều gì
? ý nghĩa của việc đặt tác phẩm văn học dân gian vào hệ thống thể loại
? Lấy ví dụ cụ thể minh hoạ
? Văn học dân gian có tính diễn xướng. tính thực hành, đặc trưngđó giúp em hiểu tác phẩm như thế nào khi đọc – hiểu, Lấy ví dụ ?
GV hướng dẫn HS làm bài tập
? Giả sử Đăm Săn vào phút cuối cùng của cuộc đấu lại chấp nhận lấy trâu và voi của Mtao Mxây mà tha chết cho hắn thì điều gì nghiêm trọng sẽ xảy ra
- HS suy nghĩ, dự kiến những khả năng sẽ xảy ra
Để phân tích, chứng minh điều đó HS cần nắm vững đặc trưng của thể loại sử thi.
? Sau khi học xong truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ”, em hãy cho biết : Liệu hình ảnh “ngọc trai- giếng nước” có mang ý nghĩa ca ngợi mối tình chung thuỷ không
- HS trả lời nhiều cách
- GV gợi ý : HS cần dựa trên đặc trưng thể loại truyền thuyết.
I. Một số lưu ý về phương pháp đọc - hiểu văn học dân gian :
1. Nắm vững đặc trưng thể loại vì không một tác phẩm văn học dân gian nào lại vượt ra khỏi những đặc trưng thể loại.
-> Cần lấy những đặc trưng chung về thể loại làm căn cứ để đọc – hiểu những tác phẩm cụ thể.
2. Muốn đọc hiểu tác phẩm văn học dân gian một cách chính xác, cần đặt nó vào trong hệ thống những văn bản tương quan thích ứng, ( về đề tài, thể loại, cách diễn đạt ).
* Ví dụ : Hình ảnh “Thuyền” trong ca dao thường mang ý nghĩa ẩn dụ nhưng trong từng trường hợp cụ thể, đều có sắc thái riêng.
+ Thuyền ơi có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
+ Thuyền đà đến bến anh ơi,
Sao anh chẳng bắc cầu noi lên bờ.
> “thuyền” để chỉ người con trai nay đây mai đó.
+ Thuyền tình đã ghé tới nơi,
Khách tình sao chả xuống chơi thuyền tình.
+ Lênh đênh một chiếc thuyền tình,
Mười hai bến nước gửi mình nơi nao.
->“thuyền” chỉ người con gái, “bến” chỉ người con trai.
3. Trong quá trình sinh thành, biến đổi, lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian luôn gắn bó mật thiết và phục vụ trực tiếp cho các hình thức sinh hoạt cộng đồng khác nhau.
- Để đọc – hiểu chính xác và sâu sắc ý nghĩa tác phẩm, cần đặt nó trong mối quan hệ với các hình thức sinh hoạt cộng đồng.
* Ví dụ :
+Bài Thách cưới cần đặt trong quan hệ giao duyên iễn ra trong khuôn khổ cuộc hát đối đáp nam nữ. ( chỉ là lời hát đùa, nhưng cái thật ở đây – cái thật lòng của đôi nam nữ lao động nghèo yêu đời, hồn nhiên tha thiết, tình cảm mãnh liệt.
+ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, cần đặt trong quan hệ với lễ hội hằng năm tại khu di tích Cổ Loa,... Như vậy, ta mới hiểu đúng ý nghĩa của những hình tượng, những chi tiết nghệ thuật của truyền thuyết.
II. Bài tập :
1.Bài tập 1 :
Xuất phát từ đặc trưng thể loại của sử thi anh hùng Tây Nguyên, em hãy trả lời những thắc mắc sau đây:
- Nếu xuất phát từ đặc trưng của sử thi, thì Đăm Săn không còn là người anh hùng.
2.Bài tập 2:
HDHB :
Về nhà tìm thêm ví dụ những tác phẩm văn học dân gian đã học, phân tích ; chú ý đặc trưng thể loại.
Tự chọn bám sát :
những giá trị cơ bản của văn học dân gian
qua các tác phẩm đã học
Kết quả cần đạt :
Giúp HS :
Hiểu vị trí, vai trò và những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian trong mối quan hệ với văn học viết và với đời sống tinh thần văn hóa dân tộc.
Trân trọng và yêu thích những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc. Có ý thức vận dụng những hiểu biết chung về văn học dân gian trong việc đọc – hiểu văn bản văn học dân gian cụ thể.
B. Phương tiện thực hiện :
- Tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài dạy.
C.Cách thức tiến hành :
GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thhuyết và
làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản.
D.Tiến trình dạy học :
Nội dung bài học :
Nội dung chủ đề :
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
? Văn học dân gian có giá trị cơ bản gì về nội dung
? Chứng minh qua các tác phẩm đã học
- HS lấy ví dụ và phân tích
- GV nhận xét bổ sung
? Giá trị về nghệ thuật của văn học dân gian qua những tác phẩm đã học
? Lấy ví dụ minh hoạ
GV hướng dẫn HS làm bài tập
- Gợi ý : Về mặt lí luận, nội dung bài học đã gợi ra những ý chính, HS đưa ra những dẫn chứng cụ thể để phân tích, chứng minh, làm sáng tỏ nhận định.
GV nhận xét, bổ sung.
1.Giá trị nội dung :
- Phản ánh chân thực cuộc sống lao động, chiến đấu để dựng nước và giữ nước của dân tộc.
+ Ví dụ : Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ” ( công cuộc dựng nước và giữ nước của cha ông ta thời kì Âu Lạc ).
Sử thi Đăm Săn ( phản ánh công cuộc chinh phục thiên nhiên xây dựng cuộc sống của cộng đồng )
Thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn sâu sắc của nhân dân.
+ Truyện cổ tích Tấm Cám ( khát vọng công bằng xã hội, quan niệm về đạo lí của nhân dân); ca dao than thân.
Bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân ( yêu đời, lạc quan, yêu cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống, căm ghét cái xấu, sự độc ác, sống tình nghĩa thuỷ chung,...)
+ Trong ca dao : ca dao yêu thương tình nghĩa, ca dao hài hước.
Tổng kết những tri thức, kinh nghiệm sống của nhân dân về mọi lĩnh vực trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và với chính bản thân mình.
+ Tục ngữ về đạo đức lối sống.
2.Giá trị về nghệ thuật :
- Xây dựng những mẫu hình nhân vật đẹp, tiêu biểu cho truyền thống quý báu của dân tộc.
*Ví dụ : Đăm Săn tiêu biểu cho tinh thần bất khuất, chiến đấu dũng cảm của người anh hùng vì hạnh phúc cộng đồng ;
An Dương Vương dù bị thất bại trước âm mưu của Triệu Đà vẫn tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của dân tộc ;
Tấm tiêu biểu cho lòng yêu đời, ham sống của những người lao động bị áp bức trong xã hội cũ.
Văn học dân gian là nơi hình thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc do nhân dân lao động sáng tạo nên. Văn học dân gian còn là “kho” lưu giữ những thành tựu ngôn ngữ nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc mà các thế hệ đời sau cần học tập và phát huy.
+ Các nhà văn, nhà thơ của văn học tiếp thu học tập nhiều ở văn học dân gian : những tác phẩm văn học viết tiêu biểu là kết tinh của hai bộ phận văn học VH dân gian và VH viết ( Truyện Kiều, Thơ Hồ Xuân Hương, Thơ Nguyễn Khuyến, Thơ Tố Hữu,...).
**Bài tập :
Đóng góp của văn học dân gian cho nền văn học dân tộc trên phương diện hình thức nghệ thuật :
* HDHB : GV yêu cầu HS về nhà lấy thêm ví dụ minh hoạ.
File đính kèm:
- Tu chon K10 HK2.doc