Kế hoạch bộ môn Sinh học Lớp 7 (Bản chuẩn kiến thức)

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Thuận lợi:

 Trường THCS nhiều năm qua đã đạt danh hiệu trường tiến cấp huyện. Đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết , thân ái, luôn giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chuyên môn cũng như trong đời sống tình cảm . Tất cả giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, luôn nhiệt tình trong giảng dạy, thường xuyên tự học tự bồi dưỡng, luôn tìm tòi phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình SGK mới. Luôn có những đồ dùng, sáng kiến được xếp giải cao ở cấp huyện .

- Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức trong học tập và mọi nề nếp trường ,lớp ,đội .

- Đảng uỷ chính quyền địa phương quan tâm đến sự nghiệp giáo dục .

2. Khó khăn:

 Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đủ số phòng cho HS học một ca, văn phòng nhà trường chưa đúng quy chuẩn, chưa có phòng chức năng. Hầu hết giáo viên ở xa, chỗ ở sinh hoạt của giáo viên còn chật chội, nên bất cập cho sinh hoạt chuyên môn , cũng như trong sinh hoạt đời sống của giáo viên.

- Một số học sinh ý thức học tập chưa cao.

- Chất lượng đại trà còn thấp.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bộ môn Sinh học Lớp 7 (Bản chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặc điểm tình hình: 1. Thuận lợi: Trường THCS nhiều năm qua đã đạt danh hiệu trường tiến cấp huyện. Đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết , thân ái, luôn giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chuyên môn cũng như trong đời sống tình cảm . Tất cả giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, luôn nhiệt tình trong giảng dạy, thường xuyên tự học tự bồi dưỡng, luôn tìm tòi phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình SGK mới. Luôn có những đồ dùng, sáng kiến được xếp giải cao ở cấp huyện . - Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức trong học tập và mọi nề nếp trường ,lớp ,đội . - Đảng uỷ chính quyền địa phương quan tâm đến sự nghiệp giáo dục . 2. Khó khăn: Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đủ số phòng cho HS học một ca, văn phòng nhà trường chưa đúng quy chuẩn, chưa có phòng chức năng. Hầu hết giáo viên ở xa, chỗ ở sinh hoạt của giáo viên còn chật chội, nên bất cập cho sinh hoạt chuyên môn , cũng như trong sinh hoạt đời sống của giáo viên. - Một số học sinh ý thức học tập chưa cao. - Chất lượng đại trà còn thấp. II. Chỉ tiêu phấn đấu: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 7D 37 4 10.8 8 21,6 23 62,2 2 5,4 III. Các giải pháp thực hiện: 1. Giáo viên: - Tăng cường việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Nhiệt tình trong giảng dạy, gần gũi quan tâm đến các đối tượng học sinh - Biết coi trọng chất lượng và luôn có giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng dạy và học. - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và biết làm, sử dụng triệt để đồ dùng dạy học. - Coi trọng công tác thao giảng, dự giờ và viết SKKN, sinh hoạt tổ chuyên môn. - Soạn bài kịp, đủ, sáng tạo trước khi lên lớp, thao giảng, dự giờ. - Công tác chấm chữa bài, luyện chữ viết cho HS được coi trọng. - Làm tốt chất lượng dại trà, mũi nhọn. - Có chuyên môn và bộ hồ sơ tốt. - Sử dụng triệt để đồ dùng hiện có trong phòng thí nghiệm. - Xây dựng cho học sinh động cơ và thái độ học tập đứng đắn. 2. Học sinh: + Đi học chuyên cần, ghi bài, làm bài tập đầy đủ, tham gia ý kiến xây dựng bài sôi nổi. + Đọc thêm sách bồi dưỡng, nâng cao sinh học 7. + Khi học cần nghiên cứu độc lập thông tin sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh hay thí nghiệm trao đổi nhóm tìm ra kiến thức cần nghiên cứu, vận dụng kiến thức vào thực tế. IV. Nội dung chương trình: Cả năm 70 tiết Học kì I: 19 tuần - 36 tiết Học kì II: 18 tuần - 34 tiết - 49 tiết lý thuyết - 14 tiết thực hành - 7 tiết bài luyện tập, ôn tập và kiểm tra. kế hoạch cụ thể Tên chương Mục tiêu chương Tuân Tiết Tên bài dạy HĐ của thầy - trò Điều chỉnh I ngành động vật nguyên sinh - Nhận biết được nơi sống của động vật nguyên sinh, cách thu thập và gây nuôi chúng. - Nắm được cấu tạo, chức năng và cách di chuyển của trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng sốt rét. - Hiểu được trong số các loài động vật nguyên sinh có nhiều loài gây bệnh nguy hiểm như ung thư. - Nhận biết được nơi ký sinh, cách gây hại từ đó rút ra biện pháp phòng chống trùng kiết lị và trùng sốt rét. 1 1 Thế giới ĐV đa dạng phong phú Tranh động vật 2 Phân biệt ĐV với TV. Đặc điểm chung của ĐV Tranh H2.1, 2.2 SGK 2 3 Thực Hành: Quan sát 1 số ĐV nguyên sinh Kính hiển vi, lam kính, kim, ống hút, trùng roi ... 4 Trùng roi Tranh H 4.1, 4.2, 4.3 3 5 Trùng biến hình và trùng giày Tranh H 5.1 - 3 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét Tranh H 6.1,2.4 4 7 ĐĐ chung và vai trò thực tiễn của ĐV nguyên sinh Tranh 1 số loại trùng ii ngành ruột khoang - Nắm được hình dạng ngoài, cách di chuyển, cấu tạo, chức năng của ruột khoang. - Hiểu được ruột khoang chủ yếu sống ở biển rất đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể. - Nhận biết được vai trò của ruột khoang đối với hệ sinh thái biển và đời sống con người. 8 Thuỷ tức Tranh thuỷ tức 5 9 Đa dạng của ngành ruột khoang Tranh hình SGK 10 Đặc điểm chung và của ngành ruột khoang Tranh H10.1 iii các ngành giun - Nhận biết được sán lông, giun dẹp, giun đũa. - Mô tả được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và dinh dưỡng của sán lông, giun dẹp, giun đũa. - Giải thích được vòng đời của sán lông, giun dẹp, giun đũa từ đó biết cách phòng trừ một số bệnh phổ biến. - Mô tả được hình dạng ngoài và cách di chuyển của giun đất. - Xác định được cấu tạo trong, cách dinh dưỡng. - Nhận biết được đặc điểm chung của các ngành giun. - Vai trò thực tiễn của giun đất. 6 11 Sán lá gan Tranh sán lá gan 12 1 số giun dẹp khác và đđ chung của ngành giun dẹp Tranh 1 số giun dẹp 7 13 Giun đũa Tranh giun đũa 14 1 số giun tròn khác và đđ chung của ngành giun tròn Tranh hình SGK 8 15 Giun đất Tranh hình SGK 16 Thực hành: Mổ và quan sát giun đất Bộ đồ mổ, trang H16.1,3 9 17 1 số giun đốt khác và đđ chung của ngành giun đốt Tranh 1 số giun đốt 18 Kiểm tra 1 tiết Đề, giấy kiểm tra IV ngành thân mềm - Nắm được đặc điểm cấu tạo, cách di chuyển của ngành thân mềm. - Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của ngành thân mềm. - Thấy được vai trò của thân mềm đối với tự nhiên và đời sống con người. - Nắm được các ngành thên mềm rất đa dạng về cấu tạo và lối sống nhưng chúng cũng có chung những đặc điểm nhất định. 10 19 Trai sông Vẫu con trai, vỏ trai 20 Một số thân mềm khác Tranh đại diện thân mềm 11 21 Thực hành: Quan sát một số thân mềm Mẫu trai, mực mổ sẵn, ốc 22 Đặc điểm chung và vai trò của thân mềm Tranh H 21.1 V ngành chân khớp - Nắm được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của tôm, nhện, châu chấu. - Nhận biết được một số giáp xác thường gặp, một số đại diện quan trọng của lớp hình nhện. - Nhận biết được đặc điểm chung của ngành chân khớp. - Nắm được sự đa dạng của lớp giáp xác, lớp hình nhện, lớp sâu bọ. - Nắm được ý nghĩa thực tiễn của lớp giáp xác, lớp hình nhện, chân khớp đối với tự nhiên và đời sống con người. - Mô tả được tập tính của lớp giáp xác, lớp hình nhện, chân khớp. 12 23 Tôm sông Mẫu tôm 24 Thực hành: Mổ và quan sát tôm sông Tôm sống, bộ đồ mổ, kính lúp 13 25 Đa dạng và vai trò vủa lớp giáp xác Tranh H.24 26 Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện Mẫu nhện 14 27 Châu chấu Mẫu con châu chấu 28 Đa dạng và đđ chung của lớp sâu bọ Tranh 1 số đại diện của lớp sâu bọ 15 29 Thực hành: Xem băng hình về tập tình của sâu bọ Máy chiếu, băng hình 30 Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp Tranh hình SGK VI Ngành động vật có xương sống - Nắm được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của cá chép, ếch đông, thằn lằn bóng đuôi dài, chim bồ câu, thỏ. - Phân tích vai trò của các cơ quan trong đời sống của cá chép, ếch đông, thằn lằn bóng đuôi dài, chim bồ câu, thỏ. - Nêu được sự đa dạng của môi trường sống ảng hưởng tới cấu tạo của cá chép, ếch đông, thằn lằn bóng đuôi dài, chim bồ câu, thỏ. - Nêu được sự đa dạng về thành phần loài cá chép, ếch đông, thằn lằn bóng đuôi dài, chim bồ câu, thỏ. - Trình bày được sự sinh sản và phát triển của cá chép, ếch đông, thằn lằn bóng đuôi dài, chim bồ câu, thỏ. - Nhận dạng và xác định vị trí các cơ quan của cá chép, ếch đông, thằn lằn bóng đuôi dài, chim bồ câu, thỏ trên mẫu mổ. - Nêu được đặc điểm đời sống và tập tính tự vệ của các đại diện cá chép, ếch đông, thằn lằn bóng đuôi dài, chim bồ câu, thỏ. - So sánh sự tiến hoá các cơ quan, bộ xương, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thằn lằn và ếch đồng. 16 31 Cá chép Tranh cá chép 32 Cấu tạo trong của cá chép Tranh cấu tạo cá chép 17 33 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá Tranh 1 số loài cá 34 Thực hành: Mổ cá Cá chép, bộ đồ mỗ 18 35 Ôn tập học kì I Bảng phụ 36 Kiểm tra học kì Đề, giấy kiểm tra 19 Ôn tập Bảng phụ Ôn tập Bảng phụ 20 37 ếch đồng Tranh ếch đồng 38 TH: QS cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ Mẫu mổ ếch đủ cho các nhóm 21 39 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư Tranh 1 số loài lưỡng cư 40 Thằn lằn bóng đuôi dài Tranh cấu tạo thằn lằn 22 41 Cấu tạo trong của thằn lằn Tranh cấu tạo trong thằn lằn 42 Sự đa dạng và đặc điểm chung của bò sát Tranh 1 số khủng long 23 43 Chim bồ câu Tranh chim bồ câu 44 Cấu tạo trong của chim bồ câu Mẫu cấu tạo trong chim bồ câu 24 45 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim Tranh H 44.1-3 46 TH: QS bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu Mẫu mổ chim bồ câu 25 47 TH: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim Máy chiếu, băng hình 48 Thỏ Tranh H 46.2,3 26 49 Cấu tạo trong của thỏ nhà Tranh H 47.2 50 Sự đa dạng của lớp thú Tranh H 48.1,2, tranh cá voi, dơi 27 51 Sự đa dạng của lớp thú Tranh sóc, chuột đồng và bộ răng chuột 52 Sự đa dạng của lớp thú Tranh chân lợn, bò, tê giác. 28 53 Bài tập Bảng phụ 54 TH: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim Máy chiếu, băng hình 29 55 Kiểm tra 1 tiết Đề, giấy kiểm tra VII sự tiến hoá của động vật - Nắm được sự phức tạp và phân hoá của cơ quan di chuyển, ý nghĩa của sự phân hoá trong đời sống của động vật. - Nêu được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp ĐV thể hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng. - Nắm được sự tiến hoá các hình thức sinh sản của động vật từ đơn giản đến phức tạp. - Thấy được sự hoàn chỉnh các HTSS hữu tính - Nêu được bằng chứng CM mối quan hệ giữa các nhóm ĐV là các di tích hoá thạch. - Nắm được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật. 56 Môi trường sống và sự vận động, di chuyển Tranh H 53.1 SGK 30 57 Tiến hoá về tổ chức cơ thể Tranh hình 54.1 SGK 58 Tiến hoá về sinh sản Tranh sinh sản vô tính ở trùng roi, thuỷ tức, tranh về sự chăm sóc trứng và con 31 59 Cây phát sinh giới động vật Tranh cây phát sinh giới ĐV VIII động vật và đời sống con người - Hiểu được đa dạng sinh học thể hiện ở một số loài, khả năng thích nghi cao của ĐV với các ĐK sống khác nhau. - Thấy được sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng là do khí hậu phù hợp với mọi sinh vật. - Chỉ ra được những lợi ích của đa dạng sinh học trong đời sống, nguy cơ suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. - Nắm được các biện pháp đấu tranh sinh học là sử dụng các loài thiên địch. - Nêu được những ưu điểm và những nhược điểm của biện pháp đấu tranh SH - Nắm được khái niệm về động vật quý hiếm, mức độ tuyệt chủng của các động vật quý hiếm ở Việt Nam, các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm. 60 Đa dạng sinh học Tranh H 58.1,2 32 61 Đa dạng sinh học Tư liệu đa dạng SH 62 Biện pháp đấu tranh sinh học Tranh hình 59.1 SGK 33 63 Động vật quý hiếm Tranh 1 số động vật quý hiếm 64 Tìm hiểu 1 số ĐV có tầm quan trọng đối với kinh tế ở địa phương 34 65 Tìm hiểu 1 số ĐV có tầm quan trọng đối với kinh tế ở địa phương 66 Ôn tập kì II Bảng phụ 35 67 TH: Tham quan TN Vợt thuỷ sinh, chổi lông, kim nhọn, khay 68 TH: Tham quan thiên nhiên Vợt thuỷ sinh, chổi lông, kim nhọn, khay 36 69 TH: Tham quan TN Phiếu thu hoạch 70 Kiểm tra học kì II Đề, giấy kiểm tra 36 Ôn tập Ôn tập

File đính kèm:

  • docke_hoach_bo_mon_sinh_hoc_lop_7_ban_chuan_kien_thuc.doc