ĐẠO ĐỨC: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ( T 2 )
I.Mục tiêu: * Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội.
* Thái độ: -Có ý thức giữ gìn , bảo vệ các công trình công cộng
-Đồng tình khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình cong cộng ; không đồng tình với những người chưa tham gia hoăc không có ý thức giữ gìn các công trình công cộng .
*Hành vi:-Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng
-Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng.
II. Đồ dùng Thiết bị dạy – học: GV:+ Mãu phiếu học nhốm trong sách Bài tập.
+ Nội dung các tình huống, trò chơi.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2702 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 24 lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Th hai ngµy 23 tháng 2 năm 2009
ĐẠO ĐỨC: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ( T 2 )
I.Mục tiêu: * Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội.
* Thái độ: -Có ý thức giữ gìn , bảo vệ các công trình công cộng
-Đồng tình khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình cong cộng ; không đồng tình với những người chưa tham gia hoăc không có ý thức giữ gìn các công trình công cộng .
*Hành vi:-Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng
-Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng.
II. Đồ dùng Thiết bị dạy – học: GV:+ Mãu phiếu học nhốm trong sách Bài tập.
+ Nội dung các tình huống, trò chơi.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra (Bài tập 4- SGK/36) .
(20’)
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 3- SGK/36)
(15’)
HĐ3.Củng cố -Dặn dò(2’)
-GV mời đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra.
-GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương.
-GV nêu lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 3.
Trong các ý kiến sau, ý kiến nào em cho là đúng?
a.Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ lợi ích của mình.
b.Chỉ cần giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương mình.
c.Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm riêng của các chú công an.
-GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
-GV kết luận:+Ý kiến a là đúng
+Ý kiến b, c là sai
ï Kết luận chung :
-GV mời 1- 2 HS đọc to phần ghi nhớ- SGK/35.
-HS thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng
-Chuẩn bị bài tiết sau.
-Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương.
-Cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như:
+Làm rõ bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân.
+Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp.
-HS biểu lộ thái độ theo quy ước ở hoạt động 3, tiết 1-bài 3.
-HS trình bày ý kiến của mình.
-HS giải thích.
-HS đọc.
-HS cả lớp.
TẬP ĐỌC: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I. Mục tiêu:
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi cảm
+ Đọc diễn cảm toàn bài: giọng vui tốc độ nhanh .
+ Hiểu các từ ngữ trong bài: , thẩm mĩ , nhận thức , khích lệ , ý tưởng , ngôn ngữ hội hoạ
+ Hiểu nội dung bài: cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng . Tranh dự thi của các em có nhận thức đúng về an toàn , đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ
II. Đồ dùng Thiết bị dạy học: GV:+ Tranh minh hoạ trong SGK
+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
(3 phút)
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc ( 10 phút):
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: (10 phút)
* Ý1: Ý nghĩa và sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước đối với cuộc thi
Ý 2 : Nhận thức của các em nhỏ về cuộc sống an toàn bằng ngôn ngữ hội hoạ
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm( 10 phút)
3. Củng cố, dặn dò:
( 3 phút)
+ Gọi 2 HS đọc nối tiếp bài Khúc hát ru và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét và cho điểm HS.
+ Cho HS xem tranh
H: Em biết gì về qua bức tranh trên ?
+ GV GTB
+ Gọi HS 1 HS đọc toàn bài.
+ Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
+ Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Yêu cầu 1 HS đọc cả bài.
+ GV đọc mẫu
+ GV gọi 1 HS đọc đoạn 1
H- HS trao đổi và tìm những từ ngữ cho biết nghĩa của các từ đó
- GV lần lượt hỏi
H- Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ?
H- Tên của chủ điểm gợi cho em điều gì ?
H- Cuộc thi vẽ tranh về chủ điểm Em muốn sống an toàn nhằm mục đích gì ?
+ Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi NTN ?
+ Yêu cầu HS nêu ý đoạn 1 và đoạn 2
* Ý1: Ý nghĩa và sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước đối với cuộc thi
+ GV gọi HS đọc đoạn còn lại trao đổi các câu hỏi:
H- Điều gì cho ta thấy các em nhận thức đúng về cuộc thi ?
H- Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em ?
H- Em hiếu “ thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ “ nghĩa là gì ?
H- ý đoạn này ?
Ý 2 : Nhận thức của các em nhỏ về cuộc sống an toàn bằng ngôn ngữ hội hoạ
+ GV giảng : Những dòng in đậm trên bản tin có tác dụng gì ?
+ Hs thảo luận rút ra ND bài
ND: bài đọc nói về sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn
+ GV yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp bài.
+ Yêu cầu HS tìm giọng đọc của bài.
+ GV treo bảng phụ giới thiệu đoạn văn hướng dẫn đọc diễn cảm.( theo SGK)
- Gọi 1 HS đọc trước lớp, GV theo dõi và sửa lỗi cho HS.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên.
+ Nhận xét và tuyên dương HS.
+ H: Theo em, vẽ về cuộc sống an toàn giao thông nói lên điều gì ?
+ Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau
- Hai em đọc
- Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ HS lắng nghe.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS đọc nối tiếp từng đoạn, lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS tìm hiểu nghĩa các từ khó.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ 1 HS đọc, lớp theo dõi.
+ Lớp lắng nghe GV đọc mẫu.
+ HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- UNICÈ , thẩm mĩ , nhận thức , khích lệ , ý tưởng , ngôn ngữ hội hoạ
- Em muốn sống an toàn
- Nói lên ước mơ , khát vọng của thiếu nhi ……
- Nhằm nâng cao ý thức , phòng tránh tai nạn cho HS
- Trong vòng 4 tháng đã có 50000 bức tranh gửi về …..
+ 2 HS nêu.
+ 3 HS nêu lại.
+ 1 em đọc
+ chỉ cần điểm tên ………
+ 60 bức tranh …..46 bức đoạt giải ………
+ Là thể hiện điều mình muốn nói qua những nét vẽ ……..
+ HS đọc nối tiếp.
+ Tóm tắt cho người đọc nắm được những thông tin và số liệu nhanh
+ HS nhắc lại nối tiếp
+ HS theo dõi, tìm giọng đọc hay
+ HS theo dõi và luyện đọc diễn cảm.
+1 HS đọc, lớp theo dõi.
+ Luyện đọc theo cặp.
+ Mỗi nhóm 1 em thi đọc.
+ HS lắng nghe.
+ HS suy nghĩ và trả lời.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:* Giúp HS:+ Củng cố về phép cộng các phân só
+ Rèn kĩ năng cộng phân số
II. Đồ dùng Thiết bị D-H: GV: Bảng phụ
HS:Đồ dùng học môn toán
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
( 3 phút)
2. Dạy bài mới:
Bài 1 : (5’)
Bài 2 :(9’)
Bài 3(10’)
Bài 4: (10’)
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
+ GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu nêu kết luận về tính chất cơ bản cộng các phân số và làm bài hướng dẫn thêm ở tiết trước.
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
GV giới thiệu bài.
+ GV yêu cầu HS tự làm
+ GV yêu cầu HS đọc kết quả của mình
+ GV nhận xét bài làm của HS
+ GV sửa bài
Hs tự làm
+H- Các phân số trong bài là các phân số cùng mãu số hay khác mẫu số ?
H:Vậy để thực hiện phép cộng các PS này chúng ta làm như thế nào ?
a)
+ Gv nhận xét
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
+Gv nhắc : mỗi phân số có nhiều cách rút gọn
+ Hs tự làm bài
+ Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Gọi HS đọc đè , tóm tắt đề
+ Hs làm bài
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS ghi nhớ cách cộng các phân số và làm bài làm thêm ở nhà.
-Hai em lên làm .. Lớp theo dõi và nhận xét.
+ 2 em lên bảng làm
+ Hs làm bài vào vở
+ HS lắng nghe và nhắc lại.
+ HS thực hiện
+Thực hiện phép cộng phân số
+ Là các phân số khác mau số
+ Chúng ta phải qui đồng các mẫu số ……..
+ Hs thực hiện
+Hs đổi chéo vở kiểm tra
+ Rút gọn rồi tính
+ Thực hiện
+ Có thể HS rút gọn trong nháp rồi thực hiện vào vở
Bài giải
Số đội viên tham gia tập hát và đá bóng là :
( số đội viên )
Đáp số : số đội viên
+ Nhận xét , sửa bài
CHÍNH TẢ: HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN
I. Mục tiêu:
+ Nghe viết chính xác , đẹp bài văn Hoạ Sĩ Tô Ngọc Vân
+ Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr / ch hoặc đấu hỏi, dấu ngã
II. Đồ dùng Thiết bị dạy – học
GV:+ Bảng phụ viết sẵn bài tập 2a hoặc 2b viết sẵn 2 lần vào bảng phụ
+ Viết sẵn các từ ngữ kiểm tra vaò 1 tờ giấy
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
( 3 phút)
2. Dạy bài mới :
*Hoạtđộng 1: Hướng dẫn viết chính tả (24 phút)
* Hoạt động 2: Luyện tập ( 10 phút)
3. Củng cố – dặn dò: (3 phút)
+ GV đọc các từ dễ lẫn, khó viết ở tuần trước cho HS viết.
+ Nhận xét bài viết của HS trên bảng.
GV giới thiệu bài.
+ Gọi Hs đọc lại đoạn văn trên , 1 em đọc phần chú giải
H: Hoạ sĩ TôNgọc Vân nổi danh với những bức tranh nào ?
H: Đoạn văn nói về điều gì ?
+ GV đọc lần lượt các từ khó viết cho HS viết:
+ Nhắc HS cần viết hoa các tên riêng : Tô Ngọc Vân , Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương , Cách mang tháng Tám , Anh mặt trời , Thiếu nữ bên Hoa Huệ , Điện Biên Phủ .
+ GV đọc cho HS viết bài.
+ GV đọc cho HS soát lỗi, báo lỗi và sửa lỗi viết chưa đúng.
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. Bài 2a
+ Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Gọi HS nhận xét, chữa bài.
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Giải thích : Từ chuyện được dùng trong cụm từ kể chuyện , câu chuyện , Từ truyện được dùng trong cụm từ : đọc truyện , quyển truyện , truyện kể, nhân vật trong truyện …….Chuyện là một chuỗi sự việc diễn ra có đầu có cuối , có thật hoặc do con người tưởng tượng ra . Còn truyện là tác phẩm văn học được in ra hoặc viết ra thành chữ
+ Nhận xét tiết học. Dặn HS đọc thuộc các đoạn thơ và viết bài văn Cái đẹp vào vở.
+ 3 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp rồi nhận xét trên bảng.
+ 2 HS đọc
- Đoạn văn nói về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân nổi danh với những bức tranh : Anh mặt trời , Thiếu nữ bên hoa Huệ , Thiếu nữ bên hoa sen …
+ Đoạn văn ca ngợi Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa …….
+ 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp.
+ HS lắng nghe và viết bài.
+ Soát lỗi, báo lỗi và sửa.
+ 1 HS đọc. 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
+ Nhận xét chữa bài.
+ Đáp án
+ Kể chuyện phải trung thành với truyện , phải kể đúng các tình tiết của câu chuyện , các nhân vật có trong truyện .Dừng biến giờ kể chuyện thành giờ đọc truyện
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ ba ngày 24 tháng 2 năm 2009
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu
+ Kể về một câu chuyện mà mình đã tham gia để góp phần giữ gìn xóm làng( đường phố, trường học) xanh sạch đẹp.
+ Biết sắp xếp các sự việc, tình tiết, hoạt động thành một câu chuyện.
+ Hiểu ý nghĩa các câu truyện mà các bạn đã kể.
+ Lời kể tự nhiên, chân thực, sáng tạo, kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
+ Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn theo những tiêu chí đã nêu.
II. Đồ dùng Thiết bị dạy học:
GV: + Tranh ảnh về các phong trào giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
+ Đề tài viết sẵn trên bảng lớp. Dàn ý kể chuyện viết sẵn vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
( 3 phút)
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài ( 5 phút)
*Hoạt động 2: kể trong nhóm( 10 phút)
* Hoạt động 3: Kể trước lớp ( 15 phút)
3. Củng cố, dặn dò:
( 3 phút)
+ GV gọi 2 HS lên bảng kể 1 câu chuyện đã được nghe hoặc đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác và nêu ý nghĩa câu chuyện.
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
GV giới thiệu bài.
+ GV gọi HS đọc đề bài
+ GV phân tích đề bài và dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: em đã làm gì, xanh, sạch, đẹp.
+ GV gọi HS đọc phần gợi ý SGK.
+ GV yêu cầu HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể.
+ Yêu cầu HS đọc gợi ý 2.
+ Yêu cầu HS kể trong nhóm.
+ GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn và gợi ý cho các nhóm.
+ Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
+ Nhắc HS lắng nghe bạn kể để tạo không khí sôi nổi trong giờ học.
+ Cho HS nhận xét và bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất.
+ Nhận xét tiết học, dặn HS luôn có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh và chuẩn bị bài sau.
-Hai em lên bảng kể .Lớp theo dõi và nhận xét bạn kể.
+ Lớp lắng nghe và 2 em nhắc lại.
+ 3 HS đọc đề bài.
+ Lớp chú ý theo dõi.
+ 2 HS lần lượt đọc.
- HS lắng nghe.
+ Lần lượt HS giới thiệu câu chuyện mình kể.
+ 2 HS đọc.
+ HS thực hiện kể trong nhóm.
+ Đại diện mỗi nhóm 1 em lên thi kể.
+ Theo dõi bạn kể và nhận xét, bình chọn.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I. Mục tiêu: + Hiểu được tác dụng và cấu tạo của câu kể Ai là gì?
+ Tìm đúng câu kể Ai là gì? trong đoạn văn.
+ Biết đặt câu kể Ai là gì? để giới thiệu hoặc nhận định về một nhân vật.
II. Đồ dùng Thiết bị dạy học
GV: + Bảng lớp chép sẵn đoạn văn ở bài tập 1.
+ Giấy khổ to ghi các phần a, b, c, ở bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
( 3 phút)
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ:
( 15 phút)
* Ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 2: Luyện tập. ( 15phút)
Bài 1 ( 7 phút)
Bài 2: ( 8 phút)
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
+ Gọi 3 HS lên bảng thực hiện các YC
- Đọc 1 câu tục ngữ thuộc chủ điểm: cái đẹp.
+ GV nhận xét và ghi điểm.
GV giới thiệu bài.
+ Cho 4 HS đọc nối tiếp nhau từng phần của phần nhận xét.
Bài 1, 2
+ Gọi HS đọc 3 câu được gạch chân trong đoạn văn.
H: Câu nào dùng để giới thiệu, câu nào nhận định về bạn Diệu Chi?
+ GV nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 3: + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS thảo luận, làm bài.
+ GV nêu: Các câu giới thiệu và nhận định về bạn Diệu Chi là kiểu câu kể Ai là gì?
H: Bộ phận CN và VN trong câu kể Ai là gì? Trả lời cho những câu hỏi nào?
Bài 4: + GV nêu yêu cầu: Hãy phân biệt 3 kiểu câu đã học Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?Để thấy chúng giống và khác nhau ở điểm nào?
+ Gọi HS phát biểu ý kiến.
H: Câu kể Ai là gì? gồm những bộ phận nào? Chúng có tác dụng gì?
H: Câu kề Ai là gì ? Dùng để làm gì?
+ Yêu cầu HS đặt câu kể Ai là gì? Để minh hoạ cho ghi nhớ.
+ Gọi HS đọc YC và nội dung bài tập.
+ Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Cho 3 HS làm vào giấy khổ to dán lên bảng, cả lớp cùng nhận xét.
+ GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bàn.
* GV hướng dẫn: Hãy tưởng tượng các em giới thiệu về gia đình mìnhvới các bạn trong lớp hoặc giới thiệu các bạn trong lớp với các bạn lớp khác. Trong lời giới thiệu đó các em nhớ dùng mẫu câu mà chúng ta vừa học 9ó là câu kể Ai là gì?
+ Gọi HS nói lời giới thiệu. GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho từng HS.
+ GV nhận xét tiết học.Dặn HS học thuộc ghi nhớ và hoàn thành bài tập 2 vào vở.
-Ba em lên làm.
-Lớp theo dõi, nhận xét.
+ HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
+ 4 HS nối tiếp nhau đọc.Lớp đọc thầm.
+ HS thực hiện yêu cầu.
+ Câu giới thiệu về bạn Chi: Đây là Diệu Chi,…trường tiểu học Thành Công.
+ Câu nhận định về bạn Diệu Chi: Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy.
+ 1 HS đọc.
+ HS lắng nghe.
+ Bộ phận CN trả lời cho câu hỏi Ai? Bộ phận VN trả lời cho câu hỏi Là gì?
+ HS suy nghĩ, trao đổi và trả lời câu hỏi:
- Giống nhau: Bộ phận CN cùng trả lời cho câu hỏi Ai? ( cái gì, con gì)
- Khác nhau: + Câu kể Ai làm gì?VN trả lời cho câu hỏi làm gì?
+ Câu kể Ai thế nào?VN trả lời cho câu hỏi thế nào?
+ Câu kể Ai là gì? VN trả lời cho câu hỏi là gì?
+ Câu kể Ai là gì? gồm 2 bộ phận CN và VN, Bộ phận CN trả lời cho câu hỏi Ai( cái gì, con gì)? Bộ phận VN trả lời cho Câu hỏi là gì?
+ Câu kể Ai là gì? dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.
+ 2 HS đọc trước lớp.
* Lần lượt HS đọc câu của mình.
+ 1HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS làm bài, 3 HS dán bài của mình lên bảng.
- Nhận xét bải của bạn.
+ 1 HS đọc.
+ HS thảo luận theo nhóm bàn.
+ Lớp lắng nghe.
+ 5 đến 7 em tiếp nối nhau giới thiệu.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
MĨ THUẬT (GV BỘ MÔN)
TOÁN: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu+ Giúp HS: Nhận xét phép trừ 2 phân số có cùng mẫu số.
+ Biết thực hiện phép trừ 2 phân số có cùng mẫu số.
II. Đồ dùng Thiết bị dạy học GV: 2 băng giấy hình chữ nhật có kích thước 1 dm x 6 dm
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạ động học
1. Kiểm tra bài cũ:
( 3 phút)
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bài (12 phút)
*Hoạtđộng 2: Luyện tập ( 20 phút)
Bài 1: ( 6 phút)
Baì 2: ( 7 phút)
Bài 3 ( 7 phút)
3. Củng cố. Dặn dò: ( 3 phút)
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài luyện thêm ở tiết trước.
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
GV giới thiệu bài.
+ GV nêu vấn đề: Từ băng giấy màu lấy để cắt chữ. Hỏi còn lại bao nhiêu phần băng giấy?
H: Có băng giấy, lấy đi bao nhiêu để cắt chữ?
+ GV thực hiện cắt băng giấy.
H: băng giấy, cắt đi băng giấy thì còn lại bao nhiêu phần băng giấy?
H: Vậy:
H: Để biết còn lại bao nhiêu phần của băng giấy ta làm phép tính gì?
H: Theo em làm thế nào để có:
H: Vậy muốn trừ 2 phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào?
+ Yêu cầu HS nhắc lại cách trừ 2 phân số có cùng mẫu số.
+ GV yêu cầu HS tự làm bài.
+ Nhận xét bài làm trên bảng.
a) ;
b)
+ Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài.
+ Gọi HS nhận xét.
* Kết quả đúng:
a)
b)
+ GV yêu cầu HS đọc bài.
+ GV yêu cầu HS tự làm bài.
Tóm tắt:
Huy chương vàng: tổng số
Huy chương bạc và đồng: …tổng số?
+ Nhận xét bài làm của HS.
* Nếu HS không giải được GV có thể gợi ý:
H: Em hiểu câu: Số huy chương vàng bằng tổng số huy chương của đoàn như thế nào?
+ Vậy ta có thể viết phân số chỉ số huy chương của cả đoàn là và thực hiện phép trừ để tìm số phần của huy chương bạc và đồng trong tổng số huy chương là: ta lại có nên phép trừ trên ta viết thành 1- =
+ GV nhận xét tiết học.
+ Hướng dẫn HS làm bài luyện thêm trong vở Bài tập
-Hai em nêu
-. Lớp theo dõi và nhận xét bạn làm trên bảng.
+ Lắng nghe và nhắc lại tên bài.
+ HS nghe và nêu lại vấn đề.
- Lấy đi băng giấy.
- HS theo dõi.
- Còn lại .
- HS trả lời:
+ Làm phép tính trừ.
+ Lấy 5- 3 = 2 được tử số của hiệu, mẫu số vẫn giữ nguyên.
+Muốn trừ 2 phân số cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ 2 và giữ nguyên mẫu số.
+ 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
+ Nhận xét bài làm của bạn.
+ 1 HS đọc. 2HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở rồi nhận xét bài trên bảng.
+ 1 HS đọc.
+ HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng giải.
Bài giải
Số huy chương bạc và đồng chiếm số phần là:
1 - = ( tổng số huy chương)
Đáp số: ( tổng số huy chương)
+ Nghĩa là tổng số huy chương của cả đoàn chia thành 19 phần thì số huy chương vàng chiếm 5 phần.
+ Lớp lắng nghe.
+ HS lắng nghe và ghi bài về nhà.
Thứ tư ngày 25 tháng 2 năm 2009
TẬP ĐỌC: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
I.Mục tiêu.
+ Đọc trôi chảy ,lưu loát bài thơ. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả gợi cảm :hòn lửa , sập cửa, căng buồm , gõ thuyền, xoăn tay , loé rạng đông, đội biển , huy hoàng,…
+ Đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc thể hiện được nhịp điệu khẩn trương, tâm trạng hào hứng của những người đánh cá trên biển.
+ Hiểu được các từ ngữ mới trong bài:tho
+ Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển ca, vẻ đẹp của lao động.
II. Đồ dùng Thiết bị dạy học.
GV: + Tranh minh hoạ bài thơ trong SGK.
+ Bảng phụ ghi sã¨n đoạn thơ , câu thơ cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học .
1.Kiểm tra bài cũ.
( 3 phút)
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
( 10 phút)
Hoạt đông 2: Tìm hiểu bài.. ( 15 phút)
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.( 10 phút)
3-Củng cố, dặn dò:
( 2 phút)
+ Gọi 3 HS lên bảng đọc nối tiếp bài: Vẽ về cuộc sống an toàn và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ GV nhận xét và ghi điểm.
GV giới thiệu bài.
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ của bài(3 lượt).
+ GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS phát âm chưa đúng, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài: thoi ,; biết nghỉ hơi tự nhiên, đúng nhiệp trong mỗi dòng thơ
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm bàn.
+ Gọi 1HS đọc.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài
+ Yêu cầu HS đọc thầm bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
H:Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào ? Những câu thơ nào cho em biết điều đó?
GV bổ sung : vì quả đất hình cầu nên có cảm tưởng mặt trời đang lặn dần xuống đáy biển
H Đoàn thuyền đánh cá trởvề vào lúc nào?. Những câu thơ nào cho em biết điều đó?
GV:Sao mờ , mặt trời đội biển nhô lên là thời điểm bình minh, những ngôi sao đã mờ, ngắm mặt biển có cảm tưởng mặt trời đang nhô lên.
H . Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển?
H. Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào?
- H. Bài thơ nói lên điều gì?
ND:Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển ca, vẻ đẹp của những người lao động trên biển.
+ Gọi HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ
+ GV giới thiệu đoạn cần luyện đọc : Từ đầu đến “Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
+ Yêu cầu HS luyện đọc.
+ Tổ chức cho HS thi đọc.
+ Nhận xét và ghi điểm.
+ Gọi HS nêu lại ND.
+ GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài tiết sau.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, lớp theo dõi và nhận xét .
-HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ
- HS luyện đọc trong nhóm bàn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe GV đọc mẫu.
+ HS đọc thầm.
+ HS phát biểu theo suy nghĩ của mình.
-Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn.Câu thơ mặt trời xuống biển như ngọn lửa cho biết điều đó.
-Đoàn thuyền trở về vào lúc bình minh. Những câu thơ Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng; Mặt trời đội biển nhô màu mới cho biết điều đó.
- Các câu thơ : Mặt trời xuống biển như hòn lửa- Sóng đã cài then , đêm sập cửa- Mặt trời đội biển nhô màu mới- Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
+ Đoàn thuyền ra khơi, tiếng hát của những người đánh cá cùng gió làm căng cánh buồm:Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
+ Lời ca của họ thật hay, thật vui vẻ, hào hứng:Hát rắng : cá bạc biển Đông lặng…Nuôi lớn đời ta từ buổi nào.
+ Công việc kéo lưới , những mẻ cá nặng được miêu tả thật đẹp:Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng… Lưới xếp buồmlên đón nắng hồng.
+ Hình ảnh đoàn thuyền thật đẹp khi trở về:Câu hát căng buồm với gió khơi , Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
- HS đọc thầm lại bài và nêu ND
- 2 HS đọc , lớp theo dõi tìm ra cách đọc.
- HS lắng nghe.
- Luyện đọc trong nhóm
- HS thi đọc hay, đọc thuộc lòng
( từng khổ, cả bài thơ)
- 2 HS nêu.
-HS lắng nghe và thực hiện.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI.
I. Mục tiêu:
+ Giúp HS luyện tập viết một số đoạn văn miêu tả cây cối. Yêu cầu viết từng đoạn hoàn chỉnh. Câu đúng ngữ pháp. Dùng từ hay. Sinh động, chân thực, giàu tình cảm.
II. Đồ dùng Thiết bị dạy học GV: Giấy khổ to viết đoạn văn chưa hoàn chỉnh vào giấy.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
( 3 phút)
2. Dạy bài mới:
Bài 1: ( 10 phút)
Bài 2: ( 20 phút)
3. Củng cố, dặn dò:
( 3 phút)
+ GV gọi 3 HS đọc đoạn văn viết về lợi ích của cây.
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
GV giới thiệu bài.
+ GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
+ Yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi: Từng nội dung dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối?
+ Gọi HS trình bày ý kiến.
+ Nhận xét kết luận lơì giải đúng.
+ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
+ GV hướng dẫn: Bốn đoạn văn của bạn Hồng Nhung được viết theo các phần trong dàn ý ở bài tập 1.
+ Yêu cầu HS tự viết đoạn văn.
+ Yêu cầu HS dán phiếu lên bảng và đọc đoạn văn của mình. GV sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho HS.
+ Gọi HS dưới lớp đọc bài của mình.
+ GV nhận xét và ghi điểm những em làm bài tốt.
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn thành bài văn hoàn chỉnh và chuẩn bị bài sau.
-Ba em đọc đoạn văn
-Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS nhắc lại tên bài.
+ 1 HS đọc.
+ Giới thiệu câu chuối :Phần mở bài.
+ Tả bao quát, tả từng bộ phận của câu chuối: Phần thân bài.
+ Nêu ích lợi của cây chuối: Phần kết bài.
+ HS đọc.
+ Lớp lắng nghe hướng dẫn.
+ HS tự viết bài của mình.
+ 3 HS lên bảng dán.Lớp theo dõi và nhận xét.
+ 3 em đọc.
+ HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu của GV.
TOÁN: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ (tiếptheo)
I. Mục tiêu :* Giúp HS :
+ Nhận biết phép trừ hai phân
File đính kèm:
- tuan 24.doc