BÀI 10: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày quy ước về chiều dòng điện, tác dụng của dòng điện, ý nghĩa của cường độ dòng điện.
- Viết được công thức định nghĩa cường độ dòng điện và độ giảm thế trên R là gì?
- Phát biểu định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở R.
- Nêu được khái niệm về dòng điện không đổi.
- Giải thích cấu tạo và vai trò của nguồn điện.
- Nêu được suất điện động là gì?
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - CT nâng cao - Tiết 13, Bài 10 - Dòng điện không đổi. Nguồn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
13
Ngày soạn: 14/10/2007
BÀI 10: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN
Mục tiêu
Kiến thức:
Trình bày quy ước về chiều dòng điện, tác dụng của dòng điện, ý nghĩa của cường độ dòng điện.
Viết được công thức định nghĩa cường độ dòng điện và độ giảm thế trên R là gì?
Phát biểu định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở R.
Nêu được khái niệm về dòng điện không đổi.
Giải thích cấu tạo và vai trò của nguồn điện.
Nêu được suất điện động là gì?
Kỹ năng:
Vận dụng được công thức và ξ.
Giải thích được tại sao nguồn điện có thể duy trì hiệu điện thế giữa hai đầu các cực của nó.
Viết được cácc công thức để tính một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại theo đơn vị tương ứng.
Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc, tích cực, chủ động trong học tập, thảo luận tích cực hợp tác với bạn bè.
Phương pháp
Kết hợp phương pháp phát vấn, phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp thuyết trình.
Chuẩn bị
Giáo viên:
Giáo án, SGK, SBT, STK.
Học sinh:
Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp: Nắm sĩ số
Kiểm tra bài củ:
Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề:
Ở THCS chúng ta đã biết dòng điện là gì biết nguồn điện tạo ra dòng điện trong mạch kín và nhiều hiểu biết khác về dòng điện. Trong bài hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một số đặc điểm của dòng điện. ta sẽ biết dòng điện không đổi là gì? và vì sao nguồn điện có thể tạo ra dòng điện.
Vì sao thiết bị điện hoạt động được?
- Dòng điện qua quạt, bàn là, bếp điện, đèn ô tô, mô tô có gì khác nhau?
- Dòng điện một chiều còn gọi là dòng điện không đổi. Vậy dòng điện không đổi được tạo ra như thế nào? Có đặc điểm, tính chất gì? Để trả lời chúng ta tiến hành nghiên cứu chương II, bài “Dòng điện không đổi - Nguồn điện”.
Triển khai bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Một số kiến thức cần nắm
HS : Thảo luận nhóm trả lời các kiến thức đã được học ở THCS
GV:
* Dòng điện là gì?
* Chiều dòng điện được quy ước như thế nào?
* Chiều dòng điện được quy ước cùng chiều dịch chuyển của điện tích nào?
* Hãy nêu các tác dụng của dòng điện ?
Dòng điện – Các tác dụng của dòng điện.
a. Dòng điện là dòng các điện tích chuyển động có hướng .
- Các hạt tải điện: electron tự do, ion dương và ion âm.
- Quy ước: dòng điện có chiều dịch chuyển của điện tích dương.
b. Tác dụng của dòng điện: tác dụng từ, nhiệt, hoá học, sinh lí Tác dụng từ là tác dụng đặc trưng của dòng điện.
Hoạt động 2: Cường độ dòng điện - Định luật Ôm
GV: Yêu cầu HS trình bày các hiểu biết của mình về cường độ dòng điện : Định nghĩa, đơn vị, cách đo
GV: Xét trong khoảng thời gian Dt có một lượng điện tích (điện lượng) Dq chuyển qua tiết diện thẳng S. Tính số điện tích di chuyển qua tiết diện S trong một đơn vị thời gian.
GV : Hãy phát biểu định nghĩa dòng điện không đổi.
GV : Yêu cầu học sinh nhắc lại định luật Ôm đã được học ở lớp 9.
HS : Phát biểu định luật. viết biểu thức định luật
GV: Thông báo I.R là độ giảm điện thế trên điện trở R. Lưu ý: VA >VB.
GV: Sử dụng bảng phụ để thông báo yêu cầu và kết quả khảo sát đặc tuyến vôn – ampe
Cường độ dòng điện - Định luật Ôm.
Định nghĩa:
* Nhận xét: Trong cùng một đơn vị thời gian lượng điện tích chuyển qua tiết diện dây dẫn thẳng càng nhiều thì cường độ dòng điện càng lớn.
* Định nghĩa: SGK
* Biểu thức:
* Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ dòng điện không đổi theo thơi gian.
1µA = 10-6A. hoặc 1mA = 10-3A.
Định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ có điện trở R.
- Định luật: (sgk).
hay UAB = VA – VB = I.R.
* I.R là độ giảm điện thế trên điện trở R.
c. Đặc tuyến vôn – Ampe: (sgk)
Hoạt động 3: Nguồn điện-Suất điện động của nguồn điện
GV: Nguồn điện là thiết bị tạo ra dòng điện. Có 2 cực (+) và (-).
GV: Phân tích và hướng HS hiểu về lực lạ theo SGK: F = Fl + Fd
HS :Xác định chiều dòng điện khi nối hai cực của nguồn bằng một vật dẫn
GV: Thông báo đại lượng suất điện động và kí hiệu ξ
GV: Thông báo định nghĩa suất điện động theo SGK và công thức ξ = .
GV chú ý cho học sinh mỗi nguồn điện đều có : ξ và r (r: điện trở trong của nguồn điện).
Khi mạch hở thì ξ = U giữa hai cực của nguồn điện.
Nguồn điện.
Nguồn điện có hai cực: cực (+) và cực (-)
Fl : lực lạ để tách e ra khỏi nguyên tử trung hoà về điện để tạo các hạt tải điện.
Nối hai cực của nguồn điện bằng vật dẫn → dòng điện.
- Bên ngoài nguồn điện, chiều dòng điện: cực dương → vật dẫn → cực âm.
- Bên trong nguồn điện, chiều dòng điện: cực âm → cực dương.
Suất điện động của nguồn điện.
- Định nghĩa: (sgk).
- Biểu thức: ξ.
* Nguồn điện: ξ. r (r: điện trở trong).
*ξ = U khi mạch hở.
Củng cố:
GV: Cho học sinh làm các bài tập trắc nghiệm trong SGK để cũng cố kiến thức.
Hướng dẫn học sinh giải bài tập 3 SGK.
Phát biểu định nghĩa suất điện động, viết biểu thức tính suất điện động của nguồn điện? Nguồn điện có phải là một nguồn năng lượng không? Tại sao?
Dặn dò:
Soạn bài mới: “Pin và Ắcquy”
Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của Pin Vônta và Ắcquy chì.
File đính kèm:
- TIET 13.docx