bài tập thực hành
Hướng dẫn vẽ biểu đồ và nhận xét
Vẽ biểu đồ và nhận xét là phần không thể thiếu trong một đề thi (thường là 3đ), phần này rất quan trọng, rất dễ đạt điểm tối đa nếu HS có kĩ năng về biểu đồ. Để làm được điều đó phải chú ý những điểm sau:
Hướng dẫn vẽ biểu đồ:
1. Chú ý cách trình bày
- Vẽ biểu đồ chỉ sử dụng một màu mực (không được dùng bút đỏ và bút chì).
- Xem kỹ đơn vị mà đề bài cho (đơn vị tuyệt đối hay đơn vị %).
- Nếu cần có thể chuyển đơn vị thích hợp, tính toán chính xác.
- Vẽ biểu đồ sạch sẽ, Không được kẻ nét để xác định điểm vẽ
- Ký hiệu rõ ràng, ghi số liệu và chú thích đầy đủ.
- Ghi tên cho biểu đồ đã vẽ.
30 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn vẽ biểu đồ và nhận xét, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bµi tËp thùc hµnh
Híng dÉn vÏ biÓu ®å vµ nhËn xÐt
Vẽ biểu đồ và nhận xét là phần không thể thiếu trong một đề thi (thường là 3đ), phần này rất quan trọng, rất dễ đạt điểm tối đa nếu HS có kĩ năng về biểu đồ. Để làm được điều đó phải chú ý những điểm sau:
Hướng dẫn vẽ biểu đồ:
1. Chú ý cách trình bày
- Vẽ biểu đồ chỉ sử dụng một màu mực (không được dùng bút đỏ và bút chì).
- Xem kỹ đơn vị mà đề bài cho (đơn vị tuyệt đối hay đơn vị %).
- Nếu cần có thể chuyển đơn vị thích hợp, tính toán chính xác.
- Vẽ biểu đồ sạch sẽ, Không được kẻ nét để xác định điểm vẽ
- Ký hiệu rõ ràng, ghi số liệu và chú thích đầy đủ.
- Ghi tên cho biểu đồ đã vẽ.
2. Chú ý đọc kĩ bài để xác định loại biểu đồ vẽ
- Nếu đề thi ghi rõ yêu cầu vẽ biểu đồ gì thì chỉ cần đọc kỹ, gạch dưới
để tránh lạc đề và thực hiện theo đúng yêu cầu.
- Nếu đề không ghi rõ yêu cầu cụ thể là vẽ gì mà là vẽ dạng thích hợp nhất thì học sinh phải phân tích đề thật kỹ trước khi thực hiện – Đây là dạng đề khó học sinh phải biết phân tích để nhận dạng thích hợp.
- Để nhận dạng học sịnh cần đọc thật kỹ đề và dựa vào một số cụm từ gợi ý & một số yếu tố cơ bản từ đề bài để xác định mình cần phải vẽ dạng nào cho thích hợp
Ví dụ :
+ 1 : Khi đề bài có cụm từ cơ cấu hoặc có nhiều thành phần của một tổng thể thì vẽ biểu đồ tròn (Nếu chỉ có ít mốc thời gian, nhiều thành phần trong tổng thể ). Biểu đồ miền (Nếu đề cho ít nhất 3,4 mốc thời gian, ít thành phần trong tổng thể).
+ 2 : Khi đề bài có cụm từ Tốc độ phát triển , Tốc độ tăng trưởng, sự gia tăng dùng đường biểu diễn (Đồ thị) để vẽ.
+ 3 : Khi đề bài có cụm từ : Tình hình, so sánh, sản lượng, số lượng thường dùng biểu đồ cột
+ 4 : Khi đề bài cho nhiều đối tượng, nhiều đơn vị khác nhau hãy nghĩ đến việc xử lý số liệu để quy về cùng một đơn vị (%) để vẽ, Hoặc phải dùng đến các dạng biểu đồ kết hợp.
+ 5: Khi đề bài có cụm từ Tốc độ phát triển, Tốc độ tăng trưởng lại có nhiều đối tượng, nhiều năm, cùng một đơn vị thì hãy nghĩ đến lấy năm đầu là 100 % rồi xử lý số liệu trước khi vẽ.
có thể tổng hợp thành sơ đồ sau:
Cơ cấu, tỉ lệ %
trong tổng số
1 hoặc 2 mốc năm (nhiều thành phần)
Biểu đồ TRÒN
3 mốc năm trở lên (ít thành phần)
Biểu đồ MIỀN
à Biểu đồ Tròn : Mô tả cơ cấu các thành phần trong một tổng thể
à Biểu đồ miền : Vừa Mô tả cơ cấu các thành phần trong một tổng thể; vừa mô tả động thái phát triển của đối tượng
Tình hình phát triển
Biểu đồ ĐƯỜNG
Biểu đồ CỘT
Tốc độ tăng trưởng
à Mô tả động thái PT của hiện tượng.
à SS mối tương quan về độ lớn giữa các hiện tượng
cách xác định, cách vẽ cụ thể đối với từng loại biểu đồ:
A. các loại biểu đồ thể hiện cơ cấu: Loại 1. Biểu đồ tròn:
Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ TRÒN hay biểu đồ cần thể hiện cơ cấu, tỉ lệ (ít năm, nhiều thành phần).
- Đề bài cho số liệu tuyệt đối (triệu tấn, triệu người) phải chuyển sang số liệu tương đối (%).
- Thể hiện 1% = 3,60 è 25%= 900 (1/4 hình tròn)—vẽ tương đối chính xác
- Vẽ theo chiều kim đồng hồ, theo thứ tự đề bài, lấy mốc chuẩn là kim đồng hồ chỉ số 12.
- Số liệu ghi trong vòng tròn phải là số liệu %.
- Cần chú ý độ lớn của các đường tròn:
+ Thông thường vẽ đường tròn năm trước nhỏ hơn đường tròn năm sau.
+ cách tính cụ thể như sau:
R2 = R1× S2
S1
R1 là bán kính của đường tròn năm đầu tiên, cho R1 = 1cm hoặc 2cm... tính được R2, R3,R4...
R3 = R1× S3
S1
S1, S2, S3... là giá trị tổng của các năm thứ 1, thứ 2, thứ 3...
R4 = ..............
Ví dụ:
Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của các năm 1990, 1999.
Đơn vị: tỉ đồng
Năm
Tổng số
Nông - Lâm –
Ngư nghiêp
Công nghiệp –
Xây dựng
Dịch vụ
1990
131.968
42.003
33.221
56.744
1999
256.269
60.892
88.047
107.330
Tính bán kính:
R1999 = R1990 256.269 = 1,4 R1990 ; cho R1990=2cm è R1999=2,8cm
131.968
Tính cơ cấu:
Cách chuyển đổi đơn vị từ số liệu thực tế sang số liệu %: Muốn tính % của số nào thì lấy số đó nhân cho 100 và chia cho tổng số:
Tương tự ta có bảng số liệu sau khi chuyển đổi đơn vị thực tế ra đơn vị %:
Bảng cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 1990, 1999 (đơn vị %)
Năm
Nông - Lâm – Ngư nghiêp
Công nghiệp – Xây dựng
Dịch vụ
1990
31,8
25,2
43,0
1999
23,8
34,4
41,8
Vẽ:
Năm 1999
Năm 1990
Chú ý: dạng biểu đồ cán cân Xuất – Nhập khẩu cũng là dạng biểu đồ tròn, khi vẽ biểu đồ này cần chú ý:
+ 100% tương ứng với 1800(1 nửa đường tròn)
+ Cách tính bán kính tương ứng của xuất – nhập khẩu của 1 năm giống như cách tính ở trên.
Loại 2: Biểu đồ miền
Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện. Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng. Thông thường thể hiện sự thay đổi cơ cấu ( nhiều năm, ít thành phần)
+ Trường hợp 1: biểu đồ miền chồng giá trị tương đối (%):
Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông ), trong đó được chia thành các miền khác nhau
Ví dụ : Biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng của các ngành nông nghiệp nhóm A và nhóm B (thời kì 1998 _2007)
Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ miền này:
Bước 1: Nếu số liệu chưa đổi ra đơn vị % thì phải đổi trước khi vẽ.
Bước 2: Vẽ khung biểu đồ (khung hình chữ nhật)
Bước 3: Xác định các điểm rồi vẽ ranh giới của miền
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ (tương tự như các cách vẽ trên).
+ Trường hợp 2: biểu đồ miền chồng giá trị tuyệt đối ( triệu tấn, triệu ha). Trong tường hợp này ta không phải đổi ra %, chính vì vậy toàn bộ biểu đồ không thể có dạng hình chữ nhật.
Có 2 cách chồng biểu đồ miền là:
+Biểu đồ miền chồng nối tiếp ( ta thường gặp cách chồng này)
+Biểu đồ chồng từ gốc tọa độ.
Lưu ý : biểu đồ miền phải có khoảng cách năm, năm đầu trùng với gốc tọa độ, ghi số liệu vào trong biểu đồ, vẽ các đối tượng theo thứ tự trong bảng số liệu và trong bảng chú giải.
Ví dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước thời kỳ 1985 – 1998.
Đơn vị: (%)
Năm
Ngành
1985
1988
1990
1992
1995
1998
Nông - Lâm – Ngư ghiêp
40,2
46,5
38,7
33,9
27,2
25,8
Công nghiệp – Xây dựng
27,3
23,9
22,7
27,2
28,8
32,5
Dịch vụ
32,5
27,6
38,6
38,9
44,0
39,5
Loại 3: biểu đồ hình vuông, biểu đổ này gồn 100 ô vuông, mỗi ô vuông tương ứng với 1% è ta nên chuyển cách vẽ này sang vẽ biểu đồ hình tròn
Loại 4: biểu đồ cột chồng (ta tìm hiểu ở mục II)
II. Các biểu đồ thể hiện động thái phát triển của đối tượng địa lí: Loại 1. biểu đồ đường – đồ thị:
Đồ thị hay còn gọi là đường biểu diễn hoặc biểu đồ dạng đường , là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tiến trình phát triển , sự biến thiên của các đối tượng qua chuỗi thời gian.
Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ đường - đồ thị:
Bước 1 : Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng như số người , sản lượng , tỉ lệ %.. còn trục nằm ngang thể hiện thời gian )
Bước 2 : Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục ( chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và mĩ thuật )
Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định để tính toán và phân chia thang bậc trên 2 trục . Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ (cần đúng tỉ lệ cho trước);Thời điểm năm đầu tiên trùng với gốc tọa độ
Bước 4: Hoàn thiện bản đồ ( ghi số liệu vào bản đồ , nếu sử dụng kí hiệu thì cần có bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ )
Lưu ý :
+ Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 kí hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo
+Nếu vẽ 2 đường biểu diễn có đơn vị khác nhau thì vẽ 2 trục đứng ở 2 bên biểu đồ , mỗi trục thể hiện 1 đơn vị
+Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì phải tính toán để chuyển số liệu thô (số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau ) sang số liệu tinh (số liệu tương đối , với cùng đơn vị thống nhất là đơn vị % ). Ta thường lấy số liệu năm đầu tiên là ứng với 100% , số liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên (tốc độ tăng trưởng) . Sau đó ta sẽ vẽ đường biểu diễn
+ Chú ý phải vẽ khoảng cách năm, năm đầu tiên (năm gốc) trùng với gốc tọa độ.
+ Có thể ghi số liệu đã xác định của các năm.
Ví dụ1: Vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển dân số của nước ta trong thời kỳ 1921 – 1999
Năm
1921
1960
1980
1985
1990
1993
1999
Số dân (triệu người)
15,6
30,2
53,7
59,8
66,2
70,9
76,3
ví dụ 2: cho bảng số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam (số liệu thô)
Sau khi xử lí ta được bảng tốc độ tăng trưởng của ba đại lượng ( đơn vị %)
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng sản lượng, diện tích, năng xuất lúa của nước ta
giai đoạn 1975 – 1997
Loại 2. biểu đồ cột:
Dạng này sử dụng để chỉ sự khác biệt về quy mô, số lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
Ví dụ : Vẽ biểu đồ so sánh dân số , diện tích ...của 1 số tỉnh ( vùng , nước ) hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa , ngô , điện , than...) của 1 số địa phương qua 1 số năm
Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình cột
- Bước 1: Kẻ hệ trục vuông góc (trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng (có thể 1 trục hoặc 2 trục), trục ngang thể hiện các năm hoặc các vùng );
- Bước 2: Chọn thang bậc, khoảng cách thích hợp trên hai trục.
- Bước 3: Vẽ và Hoàn thiện biểu đồ: sau khi vẽ xong, cần đưa số liệu lên đầu cột, lập bảng chú giải, lập tên biểu đồ
Một số dạng biểu đồ hình cột thường gặp
+Biểu đồ cột đơn
+Biểu đồ cột chồng ( chồng từ gốc tọa độ hoặc chồng nối tiếp)
+Biểu đồ cột đơn gộp nhóm (loại này gồm 2 loại cột ghép cùng đại lượng và cột ghép khác đại lượng ):
+Biểu đồ thanh ngang.
Lưu ý :
- Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau.
- Cần lưu ý là ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độ cao của các cột là điều quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt vì qui mô số lượng giữa các năm hoặc các đối tượng cần thể hiện . Còn về khoảng cách các năm, trong nhiều trường hợp có thể vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mĩ của biểu đồ.
- Số liệu vẽ có thể là tuyệt đối hoặc tương đối
Loại 3: Biểu đồ kết hợp (giữa biểu đồ cột và đường biểu diễn)
Dạng này các đối tượng được thể hiện trong biểu đồ kết hợp thường có quan hệ nhất định với nhau vì vậy khi chọn tỉ lệ cho mỗi đối tượng cần chú ý làm sao cho biểu đồ cột và đường biểu diễn không tách rời xa nhau thành 2 khối riêng biệt
Ví dụ : Biểu đồ kết hợp về diện tích và sản lượng lúa của nước ta năm 2007
Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ kết hợp: (giữa biểu đồ cột và đường biểu diễn)
Bước 1 : Kẻ hệ tọa độ vuông góc (Hai trục đứng nằm ở hai bên biểu đồ, xác định tỉ lệ thích hợp trên các trục )
Bước 2 : Vẽ biểu đồ hình cột
Bước 3: Vẽ đường biểu diễn
Bước 4 : Hoàn thiện bản đồ ( Ghi số liệu , lập bản chú giải , ghi tên biểu đồ )
Thường có 2 dạng biểu đồ của biểu đồ kết hợp
+ Kết hợp giữa cột và đường
+ Kết hợp giữa cột chồng và đường
+ Ngoài ra còn có biểu đồ kết hợp giữa cột và tròn ( có thể tham khảo hình dạng của biểu đồ này trong Átlát )
Chú ý: cũng giống như biểu đồ đường và biểu đồ miền ta phải có khoảng cách năm ở trên trục ngang.
Gợi ý nhận xét, giải thích bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ:
nguyên tắc chung:
Phân tích những số liệu có tầm tổng quát cao, trước khi đi vào các chi tiết. chẳng hạn, đầu tiên là phân tích những số liệu trung bình của cả nước hay của toàn ngành, các giá trị cực đại hay cực tiểu, nhận xét về tính chất biến động của chuỗi số liệu. Sau đó gộp nhóm các đối tượng có cùng một tiêu chí để nhân xét: cao, trung bình, thấp
Cần linh hoạt sử dụng các số liệu tuyệt đối và tương đối khi nhận xét, nếu bài chỉ cho số liệu tuyệt đối thì có thể đổi ra giá trị tương đối như: cơ cấu, tốc độ tăng trưởng, gấp bao nhiêu lần Ngược lại, có thể đổi từ giá trị tương đối ra giá trị tuyệt đối (nếu bài cho giá trị tổng là tuyệt đối).
Tìm mối quan hệ gữa các số liệu, phân tích theo các cột, các hàng các quan hệ so sánh giữa các số liệu theo cột, theo hàng. Trong một số trường hợp phải tính thêm chỉ tiêu mới như: cho diện tích, sản lượng và dân số ta có thể tính thêm được 2 chỉ tiêu mới là năng suất và bình quân sản lượng theo đầu người
Trong trường hợp bài yêu cầu phải giải thích thì phải vừa kết hợp xu hướng biến động của số liệu vừa phải dựa vào những hiểu biết địa lí của mình để giải thích
Một vài gợi ý chung khác ở các dạng biểu đồ:
DẠNG 1: DẠNG BIỂU ĐỒ CỘT
a. Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố):
Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? và tăng giảm như thế nào? bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia đều được).
Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay không liên tục? (lưu ý những năm nào không liên tục).
Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Nếu không liên tục: thì năm nào không còn liên tục.
Kết luận và giải thích(nếu yêu cầu) qua về xu hướng của đối tượng.
Ví dụ:
Vẽ biểu đồ và nhận xét tình hình dân số ở nước ta theo bảng sau và nhận xét
(Đơn vị: triệu người)
Nhận xét:
Từ năm 1921 đến năm 2002: dân số nước ta tăng liên tục và tăng từ 15,6 lên 80 triệu người (tăng 64,4 triệu người; hay tăng gấp hơn 5 lần). tốc độ tăng không đều qua các thời kì:
- Từ năm 1921 đến năm 1960: dân số nước ta tăng chậm, gấp 2 lần trong 39 năm (hay tăng 14,6 triệu người trong 39 năm, bình quân mỗi năm tăng 0,37 triệu người).
- Từ năm 1960 đến năm 1990: dân số nước ta tăng nhanh hơn, gấp 2,2 lần chỉ trong 30 năm (hay tăng 36 triệu người trong 30 năm, bình quân mỗi năm tăng 1,2 triệu người).
- Năm 1990 đến năm 2002: dân số nước ta có xu hướng tăng chậm lại, tăng 13,8 triệu người trong 12 năm, bình quân mỗi năm tăng 1,2 triệu người.
- Dân số nước ta tăng nhanh qua các năm, đặc biệt vào những năm 60 và 70, đây là thời kì bùng nổ dân số ở nước ta. Xu hướng tăng chậm lại vào đầu thế kỉ 21.Tuy tỉ lệ tăng dân số hàng năm có giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh bởi vì quy mô dân số nước ta ngày càng lớn.
b. Trường hợp cột đôi, ba (gộp nhóm) (có từ hai yếu tố trở lên)
* Nhận xét xu hướng chung.
* Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn)
* Sau đó kết luận (có thể so sánh, hay tìm yếu tố liên quan giữa hai cột)
* Có một vài giải thích và kết luận.
Ví dụ:
Hãy nêu nhận xét về sản lượng than sạch và phân hóa học ở Việt Nam giai đoạn 1976 – 1997
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Nhận xét:
* Giai đoạn 1976 – 1997:
- Than sạch ở nước ta không liên tục, tăng từ 5.700 lên 10.647 nghìn tấn (tăng 4.947 nghìn tấn).
- Phân hóa học cũng tăng không liên tục, tăng từ 435 lên 994 nghìn tấn (tăng 559 nghìn tấn ).
- Ngành công nghiệp chế biến than sạch luôn có sản lượng cao hơn công nghiệp chế biến phân hóa học.
* Trong đó:
- Giai đoạn 1976 – 1985: Cả than và phân bón đều tăng, than tăng 100 nghìn tấn, phân tăng 96 nghìn tấn.
- Giai đoạn 1985 – 1990: cả than và phân bón đều giảm, than giảm 1.173 nghìn tấn, phân giảm 177 nghìn tấn.
- Giai đoạn 1990 – 1997: cả than và phân bón đều tăng trở lại, than tăng 6.020 nghìn tấn, phân tăng 650 nghìn tấn.
>>>Tóm lại: Từ năm 1976 – 1997: Cả than và phân bón có thời gian tăng không liên tục giống nhau, trong đó phân bón tăng nhanh hơn than (phân tăng 2,28 lần, còn than tăng 1,87 lần). Do nhu cầu ngày càng tăng của quá trình phát triển kinh tế đất nước, do vậy sản lượng của ngành công nghiệp chế biến tăng lên.
c. Trường hợp cột là các vùng, các nước
- Cái đầu tiên đó là nhìn nhận chung nhất về bảng số liệu nói lên điều gì.
- Tiếp theo hãy xếp hạng cho các tiêu chí: Cao nhất, thứ nhì thấp nhất (cần chi tiết). Rồi so sánh giữa cái cao nhất và cái thấp nhất, giữa đồng bằng với đồng bằng, giữa miền núi với miền núi.
- Một vài điều kết luận và giải thích.
Ví dụ:
Công suất của một số nhà máy thủy điện ở nước ta. (Đơn vị: nghìn kw)
Nhận xét:
>> Trong các nhà máy thủy điện nêu trên, ta thấy:
- Nhìn chung hệ thống các nhà máy thủy điện của nước ta có công suất không lớn (trừ thủy điện Hòa Bình).
- Nhà máy thủy điện Hòa Bình có công suất lớn nhất 1.900.000 kw
- Thứ nhì là Yaly có công suất 700.000 kw
- Thứ ba là Trị An có công suất là 400.000 kw
- Thứ tư là Đa Nhim 160.000 kw
- Thứ năm là Thác Mơ 150.000 kw
- Cuối cùng (hay ghi thấp nhất) là Thác Bà 110.000 kw
- Nhà máy thủy điện Hòa Bình cao hơn Thác Bà đến 17,3 lần.
>>> Các nhà máy thủy điện của nước ta đã và đang đáp ứng một phần lớn nhu cầu về tiêu thụ năng lượng cho quốc gia. Trong tương lai nhu cầu điện năng tăng cao vì thế vai trò của năng lượng nói chung, thủy điện nói riêng càng có vai trò to lớn. Để ngày càng đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó, hiện nay Chính phủ đang cho xây dựng thêm các nhà máy thủy điện có công suất lớn hơn nữa (như thủy điện Sơn La công suất 2,4 triệu kw)
DẠNG 2: BIỂU ĐỒ TRÒN
a. Khi chỉ có một đường tròn: ta nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất là cái nào, nhì là, ba là Và cho biết tương quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %). Đặc biệt là yếu tố lớn nhất so với tổng thể có vượt xa không?
Lưu ý : Tỷ trọng có thể giảm nhưng số thực nó lại tăng, vì thế cần ghi rõ. Ví dụ: xét về tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm không ghi trống kiểu: ngành nông nghiệp giảm vì như thế là chưa chính xác, có thể bị trừ hay không được cho điểm.
* Khi có từ hai vòng tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình tròn cho một bài)
- Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): tăng/ giảm như thế nào?
- Ta nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu?
- Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2, 3 lần)
Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.
Có thêm giải thích chút về vấn đề.
Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 1999 (Đơn vị: %)
=>> Ta nhận xét như sau:
Năm 1999, ở nước ta:
- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm nhiều nhất: 63,5%.
- Dịch vụ đứng thứ hai với 25%.
- Công nghiệp thấp nhất chỉ còn 11,5% lao động.
- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhiều gấp 5,5 lần lao động trong công nghiệp và gấp 2,5 lần dịch vụ.
- Tóm lại: Nền kinh tế ở nước ta chủ yếu vẫn là nông, lâm, ngư nghiệp. Công nghiệp, dịch vụ vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp. Do điểm xuất phát kinh tế thấp, hơn nữa lại phải trải qua chiến tranh kéo dài.
Ví dụ 2:
Cho bảng số liệu sau: (Đơn vị: %)
a)Vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế ở nước ta.
b) Nhận xét
=>> Vẽ 2 biểu đồ tròn
Nhận xét:
Từ năm 2000 đến năm 2002 tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch:
+ Nông lâm ngư nghiệp giảm, giảm từ 24,6 % xuống còn 23% (giảm 1,5%).
+ Công nghiệp và xây dựng tăng, tăng từ 36,7% lên tới 38,4% (tăng 1,7%).
+ Dịch vụ không tăng, có giảm nhưng không đáng kể (0,01%).
- Trong cả 2 thời điểm thì dịch vụ luôn đứng đầu, kế đến là công nghiệp và thấp nhất là nông lâm ngư nghiệp.
- Năm 2002 sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng đồng đều và gần tương đương nhau.
- Tóm lại: nền kinh tế nước ta có xu hướng đi lên theo hướng công nghiệp hóa.
Anh sẽ tiếp tục post tiếp các dạng biểu đồ khác sau khi anh chỉnh sửa và bổ sung.
DẠNG 3: BIỂU ĐỒ MIỀN
Đây là dạng biểu đồ có yêu cầu của đề bài giống với dạng biểu đồ hình tròn (biểu đồ cơ cấu). Nên rất dễ nhầm lẫn với xây dựng biểu đồ tròn.
Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn như thông thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ miền). Vậy số liệu đã cho cứ trên 3 năm mà thể hiện về cơ cấu thì vẽ biểu đồ miền.
Cách nhận xét:
- Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số liệu.
- Ta nhận xét hàng ngang trước: theo thời gian yếu tố A tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố B tăng hay giảm yếu tố C (mức chênh lệch)
- Nhận xét hàng dọc: yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay không?
- Tổng kết và giải thích.
Ví dụ1:
Vẽ biểu đồ và nhận xét chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng
(Đơn vị: %)
Nhận xét:
- Nhìn chung ở Đồng bằng sông Hồng tỉ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh và dần chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. Công nghiệp có tăng nhưng chậm, nông nghiệp giảm nhanh.
Hàng ngang: Từ năm 1986 đến năm 2000: ở Đồng bằng sông Hồng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch:
- Nông nghiệp giảm liên tục và giảm nhanh từ 49,5% xuống 29,1%, giảm 20,4%.
- Công nghiệp tăng liên tục, tăng nhẹ từ 21,5% lên 27,5% tăng 6%.
- Dịch vụ tăng liên tục, tăng khá nhanh từ 29% lên 43,4% tăng 4%.
Hàng dọc: Từ năm 1980 đến năm 1990, nông nghiệp đứng đầu, dịch vụ đứng thứ hai, công nghiệp đứng thứ 3.
Từ năm 1995 -2000, dịch vụ vươn lên đứng thứ nhất, nông nghiệp đứng thứ hai và công nghiệp đứng thứ 3.
Kết luận: Đồng bằng sông Hồng có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, đi từ nông nghiệp qua dịch vụ, qua công nghiệp. Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới và cũng cho thấy con đường đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta nói chung và của đồng bằng sông Hồng nói riêng.
Ví dụ2: đề thi đại học khối C năm 2008:
Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta
Đơn vị: tỉ đồng
năm
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ nn
1990
16 393,5
3 701,0
572,0
1995
66 793,8
16 168,2
2 545,6
1999
101 648,0
23 773,2
2 995,0
2001
101 403,1
25 501,4
3 273,1
2005
134 754,5
45 225,6
3 362,3
Anh (chị) hãy:
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta thời kì 1990 – 2005.
2. Nhận xét và giải thích về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong thời kì nói trên.
Trả lời
a) Xử lí số liệu. Kết quả như sau:
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta (%)
năm
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ nn
1990
79,3
17,9
2,8
1995
78,1
18,9
3,0
1999
79,2
18,5
2,3
2001
77,9
19,6
2,5
2005
73,5
24,7
1,8
b) Vẽ biểu đồ. Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền.
Yêu cầu:
- Chính xác về các khoảng chia trên hai trục.
- Có chú giải và tên biểu đồ.
- Chính xác về các đối tượng biểu hiện trên biểu đồ.
2 Nhận xét và giải thích (1,50 điểm)
a) Nhận xét: Thời kì 1990 - 2005
- Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỉ trọng rất lớn, tỉ trọng chăn nuôi và dịch vụ còn nhỏ, nhất là dịch vụ (dẫn chứng).
- Cơ cấu nông nghiệp có sự thay đổi: hướng chung là tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng trồng trọt và dịch vụ (dẫn chứng).
- Sự thay đổi cơ cấu khác nhau theo thời gian (dẫn chứng).
b) Giải thích:
- Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn do đây là ngành truyền thống, có nhiều nguồn lực phát triển, nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu.
- Sự thay đổi cơ cấu theo hướng trên phù hợp với xu thế phát triển chung là đa dạng hóa cơ cấu nông nghiệp. Riêng dịch vụ có tỉ trọng chưa ổn định vì nông nghiệp nước ta đang chuyển biến từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa.
- Giai đoạn sau cơ cấu chuyển dịch mạnh hơn do các lợi thế về chăn nuôi được phát huy và sự tác động của thị trường...
DẠNG 4: DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỒ THỊ
a. Trường hợp thể hiện một đối tượng:
Bước 1: So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được)
Bước 2: Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? (lưu ý năm nào không liên tục)
Bước 3:
+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm
+ Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục
Bước 4: Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.
b. Trường hợp cột có hai đường trở lên:
- Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: Đường a trước, rồi đến đường b, rồi đến c,d
- Sau đó, chúng ta tiến hành so sánh, tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.
- Kết luận và giải thích.
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau
DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1980 – 2005
1. Trên cùng một hệ tọa độ vẽ đường biểu diễn dân
File đính kèm:
- Huong dan ve bieu do va nhan xet.doc