I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Qua bài học giúp sinh viên hiểu được:
- Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
2. Về kỹ năng
Giúp sinh viên phân biệt được sự khác nhau của giai cấp công nhân với các giai tầng khác trong xã hội. Phân tích và làm sáng tỏ điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Phân tích được hai giai đoạn nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
3. Về thái độ
Giúp sinh viên phê phán những quan điểm sai trái phủ nhân sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Nhận thức sâu sắc nhân tố quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, trong đó có vai trò quan trọng của Đảng Cộng sản.
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12543 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Xã hội Chương VII: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN BÀI:
CHƯƠNG VII: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ
CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Tiết 1: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Qua bài học giúp sinh viên hiểu được:
Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
2. Về kỹ năng
Giúp sinh viên phân biệt được sự khác nhau của giai cấp công nhân với các giai tầng khác trong xã hội. Phân tích và làm sáng tỏ điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Phân tích được hai giai đoạn nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
3. Về thái độ
Giúp sinh viên phê phán những quan điểm sai trái phủ nhân sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Nhận thức sâu sắc nhân tố quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, trong đó có vai trò quan trọng của Đảng Cộng sản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
Gồm 2 đơn vị kiến thức trọng tâm:
Khái niệm, đặc trưng, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Địa vị kinh tế - xã hội và đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp dạy học
Sử dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề.
Phương tiện dạy học
Giáo trình: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Phấn, bảng, máy chiếu, máy tính…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sí số
Tổ chức dạy học, giảng bài mới
GIỚI THIỆU BÀI
Trong quá trình xây dựng và phát triển học thuyết của mình C.Mác có 3 sáng kiến vĩ đại: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết giá trị thặng dư và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Vậy sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì? Để biết được điều này hôm nay mời chúng ta vào bài mới “Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa”, mà cụ thể chúng ta cùng tìm hiểu phần đầu tiên của bài là phần 1 sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Ta biết rằng chủ nghĩa Mác được cấu thành từ ba bộ phận: triết hoc duy vật, kinh tế chính trị, và chủ nghĩa xã hội khoa học. Các bạn đã được tìm hiểu 2 bộ phận đầu tiên là triết học và kinh tế chính trị. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần cuối cùng chủ nghĩa xã hội khoa học, mà Mác viết là lý luận của chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa xã hội khoa học.
Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu là chương VII: sứ mệnh lịch sử của GCCN và cách mạng XHCN.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
GV: (SỨ MỆNH LÀ VAI TRÒ, TRỌNG TRÁCH).
Vậy GCCN là gì? Sứ mệnh lịch sử của GCCN là gì? Tại sao GCCN lại có sứ mệnh như vậy? chúng ta tìm hiểu phần đầu tiên, 1.
Thư nhất, khái niệm GCCN
GV: Hỏi
Theo các em GCCN xuất hiện khi nào?
SV: Trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
GV: giảng
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (02/1848) Mác – Ăngghen có viết rằng: GCTS không chỉ tạo ra vũ khí giết mình mà còn tạo ra người sử dụng vũ khí đó, đó chính là GCCN.
GV: Chuyển ý
Vậy thì làm thế nào để phân biệt được GCCN với các giai tầng khác trong xã hội thì chúng ta đi tìm hiểu đặc trưng của GCCN.
Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ GCCN nhưng dù thế nào đi nữa thì theo Mác – Ăngghen chúng vấn chỉ mang hai đặc trưng căn bản sau:
Đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt GCCN hiện đại với người thợ thủ công trong xã hội phong kiến và người thợ thủ công trong công trường thủ công.
Mác viết rằng: trong công trường thủ công hoặc trong các nghề thủ công, CN sử dụng công cụ của mình còn trong công xưởng, CN phục tùng máy móc
GV: giảng
Chính tiêu chí này mà Mác gọi GCCN là GCVS và cũng chính từ tiêu chí này mà GCVS trở thành lực lượng đối kháng trực tiếp với GCTS.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì GCCN chính là những người buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hành hóa, tức là một hành hóa đem bán đi bất cứ lúc nào.
GV:
Từ hai đặc trưng trên, trong tác phẩm “ những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản”, Ăng ghen đưa ra định nghĩa về GCCN (tr. 360): “ GCVS là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán sức lao động của mình, chứ không phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ tư bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết, toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ thuộc vào số cầu về lao động, tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào những sự biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi. Nói tó lại, giai cấp vô sản hay giai cấp những người vô sản là giai cấp lao động trong thế kỷ XIX”…”GCVS là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra…”
Lê nin phát triển học thuyết của Mác – Ăngghen trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, Lênin đã hoàn thiện thêm khái niệm GCCN:
+ Sự phân chia giai cấp trong xã hội phải dựa vào địa vị khác nhau của các tập đoàn người trong quan hệ với TLSX, trong tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm.
+ Qua thực tiễn cách mạng ở Nga, Lênin đã làm sáng rõ hơn vai trò của GCCN trong quá trình lãnh đạo cách mạng XHCN, trong xây dựng CNXH.
GV: Hỏi
Có quan niệm cho rằng ngày nay GCCN đã có sự thay đổi, những đặc trưng cơ bản không còn đúng nghĩa, nó có đúng hay không?
GV: giải thích
Ngày nay, với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ của CNTB từ nửa sau thế kỷ XIX GCCN đã có những thay đổi căn bản so với trước.
- Thứ nhất, về phương thức lao động: Nếu GCCN trong thế kỷ XIX chủ yếu là lao động cơ khí, chân tay đến nay công nhân có trình độ tri thức ngày càng cao, ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
- Thứ hai, về phương diện đời sống: một bộ phận công nhân đã có một số tư liệu sản xuất, có cổ phần trong các công ty, doanh nghiệp nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn giai cấp tư sản. Còn đại đa số LLSX vẫn nằm trong tay các nhà tư bản lớn. GCCN vẫn phải bán sức lao động cho nhà tư bản.
Có thể nói, những đặc trưng cơ bản trên của GCCN cho đến nay vấn con nguyên giá trị, vấn là cơ sở lí luận để chúng ta nghiên cứu hiện đại, đặc biệt làm rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Xuất phát từ quan điểm của M – Ă, và L về GCCN, nghiên cứu những biến đổi của GCCN trong giai đoạn hiện nay, có thể định nghĩa GCCN là (tr. 362)
GV: Từ khái niệm và đặc trưng của GCCN và sứ mệnh lịch sử của GCCN. Vậy nội dung của sứ mệnh lịch sử của GCCN là gì? Chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu về nội dung của sứ mệnh lịch sử của GCCN.
GV: Chuyển ý
Trong mỗi thời kỳ chuyển biến cách mạng từ hình thái kinh tế - xã hội (HTKT-XH) này sang HTKT-XH khác cao hơn luôn có một giai cấp cách mạng đóng vai trò chủ yếu. Giai cấp cách mạng này có sứ mệnh lịch sử là thủ tiêu xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phù hợp với tiến trình phát triển khách quan của lịch sử.
Trong tác phẩm: “Chống Đuyrinh” nói về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân.( tr 363): “Phương thức sản xuất TBCN tạo ra một lực lượng bị buộc phải hoàn thành cuộc cách mạng ấy nếu không thì sẽ bị diệt vong” và “ thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, đó là sứ mệnh ls của GCVS hiện đại”
GV: Theo quan điểm của M – Ă việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN cần phải trải qua hai bước:
Hai bước này quan hệ chặt chẽ với nhau: GCCN không thực hiện được bước thứ nhất thì cũng không thực hiện được bước thứ hai nhưng bước thứ hai là quan trọng nhất để GCCN hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Lưu ý: Để hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của GCCN nhất định phải tập hợp được các tầng lớp nhân dân lao động xung quanh nó, tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng xóa bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng. Đó là một quá trình hết sức lâu dài và khó khăn.
GV: Liên hệ Việt Nam:
Nội dung cơ bản của sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam được thể hiện thông qua hai giai đoạn cách mạng cơ bản:
+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa
Hoạt động 2
Từ khái niệm của giai cấp công nhân và nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN ở trên ta tự hỏi rằng vì sao GCCN lại có sứ mệnh lịch sử như vậy? Em nào biết được điều này thì nêu lên ý kiến?
Sứ mệnh lịch sử của GCCN không phải do ý muốn chủ quan của các nhà kinh điển hay do ý muốn của GCCN mà nó phụ thuộc vào điều kiện khách quan của lịch sử. Chúng ta sang phần 2: những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN.
GV: giải thích, kết luận
LLSX TLSX
Người lao động
Trong đó người lao động được xem là yếu tố quan trọng nhất vì chính người lao động là người tạo ra TLSX và sử dụng chúng vào trong sản xuất.
Trong CNTB GCCN là gc gắn liền với LLSX tiên tiến nhất, là LL quyết định phá vỡ QHSX TBCN. LLSX ngày càng hiện đại hóa, mang tính xhh cao. Trong khi đó QHSX TBCN dựa trên sở hữu TNhân về TLSX. Từ chỗ đóng vai trò là yếu tố mở đường cho LLSX phát triển, QHSX đã trở thành vật chướng ngại kìm hãm LLSX phát triển. Dẫn đến mâu thuẫn giưa GCCN và GCTS. Tất yếu sứ mệnh ls là của GCCN.
GV: giải thích
Mâu thuẫn giưa một bên là GC bóc lột muốn duy trì chế độ của mình, với một bên là bị bóc lột muốn xóa bỏ chế độ đó
Giai cấp công nhân có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân lao động. Do vậy, tạo ra khả năng cho giai cấp này có thể đoàn kết với các giai cấp khác để đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng mình và giải phóng cho toàn xã hội.
GV:
Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân khác với giai cấp khác đó là:
Vì: GCCN là giai cấp đại diện cho LLSX tiên tiến nhất, có trình độ học vấn cao, GCCN sống trong xã hội văn minh hiện đại có điều kiện mở mang tầm hiểu biết về mọi mặt, tiếp thu những thành tựu mới nhất của nhân loại để áp dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
GV: tinh thần cách mạng triệt để nhất?
+ Mục tiêu của GCCN là xóa bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người, xóa bỏ tân gốc chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sx.
+ Về tư tưởng: GCCN được vũ trang bởi hệ tư tưởng tiên tiến đó là học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin và đội tiên phong là Đảng Cộng sản lãnh đạo.
GV: Hỏi
Vì sao GCCN lại có ý thức tổ chức, kỷ luật cao vậy?
SV: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, giải thích.
Vì: GCCN làm việc trong môi trường sản xuất tập trung và có trình độ kĩ thuật ngày càng cao, cơ cấu sản xuất chặt chẽ. Do đó đã tôi luyện cho GCCN hiện đại tính tổ chức và kỷ luật cao cùng với tác phong công nghiệp.
VD: Trong việc may mặc: Trong việc may một cái áo cần nhiều khâu, nhiều công đoạn khác nhau, và hoạt động trên dây truyền tự đông, không chờ một ai, mà mỗi công nhân lại phụ trách một khâu trong số đó, nên bắt buộc công nhân phải đi làm đúng giờ. Nếu một công nhân đến muộn hoặc nghỉ thì khâu đó chưa hoàn thành. Vì vậy, dây chuyền hoạt động sản xuất bị lỗi, hoạt động không đều làm tổn hại đến doanh thu, đến công việc của những người còn lại… Cho nên, GCCN cần có ý thức kỷ luật, tổ chức là do điều kiện lao động quy định
Liên hệ: tại sao GCCN Việt Nam có ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao?
Vì: GCTS không chỉ bóc lột GCCN ở chính quốc mà còn bóc lột GCCN ở các nước thuộc địa. Ngày nay, với sự pt mạnh mẽ của LLSX, sx mang tính toàn cầu hóa. TB đầu tư sang các nước khác, có sự bóc lột CN các nước. GCTB hiện nay đã pt ra toàn cầu vì vậy muốn xóa bỏ chế độ TBCN thì GCCN cần phải hợp tác, gắn bó với nhau thì mới có thể lất đổ chế độ TB.
GV: Hướng dẫn SV tự học phần:
GV:
Bên cạnh tính khách quan của sứ mệnh lịch sử thì GCCN cần phải có vai trò của các yếu tố chủ quan. Trong đó đặc biệt là vai trò to lớn của Đảng Cộng sản.
GCCN muốn thực hiện được sứ mệnh LS của mình thì trước hết phải thiết lập nên chính đảng của mình. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyêt định đầu tiên đảm bảo cho GCCN hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình
+ Đảng Cộng sản mang bản chất của giai cấp công nhân.
+ Đảng Cộng sản là đại biểu một cách triệt để và trung thành với lợi ích của GCCN và nhân dân lao động.
+ Đảng Cộng sản lấy CN Mác – Lenin làm kim chỉ nam, nền tảng tư tưởngcho mọi hành động. Đảng Cộng sản không ngừng nâng cao năng lực phẩm chất chính trị, gắn bó mật thiết với nhân dân, có năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn.
GV: giải thích
- Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân, đại diện cho lợi ích và trí tuệ của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động.
- Đảng có nhiệm vụ vận dụng sáng tạo CN Mác – Lênin, phân tích đúng đắn hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
* Lưu ý: Với một Đảng Cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp. Đảng và giai cấp là thống nhất, nhưng Đảng có trình độ lí luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo cả giai cấp và dân tộc. Vì thế không thể lẫn lộn Đảng với giai cấp được.
Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a) Khái niệm giai cấp công nhân
Về mặt thuật ngữ: Khi sử dụng khái niệm GCCN, Mác và Ăngghen đã dùng một số thuật ngữ khác nhau để biểu đạt khái niệm đó như: giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp…
Song dù dùng thuật ngữ nào đi chăng nữa thì nó cũng chỉ 1 khái niệm GCCN.
Nguồn gốc ra đời của GCCN:
GCCN xuất hiện cùng với sự xuất hiện của phương thức sản xuất TBCN.
+ GCVS là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra.
+ Là con đẻ của nền đại công nghiệp.
Đặc trưng cơ bản của GCCN:
- Về phương thức lao động của GCCN:
+ GCCN là những người lao động công nghiệp, sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp.
+Là người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, ngày càng có trình độ xã hội hóa cao.
- Về địa vị của GCCN trong hệ thống quan hệ sản xuất (QHSX) TBCN: đó là những người lao động không có tư liệu sản xuất (TLSX), phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư.
“GCCN là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền SX công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của LLSX có tính chất XHH ngày càngcao; là LLSX cơ bản và tiên tiến, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH. Ở các nước TBCN, GCCN là những người không có hoặc về cơ bản không có TLSX phải làm thuê cho GCTS và bị GCTS bóc lột giá trị thặng dư; Ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những TLSX chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ”.
Kết luận: Qua đó chúng ta đã hiểu một cách linh hoạt, đúng đắn hơn nội hàm của khái niệm GCCN để từ đó chống lại quan điểm của kẻ cơ hội, xét lại muốn phủ nhận GCCN, sứ mệnh lịch sử của GCCN.
b) Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN
Một giai cấp muốn thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình cần có những điều kiện sau: Giai cấp đó phải đứng ở vị trí trung tâm trong thời kỳ lịch sử nhất định; Giai cấp đó phải đại diện cho khuynh hướng tiến bộ của lịch sử.
Trong thời đại ngày nay GCCN là giai cấp đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử vì:
GCCN là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại, lực lượng đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng phát triển của phương thức sản xuất tương lai; do vậy, về mặt khách quan nó là giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ mọi chế độ TBCN, xóa bỏ mọi chế độ áp bức, bóc lột và xây dựng một xã hội mới – xã hội XHCN và CSCN.
+ Bước một: Giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền nhà nước và biến TLSX trước hết thành sở hữu nhà nước
+ Bước hai: Giai cấp vô sản cũng tự thủ tiêu với tư cách là giai cấp vô sản, chính vì thế mà nó cũng xóa bỏ mọi phân biệt giai cấp và mọi đối kháng giai cấp, nó lãnh đạo nhân dân lao động thông qua chính đảng của nó, tiến hành tổ chức xây dựng xã hội mới – XHCN.
Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN
a) Địa vị kinh tế xã hội của GCCN trong xã hội TBCN
- Thứ nhất, GCCN là lực lượng tiên tiến nhất trong xã hội
- Thứ hai, GCCN trong xã hội TBCN là giai cấp không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, là người lao động làm thuê, phải chịu mọi sự may rủi trong cạnh tranh, sự lên xuống của thị trường. Một bên là giai cấp bị bóc lột (GCCN) và một bên là giai cấp bóc lột (GCTS). Do đó có sự mâu thuẫn với nhau về lợi ích, cho nên về cơ bản đối lập trực tiếp với giai cấp tư sản.
- Thứ ba, GCCN có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân.
+ đều là những người lao động làm thuê cho TB
+ bị tư bản bóc lột m
+ đều có nguyện vọng xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN để xây dựng chế độ công hữu
Như vậy, địa vị KT – XH của GCCN đã quy định sứ mệnh lịch sử của mình và nó cũng là nhân tố quy định đặc điểm chính trị, xã hội của GCCN
b) Những đặc điểm chính trị - xã hội của GCCN
- Thứ nhất: GCCN là giai cấp tiên phong cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt để nhất
ĐỦ SỨC MẠNH ĐI ĐẦU ĐỂ LÔI KÉO CÁC TẦNG LỚP KHÁC CHỐNG LẠI CNTS.
- Thứ hai: GCCN là giai cấp có ý thức tổ chức, kỷ luật cao.
- Thứ ba: GCCN có bản chất quốc tế
Kết luận: Từ sự phân tích về địa vị KT – XH và những đặc điểm chính trị - xã hội của GCCN chính đó là cơ sở khách quan để GCCN có sứ mệnh lịch sử đấu tranh chống lại chế độ TBCN và từng bước xây dựng xã hội XHCN và CSCN trên phạm vi toàn thế giới.
3) Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN.
a) Tính tất yếu của sự hình thành, phát triển chính đảng của GCCN
- Tính tất yếu
.
b) Mỗi quan hệ giữa Đảng Cộng sản và GCCN
Đảng Cộng sản và GCCN có mối quan hệ hữu cơ, máu thịt không thể tách rời, biện chứng với nhau. Mục đích và lợi ích của Đảng và GCCN là thống nhất.
Kết luận chung: qua tiết học vừa rồi chúng ta đã tim hiểu được toàn bộ nội dung về sứ mệnh lịch sử của GCCN, về khái niệm, nội dung, những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN.
File đính kèm:
- chu nghia xa hoi.doc