Thưa đồng nghiệp! Đã từ bao đời nay ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng “lễ, nghĩa” xem lễ nghiã là bài học hàng đầu đối với mọi con người. Ngay từ lúc còn bé thơ ông bà, cha mẹ, thầy cô luôn nhắc nhở “ Tiên học lễ hậu học văn”
Quả thật đúng như vậy học lễ nghĩa đầu tiên là điều rất cần thiết, chính vì vậy mà thực tế đã cho thấy thầy giáo Chu Văn An đã cảm hóa được học trò bằng chính đạo đức của mình và người học trò đã vì chữ “nghĩa” với thầy mà làm việc nghĩa cho đến muôn đời sau vẫn còn lưu truyền mãi mãi. Thế nhưng, để giữ được chữ “nghĩa” quả là điều phải đáng trăn trở của nhiều người.
Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS Phan Đình Phùng tôi thấy bộ môn Ngữ Văn đóng vai trò quan trọng không chỉ giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức mà còn góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn tình cảm. Từ những thực tiễn ấy tôi chọn đề tài “ Giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ học Ngữ Văn bậc THCS” với mong muốn chia sẽ tham khảo cùng các đồng nghiệp trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
17 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5946 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ học Ngữ Văn bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH BẬC THCS
THÔNG QUA GIỜ HỌC NGỮ VĂN
Họ và tên: HỒ THỊ THU HIỀN
Nơi công tác: Trường THCS Phan Đình Phùng
Trình độ chuyên môn: CĐSP Văn – Đoàn đội
NHẬN XÉT CỦA TRƯỜNG
NHẬN XÉTCỦA PHÒNG GD-ĐT
Chủ tịch hội đồng kí tên
(Đóng dấu)
Người đánh giá xếp loại kí tên
Lời nói đầu
Thưa đồng nghiệp! Đã từ bao đời nay ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng “lễ, nghĩa” xem lễ nghiã là bài học hàng đầu đối với mọi con người. Ngay từ lúc còn bé thơ ông bà, cha mẹ, thầy cô luôn nhắc nhở “ Tiên học lễ hậu học văn”
Quả thật đúng như vậy học lễ nghĩa đầu tiên là điều rất cần thiết, chính vì vậy mà thực tế đã cho thấy thầy giáo Chu Văn An đã cảm hóa được học trò bằng chính đạo đức của mình và người học trò đã vì chữ “nghĩa” với thầy mà làm việc nghĩa cho đến muôn đời sau vẫn còn lưu truyền mãi mãi. Thế nhưng, để giữ được chữ “nghĩa” quả là điều phải đáng trăn trở của nhiều người.
Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS Phan Đình Phùng tôi thấy bộ môn Ngữ Văn đóng vai trò quan trọng không chỉ giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức mà còn góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn tình cảm. Từ những thực tiễn ấy tôi chọn đề tài “ Giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ học Ngữ Văn bậc THCS” với mong muốn chia sẽ tham khảo cùng các đồng nghiệp trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tuy vậy trong quá trình biên soạn còn nhiều điều thiếu sót, tôi rất mong quí đồng nghiệp góp ý kiến xây dựng cho đề tài được hoàn thiện hơn.
Người biên soạn:
PHẦN I
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1 .Lý do khách quan
Hiện nay cùng với sự hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước toàn thể dân tộc Việt Nam đang ra sức phấn đấu nhằm mục tiêu xây dựn g đất nước ngày càng giàu đẹp phát triển nhanh, mạnh đề sánh vai với các dân tộc anh em khác. Nên xã hội luôn luôn đòi hỏi, chờ đợi những người công dân có đầy đủ cả đức lẫn tài để xây dựng đất nước nhưng làm sao để có được điều này đó là điều đáng trăn trở của toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng.
Bên cạnh ưu điểm lớn đó thì xã hội cũng đang có một số thế hệ trẻ, bị nhu cầu vật chất cám dỗ dữ dội nên đạo đức một số học sinh bị xuống cấp hết sức nghiêm trọng đáng báo động là lứa tuổi thanh thiếu niên, do thích đua đòi, ăn chơi lêu lổng, thiếu sự quan tâm của gia đình…Nên thực tế đã có bao nhiêu chuyện xảy ra ngoài xã hội, học sinh vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng vv.. Điều đó là do xem nhẹ đạo đức coi thường bài học làm người, cho nên bài học đạo đức bao giờ cũng là đầu tiên, bài học suốt cả đời cho tất cả mọi người.
2. Lý do chủ quan
Ngày nay, phần lớn các bậc phụ huynh vẫn có tư tưởng là làm thế nào con em mình có nhiều kiến thức, cho đi học thêm đủ thứ cốt để được vào trường công, sau này vào được đại học,có một việc làm ổn định, chứ ít chú ý đến đạo đức của con em mình. Vì thế HS đến trường còn vi phạm nội quy, không vâng lời thầy cô giáo. Trong gia đình, con cái không nghe lời cha mẹ, lười học, trốn học đi chơi đang rất phổ biến. Trách nhiệm này thuộc về ai? Gia đình, nhà trường hay xã hội? …rõ ràng là tất cả. Nhưng trách nhiệm lớn nhất thuộc về nhà trường. Với HS cấp II, lứa tuổi thiếu niên được gọi là lứa tuổi chuyển tiến. Các em đã có sự biến đổi không kém phần rõ rệt về bộ mặt bên ngoài, trong hoạt động sinh lý cơ thể, trong thế giới nội tâm, thoát vui, thoắt buồn, thích lí sự và hay chống đối ý kiến của cha mẹ và thầy cô và biểu hiện rất rõ nét. Vì vậy, để giáo dục đạo đức cho HS được tốt, có hiệu quả, nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng, trong đó người giáo viên dạy bộ môn Ngữ Văn càng có nhiều thuận lợi . Môn ngữ văn có vị trí đặc biệt ngoài việc giúp các em bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp thì việc việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh, góp phần hình thành ở học sinh biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè, có tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái bao dung, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác …
Làm thế nào để người công dân tương lai có đủ phẩm chất và năng lực để bước vào đời? Đây là câu hỏi luôn đặt ra cho nhà trường. Với tư cách là một giáo dạy môn Ngữ Văn bậc THCS lại trực tiếp dạy bộ môn Ngữ Văn, bản thân tôi thấy trách nhiệm, vị trí quan trọng của người giáo viên vô cùng to lớn trong việc hình thành nhân cách học sinh mà những môn học khác ít có được. Vì vậy mà tôi quyết đinh chọn đề tài : “ Giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ học Ngữ Văn bậc THCS” .
PHẦN II
ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng: các em học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 (Từ 11 đến 15 tuổi) ở trường THCS Phan Đình Phùng
2.Cở sở nghiên cứu: Môn Ngữ Văn THCS
3.Phương pháp nghiên cứu:
+ Trực tiếp, gián tiếp: trò chuyện, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh, học sinh, đồng nghiệp, bạn bè của học sinh.
PHẦN III
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.Nhiệm vụ đề tài;
Nhằm mục đích giáo dục bồi dưỡng cho học sinh có đủ các giá trị chân – thiện –mĩ cả đức lẫn tài và đẩy lùi các khuyết điểm trong việc hình thành nhân cách của học sinh .
2.Phương pháp giáo dục
Chúng ta đã biết ở lứa tuổi THCS HS thường có sự thay đội về tâm sinh lý lứa tuổi . Ở lứa tuổi này các em rất nhảy cảm với các vấn để gặp phải đang vươn lên làm người lớn. Theo các nhà tâm lý học thì đây là lứa tuổi nằm trong những năm tháng mà con người đang mở ra cho mình những cảm xúc và hứng thú mới mẻ. Đây là lứa tuổi giàu cảm xúc nhất trong một đời người. Thế giới nội tâm và quan hệ xã hội xung quanh của lứa tuổi này rất phức tạp. Về hành vi các em còn mang tính trẻ con, nhưng ý thức lại cho mình là người lớn, thường mâu thuẫn giữa hành động bên ngoài và nội tâm bên trong. Đã có hứng thú và cảm xúc mới mẻ, phương pháp hiếu động. Các em ngồi học không yên, hay nói chuyện riêng, thiếu tập trung trong giờ học … Để ổn định được làn sóng này là điều rất khó. Chính cái hiếu động cảm xúc ấy, bản thân nó lại bao hàm một năng lực sáng tạo to lớn. Cụ thể là năng khiếu sáng tạo biểu hiện rõ trong văn học. Các em dễ dàng đồng cảm với nhân vật, nhập cuộc sống với tác giả. Sẽ rất thuận lợi để giáo dục các em, nếu như giáo viên hiểu rõ được đặc điểm này và trở thành một người đồng cảm chia sẻ với các em. Rõ ràng là không có một phương pháp cụ thể nào cho bất cứ môn học nào ở nhà trường phổ thông. Nếu ta không xuất phát từ đối tượng cụ thể. Chương trình từ cấp 1 đến đại học, được cấu tạo khác nhau tuy cùng một tác phẩm văn học dân gian. Ví dụ: Truyện cổ tích “ Sọ Dừa” nhưng mức độ hiểu biết và nhận thức của đối tượng lại khác nhau.
Ăng ghen nói “ Phương pháp là do đối tượng quyết định, đối tượng nào thì phương pháp ấy”.Đặc biệt là trong giờ học Ngữ Văn đầu tiên là tạo tâm thế thoải mái, ngay từ đầu giờ học, việc kiểm tra bài cũ không nhất thiết là đọc thuộc hết bài thơ hay phần ghi nhớ SGK. Mà có thể linh hoạt đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm, những phần nào các em nắm chắc nhất, là học sinh yếu kém để tự các em lựa chọn, giáo viên cần cộng thêm điểm hoặc khen ngợi những học sinh soạn bài tốt, trình bày vở cẩn thận, trả lời hay, có cách trình bày đẹp sáng tạo, thường xuyên phát biểu xây dựng bài…Làm như vậy để các em ham thích môn học này. Nói cụ thể hơn là trong các tiết giảng văn đối với học sinh cấp 2 văn bản nào cũng có thể khơi dậy sự tự nhận thức sâu sắc.
Sau đây là một số ví dụ cụ thể: để soạn được bài mới thì khâu hưỡng dẫn các em soạn bài ở nhà là rất quan trọng. Yêu cầu đọc kĩ tác phẩm và phần chú thích sau đó suy nghẫm,suy nghĩ phần câu hỏi đọc hiểu văn bản (SGK), ghi những ý chính mà mình tâm đắc, tóm tắt văn bản (đối với văn bản tự sự), học thuộc văn bản trữ tình …Nhất là trong phần bài giảng giáo viên linh hoạt lồng vào bài học bằng những cảm xúc thật sự, không nên gượng ép. Bởi lẽ những lời giảng hay của thầy cô giáo có khi theo học sinh suốt cuộc đời.Phần lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh có thể bằng nhiềøu hình thức: lời giảng, tranh, ảnh minh họa, băng hình, các em tự đặt câu hỏi, thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ. Muốn thế người giáo viên dạy môn ngữ văn phải là người luôn biết lắng nghe và phải thấu hiểu những điều học sinh hỏi, điều đó sẽ mang lại niềm vui, sự thích thú, hạnh phúc cho người học. Để đạt được điều này người dạy phải luôn tạo cơ hội cho thầy – trò tâm tình trò chuyện,tỏ thái độ thân thiện,gần gũi và luôn quan niệm rằng:Dạy kĩ,học kĩ hơn là dạy nhiều học nhiều tránh dồn ép học sinh.
Qua một số năm giảng dạy góp nhặt từ những kinh nghiệm của bản thân, bạn bè, đồng nghiệp tôi xin đưa ra một vài ý tưởng trong các giờ dạy mà tôi đã đúc kết được.
ÄĐỐI VỚI VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
¬Khi dạy truyện ngụ ngôn CHÂN ,TAY, TAI ,MẮT MIỆNG cho các em trao đổi thảo luận: Em rút ra được bài học gì cho bản thân? Từ đó học sinh nhận thức được, Trong học tập,lao động, cần phải có sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì mới tồn tại được tránh tình trạng so bì tị nạnh nhau trong việc trực nhật lau lớp học hay các buổi lao động …
ÄĐỐI VỚI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI:
Qua “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du và “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, Truyện “ Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu …các em thấy được cảm hứng nhân đạo –lòng thương yêu con người sâu sắc, chan chứa để các em trân trọng vẻ đẹp của con người, đồng cảm với nỗi đau của nhân vật. Bồi dưỡng tư tưởng cho các em biết chia sẽ với những con người tài hoa, bạc mệnh, biết làm việc nghĩa giúp đời …
ÄĐỐI VỚI VĂN HỌC HIỆN ĐẠI:
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước qua truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân
- Cho các em trao đổi, thảo luận: Khi tương lai đất nước đang hi vọng vào sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay, bản thân em nghĩ như thế nào về việc học tập, rèn luyện của bản thân? Những việc làm cụ thể đó là gì? Để từ đó các em nhận thức sâu sắc biết sống đúng, sống đẹp là cống hiến cho đời. Giáo dục các em về tình phụ tử trong chiến tranh, tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt …Đặc biệt qua truyện “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu làm cho các em tự cảm nhận được những vẻ đẹp bình dị mà quý giá xung quanh mình…
ÄĐỐI VỚI CÁC TIẾT THI LÀM THƠ 5 CHỮ, 7 CHỮ, 8 CHỮ:
- GV hướng dẫn các em tập làm thơ theo chủ đề ví dụ như: về mẹ, về tình bạn, tình thầy trò, tình cảm quê hương, … có những em có bài thơ rất độc đáo, những giờ học như vậy khiến các em nhớ mãi.
- Có những bài thơ về Tình thầy các em làm như sau:
Nghĩ về thầy
Em như con thuyền nhỏ
Giữa biển trời mênh mông
Thầy như người cầm lái
Đưa thuyền em ra khơi.
Em như cánh diều nhỏ
Giữa bầu trời bao la
Thầy như là ngọn gió
Nâng cánh diều bay xa.
Năm tháng vẫn trôi qua
Biển đời dâng đầy sóng
Thầy như là người cha
Dắt em vào cuộc sống …!
ÄĐỐI VỚI CÁC GIỜ DẠY TIẾNG VIỆT:
- Ở các tiết học này giáo viên có thể linh động tuỳ theo từng bài để lồng ghép ví dụ như: khi học “câu cầu khiến” thì cho các em thi đặt câu về chủ đề “ Bảo vệ môi trường”:
· Bạn hãy bỏ rác đúng nơi quy định !
· Chúng ta đừng vứt rác bừa bãi !
·Mọi người hãy giữ gìn vệ sinh chung ! …
“Khuyên bạn trong học tập”, “ Chấp hành nội quy trường, lớp”…
- Với bài: “Câu cảm thán” thì cho các em viết đoạn văn nói về cảm xúc của em trước sự quan tâm chăm sóc của mẹ, trong đó có dùng câu cảm thán …( Tình cảm của mẹ dành cho em sâu sắc biết nhường nào ! ). Hay cho các em thi đặt câu dựa vào các tác phẩm: Lão Hạc, Cô bé bán diêm, chiếc lá cuối cùng…đặt những câu cảm thán?
· Chao ôi ! Sự hi sinh của cụ Bơ-men thật cao cả.
· Cái chết của cô bé bán diêm thật thương tâm biết bao.
· Tình cảm của lão Hạc giành cho con thật đáng kính phục biết nhường nào!
ÄĐỐI VỚI CÁC BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN:
Cách ra đề của giáo viên cũng góp phần giúp các em nhận thức đúng đắn về nhiều mặt ví dụ ở lớp 7 có “ Biểu cảm” cho các em phát biểu cảm nghĩ về người thân( với bố mẹ, ông, bà…), ở lớp 8 có bài viết số 7, có những đề bài có ý nghĩa giáo dục rất cao: Hãy nói “không” với các tệ nạn. ( Gợi ý: Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, thuốc lá, tiêm chích ma tuý, hoặc tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh,…). Qua bài viết này, học sinh tự nhận thức được các tệ nạn xã hội như cờ bạc, thuốc lá, tiêm chích ma túy …là thói hư tật xấu gây ra những tác hại ghê gớm với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: Tư tưởng, đạo đức, sức khoẻ, kinh tế, nòi giống …Đây là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc. Từ đó các em biết kiềm chế trước những thú vui không lành mạnh và chung tay góp sức đẩy lùi, tiến tới đấu tranh tiêu diệt tệ nạn để cuộc sống ngày càng trong sạch tốt đẹp hơn.
Ở lớp 9, bài viết số 5, có rất nhiều đề bài rất gần gũi với đời sống thường nhật, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc ví dụ: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mãi chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó. Sau khi gợi ý các em làm dàn bài đề này, giáo viên định hướng cho các em, tiếp xúc với máy tính không phải là không có lợi, nhưng phải biết chỗ lợi, hại đó …Hay là đề: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống … Em hãy đặt một nhan đề để gọi tên hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. Từ việc hướng dẫn học sinh phân tích các nguyên nhân, tác hại thì giúp các em thấm thía một điều: Muốn xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, văn minh, bản thân mỗi người phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ phát huy nếp sống “ Mình vì mọi người”, nâng cao trách nhiệm đối với cộng đồng. Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh -sạch-đẹp và Trái đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.
ÄĐỐI VỚI VĂN BẢN NHẬT DỤNG:
· Phần giới thiệu bài với những văn bản “ Bức thư của lĩnh da đỏ”, “ Thông tin về trái đất năm 2000 ”, “ Ôn dịch, thuốc lá” …GV có thể sử dụng tranh ảnh, băng hình minh hoạ ghi những hình ảnh thiên nhiên bị tàn phá, rác thải, cảnh ngập lụt, những người bị viêm phổi nặng do hút thuốc lá … hay là những bài báo viết về dân số tăng dẫn đến nạn thất nghiệp để học sinh phát biểu, từ đó các em tự nhận thức được tác hại của thuốc lá là kẻ giết người thầm lặng.
- Giáo dục các em về lối sống giản dị, có văn hoá, trong cách ăn mặc nói năng …qua văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”, “Phong cách Hồ Chí Minh”, qua thảo luận câu hỏi: Tìm hiểu về cách sống của Bác, lối sống giản dị, thanh cao của Bác Hồ đã bồi đắp thêm tình cảm nào của chúng ta đối với Bác Hồ? Em sẽ làm gì để noi theo gương Bác? Giáo viên có thể giảng bình ở phần này: Với một vị lãnh tụ suốt đời vì nước, vì dân -một người đã từng đưa đất nước Việt Nam từ bóng tối nô lệ được làm chủ cuộc đời,một con người từng đi nhiều nước, nói nhiều thứ tiếng -một con người vĩ đại như thế lại có một lối sống vô cùng bình dị, đạm bạc như vậy, thật đáng cảm phục biết nhường nào !
- Có thể cho HS thi tìm những câu thơ, câu văn ngoài 2 văn bản đó nói lên sự giản dị của Bác Hồ:
Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị ,
Màu quê hương bền bỉ đậm đà …
Giọng của Người không phải sấm trên cao,
Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước
Nơi Bác ở: sàn mây vách gió,
Sáng nghe chim rừng hót sau nhà
( Tố Hữu )
Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả cà xứ Nghệ,
Tránh nói to mà đi rất nhẹ nhàng.
( Việt Phương)
BÀI MINH HOẠ
Tuần 10 THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
Tiết 39
Ngày soạn: 13/11/2008
Ngày dạy: 15/11/2008
Lớp dạy:
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện.
- Từ việc sử dụng bao bì ni lông, có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Giáo dục cho HS có ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm và hành động cụ thể.
B. Chuẩn bị: - GV: Đọc kỹ mục “Những điều cần lưu ý” SGV. Tìm hiểu việc dùng bao bì ni lông ở địa phương, liên hệ với địa phương xã Quảng Hiệp. Chuẩn bị tranh ảnh, băng hình, các bài báo nói về môi trường hiện nay …Tích hợp với VB thuyết minh ở TLV, với một số kiến thức khoa học tự nhiên nhất là môn Hóa học.
- HS đọc trước văn bản, soạn bài, bảng con, bảng nhóm.
C. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Ø1HS lên bảng làm câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Các tác phẩm ( Tôi đi học, Trong lòng mẹ Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc ) được sáng tác thời kỳ nào?
A. 1900 - 1930 C. 1945 - 1954
B. 1930 – 1945 ( Câu B) D. 1955 – 1975
Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất giá trị của các VB: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc ?
A. Giá trị hiện thực. C. Cả A và B đều đúng ( Câu C)
B. Giá trị nhân đạo. D. Cả A và B đều sai.
Câu 3:Truyện ngắn “Tôi đi học” bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật “tôi”, đúng theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
A. Đúng ( Câu A) B. Sai
Câu 4: Điền vào chỗ trống cho đúng với tên tác giả,năm sáng tác, nội dung chính của các văn bản?
TÊN VĂN BẢN
TÁC GIẢ
NĂM SÁNG TÁC
NỘI DUNG CHÍNH
Tức nước vỡ bờ
Trong lòng mẹ
Lão Hạc
Ø1HS lên bảng trả lời câu hỏi phần tự luận:
-Nêu những điểm giống và khác nhau của các VB: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc Về đề tài, thể loại, giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật?
3. Bài mới:
§ Giới thiệu bài: GV cho HS xem một đoạn băng về rác thải ( trong đó có rác thải ni lông ) => Hỏi học sinh: Đoạn băng gợi cho em suy nghĩ gì? (HS trả lời có thể nhiều ý khác nhau ).
GV: Môi trường sống chung quanh ta đang bị đe dọa hết sức nghiêm trọng, có rất nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân không thể không kể đến đó là việc sử dụng bao bì ni lông hàng ngày. Tác hại của việc dùng bao bì ni lông ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người cũng như môi trường tự nhiên. VB “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000” sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin về vấn đề đó.
§Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, thể loại văn bản.
- VB “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000” thuộc văn bản nào mà ta đã học? Vì sao em biết ?
- Ở lớp 6 ,7 ta đã học những VB nhật dụng nào?
- GV hướng dẫn HS đọc: Đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý phát âm đúng những thuật ngữ chuyên môn, cần thể hiện giọng điệu của một lời kêu gọi => GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
Hoạt động 2:
- Tìm bố cục của VB? Nội dung của mỗi phần?
- Phân tích tính chặt chẽ của bố cục ?
Hoạt động 3:
- Theo em, Nguyên nhân cơ bản nào khiến cho việc sử dụng bao bì ni lông ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường tự nhiên? Em có thể giải thích cho các bạn cùng nghe?
- GV treo bảng phụ ghi sẵn câu hỏi.
1) Theo dõi phần 2 cho biết: Những tác hại nào của bao bì ni lông ảnh hưởng đến sức khỏe con người, những tác hại nào hủy hoại môi trường? Ngoài ra còn có những tác hại nào khác?
2) Em có suy nghĩ gì về những tác hại đó ?
- Khi nói về tác hại của việc dùng bao bì ni lông tác giả đã dùng phương pháp nào?
GV :Đó chính là phương pháp thuyết minh. Vậy thuyết minh là gì chúng ta tìm hiểu VB thuyết minh vào tiết sau.
- Tác hại của bao bì ni lông như vậy tác giả đã đưa ra những giải pháp nào ?
-GV phát phiếu thảo luận theo nhóm:
1) Theo em, ngoài tác hại của bao bì ni lông còn có những nguyên nhân nào khác làm ô nhiễm môi trường?
2) Chúng ta phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? Liên hệ địa phương em ?
Hoạt động 4:
-Tại sao tác giả lại đưa nhiệm vụ trước hành động ?
- Em có biết hiện nay có những phương thức xử lý về bao bì ni lông?
GV đưa ra 3 phương án: Chôn lấp, đốt, tái chế đều gặp nhiều trở ngại, khó thực hiện. vậy VB đưa ra phương án “ Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” em thấy như thế nào?
GV: Liên hệ ở đất nước XIN-ga-po sạch nhất thế giới: Mỗi người dân vứt rác ra đường phạt tương đương tám trăm ngàn đống Việt Nam: giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường - ngôi nhà chung của tất cả chúng ta ( Hãy giữ cho sạch nhà, sạch trường, sạch đường phố, góp phần làm đẹp cho cảnh quan môi trường )
Điểm chốt: Qua VB này, em hiểu được vấn đề gì về việc sử dụng bao bì ni lông?
- Qua bài học, em hãy liên hệ ở địa phương em về vấn đề thu gom rác thải, sử dụng bao bì ni lông?
- Em có thể đưa ra ý tưởng của em về vấn đề sử dụng bao bì ni lông, xử lí rác thải hiện nay?
- Muốn giữ gìn trường lớp, bản thân em phải làm gì?
- 1HS trả lời, những HS khác bổ sung.
-Văn bản Nhật dụng vì nội dung bàn về vấn đề nóng bỏng của xã hội hiện này đó là về môi trường.
- 1 hoặc 2 HS trả lời: (Lớp 6: Động Phong Nha, Cầu Long Biên, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. Lớp 7: Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê …
- 3 HS đọc nối tiếp. Những HS khác nhận xét về giọng đọc, tác phong …
- HS đọc thầm chú thích, lưu ý các chú thích 2,3,4.
3 phần: 1: Từ đầu đến “ Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”: Trình bày nguyên nhân ra đời của bản thông điệp này. 2: Tiếp cho đến: “ Ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường”: Phân tích tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và giải pháp. Còn lại: Lời kêu gọi
-Phần 1 rất ngắn gọn mà nêu được sự ra đời của bản thông điệp này. Phần 2: đoạn 1 đi
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem hien.doc