Làm thế nào để dạy tốt, học sinh thực hiện tốt kỹ thuật giai đoạn trên không của môn nhảy xa “Kiểu ngồi”.
Môn Thể dục (Giáo dục thể chất): Là một trong các môn học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định trong các bậc học phổ thông trong đó phân môn điền kinh có các đặc tính khoa học mang đầy đủ các tính chất về giáo dục và giáo dưỡng. Đặc biệt, điền kinh là môn thể thao có tác dụng phát triển toàn diện các tố chất thể lực “Nhanh – Mạnh – Bền và Khéo léo” của con người. Đây là môn thể thao ra đời sớm nhất, đồng thời nó cũng gắn liền với các tư thế vận động tự nhiên trong cuộc sống và chiến đấu, và sự phát triển của loài người. Từ đó, lịch sử môn điền kinh cũng được xã hội đưa vào đánh giá qua các thời kỳ thi đấu Thế vận hội, Đại hội thể dục thể thao, Hội khoẻ phù đổng các cấp.
Điền kinh chiếm nội dung chính thức của chương trình thi đấu và học tập của bộ môn thể dục thể thao. Chính vì vậy, môn điền kinh luôn được quan tâm và được nhiều người tập luyện nhằm phát triển sức khoẻ và rèn luyện các tố chất: Đức – Trí – Thể – Mỹ của con người mới XHCN trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng chướng ngại vật trong nhảy xa ở bậc trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Tên đề tài
“Sử dụng chướng ngại vật trong nhảy xa ở bậc trung học cơ sở”
II. Lý do chọn đề tài
Làm thế nào để dạy tốt, học sinh thực hiện tốt kỹ thuật giai đoạn trên không của môn nhảy xa “Kiểu ngồi”.
Môn Thể dục (Giáo dục thể chất): Là một trong các môn học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định trong các bậc học phổ thông trong đó phân môn điền kinh có các đặc tính khoa học mang đầy đủ các tính chất về giáo dục và giáo dưỡng. Đặc biệt, điền kinh là môn thể thao có tác dụng phát triển toàn diện các tố chất thể lực “Nhanh – Mạnh – Bền và Khéo léo” của con người. Đây là môn thể thao ra đời sớm nhất, đồng thời nó cũng gắn liền với các tư thế vận động tự nhiên trong cuộc sống và chiến đấu, và sự phát triển của loài người. Từ đó, lịch sử môn điền kinh cũng được xã hội đưa vào đánh giá qua các thời kỳ thi đấu Thế vận hội, Đại hội thể dục thể thao, Hội khoẻ phù đổng các cấp.
Điền kinh chiếm nội dung chính thức của chương trình thi đấu và học tập của bộ môn thể dục thể thao. Chính vì vậy, môn điền kinh luôn được quan tâm và được nhiều người tập luyện nhằm phát triển sức khoẻ và rèn luyện các tố chất: Đức – Trí – Thể – Mỹ của con người mới XHCN trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Trong nhà trường, môn điền kinh là môn học chính thức trong chương trình giáo dục thể chất. Nội dung của môn điền kinh bao gồm: Chạy – Nhảy – Ném - Đẩy. Trong đó, phân môn nhảy xa “Kiểu ngồi” của bậc THCS là một trong những chương trình của điền kinh phát triển về sức mạnh chân cùng sự phối hợp với sức mạnh toàn thân và sự khéo léo để thực hiện kỹ thuật kiểu nhảy giai đoạn trên không. Dựa trên nguyên tắc khoa học về sự vận động và động lực học thì việc thực hiện kỹ thuật thăng bằng của cơ thể trong không gian. Bên cạnh đó, các em học sinh tuy có tố chất sức mạnh song không được rèn luyện, học tập kỹ thuật để phát triển cơ thể và hoàn thiện kỹ thuật như yêu cầu của chương trình và tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đã được đề ra của bậc học.
Là giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất trong trường THCS, tôi luôn phấn đấu trau dồi nghiệp vụ và tích cực nghiên cứu và tìm hiểu các thực trạng của từng phân môn, nhằm đẩy mạnh và giúp các em học sinh học tập tốt chương trình phân môn nói chung và thực hiện đúng kỹ thuật tư thế trên không của nội dụng nhảy xa “Kiểu ngồi” ở bậc học tôi đã áp dụng phương pháp: Sử dụng chướng ngại vật trong nhảy xa.
III. Đối tượng nghiên cứu
Năm học 2006 – 2007, tôi được phân công giảng dạy môn Giáo dục thể chất ở các khối lớp 6, 8 là đối tượng học sinh lứa tuổi từ 12 đến 14 tuổi – Lứa tuổi có nhiều diễn biến mạnh mẽ về tâm sinh lý cơ thể.
Do đó tôi đã vận dụng phương pháp giảng dạy trên nhằm giúp học sinh học tập và rèn luyện kỹ năng tốt nhất khi học nội dung nhảy xa “Kiểu ngồi” ở giai đoạn trên không.
IV. Đặc điểm tình hình nhà trường
1. Thuận lợi
- Toàn trường hơn 1400 học sinh THCS, là con em của địa phương cách xa trung tâm văn hoá huyện, do đó các em ít có điều kiện tiếp xúc, học hỏi, giao lưu các hoạt động thể dụng thể thao. Song do tính đặc thù của địa phương nên đa số các em đều có tố chất sức khoẻ tốt, ham học hỏi. Giao lưu và tích cực rèn luyện thân thể, cũng như tham gia các hoạt động thể dục thể thao của trường, huyện và đã đạt được các thành tích đáng khích lệ.
- Các em biết đoàn kết, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, biết tạo mọi điều kiện thuận lợi để được hoạt động thể dục thể thao. Đồng thời nhân dân địa phương rất nhiệt tình và hâm mộ các hoạt động thể dục thể thao và luôn tạo điều kiện giúp đỡ phối hợp.
2. Khó khăn
- Nhà trường còn rất thiếu thốn cơ sở vật chất, mô phạm để phục vụ công tác giảng dạy, học tập thể dục thể thao – Do địa bàn miền núi nên khó tạo được một sân bãi tốt, đúng tiêu chuẩn.
- Học sinh còn bị hạn chế bởi sự giao lưu tiếp xúc các thiết bị, phương tiện cũng như các hoạt động thể dục thể thao của xã hội nên khó phát triển các năng khiếu, hiểu biết về luật cũng như các nội dung thi đấu.
- Các em hoạt động còn bột phát, dựa vào sức mạnh, chưa khéo léo thông minh, sáng tạo trong hoạt động nhất là chưa mạnh dạn, còn rụt rè mỗi khi tiếp cận các phương tiện hoạt động, học tập, giao lưu thi đấu thể dục thể thao.
V. Quá trình điều tra thực hiện
1. Khảo sát thực trạng:
- Qua phân phối chương trình, thời gian chính khoá để thực hiện giảng dạy nội dung nhảy xa là rất ít, mà thời lượng/ tiết ngắn so với số học sinh/ lớp:
Khối 6: 12 tiết
Khối 8: 15 tiết
Qua thực tế giảng dạy kỹ thuật nhảy xa “Kiểu ngồi” ở trường THCS cho thấy tỷ lệ học sinh thực hiện đúng kỹ thuật trên không của Nhảy xa “Kiểu ngồi” như sau:
Khối lớp/ Giới tính
Tỷ lệ % Kỹ thuật trên không
Học sinh Nam
Học sinh nữ
6
65
50
8
75
60
Nhìn vào tỷ lệ % ở bản điều tra trên ta có thể đánh giá được mức độ thực hiện kỹ thuật trên không của nhảy xa “Kiểu ngồi” là quá thấp, kể cả học sinh Nam và Nữ.
2. Nguyên nhân
Qua điều tra, tôi đã rút ra một số nguyên nhân sau:
a) Về học sinh:
- Ngoài những học sinh thực hiện đúng kỹ thuật, số còn lại là những em hay nhảy theo kiểu tương tự kiểu “Ưỡn thân”, không thực hiện được động tác kéo chân lăng và thu chân giậm thành tư thế “Ngồi xổm trên không”, do đó tư thế kỹ thuật bị “Lai căng”.
- Từ nguyên nhân trên cũng do góc độ giậm nhảy còn quá thấp (yêu cầu kỹ thuật là 60-68 độ). Lực của chân giậm chưa phối hợp lực toàn thân để tạo góc độ và quỹ đạo bay thích hợp nhằm có điều kiện để thực hiện các động tác kỹ thuật tiếp theo ở trên không.
b). Về giáo viên:
- Chưa chú ý tìm hiểu nguyên nhân và phân tích hiện tượng.
- Các tiết dạy trên lớp còn bị hạn chế về thời lượng và khối lượng vận động đây là yếu tố khách quan.
- Chưa đẩy mạnh và duy trì các động tác thị phạm – Chưa tìm hiểu đặc thù của phân môn.
VI. Biện pháp khắc phục
1. Cần phân tích kỹ thuật giai đoạn trên không:
- Đây là quá trình vận dụng quán tính của chạy đà (có véc tơ lực nằm ngang) kết hợp giậm nhảy (dùng lực giậm nhảy để chuyển véc tơ lực nằm ngang lên cao, về trước) sự kết hợp của 2 véc tơ lực nhằm đẩy cơ thể lên cao, về trước. Hai yếu tố về trước này (xa hay gần) do sự kết hợp của 2 véc tơ lực trên. Trong đó, góc độ giậm nhảy là 60-68 độ. Hay nói cách khác đó là sự kết hợp giữa chạy đà và giậm nhảy mà ta phân tích trên cơ sở vật lý học (lực học). Về mặt sinh học thì đó là sự phối hợp giữa sức mạnh giậm nhảy với lực toàn thân qua thực hiện động tác 4 bước cuối trước khi giậm nhảy và giậm nhảy bằng cả lòng bàn chân cùng sự xốc tay từ dưới ra trước lên trên để tạo góc độ và quỹ đạo bay của cơ thể - Trong đó 1/3 “Quãng đường bay” là tư thế “bước bộ trên không”. 2/3 quãng đường bay còn lại là tư thế “Ngồi xổm trên không” bằng cách thu chân giậm nhảy đưa về trước cùng chân lăng rồi dùng 2 tay đánh mạnh từ trên cao về trước vòng xuống thấp ra sau, kết hợp cương dài 2 chân về trước.
- Như vậy, vấn đề ở đây là “Góc độ bay” như thế nào để tạo “Quỹ đạo bay” tốt nhất nhằm có điều kiện để thực hiện kỹ thuật trên không.
2. Biện pháp khắc phục và hình thành tư thế “Ngồi xổm trên không” trong kỹ thuật nhảy xa “Kiểu ngồi”
Sau khi hướng dẫn học sinh kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy của nhảy xa tiếp đến là giai đoạn kỹ thuật trên không “Kiểu ngồi”. Để khắc phục và hình thành kỹ thuật trên không cho học sinh, ta áp dụng phương pháp tập luyện có chướng ngại vật.
Phương pháp này được tiến hành như sau:
- Giáo viên chuẩn bị dụng cụ giảng dạy phù hợp với thể trạng của học sinh từng khối lớp:
a) Học sinh khối 6:
- Đối với học sinh Nam, chướng ngại vật có chiều cao 0,60m, cắm cách ván giậm nhảy 1,2 m.
- Đối với học sinh Nữ, chướng ngại vật có chiều cao 0,50m, cắm cách ván giậm nhảy 0,80m.
b) Học sinh khối 8:
- Đối với học sinh Nam, chướng ngại vật có chiều cao 0,80m, cắm cách ván giậm nhảy 1,3m.
- Đối với học sinh Nữ, chướng ngại vật có chiều cao 0,70m, cắm cách ván giậm nhảy 1,0m.
* Lưu ý: Chướng ngại vật phải được làm bằng vật liệu mềm, có thể là 3 lá cờ hiệu hoặc cành cây cắm với các kích thước trên với điều kiện chướng ngại vật không gây thương tích cho học sinh trong quá trình luyện tập.
3. Kết quả thu được sau khi thực hiện áp dụng phương pháp: Sử dụng chướng ngại vật trong nhảy xa như sau:
Khối lớp/ Giới tính
Tỷ lệ % Kỹ thuật trên không
Học sinh Nam
Học sinh nữ
6
97
94
8
99
96
Căn cứ kết quả kiểm nghiệm qua đợt kiểm tra, thi tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ở nội dung nhảy xa “Kiểu ngồi” cho chúng ta thấy rằng: Nhờ sử dụng chướng ngại vật trong tập luyện nhảy xa mà học sinh thực hiện kỹ thuật trên không của nhảy xa “Kiểu ngồi” tốt hơn.
Phân tích kết quả đạt được trước và sau khi áp dụng phương pháp:
Khối 6: - Học sinh Nam từ 65% tăng lên 97%.
- Học sinh Nữ từ 50% tăng lên 94%.
Khối 8: - Học sinh Nam từ 75% tăng lên 99%.
- Học sinh Nữ từ 60% tăng lên 96%.
- Từ việc áp dụng phương pháp tập luyện trên cho thấy học sinh thực hiện phần kỹ thuật cơ bản của nội dung rất nhanh, thể lực cũng như tố chất vận động phát triển tốt.
- Với phương pháp này vừa tạo ra sự hưng phấn trong tập luyện của học sinh và thông qua đó hình thành ký năng kỹ xảo chắc chắn cho các em.
- Qua phương pháp này phần nào giúp giáo viên giảm được số lần thị phạm làm mẫu trên lớp mà hiệu suất của luyện tập đạt được kết quả cao hơn so với ban đầu.
4. Nguyên nhân đạt được:
- Từ việc tạo chướng ngại vật trong tập luyện sẽ ảnh hưởng đến tâm lý thực hiện của người tập luôn ý thức phải bật nhảy không chỉ ra xa mà còn phải lên cao. Như vậy, đã tạo được góc độ nhảy hợp lý. Kết hợp 2 yếu tố trên sẽ hình thành được kỹ thuật của kiểu nhảy và đạt thành tích cao hơn. Đồng thời tạo cho người tập cảm giác về vị trí cơ thể trong không gian để ý thức thực hiện các động tác kỹ thuật tiếp theo: “Bước bộ trên không” ở 1/3 quãng đường bay ban đầu và “Ngồi xổm trên không” ở 2/3 quãng đường bay tiếp theo, cùng phối hợp thu chân giậm và đánh xốc tay.
- Hạn chế thời gian về thị phạm và phân tích của giáo viên nhằm giúp giáo viên có thời gian để sửa chữa các động tác kỹ thuật cho học sinh, đồng thời tăng cường độ số lần luyện tập trong một tiết học.
- Tạo ra được sự mô phạm không gian hợp lý, dễ hiểu, dễ luyện tập.
VII. Kết luận chung
- Trên đây là những trình bày về phương pháp sử dụng chướng ngại vật trong hoạt động giảng dạy kỹ thuật nhảy xa “Kiểu ngồi” ở bậc THCS mà tôi đã áp dụng và kiểm nghiệm qua công tác giảng dạy thể dục thể thao ở trường THCS Hữu Lập. Thiết nghĩ với những trình bày trên tôi đã đóng góp phần nào nhiệm vụ vào công tác giảng dạy nội dung điền kinh của phân môn nhảy xa trong chương trình giáo dục thể chất nhằm nâng cao kỹ năng rèn luyện sức khoẻ cho học sinh và phần nào đạt ước nguyện như câu khẩu hiệu: “Khoẻ để học tập, lao động và chiến đấu”. Đặc biệt đẩy mạnh và nâng cao hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường và địa phương.
- Đó là quá trình nghiên cứu áp dụng và đánh giá cùng nổ lực chuyên môn tôi thấy rằng: Để các em học sinh ở bậc THCS hăng say, tích cực luyện tập thể dục thể thao nói chung, các phân môn điền kinh nói riêng nhằm phát triển cơ thể và thực hiện tốt các tiêu chí yêu cầu kỹ thuật đề ra. Nhất là đúng với tính chất giáo dục thể chất là phát triển con người toàn diện: “Đức – Trí – Thể – Mỹ”. Người giáo viên giáo dục thể chất phải luôn tìm tòi nghiên cứu các phương pháp giảng dạy thích hợp và thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
Tuy nhiên bản thân tôi cũng phải tìm tòi học hỏi nhiều phương pháp sáng kiến của các đồng nghiệp và những người thầy nhằm trau dồi nâng cao nhiệm vụ để đảm bảo năng lực đào tạo và giáo dục những thế hệ học sinh, thế hệ trẻ có đầy đủ các tố chất, xứng đáng là: “Chủ nhân đất nước mai sau”.
Rất mong được sự góp ý, đánh giá chân thành và quý báu của chuyên môn, đồng nghiệp để tôi có điều kiện tốt hơn trong công tác giảng dạy giáo dục thể chất ở trường THCS.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ngày 20 tháng 03 năm 2007
File đính kèm:
- Sang kien KN mon The duc.doc