Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P=31; S = 32; Cl = 35,5;
K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108;
Sn = 119; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207; I=127; At=210
1 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2011 - 2012 môn thi: hóa học 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 1 trang)
TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN THI: HÓA HỌC 10
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P=31; S = 32; Cl = 35,5;
K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108;
Sn = 119; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207; I=127; At=210
Câu 1 (4 điểm): Nguyên tố R ở chu kì 4 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trong một ion phổ biến sinh ra từ nguyên tử R có các đặc điểm sau: Số electron trên phân lớp p gấp đôi số electron trên phân lớp s; số electron của lớp ngoài cùng hơn số electron trên phân lớp p là 2.
Xác định R. Viết cấu hình electron của nguyên tử R
Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn. Giải thích?
Câu 2 (6 điểm): Cân bằng các phản ứng hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
Cu2S + HNO3 à Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O
FeS + HNO3 à Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
CuS2 + HNO3 à Cu(NO3)2 + H2SO4 + N2O + H2O
K2SO3 + KMnO4 + KHSO4 à K2SO4 + MnSO4 + H2O
Câu 3 (2 điểm): Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Xác định X, Y và tính % khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 4 (6 điểm): Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.
- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).
1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
2. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X và tính m.
Câu 5 (2 điểm):
1. Cho khí clo sục qua một ống nghiệm đựng dung dịch KI, một thời gian dài sau đó người ta dùng hồ tinh bột để xác nhận sự có mặt của iot tự do trong ống nghiệm. Nêu hiện tượng quan sát được và giải thích bằng các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.
2. Chỉ bằng cách pha trộn, hãy trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch không màu sau: HCl; NaOH; NaCl; Phenolphtalein
------------ HẾT ------------
Ghi chú:
- Học sinh không được sử dụng bất kì tài liệu nào (kể cả Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
- Giám thị coi thi không cần giải thích gì thêm.
File đính kèm:
- DE THI HSG TRUONG THPT DO LUONG 1 NAM 2012.doc