Sáng kiến kinh nghiệm Lập hệ thống câu hỏi: phân loại, cấp độ,và nguyên tắc vận dụng trong " hai cây phong" - Ngữ văn 8

Môn văn có vị trí đặc biệt trong chương trình học và có tác dụng to lớn trong việc giáo dục nhân cách học sinh, nhất là mặt bồi dưỡng tâm hồn con người. Nhưng việc dạy văn - học văn hiện nay đang bộc lộ nhiều khó khăn,nhược điểm mà rõ nhất là hiện tượng người đọc thiếu hứng thú say sưa. Kết quả tất yếu là các em nói kém, viết kém, suy nghĩ kém, diễn đạt kém, ảnh hưởng xấu tới việc học tập những môn khác. Điều đáng buồn hơn là: chấm bài văn của các em, quan sát giờ các em học văn chúng ta rất băn khoăn, hình như các em thiếu dung động và xúc cảm trước ngững cái đẹp và nỗi đau của đời người, thiếu suy nghĩ về tình yêu lẽ sống .

 Trong chương trình ngữ văn 8, phần nhiều các tác phẩm, đoạn trích đều thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo của các nhà văn trước cuộc đời, trước số phận con người. Như đoạn trích " Hai cây phong" thuộc tác phẩm " Người thầy đầu tiên" của nhà văn nổi tiếng Ai ma tốp đã thể hiện thật sâu lắng tình người, tình quê. Làm thế nào để neo đậu vào trong trái tim các em những tình cảm sâu lắng ấy? Làm thế nào để khêu gợi tiếng rung động trong tâm hồn tuổi hoa niên? Theo tôi một phần quan trọng là phụ thuộc vào hệ thống câu hỏi do thầy thiết kế để hướng dẫn học sinh thi công chính xác đến đâu tinh tế đén đâu và đạt đến đâu mục tiêu bài học tác phẩm.

 Vậy lập hệ thống câu hỏi như thế nào? Cần căn cứ vào những quy tắc nào? Kinh nghiệm này tôi xin trình bày cách hiểu của mình về hệ thống câu hỏi trên phương diện:

 - Các hình thức câu hỏi.

 - Cấp độ phân chia câu hỏi.

 - Nguyên tắc vận dụng câu hỏi.

 Và ứng dụng trong đoạn trích: " Hai cây phong" để đáp ứng phần nào những băn khoăn đã nêu ở trên.

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Lập hệ thống câu hỏi: phân loại, cấp độ,và nguyên tắc vận dụng trong " hai cây phong" - Ngữ văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm: Lập hệ thống câu hỏi: Phân loại, cấp độ,và nguyên tắc vận dụng trong " Hai cây phong" - Ngữ văn 8 Đặt vấn đề I. lý do chọn đề tài: Môn văn có vị trí đặc biệt trong chương trình học và có tác dụng to lớn trong việc giáo dục nhân cách học sinh, nhất là mặt bồi dưỡng tâm hồn con người. Nhưng việc dạy văn - học văn hiện nay đang bộc lộ nhiều khó khăn,nhược điểm mà rõ nhất là hiện tượng người đọc thiếu hứng thú say sưa. Kết quả tất yếu là các em nói kém, viết kém, suy nghĩ kém, diễn đạt kém, ảnh hưởng xấu tới việc học tập những môn khác. Điều đáng buồn hơn là: chấm bài văn của các em, quan sát giờ các em học văn chúng ta rất băn khoăn, hình như các em thiếu dung động và xúc cảm trước ngững cái đẹp và nỗi đau của đời người, thiếu suy nghĩ về tình yêu lẽ sống ... Trong chương trình ngữ văn 8, phần nhiều các tác phẩm, đoạn trích đều thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo của các nhà văn trước cuộc đời, trước số phận con người. Như đoạn trích " Hai cây phong" thuộc tác phẩm " Người thầy đầu tiên" của nhà văn nổi tiếng Ai ma tốp đã thể hiện thật sâu lắng tình người, tình quê. Làm thế nào để neo đậu vào trong trái tim các em những tình cảm sâu lắng ấy? Làm thế nào để khêu gợi tiếng rung động trong tâm hồn tuổi hoa niên? Theo tôi một phần quan trọng là phụ thuộc vào hệ thống câu hỏi do thầy thiết kế để hướng dẫn học sinh thi công chính xác đến đâu tinh tế đén đâu và đạt đến đâu mục tiêu bài học tác phẩm. Vậy lập hệ thống câu hỏi như thế nào? Cần căn cứ vào những quy tắc nào? Kinh nghiệm này tôi xin trình bày cách hiểu của mình về hệ thống câu hỏi trên phương diện: - Các hình thức câu hỏi. - Cấp độ phân chia câu hỏi. - Nguyên tắc vận dụng câu hỏi. Và ứng dụng trong đoạn trích: " Hai cây phong" để đáp ứng phần nào những băn khoăn đã nêu ở trên. Ii.Mục đích nghiên cứu: Với kinh nghiệm này tôi xin đưa ra một số giải pháp vận dụng các loại câu hỏi và cấp độ câu hỏi sao cho phù hợp, đạt hiểu quả trong văn bản:" Hai cây phong" - ngữ văn 8 tập I. Iii. Phương pháp nghiên cứu: Kinh nghiệm này cần tới sự kết hợp cả 2 phương pháp: nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trong đó có phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp làm sáng rõ vấn đề. Iv. Cơ sở lý luận của vấn đề: 1. Các hình thức câu hỏi: 1.1. Câu hỏi cảm xúc: là những câu hỏi nhằm khêu gợi sự rung động thẩm mỹ và những xúc cảm tình cảm của học sinh trong việc tiếp nhận hình tượng văn học. Thực chất của loại câu hỏi này là kiểm tra thái độ, tình cảm của học sinh đối với hình tượng văn học đó. Có thể đó là thái độ trước một bức tranh thiên nhiên trong thơ, cũng có thể là sự đánh giá về một nhân vật trong tác phẩm tự sự. Những câu hỏi này yêu cầu học sinh phải diễn tả lại bằng lời nói hoặc những ấn tượng xúc cảm, những suy nghĩ thiên về cảm tính của học sinh về một bộ phận, một phương diện, một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn chương. 1.2.Câu hỏi hình dung tưởng tượng: Trong thưởng thức cảm thụ nghệ thuật, óc liên tưởng, tưởng tượng được phát huy. Hình tượng nghệ thuật mà nghệ sĩ đã sáng tạo trong tác phẩm sẽ được hình dunglại đầy đủ, trọn vẹn trong trí tưởng tượng của người đọc. Văn học mang tính hình tượng, tư duy văn học là tư duy hình tượng có tính phi vật thể. Do vậy, để hiểu vấn đề một cách sâu sắc, thấu đáo, giáo viên phải huy động trí tưởng tượng bay bổng của các em. Trên cơ sở đó có thể tạo ra các câu hỏi hình dung tưởng tượng cho một bài văn. Câu hỏi có thể đặt ra trước một bức tranh thiên nhiên chưa hoàn chỉnh, cũng có thể đặt ra trước một cuộc đời, một số phận. 1.3.Câu hỏi hiểu: Trong bất kỳ một giờ văn nào với bất kỳ một phương pháp nào cũng đòi hỏi phải sử dụng câu hỏi hiểu. Nếu câu hỏi cảm xúc khêu gợi tình cảm, câu hỏi hình dung tưởng tượng gợi óc sáng tạo thì câu hỏi hiểu là tư duy của học sinh trong chiếm lĩnh tác phẩm văn học. Thực chất loại câu hỏi này " huy động khả năng phân tích, khả năng lý luận, nâng cao tư tưởng hơn là rung động cảm xúc với bài văn ".Lịch sử phát triển của câu hỏi hiểu không đồng nhất với câu hỏi cảm xúc và câu hỏi hình dung tưởng tượng. Vì nếu thiếu câu hỏi cảm xúc, hình dung tưởng tượng thì người đọc vẫn hiểu được tác phẩm, còn nếu thiếu câu hỏi hiểu thì giờ văn sẽ trở thành giờ diễn thuyết về tác phẩm. Như vậy, khi vận dụng câu hỏi này giáo viên cần nắm chắc rằng câu hỏi này gồm 3 loại: câu hỏi phát hiện, câu hỏi phân tích và câu hỏi nhận xét đánh giá. 2. Hai cấp độ câu hỏi: Một giờ văn có hiệu quả là một giờ văn mà hệ thống câu hỏi không quá cồng kềnh. Do đó tôi thiết nghĩ nên chia câu hỏi theo 2 cấp độ: - Câu hỏi tái hiện. - Câu hỏi sáng tạo. 2.1. Câu hỏi tái hiện: Là loại câu hỏi nhớ lại, tiếp thu như nó vốn có. Nó rất cần thiết trong quá trình nhận thức, góp phần làm sống dậy hình tượng trong từng chi tiết. Nó giúp chúng ta nhìn toàn diện về hình tượng văn học. 2.2. Câu hỏi sáng tạo: Sáng tạo là không đi theo lối mòn những gì đã có. Như vậy thực chất của hoạt động sáng tạo là tiếp cận tác phẩm một cách sáng tạo chủ yếu bằng sự cảm thụ trực tiếp của học sinh. Nói khác đi đó là quá trình học sinh tự thẩm thấu rồi lại tự thể hiện bằng tài năng và sự hiểu biết của mình. Giải quyết vấn đề I. Thực trạng của vấn đề: Trước những năm 70, cùng với sự tồn tại của lý luận dạy học truyền thống là sự tồn tại của một loại câu hỏi duy nhất: câu hỏi hiểu. Nói như vậy có thể thấy rằng việc áp dụng những câu hỏi truyền thống không còn phù hợp với cách dạy học hiện đại. Với việc phân loại câu hỏi theo lý luận ở trên, tôi thấy câu hỏi cảm xúc là loại câu hỏi hoàn toàn mới mẻ vì nó tác động mạnh tới tình cảm của học sinh, nhất là sự nhạy cảm của tâm hồn học sinhTHCS. Nếu câu hỏi cảm xúc giúp cho giờ văn giàu sắc thái biểu cảm thì câu hỏi hình dung tưởng tượng giúp giờ văn thêm sinh động. Nó nuôi dưỡng hứng thú, kích thích năng lực tưởng tượng của học sinh. Còn việc vận dụng câu hỏi hiểu thì giáo viên cần kết hợp vói cấp độ câu hỏi để áp dụng cho phù hợp. Trong hai cấp đọ câu hỏi được nêu ở phần trên thì cấp độ câu hỏi tái hiện kích thích tư duy ở mức độ thấp, học sinh dễ trả lời nhưng ít động não. do vậy nếu chỉ sử dụng câu hỏi ở cấp độ này học sinh sẽ không hiểu và không cảm thụ được tác phẩm. Hiện nay, các giờ văn phổ thông lạm dụng cấp độ câu hỏi tái hiện quá nhiều. Nó khiến cho hoạt động dạy học trở lên trôi chảy( vì dễ ) nhưng không có hiệu quả cảm và hiểu tác phẩm. Do vậy, theo tôi loại câu hỏi này nên dùng hạn chế trong giờ văn. Còn câu hỏi sáng tạo là cấp độ câu hỏi chính bởi vì chỉ có loại câu hỏi này mới mang tính tôn trọng chủ thể học sinh. Thực tế hiện nay một số giờ văn phổ thổng raatsngaij sử dụng câu hỏi này vì nó khó. Nhưng theo tôi trong tương lai câu hỏi này phải được sử dụng nhiều hơn bởi nó mới là loại câu hỏi kích thích cao nhất năng lực cảm xúc và tư duy của học sinh, thực hiện phát huy chủ thể của học sinh theo đúng lý luận dạy học hiện đại. Phương pháp văn mới được xây dựng trên tinh thần của lý luận dạy học hiện đại khẳng định: " Người thầy chỉ đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn cho họat động dạy học của trò". Muốn làm được điều đó thì người giáo viên phải sử dụng hệ thống câu hỏi để kích thích phát huy cảm xúc của học sinh. Theo giáo sư Phan Trọng Luận: " Tư duy con người bắt đầu từ phát động một vấn đề hay một câu hỏi, sự ngạc nhiên hay thắc mắc từ một mâu thuẫn". Vậy thiết lập hệ thống câu hỏi sẽ bao gồm những hình thức câu hỏi nào? Sử dụng cấp độ câu hỏi như thế nào để phù hợp với dạy học hiện đại? Trên cơ sở lý luận tôi đã nêu ở trên song áp dụng chúng vào thiết kế bài giảng như thế nào cho đạt hiệu quả, thu hút được học sinh say mê với môn văn, đưa học sinh vào vùng tư duy để sáng tạo tiến tới biết hành văn với ngôn ngữ trong sáng chân thực thì người giáo viên phải áp dụng thật linh hoạt, phân loại đúng đối tượng học sinh để "phân việc " cho phù hợp. Đó không phải là việc làm đơn giản bởi học sinh hiện nay lười suy nghĩ thường làm thụ động theo mẫu đã có sẵn. Điều đó đã biến giờ văn thành giờ học nặng nề, giáo viên phải làm việc vất vả mà vẫn không đạt hiểu quả mong muốn. Vậy làm thế nào để khắc phục những khó khăn trở ngại trên, trong kinh nghiệm này tôi xin mạnh dạn trình bày những giải pháp của mình nhằm cải thiện phần nào những băn khoăn đã nêu ở trên. Ii. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 1. Nguyên tắc vận dụng: Hình thức và trình tự nêu câu hỏi trong giờ văn phải hết sức linh hoạt phù hợp với từng bài từng lớp. Bên cạnh đó, trước sau mỗi câu hỏi phải kết hợp nhịp nhàng với các biện pháp khác. Khi thiết lập câu hỏi cho một văn bản văn học ( cụ thể với van bản: " Hai cây phong " - ngữ văn 8 tập I) tôi đã áp dụng các nguyên tắc sau: 1.1. Không độc tôn một loại câu hỏi nhưng đặc biệt coi trọng câu hỏi sáng tạo, câu hỏi hiểu:Thực hiện đúng nguyên tắc này tôi sẽ tránh được sự lạm dụng một câu hỏi, tránh được sự bài xích giữa các loại câu hỏi với nhau. Trong bài học:" Hai cây phong"tôi đã áp dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau. Trong đó, để tái hiện lại hình ảnh hai cây phong trong con mắt "tôi" tôi đã vận dụng câu hỏi phát hiện: - Hình ảnh hai cây phong được khắc họa như thế nào? Để học sinh cảm nhận được hình ảnh ấy tôi đã sử dụng câu hỏi phân tích: - Em thấy hình ảnh hai cây phong có ý nghĩa gì? Và để giúp học sinh hiểu được tình cảm của nhà văn với quê hương tôi đã dùng câu hỏi nhận xét đánh giá: - Em hiểu gì về tấm lòng của tác giả với quê hương đất nước? 1.2.Nguyên tắc lựa chọn và kết hợp: Dùng câu hỏi hiểu làm nền tảng tăng cường câu hỏi sáng tạo ở mọi bài học nhưng cũng cần đan giữa các loại câu hỏi. Đặc biệt tác phẩm tự sự nên có sự kết hợp giữa câu hỏi hình dung tưởng tượng, câu hỏi hiểu và câu hỏi cảm xúc. Vì vậy trong việc thiết lập câu hỏi trong " Hai cây phong"tôi đã lựa chọn và kết hợp các loại câu hỏi trên nhăm kích thích vào vùng tư duy, cảm xúc của học sinh. Cụ thể: Qua đoạn văn sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh, tôi sử dụng câu hỏi hiểu: - Qua nghệ thuật đó em thấy hình ảnh hai cây phong có ý nghĩa gì? Học sinh đã hiểu được qua từng câu văn gắn với từng con người trong từng hoàn cảnh khác nhau. Tiếp đó tôi dùng câu hỏi hình dung tưởng tượng: - ý nghĩa ấy giúp em liên tưởng dến hình ảnh nào? Học sinh đã nhận ra hình ảnh của con người quê hương "tôi" và liên tưởng đến "hồn làng" qua dáng hình của con người quê hương. Sau đó tôi dùng câu hỏi hiểu: - Qua đó em hiểu được gì về tinh cảm của tác giả với đất nước quê hương? Học sinh hiểu được sự gắn bó bền chặt, thiết tha của tác giả với quê hương. Để rồi giúp các em bộc lộ cảm xúc của mình qua câu hỏi cảm xúc: - Em có tình cảm gì trước tình yêu quê hương đất nước sâu nặng của tác giả? Từ đó học sinh biết rung động trước tình cảm cao đẹp đáng được ngợi ca. 1.3 .Nguyên tắc chính xác, tinh tế, vừa sức: Trước tiên, câu hỏi nêu ra phải chính xác, tức là phải bám vào văn bản, tất cả phải xuất phát từ văn bản. . Sau đó câu hỏi nêu ra phải vừa sức, không quá vụn vặt hoặc trìu tượng. Và cuối cùng câu hỏi nêu ra phải tinh tế, phải hay, phải có chất văn, tránh thô thiển thực dụng quá. Tuân theo nguyên tắc này đã đảm bảo đúng chức năng giáo dục thẩm mĩ trong văn học. Tôi dã áp dụng nguyên tác này khi lập hệ thống câu hỏi trong bài "Hai cây phong". Cụ thể: Để bám sát văn bản ngoài việc giúp học sinh đọc diễn cảm văn bản tôi đã sử dụng câu hỏi phát hiện để học sinh phát hiện chi tiết từ văn bả n. Đây là câu hỏi dễ nên tôi dành câu trả lời cho những học sinh trung bình, yếu để đảm bảo tính vừa sức. Còn những câu hỏi phân tích đánh giá, cảm thụ tôi dành cho học sinh khá giỏi trả lời. Nhờ sự chủ động phân công công việc như thế cho học sinh mà tôi đã phần nào cải thiện được không khí lớp học, thu hút học sinh vào việc lĩnh hội kiến thức văn chương. Sau đay toi xin trình bày mô hình thực nghiệm hệ thống câu hỏi trong bài"Hai cây phong". 2. Mô hình thực nghiệm: Hệ thông câu hỏi văn bản:"Hai cây phong" A. Mục tiêu: Gúp HS phát hiện trong văn bản"Hai cây phong"có hai mạch kể ít nhiều lồng vào nhaudwaj trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện. Vì trong bài người kể chuyện nói mình là họa sĩ nên chúng ta hướng học sinh tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả khi muốn miêu tả hai cây phong. Chúng ta cũng giúp học sinh hiểu rõ nguyên nhânkhiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện. B. Hệ thống câu hỏi: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: "Đất nước Cư rơ gư xtan tươi dệp là đất nước của núi đồi và thảo nguyên, những dãy núi trập trùng và áng mây lơ lửng bên trên chẳng khác nào một đoàn chiếm hạm đang bơi về một nơi nào đấy". Nhà văn Ai ma tốp là nhà văn nổi tiếng của đất nước này. Hoạt động 2: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Đọc với giọng chậm rãi hơi buồn, gợi nhớ nhung, suy nghĩ của một người kể chuyện . - Thay đổi giọng đọc giữa những đoạn người kể xưng tôi và chúng tôi . ? Hãy đọc văn bản theo hướng dẫn ? ? Hãy giới thiệu đôi nét về nhà văn Ai ma top và tác phẩm Người thầy đầu tiên dựa vào chú thích *? Văn bản “Hai cây phong” là đoạn trích nằm ở phần đầu truyện “ Người thầy đầu tiên” ? Theo em đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn(phần)? Nêu nội dung của từng phần ? ? Nhận xét gì về sự thay đổi ngôi kể trong đoạn trích ? ? Đại từ nhân xưng chúng tôi và tôi ở đoạn a, b, d chỉ ai ? ở thời điểm nào ? ? Đại từ nhân xưng chúng tôi và tôi ở đoạn c chỉ ai ? Vào thời điểm nào ? ? Thay đổi ngôi kể như vậy theo em có tác dụng gì ? ? Em có nhận xét gì về sự kết hợp các thể văn trong đoạn trích ? 1 HS đọc đoạn c ? ? Đoạn em vừa đọc có thể chia thành mấy đoạn nhỏ ? ý chính của mỗi đoạn ấy ? ? Theo em đoạn nào thú vị hơn ? Vì sao ? ? Hai cây phong được tác giả nhớ, kể và tả lại một cách rất cụ thể, thắm đượm cảm xúc mến thương ngọt ngào. Hai cây phong cùng lũ trẻ hồn nhiên nghịch ngợm được phác vẽ ntn ? Hãy tìm những chi tiết hình ảnh để làm sáng rõ bức tranh ấy ? ? Những chi tiết này cho ta biết thêm điều gì về hai cây phong ? ? Hai cây phong hiện lên như thế nào qua những chi tiết trên ? Theo dõi mạch truyện được kể từ nhân vật tôi hãy cho biết : ? ấn tượng của nhân vật tôi trong mỗi lần về quê là gì ? ? Do đâu “tôi” có ấn tượng này ? ? Nhân vật tôi đã bộc lộ tình cảm gần gũi yêu quý hai cây phong. Hãy tìm đoạn văn đó ? ? Em hiểu gì về tâm trạng của người kể truyện xưng “tôi” từ lời văn biểu cảm sau: “Ta sắp được thấy … ngây ngất” ? ? Nhân vật tôi nghe được những tiếng nói riêng, tâm hồn riêng chan chứa những lời ca em dịu của chúng. Qua đây cho thấy nhân vật tôi là người ntn? ? Cái điều nhân vật “tôi” cha hề nghĩ đến thời bé “ Ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này”. Người vô danh ấy đã ước mơ điều gì ? ấp ủ những niềm hi vọng gì ? ? Qua đó em đọc được những điều đáng quý nào trong tâm hồn nhân vật “tôi” ? ? Đọc và tìm hiểu văn bản “Hai cây phong” em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của thiên nhiên và con người được phản ánh ? ? Nếu nhân vật tôi mang hình bóng của chính tác giả Ai- ma- tôp thì em sẽ hiểu gì về nhà văn này từ hai cây phong của ông ? ? Hãy tìm một vài tác phẩm văn học củaViệt Nam nói về tình yêu quê hương biểu hiện bằng dòng sông, cây cối, con đường, ngõ xóm ? Rút ra những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của VB I/ Hướng dẫn đọc và tìm hiểu khái quát . 1/ Đọc : - 2 3 HS đọc 2/ Tìm hiểu chú thích .(SGK) * Nhà văn Ai-ma-tốp: - Sinh 1928, là kỹ sư chăn nuôi, đi học văn học và trở thành nhà văn, nhà báo. - Những tác phẩm chính: Gi-mi-li-a (1958), Vĩnh biệt Gun-xa-r (1966), Con tàu trắng (1970), Một ngày dài hơn thế kỷ (1980)…Tập truyên Núi đồi và thảo nguyên (1961) được giải thưởng Lê-nin, gồm 3 truyện ngắn: Người thầy đầu tiên, Cây phong non trùm khăn đỏ,Mắt lạc đà. * Truyện ngắn Người thầy đầu tiên - Cốt truyện: (SGK) - Vị trí đoạn trích : phần đầu của truyện 3/ Tìm hiểu cấu trúc văn bản . Chia làm 4 phần : + Từ đầu phía tây : giới thiệu vị trí làng quê của nhân vật tôi . + Tiếp thần xanh : Nhớ về hai cây phong và cảm xúc, tâm trạng của Tôi khi về thăm làng, thăm cây . + Tiếp kia : Kỷ niệm thời trẻ thơ cùng lũ bạn chơi đùa và ngắm làng quê . + Phần còn lại : Nhớ đến ngời trồng hai cây ấy gắn liền với trờng Đay xen - Chúng tôi Tôi - Đại từ chúng tôi và tôi ở các đoạn a, b, d đều chỉ người kể - họa sĩ và chủ yếu ở thời điểm hiện tại mà nhớ về quá khứ . - Đại từ chúng tôi ở đoạn c chỉ nhân vật ngời kể chuyện và các bạn bè của anh ở thời điểm quá khứ thời thơ ấu . - Nhằm mục đích đan xen, lồng ghép hai thời điểm hiện tại và quá khứ, trưởng thành - thiếu niên, một người - nhiều người cùng trang lứa như vậy làm cho câu chuyện trở nên sống động, thân mật, gần gũi, ấm áp đáng tin cậy hơn, chân thật hơn với người đọc . - Tự sự , miêu tả và biểu cảm đã được kết hợp rất khéo léo . II/ Tìm hiểu nội dung văn bản . 1/ Hai cây phong và những kí ức tuổi thơ . 2 đoạn - Đ1 : Bọn trẻ chơi đùa, trèo lên hai cây phá tổ chim . - Đ2 : Phong cảnh làng quê và cảm giác của chúng tôi từ ngọn cây nhìn xuống . - Đ2: Vì đây là những cảnh, những cảm xúc mới mẻ, lạ lùng mà có lẽ lần đầu tiên bọn trẻ mới có được khi toàn cảnh quê hương quen thuộc bỗng hiện ra dới chân mình . - Hai cây phong nghiêng ngả đu đưa như muốn chào mời … - Bóng râm mát rợi, tiếng lá xáo xạc dịu hiền … - Hai cây phong như những người bạn lớn vô cùng thân thiết, bao dung, độ lượng và gắn với lũ trẻ trong làng . Còn lũ trẻ như những chú chim non ngây thơ nghịch ngợm … chơi đùa không biết chán . - Địa vị cao cả của hai cây phong gắn liền với người trồng nó là thầy Đuy-sen có tấm lòng cao cả như là ân nhân của làng Ku-ku-rêu. - Hai cây phong chứng nhận lịch sử của trường Đuy -sen . Là tín hiệu của làng . - Gắn bó với con người . - Có sự sống riêng . - Nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ . - Nơi mở rộng chân trời hiểu biết . - Nơi khắc ghi biến cố của làng đó là ngôi trường 2/ Hình ảnh con người : - Hai cây phong luôn hiện ra trớc mắt - Sự tồn tại của hai cây phong . - Nhân vật “tôi” có tình cảm yêu quý đặc biệt đối với hai cây phong . - Nhân vật “tôi” là họa sĩ nên có trí tưởng tượng mãnh liệt . - “Tôi đều coi bổn phận … lúc nào cũng nhìn rõ .” - Nhớ cây say đắm, tâm hồn như nặng lòng thương nhớ con người . - Có trí tưởng tượng mãnh liệt, có tâm hồn nhạy cảm nhất là tình yêu đối với hai cây phong . - Tình yêu quý hai cây phong gắn với tình yêu quý người thầy giáo đã trồng hai cây phong ấy với ước mơ hi vọng về sự trưởng thành của trẻ em làng Ku- ku-rêu. - Có tình yêu tha thiết sâu nặng giành cho thiên nhiên, con người và làng quê . - Có tâm hồn trong sáng giàu cảm xúc cao đẹp . - Tâm hồn mang bản sắc quê hương . III/ Tổng kết : Vẻ đẹp thân thuộc cao quý của hai cây phong. - Tấm lòng gắn bó thiết tha của con người với cảnh vật nơi quê hương yêu dấu . - Thảo luận nhóm trả lời + Tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp đẽ cao quý. + Tình yêu quê hương sâu nặng . + Có tài miêu tả và biểu cảm khi kể chuyện . “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh - Ghi nhớ: (SGK) Hoạt động 3:Bài tập củng cố ? Cảm nhận cái hay của ý nghĩa câu văn:" Tuổi trẻ của tôi để lại nơi ấy, bên cạnh chúng ( hai cây phong) như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh"? Đáp án: - Hai cây phong là tuổi thơ dạt dào kỉ niệm. - Hai cây phong gắn với những điều kỳ diệu của một quãng đời người. - Hai cây phong là minh chứng, là chiến tích vô cùng đẹp đẽ và tràn trề mơ ước, khát vọng tuổi thơ. "Biết hỏi là biết dạy" - một nhà sư phạm đã khẳng định như vậy. Và sự thực ý kiến nêu ra nhấn mạnh 2 khía cạnh: Thứ nhất là nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của câu hỏi trong hoạt động dạy học, thứ hai là nhấn mạnh đến khả năng vận dụng của giáo viên. Với bài viết này tôi mạnh dạn đưa ra những nguyên tắc vận dụng để lập hệ thống câu hỏi trong bài dạy văn, rất mong các thầy cô lưu tâm giúp đỡ. Kết luận Nhìn nhận hoạt động dạy học văn bằng hệ thống câu hỏi chỉ là một trong những yêu cầu của phương pháp văn C.C.G.D. Tôi nhận thấy rằng hệ thống câu hỏi của một bài học tác phẩm văn học cấp THCS cần phải được thiết lập bằng các công cụ mới của phương pháp, đó là 3 hình thức câu hỏi. Trong đó câu hỏi hiểu được kế thừa và nâng cao từ giảng văn truyền thống, câu hỏi cảm xúc và hình dung tưởng tượng là hình thức câu hỏi hoàn toàn mới nhưng phù hợp với quy luật cảm thụ văn chương. Các câu hỏi đó được vận dụng như thế nào là khoa học? Lạm dụng một loại câu hỏi hay coi thường một câu hỏi khác? Độc tôn hay lựa chọn và kết hợp? Có cần nhìn nhận hệ thống câu hỏi trong mối quan hệ của nó với tác phẩm và học sinh để đạt tới tính chính xác, tinh tế, vừa sức? Những vấn đề này tôi đã đề cập trong kinh nghiệm. Cách nhìn nhận trên được tôi cụ thể hóa trong hệ thống câu hỏi do tôi thiết lập cho bài "Hai cây phong". Đây cũng là mô hình thực nghiệm cách lập hệ thống câu hỏi nhằm đáp ứng căn cứ lý luận mà chúng tôi đề xuất trong kinh nghiệm này. Đi trên các căn cứ khoa học để thiết lập hệ thống câu hỏi cho bài học tác phẩm văn học cấp THCS và tìm cách vận chúng sao cho thỏa đáng, đó là một công việc không đơn giản. Nó cần tới người viết không chỉ có bề dày về mặt kiến thức lý luận văn học, tâm lý học, lý luận văn học, văn học sử, giáo học pháp văn mà còn cần tới kinh nghiệm nghề nghiệp, tâm huyết của người giáo viên dạy văn. Trong khi đó bản thân tôi là một giáo viên thời gian công tác chưa nhiều nên kinh nghiệm này còn những hạn chế là không tránh khỏi. Rất mong các thầy cô động viên, góp ý để kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tháng 4/ 2011

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Cach dat cau hoi bai Hai cayphong.doc
Giáo án liên quan