A - Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức, giúp HS hiểu được cấu trúc của một văn bản văn học; hiểu rõ quá trình chuyển từ một văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
Về kỹ năng, giúp HS biết cách đọc hiểu khám phá cái hay cái đẹp về hình thức và nội dung của văn bản văn học.
Về thái độ, qua việc phân tích, khám phá các tầng cấu trúc của một số văn bản văn học nhằm giúp học sinh hình thành ý thức chủ động, tích cực trong tư duy hình tượng, bồi dưỡng tinh thần tự học, tinh thần khám phá cái mới để các em yêu hơn các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
B - Phương tiện thực hiện: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản thiết kế, phiếu học tập.
C - Cách thức tiến hành: - GV tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề kết hợp với diễn dịch và quy nạp.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu bài mới.
I - Tiêu chí chủ yếu của văn bản học
1. VBVH là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
VD: Đoạn trích: “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
- Hiện thực: người chinh phụ sống lẻ loi đợi chờ chồng đi chinh chiến trở về.
- Tâm trạng người chinh phụ: cô đơn, buồn tủi, xót xa.
2. VBVH được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.
VD: Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
- Ngôn từ đời thường nhưng có vần, nhịp (tính nghệ thuật), không có ý nghĩa thực dụng mà gợi về tình yêu nam nữ (tính thẩm mĩ) nhờ hình tượng (mận, đào).
3. VBVH được xây dựng bằng phương thức riêng – nói cụ thể hơn là mỗi văn bản văn học đều thuộc về một thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.
VD: Thơ thì có vần, điệu, tiết tấu, niêm luật, khổ thơ, câu thơ, Truyện thì có cốt truyện, nhân vật, kết cấu.
II - Cấu trúc của một văn bản học
1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa
a. Ngữ âm: nhịp điệu, âm thanh được gợi bởi ngôn từ nghệ thuật.
Ví dụ: (1) Tài cao phận thấp chí khí uất,
Giang hồ mê chơi quên quê hương. (Tản Đà)
(2) Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan,
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.
Anh đi, nghe tiếng đàn xuân ấy,
Ca ngàn năm: Ba Lan, Ba Lan, (Tố Hữu)
(3) Giật mình mình lại thương mình xót xa. (Nguyễn Du)
b. Ngữ nghĩa: từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, nghĩa đen đến nghĩa bóng.
Ví dụ 1: con chó sói: loài thú ăn thịt, hung dữ, độc ác => lòng lang dạ sói – để chỉ loại người bản chất nham hiểm, độc ác cần phải đề phòng.
Ví dụ 2: Từ ngôi sao nghĩa là “tỏa sáng”, chúng ta có ngôi sao điện ảnh, ngôi sao ca nhạc với hàm nghĩa khen ngợi, ngưỡng mộ.
Ví dụ 3: Mùa xuân: cây cối đâm chồi nảy lộc, tiết trời ấm áp ôn hòa, là mùa đẹp nhất trong năm => tuổi xuân: là tuổi đẹp nhất của con người, tràn đầy sức sống, nhiệt huyết,
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 10 nâng cao Tuần 31, tiết 92+93- Văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31, Tiết 92+93
VĂN BẢN VĂN HỌC
?
Lí luận văn học
A - Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức, giúp HS hiểu được cấu trúc của một văn bản văn học; hiểu rõ quá trình chuyển từ một văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
Về kỹ năng, giúp HS biết cách đọc hiểu khám phá cái hay cái đẹp về hình thức và nội dung của văn bản văn học.
Về thái độ, qua việc phân tích, khám phá các tầng cấu trúc của một số văn bản văn học nhằm giúp học sinh hình thành ý thức chủ động, tích cực trong tư duy hình tượng, bồi dưỡng tinh thần tự học, tinh thần khám phá cái mới để các em yêu hơn các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
B - Phương tiện thực hiện: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản thiết kế, phiếu học tập.
C - Cách thức tiến hành: - GV tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề kết hợp với diễn dịch và quy nạp.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu bài mới.
I - Tiêu chí chủ yếu của văn bản học
1. VBVH là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
VD: Đoạn trích: “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
- Hiện thực: người chinh phụ sống lẻ loi đợi chờ chồng đi chinh chiến trở về.
- Tâm trạng người chinh phụ: cô đơn, buồn tủi, xót xa.
2. VBVH được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.
VD: Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
- Ngôn từ đời thường nhưng có vần, nhịp (tính nghệ thuật), không có ý nghĩa thực dụng mà gợi về tình yêu nam nữ (tính thẩm mĩ) nhờ hình tượng (mận, đào).
3. VBVH được xây dựng bằng phương thức riêng – nói cụ thể hơn là mỗi văn bản văn học đều thuộc về một thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.
VD: Thơ thì có vần, điệu, tiết tấu, niêm luật, khổ thơ, câu thơ,…Truyện thì có cốt truyện, nhân vật, kết cấu.
II - Cấu trúc của một văn bản học
1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa
a. Ngữ âm: nhịp điệu, âm thanh được gợi bởi ngôn từ nghệ thuật.
Ví dụ: (1) Tài cao phận thấp chí khí uất,
Giang hồ mê chơi quên quê hương. (Tản Đà)
(2) Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan,
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.
Anh đi, nghe tiếng đàn xuân ấy,
Ca ngàn năm: Ba Lan, Ba Lan,… (Tố Hữu)
(3) Giật mình mình lại thương mình xót xa. (Nguyễn Du)
b. Ngữ nghĩa: từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, nghĩa đen đến nghĩa bóng.
Ví dụ 1: con chó sói: loài thú ăn thịt, hung dữ, độc ác => lòng lang dạ sói – để chỉ loại người bản chất nham hiểm, độc ác cần phải đề phòng.
Ví dụ 2: Từ ngôi sao nghĩa là “tỏa sáng”, chúng ta có ngôi sao điện ảnh, ngôi sao ca nhạc…với hàm nghĩa khen ngợi, ngưỡng mộ.
Ví dụ 3: Mùa xuân: cây cối đâm chồi nảy lộc, tiết trời ấm áp ôn hòa, là mùa đẹp nhất trong năm => tuổi xuân: là tuổi đẹp nhất của con người, tràn đầy sức sống, nhiệt huyết,…
Ví dụ 4: Con đỉa, dai như đỉa; mặt trời, mặt trời đi qua trên lăng,…
2. Tầng hình tượng
- Hình tượng văn học là mọi hình ảnh đời sống được nhà văn đưa vào tác phẩm bằng ngôn từ nghệ thuật – mang thông điệp.
- Hình tượng văn học có thể là hình ảnh thiên nhiên, tự nhiên, sự vật, con người: hoa sen, cây tùng, những chiếc ô tô (Bài thơ về tiểu đội xe…); anh thanh niên (lặng lẽ Sa Pa).
- Hình tượng văn học do tác giả sáng tạo ra, không hoàn toàn giống như sự thật của cuộc đời, nhằm gửi gắm ý tình sâu kín của mình với người đọc, với cuộc đời.
Ví dụ 1: Hình tượng hoa sen trong bài ca dao trong mục 2.
Hoa sen thơm ngát, tươi đẹp giữa chốn bùn lầy trở thành hình tượng ngợi ca phẩm chất cao quý của con người.
Ví dụ 2: Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Con cò trở thành một hình tượng nghệ thuật để chỉ sự tần tảo, vất vả, hi sinh, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam.
3. Tầng hàm nghĩa
Hàm nghĩa của VBVH là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản. Đọc tác phẩm văn học, xuất phát từ tầng ngôn từ, tầng hình tượng, dần dần người đọc nhận ra tầng hàm nghĩa của văn bản.
Phân tích bài ca dao về hoa sen và Câu chuyện bó đũa và chỉ ra hàm nghĩa: (GV cùng làm với học sinh).
GV chia lớp thành nhiều nhóm để tìm hàm nghĩa của các văn bản: Con cò mày đi ăn đêm, Bánh trôi nước, Đẽo cày giữa đường, Thầy bói xem voi, Hũ bạc của ông lão đốt than,…
* Lưu ý: Hàm nghĩa của văn bản văn học rất khó khám phá. Để hiểu được hàm nghĩa, ta cần phải đi từ tầng ngôn từ đến tầng hình tượng kết hợp với liên tưởng, tưởng tượng. Mức độ khám phá hàm nghĩa của VBVH phụ thuộc vào vốn sống, nhận thức, quan niệm, tư tưởng tình cảm…của người tiếp nhận.
III - Từ văn bản đến tác phẩm văn học
VB nếu cứ để trên giá sách, trong kho, trong thư viện không ai đọc thì đó chỉ là văn bản chết.
=> Nhưng nếu VBVH được con người tìm đọc - hiểu được các tầng nghĩa sâu xa của nó thì VBVH đã trở thành TPVH sống động, có ích, có ý nghĩa đối với người đọc, hoàn thành tâm nguyện của tác giả.
*Lao động văn chương có 3 đối tượng: tác giả - tác phẩm – bạn đọc. Khi nào văn bản được tiếp nhận (Có đời sống văn học) thì lúc ấy mới trở thành tác phẩm văn học.
IV – Luyện tập
Bài tập 1/SGK-121: Thường người yếu đuối sẽ dựa vào kẻ vững mạnh. Nhưng qua bài thơ Nơi dựa của Nguyễn Đình Thi, ta thấy, “Nơi dựa” ở đây là nơi dựa tinh thần: nơi con người tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống. Quả vậy, con người nên sống với tình yêu. Phải biết hy vọng vào tương lai và biết ơn với quá khứ. => GDHS: Các em dựa vào cha mẹ cả vật chất và tinh thần, và các em lại cũng chính là chỗ dựa, là niềm hy vọng để cha mẹ mình vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống. Vậy nên, mỗi chúng ta phải là chỗ dựa thật vững chắc cho người thân của mình. Tạo nên chỗ dựa vững chắc ấy bằng cách nào, thiết nghĩ các em đều biết.
Các em thấy được cái hay của một văn bản nghệ thuật: đọc xong, thấm thía thông điệp ta thấy tâm hồn mình phong phú hơn, có nhận thức tốt đẹp hơn. Khi các em thấy như thế thì lúc ấy các em đã hiểu văn bản.
Bài tập 2/SGK-122: Bài thơ Thời gian – Văn Cao
a. Chia bài thơ thành hai đoạn: Thời gian qua kẽ tay (trôi chảy nhẹ nhàng, im lặng, tưởng như yếu ớt). Thế nhưng, cùng với sự trôi đi của thời gian, cuộc đời và những kỷ niệm bị xóa nhòa, tàn tạ (làm khô những chiếc lá) và rơi vào quên lãng (như tiếng sỏi rơi vào giếng cạn).
Riêng những câu thơ còn xanh, Riêng những bài hát còn xanh. (nghệ thuật đạt tới độ tuyệt vời) sẽ tươi xanh mãi mãi (Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo), bất chấp thời gian.
Và đôi mắt em như hai giếng nước: “Đôi mắt em” – đôi mắt người yêu (kỉ niệm tình yêu); giếng nước long lanh, không cạn, gợi cảm giác trong mát ngọt lành.
b. Ý nghĩa toàn bài thơ: Thời gian tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ văn học nghệ thuật và kỷ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài.
Bài tập 3/SGK-BTVN: Bài thơ Mình và ta (tác giả và người đọc)
Bài tập 4/BTNC: Hãy khám phá hàm nghĩa của câu chuyện sau:
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại, vì vậy không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi những điều bất hạnh nhất, khó khăn nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng.
V. Củng cố: nắm vững cấu trúc 3 tầng của một văn bản văn học.
VI. Dặn dò: Soạn bài Thực hành các biện pháp tu từ: Điệp, đối.
* Rút kinh nghiệm - bổ sung: Hàm nghĩa của VBVH rất khó khám phá tuy nhiên hàm nghĩa lại là yếu tố sống còn để tác phẩm văn học vượt qua được thử thách nghiệt ngã của thời gian
Điểm
PHIẾU HỌC TẬP
Môn : Ngữ văn
Bài : Văn bản văn học
Thời gian thảo luận: 7 phút
Ngữ liệu
Nhớ lại truyện “Hũ bạc của ông lão đốt than”.
Cổ tích
Câu hỏi
1/ Xác định hình tượng trong văn bản.
2/ Hãy tìm những ấn ý mà tác giả muốn gửi gắm thông qua câu chuyện? Giải thích cách suy luận của nhóm.
Trả lời
Tên các thành viên nhóm: Thành viên tích cực:
Điểm
PHIẾU HỌC TẬP
Môn : Ngữ văn
Bài : Văn bản văn học
Thời gian thảo luận: 7 phút
Ngữ liệu
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cảnh mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao!
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Ca dao
Câu hỏi
1/ Xác định hình tượng trong văn bản.
2/ Hãy tìm những ấn ý mà tác giả muốn gửi gắm thông qua hình tượng Con cò? Giải thích cách suy luận của nhóm.
Trả lời
Tên các thành viên nhóm: Thành viên tích cực:
Điểm
PHIẾU HỌC TẬP
Môn : Ngữ văn
Bài : Văn bản văn học
Thời gian thảo luận: 7 phút
Ngữ liệu
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương – Bánh trôi nước)
Câu hỏi
1/ Xác định hình tượng trong văn bản.
2/ Ngoài việc miêu tả về bánh trôi nước, tác giả còn đề cập đến vấn đề gì? Giải thích cách suy luận của nhóm.
Trả lời
Tên các thành viên nhóm: Thành viên tích cực:
Điểm
PHIẾU HỌC TẬP
Môn : Ngữ văn
Bài : Văn bản văn học
Thời gian thảo luận: 7 phút
Ngữ liệu
Bây giờ Mận mới hỏi Đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì Đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
Ca dao
Câu hỏi
1/ Xác định hình tượng trong văn bản.
2/ Ngoài việc miêu tả về câu chuyện giữa Mận và Đào, tác giả còn muốn có ẩn ý gì? Giải thích cách suy luận của nhóm.
Trả lời
Tên các thành viên nhóm: Thành viên tích cực:
Điểm
PHIẾU HỌC TẬP
Môn : Ngữ văn
Bài : Văn bản văn học
Thời gian thảo luận: 7 phút
Ngữ liệu
Nhớ lại câu chuyện “Đẽo cày giữa đường” và trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi
1/ Xác định hình tượng trong văn bản.
2/ Điều sâu xa mà tác giả muốn nói, gửi gắm là gì? Giải thích cách suy luận của nhóm.
Trả lời
Tên các thành viên nhóm: Thành viên tích cực:
Điểm
PHIẾU HỌC TẬP
Môn : Ngữ văn
Bài : Văn bản văn học
Thời gian thảo luận: 7 phút
Ngữ liệu
Nhớ lại câu chuyện “Thầy bói xem voi” và trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi
1/ Xác định hình tượng trong văn bản.
2/ Điều sâu xa mà tác giả muốn nói, gửi gắm là gì? Giải thích cách suy luận của nhóm.
Trả lời
Tên các thành viên nhóm: Thành viên tích cực:
File đính kèm:
- VAN BAN VAN HOC(1).doc