Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học Lớp 11 chương trình nâng cao

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được khái niệm về sự điện li, chất điện li.

Hiểu được nguyên nhân tính dẫn điện của dung dịch chất điện li và cơ chế của quá trình điện li.

Kĩ năng

 Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

 Phân biệt được chất điện li, chất không điện li.

B. Trọng tâm

 Bản chất tính dẫn điện của chất điện li (nguyên nhân và cơ chế đơn giản)

 Viết phương trình điện li của một số chất.

C. Hướng dẫn thực hiện

 Hình thành khái niệm chất điện li bằng thực nghiệm (có TN phản chứng về chất không điện li).

 Dựa vào kiến thức về dòng điện đã học trong Vật lí lớp 9 để thấy nguyên nhân dẫn điện của các chất điện li (phân biệt rõ phần tử nào tích điện dương, phần tử nào tích điện âm và trị số điện tích bằng bào nhiêu trong một phân tử chất điện li)

  Hình thành khái niệm chất điện li, phân biệt được chất điện li và chất không điện li từ thí nghiệm và giải thích được nguyên nhân tính dẫn điện (theo A-re-ni-ut ) là do trong dung dịch có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.

 Từ cấu tạo phân tử H2O có cấu tạo dạng góc và sự hình thành liên kết O-H trong phân tử để giải thích được phân tử H2O là phân tử có cực. Từ đó giải thích cơ chế của quá trình điện li của NaCl trong nước, quá trình điện li của HCl trong nước.

 Dùng phép mô phỏng để phân tích:

 + Cấu trúc lưỡng cực của phân tử nước

 + Cơ chế của sự điện li HCl, NaOH và NaCl trong nước.

 Viết phương trình điện li dựa vào bảng tính tan của các chất, những chất được kí hiệu “T” thì phương trình điện li sử dụng mũi tên một chiều (), những chất được kí hiệu “K” thì không viết phương trình điện li hoặc nếu viết phương trình điện li thì sử dụng mũi tên hai chiều ( ) để biểu diễn cân bằng điện li giữa một phần tan cân bằng với phần không tan.

 Luyện tập: + Nhận biết được chất điện li

 + Giải thích cơ chế sự điện li của axit, bazơ, muối tan.

 

doc37 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học Lớp 11 chương trình nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vô gi¸o dôc trung häc Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o H­íng dÉn thùc hiÖn chuÈn kiÕn thøc kÜ n¨ng Cña ch­¬ng tr×nh gi¸o dôc phæ th«ng M«n ho¸ häc líp 11 Ch­¬ng tr×nh n©ng cao Hµ néi - 2009 CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI Bài 1: SỰ ĐIỆN LI A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được khái niệm về sự điện li, chất điện li. Hiểu được nguyên nhân tính dẫn điện của dung dịch chất điện li và cơ chế của quá trình điện li. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li. - Phân biệt được chất điện li, chất không điện li. B. Trọng tâm - Bản chất tính dẫn điện của chất điện li (nguyên nhân và cơ chế đơn giản) - Viết phương trình điện li của một số chất. C. Hướng dẫn thực hiện - Hình thành khái niệm chất điện li bằng thực nghiệm (có TN phản chứng về chất không điện li). - Dựa vào kiến thức về dòng điện đã học trong Vật lí lớp 9 để thấy nguyên nhân dẫn điện của các chất điện li (phân biệt rõ phần tử nào tích điện dương, phần tử nào tích điện âm và trị số điện tích bằng bào nhiêu trong một phân tử chất điện li) - Hình thành khái niệm chất điện li, phân biệt được chất điện li và chất không điện li từ thí nghiệm và giải thích được nguyên nhân tính dẫn điện (theo A-re-ni-ut ) là do trong dung dịch có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion. - Từ cấu tạo phân tử H2O có cấu tạo dạng góc và sự hình thành liên kết O-H trong phân tử để giải thích được phân tử H2O là phân tử có cực. Từ đó giải thích cơ chế của quá trình điện li của NaCl trong nước, quá trình điện li của HCl trong nước. - Dùng phép mô phỏng để phân tích: + Cấu trúc lưỡng cực của phân tử nước + Cơ chế của sự điện li HCl, NaOH và NaCl trong nước. - Viết phương trình điện li dựa vào bảng tính tan của các chất, những chất được kí hiệu “T” thì phương trình điện li sử dụng mũi tên một chiều (®), những chất được kí hiệu “K” thì không viết phương trình điện li hoặc nếu viết phương trình điện li thì sử dụng mũi tên hai chiều () để biểu diễn cân bằng điện li giữa một phần tan cân bằng với phần không tan. - Luyện tập: + Nhận biết được chất điện li + Giải thích cơ chế sự điện li của axit, bazơ, muối tan... Bài 2: PHÂN LOẠI CÁC CHẤT ĐIỆN LI A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Hiểu được : - Khái niệm về độ điện li, hằng số điện li. - Chất điện li mạnh, chất điện li yếu và cân bằng điện li, ảnh hưởng của sự pha loãng đến độ điện li. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm để phân biệt được chất điện li mạnh, chất điện li yếu. - Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu. - Giải được một số bài tập có nội dung liên quan. B. Trọng tâm - Phân biệt được chất điện li mạnh, yếu dựa vào độ điện li (a) - Áp dụng độ điện li (a) trong cân bằng điện li C. Hướng dẫn thực hiện - Dùng TN để thấy mức độ mạnh, yếu của chất điện li. Từ thí nghiệm phân biệt được chất điện li mạnh, chất điện li yếu, hình thành khái niệm độ điện li, các chất khác nhau có độ điện li khác nhau. Độ điện li chỉ mức độ phân li ra ion của chất điện li trong dung dịch. - Giới thiệu độ điện li (a) và sử dụng để phân biệt chất điện li mạnh, yếu. Viết biểu thức tính độ điện li a. - Dựa vào biểu thức tính độ điện li α xác định chất điện li mạnh(a = 1), chất điện li yếu (0 < a <1). Quá trình điện li đạt đến trạng thái cân bằng gọi là cân bằng điện li. - Chú ý: cân bằng điện li được thiết lập đối với chất điện li yếu nên cân bằng điện li và độ điện li có quan hệ mật thiết với nhau, những yếu tố ảnh hưởng đến độ điện li (như bản chất chất điện li, sự pha loãng...) cũng ảnh hưởng đến cân bằng điện li. - Cân bằng điện li là cân bằng động cũng dịch chuyển theo nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê. - Áp dụng tính nồng độ mol ion trong phản ứng trao đổi ion. - Luyện tập: + Xác định chất điện li mạnh yếu dựa vào độ điện li + Tính nồng độ mol của ion trong dung dịch khi biết độ điện li và ngược lại + Xét sự biến đổi độ điện li khi thay đổi nồng độ chất tan. Bài 3. AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng. Kiến thức Biết được: - Định nghĩa: axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut. - Axit nhiều nấc, bazơ nhiều nấc. - Định nghĩa: axit, bazơ theo thuyết Bron- stêt, hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ Kĩ năng - Phân tích một số thí dụ axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa, lấy thí dụ minh hoạ. - Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính. - Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể. - Viết biểu thức hằng số phân li axit và hằng số phân li bazơ cho một số trường hợp cụ thể. - Giải được bài tập: Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh và chất điện li yếu ; một số bài tập khác có nội dung liên quan. B. Trọng tâm - Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo A-re-ni-ut và theo Bron-stêt. - Viết biểu thức hằng số phân li axit và hằng số phân li bazơ cho một số trường hợp cụ thể. C. Hướng dẫn thực hiện: - Hình thành khái niệm axit – bazơ theo A-re-ni-ut bằng cách viết phương trình điện li của một số axit – bazơ kiềm. - Từ thí nghiệm nêu ra hai dạng tồn tại của hiđroxit lưỡng tính để viết được phương trình điện li của hiđroxit lưỡng tính theo A-re-ni-ut. - Hình thành khái niệm axit- bazơ theo Bron-stêt bằng cách viết quá trình nhường và nhận proton của một số axit – bazơ ( axit và bazơ có thể là phân tử hoặc ion), từ đó hình thành khái niệm chất lưỡng tính(vừa có thể nhường,vừa có thể nhận prroton). - Viết được biểu thức hằng số phân li axit và hằng số phân li bazơ cho một chất cụ thể. - Phân biệt thành phần mang điện tích của muối trung hòa, muối axit, muối phức tạp để viết được phương trình điện li của muối trung hòa , muối axit và muối phức tạp . - Luyện tập: + Viết phương trình điện li axit, bazơ, muối tan theo a-re-ni-ut và theo Bron-stet + Thiết lập biểu thức của hằng số phân li axit và hằng số phân li bazơ cho một số axit, bazơ cụ thể. + Áp dụng để tính hằng số Ka hoặc Kb theo nồng độ cho trước và ngược lại BÀI 4. SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC.PH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT-BAZƠ A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng: Kiến thức Hiểu được: - Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước. - Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm. Biết được: Chất chỉ thị axit - bazơ : quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng Kĩ năng - Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh. - Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị axit- bazơ vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein. B.Trọng tâm: - Xây dựng được biểu thức tích số ion của nước, vận dụng để xác định nồng độ ion H+ và OH- trong dung dịch. và nêu được ý nghĩa của biểu thức này. - Đánh giá độ axit, độ bazơ của dung dịch dựa vào nồng độ ion H+ , OH- , pH , pOH - Sử dụng được một số chất chỉ thị axit, bazơ để xác định tính axit, kiềm của dung dịch. C. Hướng dẫn thực hiện: - Từ phương trình điện li của nước xây dựng biểu thức tích số ion của nước, xác định nồng độ ion H+ và OH- trong dung dịch. - Nêu được ý nghĩa của tích số ion của nước là một hằng số không đổi để giải thích được việc đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch là dựa vào nồng độ ion H+ và biết cách dùng giá trị pH với quy ước [H+] = 1,0.10-a pH = a để xác định môi trường axit, môi trường bazơ, môi trường trung tính. Môi trương trung tính: [H+]=1,0.10-7 M Þ pH = 7 Môi trường axit : [H+] >1,0.10-7 M Þ pH < 7 Môi trường kiềm [H+] 7 - Dựa và sự chuyển màu của giấy quỳ và dung dịch phenophtalein xác định được môi trường của dung dịch, dựa vào màu của giấy chỉ thị vạn năng có thể xác định được gần đúng giá trị pH của dung dịch. - Luyện tập: + Xác định môi trường dựa vào nồng độ [H+]; [OH-] và độ pH + Xác định pH khi biết hằng số Ka hay Kb và ngược lại + Xác đinh pH của dung dịch sau khi phản ứng xảy ra BÀI 6. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng: Kiến thức: Hiểu được: - Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion. - Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện: + Tạo thành chất kết tủa. + Tạo thành chất điện li yếu. + Tạo thành chất khí. - Khái niệm sự thủy phân của muối, phản ứng thủy phân của muối Kĩ năng - Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra. - Dự đoán được kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. - Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn. - Giải được bài tập : Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng; tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp, bài tập khác có nội dung liên quan. B.Trọng tâm: - Hiểu được bản chất , điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly và viết được phương trình ion rút gọn của các phản ứng. - Khái niệm phản ứng thủy phân, phản ứng thủy phân của muối. - Vận dụng vào việc giải các bài toán tính khối lượng và thể tích của các sản phẩm thu được, tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng. C. Hướng dẫn thực hiện: - Từ các thí nghiệm để rút ra được bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion và điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là có ít nhất một trong các điều kiện sau: tạo thành chất kết tủa, chất điện ly yếu và chất khí. - Vận dụng để dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li, viết được các phương trình ion đầy đủ và thu gọn của các phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li và áp dụng vào việc giải các bài toán tính khối lượng và thể tích các sản phẩm thu được. - Từ thí nghiệm hình thành khái niệm phản ứng thủy phân và giải thích được quá trình phân li ra ion của các dung dịch muối tạo ra các môi trường axit hoặc kiềm tùy theo muối là sản phẩm của phản ứng giữa axit mạnh và bazơ yếu hay bazơ mạnhvà axit yếu. - Luyện tập: + Viết phương trình ion và phương trình ion rút gọn + Bài toán tính một trong các yếu tố: nồng độ, độ điện li, Ka, Kb khi biết các yếu tố còn lại Bài 8: THỰC HÀNH TÍNH AXIT – BAZƠ PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể : - Tác dụng của các dung dịch HCl, CH3COOH, NaOH, NH3 với chất chỉ thị màu. - Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li : + Dung dịch Na2CO3 với CaCl2. + Dung dịch HCl và kết tủa tạo thành ở trên. + CH3COOH với dung dịch NaOH có phenolphtalein. + Dung dịch CuSO4 tác dụng từ từ với dung dịch NH3 dư. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét. - Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm - Tính axit – bazơ ; - Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. C. Hướng dẫn thực hiện - Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút + Nhỏ giọt chất lỏng lên giấy chỉ thị bằng công tơ hút + Lắc ống nghiệm + Gạn chất lỏng ra khỏi ống nghiệm để giữ lại kết tủa - Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Tính axit - bazơ a) màu của giấy chỉ thị có pH = 1 b) + Dung dịch NH4Cl 0,1 M: ở khoảng pH = 2,37 + Dung dịch CH3COONa 0,1 M: ở khoảng pH = 11,63 + Dung dịch NaOH 0,1 M: có pH = 13 Thí nghiệm 2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li a) có vẩn đục CaCO3: Ca2+ + CO ® CaCO3 ¯ b) kết tủa tan ra Þ dung dịch trong dần: CaCO3 + 2H+ ® Ca2++ CO2­ + H2O c) + Dung dịch chuyển màu hồng + Dung dịch mất màu hồng: H3O+ + OH- 2H2O d) kết tủa tan dần Þ dung dịch trong dần Zn2+ + 2OH- ® Zn(OH)2¯ Zn(OH)2 + 2OH- ® Zn(OH) CHƯƠNG 2. NHÓM NITƠ Bài 9. KHÁI QUÁT VỀ NHÓM NITƠ A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng: Kiến thức Hiểu được: - Vị trí của nhóm nitơ trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. - Sự biến đổi tính chất các đơn chất (tính oxi hóa- khử, kim loại - phi kim). Biết được sự biến đổi tính chất các hợp chất với hiđro, hợp chất oxit và hiđroxit. Kĩ năng - Viết cấu hình electron dạng ô lượng tử của nguyên tử ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích. - Dự đoán, kiểm tra dự đoán và kết luận về sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất trong nhóm. - Viết các phương trình hóa học minh họa quy luật biến đổi tính chất của đơn chất và hợp chất. B. Trọng tâm - Mối liên quan giữa cấu hình electron nguyên tử, bán kính nguyên tử và độ âm điện với tính chất của các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố trong nhóm (Tính oxi hóa – khử, tính kim loại – phi kim, sự biến đổi tính chất các hợp chất với hiđro và hiđroxit) C. Hướng dẫn thực hiện: - Dựa vào những kiến thức đã học ở chương 1, 2 lớp 10 : Từ vị trí cấu, hình electron nguyên tử (dạng ô lượng tử của nguyên tử ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích ) để giải thích khả năng tạo thành liên kết hóa học của các nguyên tố nhóm nitơ và khả năng tạo thành các số oxi hóa khác nhau . - Giải thích quy luật chung về sự biến đổi tính oxi hóa, tính khử, độ âm điện dựa vào số oxi hóa của các nguyên tố nhóm nitơ thay đổi từ - 3; 0; +1; +2; +3; +4; +5 nên các nguyên tó nhóm nitơ thể hiện tính oxi hóa và tính khử, khả năng oxi hóa giảm dần từ Nitơ đến Bitmut phù hợp với chiều giảm độ âm điện. Tính phi kim giảm dần đồng thời tính kim loại tăng dần. - Dựa vào kiến thức đã học về bảng tuần hoàn để giải thích được độ bền của hợp chất với số oxi hóa + 5 giảm xuống với N và P số oxi hóa +5 là đặc trưng. tính bazơ của các oxit và hiđroxit tăng còn tính axit giảm. Bài 10. NITƠ A. Chuẩn kiến thức kĩ năng: Kiến thức Hiểu được: - Vị trí của nitơ trong bảng tuần hoàn cấu hình electron dạng ô lượng tử của nguyên tử. nitơ. - Cấu tạo phân tử, trạng thái tự nhiên của nitơ. - Nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao. - Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi). Biết được: - Tính chất vật lí, ứng dụng chính, điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp . Kĩ năng - Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ. - Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học; - Giải được bài tập : Tính thể tích khí nitơ ở đktc tham gia trong phản ứng hoá học, tính % thể tích nitơ trong hỗn hợp khí, một số bài tập khác có nội dung liên quan. B. Trọng tâm: - Giải thích cấu tạo phân tử của nitơ, khả năng liên kết, khả năng hoạt động hóa học. - Tính chất hóa học đặc trưng của nitơ (tính oxi hóa, tính khử) C. Hướng dẫn thực hiện: - Từ cấu tạo phân tử của nitơ (viết công thức electron, công thức cấu tạo) , khả năng tạo thành liên kết ba trong phân tử nitơ và dựa vào năng lương liên kết của phân tử nitơ là rất lớn nên phân tử nitơ rất bền và vì vậy giải thích được vì sao nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao. - Dựa vào độ âm điện của nitơ và độ âm điện của chất phản ứng mà dự đoán được tính chất hóa học đặc trưng của nitơ (ở nhiệt độ cao phân tử nitơ thể hiện tính oxi hóa: tác dụng với hiđro, tác dụng với kim loại, thể hiện tính khử khi tác dụng với oxi), kiểm tra dự đoán bằng các phương trình hóa học minh họa các tính chất đó. - Luyện tập: + Viết phương trình hóa học cho sơ đồ tạo thành N2, NO, NO2, NH3, Li3N, Mg3N2 từ NH4NO2 + Tính thể tích các khí trong hỗn hợp N2, H2, NO, NO2, NH3, + Tính toán hỗn hợp N2, H2, NH3 dựa vào hằng số cân bằng Bài 11. AMONIAC VÀ MUỐI AMONI A. Chuẩn kiến thức kĩ năng: 1. Amoniac: Kiến thức Biết được: - Tính chất vật lí, ứng dụng chính, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp . Hiểu được: - Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo, với một số oxit kim loại), khả năng tạo phức. Kĩ năng  - Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của amoniac. - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hóa học của NH3. - Viết được các phương trình hóa học dạng phân tử hoặc ion rút gọn. - Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học. - Giải được bài tập : Tính thể tích khí amoniac sản xuất đuợc ở đktc theo hiệu suất.phản ứng, một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan. 2. Muối amoni: Kiến thức Biết được: - Tính chất vật lí. - Tính chất hoá học: phản ứng trao đổi ion, phản ứng nhiệt phân ( muối amoni tạo bởi axit không có tính oxi hóa, muối amoni tạo bởi axit có tính oxi hóa) và ứng dụng Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni. - Viết được các PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học. - Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học. - Giải được bài tập : Tính % về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp phản ứng, một số bài tập khác có nội dung liên quan B. Trọng tâm. - Giải thích được cấu tạo phân tử của amoniac . - Amoniac thể hiện tính bazơ yếu , tính khử mạnh và có khả năng tạo phức - Muối Amoni có phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân. - Phân biệt được amoniac với một số khí khác, muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hoá học. - Viết được các phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn C. Hướng dẫn thực hiện - Dựa vào cấu tạo nguyên tử nitơ và nguyên tử hiđro mô tả sự hình thành phân tử NH3 bởi ba liên kết cộng hóa trị; viết CT electron, CTCT giải thích sự phân cực phân tử và dựa vào sơ đồ mô tả được cấu tạo và dạng hình học của phân tử NH3 (nêu rõ trạng thái lai hóa của N trong NH3) - Từ thí nghiệm NH3 tan mạnh trong nước tạo thành dung dịch amoniac làm hồng phenol phtalein, dự đoán tính chất hóa học của NH3 là tính bazơ (tác dụng với nước, tác dụng với axit, tác dụng với muối). Giải thích tính bazơ của NH3. (dựa vào hằng số Kb để thấy tính bazơ yếu của NH3) - Từ thí nghiệm nghiên cứu amoniac tác dụng với Cu(OH)2 rút ra tính chất của NH3 là có khả năng tạo phức. - Dựa vào số oxi hóa của N trong phân tử NH3 (số oxi hóa – 3 là thấp nhất Þ có khả năng tạo ra các số oxi hóa là 0; + 2; + 4) dự đoán NH3 thể hiện tính khử (tác dụng với oxi, với clo với một số oxit kim loại), tiến hành thí nghiệm hoặc đưa ra các phương trình hóa học để chứng minh các dự đoán trên. - Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu (tác dụng của muối amoni với dung dịch kiềm và phản ứng nhiệt phân) để rút ra tính chất hóa học của muối amoni. - Luyện tập: + Viết các phương trình hóa học về tính chất của NH3 và NH dưới dạng sơ đồ hoặc dưới dạng câu hỏi thực hành có giải thích. + Bài tập nhận biết khí amoniac và muối amoni bằng phương pháp hóa học. + Bài toán về nồng độ dung dịch, độ pH và các hằng số Kb, Ka của NH3 và NH Bài 12. AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT A. Chuẩn kiến thức kĩ năng 1. Axit nitric Kiến thức Biết được: - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng, cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac). Hiểu được : - HNO3 là một trong những axit mạnh nhất. - HNO3 là axit có tính oxi hoá mạnh ( tùy thuộc vào nồng độ của axit và bản chất của chất khử): oxi hoá hầu hết kim loại ( kim loại có tính khử yếu, tính khử mạnh, nhôm và sắt, vàng) , một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. Kĩ năng - Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận. - Tiến hành hoặc quan sát thí nghiệm, hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất của HNO3. - Viết các phương trình hóa học dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học của HNO3 đặc và loãng. - Giải được bài tập : Tính thành phần % khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3, khối lượng dung dịch HNO3 có nồng độ xác định điều chế được theo hiệu suất, bài tập tổng hợp có nội dung liên quan. 2. Muối nitrat Kiến thức Biết được: - Tính chất vật lí. - Tính chất hóa học: Là chất oxi hóa ở nhiệt độ cao do bị nhiệt phân hủy tạo thành oxi và sản phẩm khác nhau ( tùy thuộc là muối nitrat của kim loại hoạt động,, hoạt động kém, hoạt động trung bình); phản ứng đặc trưng của ion NO với Cu trong môi trưòng axit. - Cách nhận biết ion NO. - Chu trình của nitơ trong tự nhiên. Kĩ năng - Tiến hành hoặc quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối nitrat. - Viết được các phương trình hóa học dạng phân tử và ion rút gọn minh hoạ cho tính chất hoá học. - Giải được bài tập : Tính thành phần % khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp, nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng; một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan. B. Trọng tâm: - HNO3 là một trong những axit mạnh nhất. - HNO3 là axit có tính oxi hoá mạnh ( tùy thuộc vào nồng độ của axit và bản chất của chất khử): oxi hoá hầu hết kim loại ( kim loại có tính khử yếu, tính khử mạnh, nhôm và sắt, trừ Au, Pt), một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. - Tính chất hóa học của muối nitrat: bị nhiệt phân hủy tạo thành oxi và sản phẩm khác nhau - Cách nhận biết ion NO . C. Hướng dẫn thực hiện: - Viết được các phương trình hóa học chứng minh HNO3 là một trong những axit mạnh, có đầy đủ tính chất chung của một axit. - Từ số oxi hóa cao nhất của N trong phân tử axit HNO3 là + 5 dự đoán tính chất của HNO3 là tính oxi hóa mạnh, sản phẩm tạo thành N có số oxi hóa có thể là – 3; 0;+1;+ 2;+ 4; (tùy thuộc vào nồng độ của axit và bản chất của chất khử): oxi hoá hầu hết kim loại (trừ Au, Pt, riêng nhôm và sắt bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội), một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. - Làm thí nghiệm Cu, Fe tác dụng với HNO3 và đưa ra các phương trình hóa học để kiểm chứng lại các dự đoán trên. - Làm thí nghiệm về thuốc nổ đen để thấy: Muối nitrat là chất oxi hóa ở nhiệt độ cao do bị nhiệt phân hủy tạo thành oxi và sản phẩm khác nhau (tùy thuộc là muối nitrat của kim loại hoạt động, hoạt động kém, hoạt động trung bình); - Phản ứng đặc trưng của ion NO với Cu trong môi trưòng axit dùng để nhận biết ion NO. - Luyện tập: + Viết các phương trình hóa học dạng phân tử, ion rút gọn về tính oxi hóa của HNO3 dưới dạng sơ đồ hoặc dưới dạng câu hỏi thực hành có giải thích. + Bài tập nhận biết ion NO + Bài toán kim loại hoặc hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3 tạo hỗn hợp các sản phẩm NO, N2O, NO2, NH + Bài toán hỗn hợp các muối nitrat và amoni. Bài 14. PHOTPHO A.Chuẩn kiến thức kĩ năng: Kiến thức Biết được : - Các dạng thù hình, tính chất vật lí, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và phương pháp điều chế photpho trong công nghiệp. Hiểu được : - Vị trí của photpho trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử. - Tính chất hoá học : Photpho vừa có tính oxi hoá (tác dụng với một số kim loại K, Na, Ca) vừa có tính khử (khử O2, Cl2, một số hợp chất). Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh .., rút ra được nhận xét về tính chất của photpho. - Viết được PTHH minh hoạ. - Sử dụng được photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và trong thực tế - Giải được bài tập: Tính khối lượng sản phẩm tạo thành qua nhiều phản ứng, bài tập khác có nội dung liên quan. B. Trọng tâm: - So sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của Photpho là P trắng và P đỏ về cấu trúc phân tử, một số tính chất vật lí. - Đặc điểm cấu tạo nguyên tử của Photpho. - Tính chất hoá học: Photpho vừa có tính oxi hoá (tác dụng với một số kim loại như Ca) vừa có tính khử (khử O2, Cl2,). C. Hướng dẫn thực hiện: - Lập bảng so sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của P trắng và P đỏ về cấu trúc phân tử, một số tính chất vật lí như: trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính - Từ cấu hình electron nguyên tử của photpho, từ số oxi hóa của P trong các hợp chất có thể tăng từ 0 đến + 3 hoặc + 5 và có thể giảm từ 0 đến – 3, dự đoán tính chất hóa học của P vừa thể hiện tính oxi hóa (tác dụng với một số kim loại như Ca), vừa thể hiện tính khử.( tác dụng với oxi, với clo..). Dùng thí nghiệm hoặc viết các phương trình hóa học để chứng minh những dự đoán đó. - Luyện tập: + Viết phương trình hóa học về tính chất (có thể ở dạng so sánh, giải thích hoặc ở dạng sơ đồ) + Bài toán về các phản ứng thể hiện tính oxi hóa – khử của photpho. Bài 15. AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức Biết được: - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (phương pháp chiết, phương pháp nhiệt). - H3PO4 không có tính oxi hoá, bị tác dụng bởi nhiệt, là axit trung bình ba lần axit . - Tính chất của muối photphat (tính tan, phản ứng thuỷ phân), cách nhận biết ion photphat Kĩ năng - Viết các phương trình hóa học dạng phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất của axit H3PO4 và muối photphat. - Nhận biết được axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hoá học. - Giải được bài tập: Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, % khối lượng muối phot phat trong hỗn hợp phả

File đính kèm:

  • dochuong_dan_thuc_hien_chuan_kien_thuc_ki_nang_cua_chuong_trinh.doc
Giáo án liên quan