A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm).
Bài tập 1: (1,0 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đặt đầu câu trả lời đúng.
Bài tập 1: (1,0 điểm).
1. Trong các văn bản sau, văn bản nào không phải là văn bản nhật dụng?
A. Cổng trường mở ra C. Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh
B. Phong cách Hồ Chí Minh D. Mẹ hiền dạy con
2. Chọn Đúng hoặc Sai cho nhận định sau:
Khái niệm văn bản nhật dụng chủ yếu đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bẳn chứ không phải là một khái niệm thể loại.
A. Đúng B. Sai
3. Mục đích của văn bẳn Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh là:
A. Phổ biến kiến thức khoa học.
B. Đưa ra dẫn chứng để chúng ta học tập cách kể chuyện tưởng tượng.
C. Xây dựng một chuyện vui để phổ biến kiến thức về loài ruồi.
D. Xây dựng một chuyện cười để nêu tác hại của loài ruồi.
4. Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh có bố cục gồm:
A. Ba phần B. Hai phần C. Bốn phần D. Năm phần
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng đầu năm học 2008 - 2009 môn Ngữ Văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2008 - 2009 THÀNH PHỐ TH
MÔN NGỮ VĂN- LỚP 9
Thời gian làm bài: 60 phút
ĐỀ CHẴN
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm).
Bài tập 1: (1,0 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đặt đầu câu trả lời đúng.
Bài tập 1: (1,0 điểm).
1. Trong các văn bản sau, văn bản nào không phải là văn bản nhật dụng?
A. Cổng trường mở ra C. Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh
B. Phong cách Hồ Chí Minh D. Mẹ hiền dạy con
2. Chọn Đúng hoặc Sai cho nhận định sau:
Khái niệm văn bản nhật dụng chủ yếu đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bẳn chứ không phải là một khái niệm thể loại.
A. Đúng B. Sai
3. Mục đích của văn bẳn Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh là:
A. Phổ biến kiến thức khoa học.
B. Đưa ra dẫn chứng để chúng ta học tập cách kể chuyện tưởng tượng.
C. Xây dựng một chuyện vui để phổ biến kiến thức về loài ruồi.
D. Xây dựng một chuyện cười để nêu tác hại của loài ruồi.
4. Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh có bố cục gồm:
A. Ba phần B. Hai phần C. Bốn phần D. Năm phần
Bài tập 2: (1,0 điểm).
1. Trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, tác giả Lê Anh Trà đề cập tới điều gì trong cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ.
A. Sự nghiệp cách mạng vĩ đại.
B. Những cống hiến về tư tưởng, lý luận trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao, giáo dục …
C. Những vẻ đẹp văn hóa trong lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử.
D. Đạo đức của Bác.
2. Theo tác giả, những yếu tố nào làm nên phong cách Hồ Chí Minh
A. Sự tiếp xúc, am hiểu văn hóa của nhiều dân tộc, nhiều vùng trên thế giới.
B. Biết nhiều thứ tiếng nước ngoài, làm nhiều nghề khác nhau.
C. Có cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được.
D. Gồm cả A, B, C
3. Trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là gì?
A. Vẻ đẹp của sự hiểu biết sâu rộng.
B. Vẻ đẹp của lối sống giản dị, thanh đạm.
C. Vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
D. Vẻ đẹp của lối sống hiện đại.
4. Chọn Đúng hoặc Sai cho nhận định sau: Bài học quan trọng được rút ra từ văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" là: cần phải hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
A. Đúng B. Sai.
Bài tập 3: (1,0 điểm).
1. Trong câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ: "Bà về năm đói làng treo lưới
Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào"
(Mẹ Tơm- Tố Hữu)
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Cường điệu D. Nói giảm, nói tránh
2. Trong các trường hợp sau, từ "chân" ở trường hợp nào được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
A. Đề huề lưng núi gió trăng
Sau chân theo một vài thằng con con
(Nguyễn du, Truyện Kiều)
B. Năm học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự "Hội khỏe Phù Đổng"
C. Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (Ca dao)
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Bằng một đoạn văn, em hãy phát biểu ý kiến của mình vể vấn đề: trang phục học trò và việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
--------------------------------------------------------
ĐỀ LẺ
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm).
Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đặt đầu câu trả lời đúng.
Bài tập 1: (1,0 điểm).
1. Trong các văn bản sau, văn bản nào không phải là văn bản nhật dụng?
A. Mẹ tôi C. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
B. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ D. Hạ Long đá và nước
2. Chọn Đúng hoặc Sai cho nhận định sau:
Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
A. Đúng B. Sai
3. Trong những yếu tố sau đây, yếu tố nào cần thiết để tạo lập một văn bản nghị luận.
A. Hệ thống luận điểm C. Các phép lập luận..
B. Hệ thống các chứng cứ. D. Tất cả các yếu tố trên
4. Ý nào sau đây nêu luận điểm của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
A. Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa loài người và sự sống trên trái đất.
B. Đấu tranh loại bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.
C. Cả hai ý trên.
Bài tập 2: (1,0 điểm).
Đọc đoạn văn cuối cùng của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình và thực hiện các yêu cầu sau:
Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lại biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu điều đó và làm sao cho mọi thời đại, người ta đều biết đến những tên thủ phạm đã gây ra nhữnglo sợ, đau khổ cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng những phát minh dã man nào, nhân danh những lợi ích ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xóa khỏi vũ trụ này.
1. Đoạn văn có bị lạc khỏi hệ thống lập luận của văn bản này không?
A. Có B. Không
2. Đoạn văn có thể dùng làm kết luận của văn bản này không
A. Có B. Không
3. Chủ định của tác giả viết đoạn văn này là gì
A. Đề nghị mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được dau thảm họa hạt nhân để nhân loại tương lai biết về thảm họa này mà lên án nó.
B. Đây là một cách nhấn mạnh, kêu gọi mọi người hãy nhớ rằng "thảm họa hạt nhân có thể xảy ra" và lên án mạnh mẽ những kẻ âm mưu gây ra thảm họa đó.
C. Cả A và B
Bài tập 3: (1,0 điểm).
1. Trong câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ: "Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời"
(Bác ơi - Tố Hữu)
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Cường điệu D. Nói giảm, nói tránh
2. Trong các trường hợp sau, từ "bàn tay" ở trường hợp nào được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
A. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Bài ca vỡ đất, Hoàng Trung Thông)
B. Cô gái có đôi bàn tay khéo
C. Ôi chiếc mũ vải mềm
Dễ thương như một bàn tay nhỏ
(Hoan hô anh giải phóng quân - Tố Hữu )
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Bằng một đoạn văn, em hãy phát biểu ý kiến của mình vể vấn đề: trang phục học trò và việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2008 - 2009 THÀNH PHỐ TH
MÔN NGỮ VĂN- LỚP 9
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
ĐỀ CHẴN:
Bài tập 1: (1,0 điểm) Khoanh tròn các chữ cái: (mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)
1.D 2.A 3.C 4.A
Bài tập 2: (1,0 điểm). Khoanh tròn các chữ cái: (mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)
Bài tập 3: (1,0 điểm). 1.D 2.B (mỗi ý đúng cho 0,5 điểm)
ĐỀ LẺ:
Bài 1: 1.C 2.A 3.D 4.C
Bài 2: 1.B 2.A 3.C (Hs làm đúng cả 3 ý cho 1 điểm, đúng 1 ý cho 0,25; 2 ý cho 0,5)
Bài 3: 1.D 2.A (mỗi ý đúng cho 0,5 điểm)
II. PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 điểm)
* Yêu cầu cho điểm.
1. Đảm bảo là một đoạn văn, diễn đạt giàu sức truyền cảm, không mắc những lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. (2 điểm)
2. Nêu được một số ý cơ bản
- Tình hình ăn mặc của học trò hiện nay (đánh giá cao những bài có số liệu cụ thể) (1 điểm)
- Tác hại của việc chạy theo thời trang (1 điểm)
- Học sinh nên ăn mặc đến trường làm sao để vừa đẹp, vừa tiện ích lại giữ được bản sắc văn hóa dân tộc (2 điểm)
- Tác dụng của việc ăn mặc hợp lý (1 điểm)
---Hết---
File đính kèm:
- KT chat luong Van 9 dau nam 0809.doc