Tài liệu Nguồn lợi đại dương, vùng ven biển và việc khai thác

Đại dương, chiếm hơn 70% diện tích của bề mặt hành tinh, thực sự có vai trò rất lớn đối với đời sống của xã hội loài người.Đại dương đóng vai trò trung tâm trong mô hình trao đổi vật chất và năng lượng ở quy mô hành tinh giữa đất liền và đại dương.Sự sống trên Trái Đất bắt đầu từ đại dương, và các nhà khoa học cho rằng giới động vật ở đại dương còn vượt xa các rừng mưa nhiệt đới về mức độ đa dạng sinh học.

Đại dương cung cấp cho con người nguồn thực phẩm phong phú đa dạng từ sinh vật biển.Cá là nguồn cung cấp đạm động vật bổ sung quan trọng cho dân cư ở hầu hết các quốc gia trên thế giới ,nhất là ở các nước đang phát triển. Các nguồn nguyên liệu thủy sản còn dùng để chế biến thức ăn cho gia súc ,phân bón, chất béo để làm xà phòng, dược liệu và mĩ phẩm. Đại dương còn chứa nguồn nguyên liệu và năng lượng khổng lồ mà con người mới khai thác được một phần rất nhỏ.

 Trong sử dụng tài nguyên đại dương và vùng ven biển , vấn đề nóng bỏng nhất là ở các vung nước ven bờ,tính từ bờ đến khoảng 200 hải lý cần nhớ rằng nhiều quốc gia ven biển đã tuyên bố đây là vùng đặc quyền kinh tế và có quyền kiểm soát các hoạt động đánh bắt hải sản, khai thác khoáng sản trên thềm lục địa .

 

doc27 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Nguồn lợi đại dương, vùng ven biển và việc khai thác, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU CHUNG Nguồn lợi đại dương, vùng ven biển và việc khai thác Đại dương, chiếm hơn 70% diện tích của bề mặt hành tinh, thực sự có vai trò rất lớn đối với đời sống của xã hội loài người.Đại dương đóng vai trò trung tâm trong mô hình trao đổi vật chất và năng lượng ở quy mô hành tinh giữa đất liền và đại dương.Sự sống trên Trái Đất bắt đầu từ đại dương, và các nhà khoa học cho rằng giới động vật ở đại dương còn vượt xa các rừng mưa nhiệt đới về mức độ đa dạng sinh học. Đại dương cung cấp cho con người nguồn thực phẩm phong phú đa dạng từ sinh vật biển.Cá là nguồn cung cấp đạm động vật bổ sung quan trọng cho dân cư ở hầu hết các quốc gia trên thế giới ,nhất là ở các nước đang phát triển. Các nguồn nguyên liệu thủy sản còn dùng để chế biến thức ăn cho gia súc ,phân bón, chất béo để làm xà phòng, dược liệu và mĩ phẩm... Đại dương còn chứa nguồn nguyên liệu và năng lượng khổng lồ mà con người mới khai thác được một phần rất nhỏ. Trong sử dụng tài nguyên đại dương và vùng ven biển , vấn đề nóng bỏng nhất là ở các vung nước ven bờ,tính từ bờ đến khoảng 200 hải lý cần nhớ rằng nhiều quốc gia ven biển đã tuyên bố đây là vùng đặc quyền kinh tế và có quyền kiểm soát các hoạt động đánh bắt hải sản, khai thác khoáng sản trên thềm lục địa . Các hệ sinh thái ở các vùng nước từ bờ đến 200 hải lý chiếm hơn 1/2 năng suất sinh học của cả đại dương và cung cấp gần như toàn bộ sản lượng cá biển của thế giới . Các dòng sông đưa phù sa từ đất liền ra,còn các dòng biển cuốn chất dinh dưỡng từ các trầm tích giàu chất dinh dưỡng ở đáy biển lên rồi gió đưa vào bờ.Ánh sáng mặt trời thúc đẩy sự sinh trưởng của các loài thực vật ở vùng nước nông. Đối với đời sống của biển cả và đời sống con người các hệ sinh thái ven biển rát quan trọng, trong đó nổi lên các hệ sinh thái đầm lầy ngập mặn ở vùng ôn đới ,rừng ngập mặn ở vùng nhiệt đới ,các hệ sinh thái cửa sông và các hệ sinh thái rạn san hô.Các hệ sinh thái này rất đa dạng về sinh học ,là nơi sinh sản của các loài tôm ,cá ,mực nhuyễn thể...Các đầm lầy ngập mặn và các rừng ngập mặn còn là nơi có các loài cỏ biển cung cấp thức ăn cho chim biển ,rùa biển và động vật có vú dưới biển.Do đặc điểm cấu trúc phức tạp, lại ở gần bờ nên các hệ sinh thái này còn là nơi giữ lại và lọc phần lớn các chất gây ô nhiễm ,nhờ thế mà góp phần bảo vệ môi trường ven biển trong lành.Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển không bị xói lở . Tuy nhiên ,nguồn lợi ven biển và đại dương đang bị xâm hại nghiêm trọng .Tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi hải sản ...Làm suy giảm và đe doạ nhiều giống loài trước nguy cơ tuyệt chủng .Các hệ sinh thái ven biển đang bị đe doạ xuống cấp do hoạt động kinh tế của con người ngày càng tập trung ra vùng ven biển ,cùng sức ép của sự gia tăng dân số ở đây .Việc "khẩn hoang ven biển"để xay dựng mở rộng các đô thị ,các cảng biển ... đã phá huỷ một số kiểu hệ sinh thái như các thảm cỏ biển ,rừng ngập mặn , rạn san hô .Sự phát triển các đô thị ,các cảng biển phân bố tập trung ở ven các vịnh biển ,các cửa sông làm cho nhiều vũng , vịnh ,biển nổi tiếng thế giới đã bị ô nhiễm nặng nề bởi nguồn chất thải.Việc xây dựng các công trình cảng ,nạo vét luồng lạch cũng phá vỡ môi trương sinh thái , các chuỗi dinh duỡng vốn cố trong hệ sinh thái .Các dòng sông mang theo các hoá chất nông nghiệp(thuốc trừ sâu ,thuốc diêt cỏ...)từ các đồng ruộng ra biển .Chúng không dễ bị phân huỷ ,vì thế gây ô nhiễm kéo dài ở vùng ven biển và đi vào chuỗi dinh dưỡng ,tích tụ lại trong cơ thể sinh vật .Các dòng biển lại mang chất dinh dưỡng phát tán rộng hơn .Hay việc ngư dân đánh bắt cá bằng chất nổ ,hoá chất cũng làm tổn hại gây phá huỷ hệ sinh thái rạn san hô . Đặc biệt đại dương thế giới còn phải chịu một nguồn ô nhiễm rất nặng nề từ việc thăm dò ,khai thác và vận chuyển dầu khí mà cho đến nay nhân loại vẫn còn phải bỏ ra một nguồn kinh phí khổng lồ để đầu tư cho việc khắc phục hậu quả của nó . ---------------------------------------- Danh sách tổ 4: 1. Nguyễn Văn Lục 7. Kpa Cheo 2. Phạm Thị Hồng 8. Nguyễn Thị Linh 3. Nguyễn Thị Thùy Trang 9. Đỗ Thị Nguyệt 4. Vũ Thị Nga 10.Nguyễn Trung Phong 5. Võ Thị Lệ Tuyền 11.Đoàn Duy Hiếu 6. Rmah Sươn CHƯƠNG I .KHOÁNG SẢN-NĂNG LƯỢNG A.NĂNG LƯỢNG I.DẦU KHÍ I.1. Thế giới Giàn khoan dầu ở BẮC HẢI + Cùng với kho hóa chất và kim loại biển và đại dương còn chứa những túi dầu và khí thiên nhiên tiêm tàng mở ra một ngành công nghiệp mới ,ngành công nghiệp dầu khí được mệnh danh là" vàng đen của thế kỉ 20". Từ năm 1960, người ta phát hiện ra dầu mỏ ở thềm lục địa có nhiều ở trên lục địa.Kỹ thuật khoan và kỹ thuật dựng dàn khoan trên thềm lục địa có nhiều tiến bộ. Người ta có thể dựng dàn khoan trên bề mặt thềm lục địa có độ sâu tới 120 m và có thể khoan sâu tới 400 hoặc 500m . Hầu hết các vùng thềm lục địa đều được đầu tư để thăm dò và dựng các dàn khoan khai thác dầu trên biển.Đầu tiên là Liên Xô khai thác dầu trên biển Caxphien ở Bacu.Các nước Ar Rập, Cooet, Arap Xeut,Oman....Khai thác dầu ở vịnh Pec Xich. Mêhicô và Mỹ khai thác dầu ở vịnh Mêhicô và cửa sông Missisipi. Mỹ còn khai thác dầu ở ngoài khơi bang Lousianas, Texas ở Nam Mỹ.Venezuela khai thác dầu ở vịnh Maracaibo,ngoài ra các vịnh Magienlăng và Alasca cũng bắt đầu thăm dò và khai thác dầu khí. Ở châu Âu, dầu được khai thác ở thềm lục địa ở biển Bắc thuộc các nước Anh, Pháp,Bỉ,Đức,Đan Mạch,Nauy,Thụy Điển. Ở châu Á,vùng thềm lục địa ở Đông Á, biển Triều Tiên, đông Trung Quốc,biển Nam Trung Hoa với nhịp độ thăm dò và khai thác cũng rất khẩn trương. Từ năm 1990 đến nay, nhiều khu vực lãnh thổ mới có trữ lượng dầu khí được thăm dò và khai thác. Trong đó có vùng thềm lục địa phía Nam Việt Nam và các nước thuộc Cộng Hòa của Liên Xô cũ cũng bắt đầu thăm dò và khai thác dầu khí làm gia tăng đáng kể trữ lượng dầu khí của thế giới. Thời kỳ này các nhà địa chất dầu khí cho rằng trữ lượng dầu của thế giới có thể đạt 60 đến 150 tỉ tấn,mức đọ khai thác hằng năm trên 2 tỉ tấn.60% trữ lượng dầu khí tập trung ở Trung đông của các nước Ảrâp,6% ở châu Phi và Bắc Mỹ là 3%, Nam Mỹ là 12%, Tây Âu và Uc là 4%, Liên Xô là 6%.Dầu mỏ hiện nay được coi là "vàng đen" của nhân loại,với mức độ khai thác khẩn trương như hiện nay thì tương lai nguồn tài nguyên này cũng bị cạn kiệt. I.2 Việt Nam + Nước ta nằm trong vành đai sinh khoáng THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ ĐỊA TRUNG HẢI nên việt nam là nơi hội tụ của những túi dầu lớn. Dầu khí đã được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 1970, nhưng chỉ sau năm 1984, ngành công nghiệp dầu khí mới thực sự có bước đi vững chắc... Dầu khí được tập trung ở các bể trầm tích Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay, Thổ Chu, Phú Khánh, Tư Chính, Vũng Mây, Trường-Sa.  Qua kết quả thăm dò cho thấy: Bể Sông Hồng chủ yếu là khí. Bể Cửu Long chủ yếu phát hiện dầu. Hai bể còn lại là Nam Côn Sơn và Malay- Thổ Chu phát hiện cả dầu và khí. Bể Phú Khánh và Tư Chính- Vũng Mây mới chỉ dự báo triển vọng trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc địa chất. Khoáng sản dầu khí đang được thăm dò với cường độ cao. Trữ lượng dầu đã được phát hiện vào khoảng 1.7 tỷ tấn và khí đốt vào khoảng 835 tỷ m3. Trữ lượng dầu được dự báo vào khoảng 6 tỷ tấn và trữ lượng khí vào khoảng 4,000 tỷ m3. Nguồn tài nguyên khoáng sản biển và dải ven bờ: Tại vùng biển và thềm lục địa nước ta đã xác định được nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá là có triển vọng dầu khí và điều kiện khai thác thuận lợi nhất, với tổng trữ lượng dầu khí dự báo khoảng 2,5-3 tỷ tấn năng lượng quy đổi. Trữ lượng dầu khí dang khai thác ở thềm lục địa phía nam có thể là ngang nhau.Các mũi khoan khai thác dầu ở các dàn khoan Bạch Hổ,Rồng,Đại Hùng đều có trữ lượng khí đốt đồng hành lớn.Ta đã hoàn thành đường ống dẫn khí từ Bạch Hổ đến Bà Rịa, Phú Mỹ để chạy máy phát điện ở đây. Sản lượng dầu khí khai thác đang gia tăng theo đúng kế hoạch: Năm 1990 khai thác dầu đạt 2,7 triệu tấn và khí đốt là 0,5 tỉ m3.Năm 1995 khai thác dầu đạt 7,6 triệu tấn và khí đốt là 1,5 tỉ m3.Đến năm 2000khai thác dầu đạt 20 triệu tấn và 4 tỉ m3 khí đốt. Đường ống dẫn khí từ Bạch Hổ đến Vũng Tàu và đi đến các nhà máy điện sử dụng khí đốt:Bà Rịa,Phú Mỹ đang hoạt động, Hiệp Phước, Nhơn Trạch, Dốc 47, Long Bình(đang đi vào hoạt động) sẽ nhanh chóng nâng cao sản lượng điện của Việt Nam.Mở rộng nhà máy lọc dầu ở Cát Lái(Tp HCM). Xây dựng nhà máy lọc dầu ở Dung Quất (Quảng Ngãi) với số vốn 1,5 tỉ USD do Việt Nam tự đầu tư,và đầu năm 2008 nước ta đã khởi động xây dựng nhà máy lọc dầu phía Bắc ở khu kinh tế Nghi Sơn(Thanh Hóa).Đó sẽ là bước tiến quan trọng có tính chiến lược đối với ngành dầu khí nói riêng và sự nghiệp CNH nói chung ở Việt Nam .+ Một số dự án hợp tác khai thac dầu khí ở Việt Nam Dự án khí Nam Côn Sơn, có tổng vốn đầu tư 1,3 tỉ Đôla .Đầu năm nay, BP, PetroVietnam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công nghiệp (MOI) đã ký một biên bản hợp tác để phát triển một trung tâm điện lực tại Nhơn Trạch sử dụng khí khai thác từ lô 5.2 và 5.3. Trung tâm điện lực Nhơn Trạch dự kiến sẽ tiêu thụ 2,5 tỉ mét khối khí/năm và có công suất là 2.640 MW. Tại đây, BP cũng có kế hoạch xây dựng một nhà máy điện với công suất gần tương đương với nhà máy điện Phú Mỹ 3 tại Bà Rịa - Vũng Tàu, để tạo thị trường tiêu thụ khí cho lô 5.2 và 5.3.Nhơn Trạch là một phần của kế hoạch phát triển thị trường khí thiên nhiên Hiện tại mỏ Sư Tử Đen có công suất khai thác 70.000 thùng dầu/ngày và là mỏ dầu có công suất khai thác lớn thứ ba tại Việt Nam Các chuyên gia kinh tế nước ngoài dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí, một lĩnh vực sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hơn cả, sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới. Doanh thu từ ngành này hiện đang chiếm trên 25% tổng thu ngân sách của Việt Nam II.CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHÁC Trong lòng biển còn chứa đựng một nguồn năng lượng tái tạo khổng lồ, đó là nguồn năng lượng thủy triều, sóng, dòng chảy, nhiệt biển... Hàng năm, biển và đại dương có thể cung cấp cho nhân loại hàng chục tỷ MW điện... Với nguồn tài nguyên to lớn ấy, biển và đại dương sẽ gắn bó với nhân loại trong sự trường tồn và phát triển Nguồn thủy triều từ đai dương hiện nay đang được khai thác ứng dụng ở một số nước chủ yếu ở các nước phát triển .Đây là một nguồn năng lượng sạch cần được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi hơn cho sự phát triển bền vững của ngành năng lượng nói riêng và thế giới nói chung.Ví dụ như Một “nhà máy điện thuỷ triều” đã cung ứng điện sinh hoạt cho làng Kvalsund ở miền Bắc Na Uy với khoảng 1.000 dân Nhà máy điện Pilot ở Kvalsund nằm ở độ sâu 50 m, trọng lượng 107 tấn là nhà máy thuộc diện hiện đại nhất thế giới hiện nay. Riêng hệ thống neo có trọng lượng 200 tấn. Các turbin biến sức nước thành năng lượng điện. Sải cánh turbin dài 20 m, chiều cao của các nhà máy đạt 0,7 kw/h mỗi năm Ngoài ra,nguồn năng lượng khác nữa đang được các nhà khoa học trên thế giới chú ý đến là năng lượng được tạo ra do sự chênh lệch nhiêt độ khá lớn giữa lớp nước trên mặt và lớp nước dưới sâu trong các biển nhiệt đới.năng lượng này đuợc gọi là năng lượng"mặt trời biển".Nguồn năng lượng này đang được khai thác và ứng dung ở bờ biển của thành phố MATANGDAT với công suất là 23 kw Mặt khác, do sự chênh lệch về khí áp giữa các đại dương .biển ,lục địa đã hình thành nên một nguồn năng lượng dồi dào đó là nguồn năng lượng từ gió biển.Từ 3000 năm trước công nguyên người AI CẬP dã sử dụng năng lượng gió dể vận hành cối xay gió .Trước khi phát minh ra máy hơi nước năng lượng gió được sử dụng rộng rãi vận hành máy xay, chạy thuyền buồm trên các biển và đại dương.Nguồn năng lượng này rất lớn ,ước tính trên thế giới có khoảng 10000 triệu kw/h Nhiều vùng dọc bờ biển nước ta có ưu việt để tận dụng nguồn năng lượng này .Như vùng BÌNH THUẬN, NINH THUẬN nơi được mệnh danh là "ít mưa thừa gió" người ta đang sử dụng phổ biến như những cánh quạt gió để chạy máy bơm trên các cánh đồng muối.Năng lượng gió và năng lượng mặt trời trực tiếp đang được khai thác để thắp sáng các đèn biển. + Tóm lại năng lượng thủy triều,nhiệt biển và năng lượng gió là những dạng năng lượng của tương lai và có tiềm năng to lớn. Chúng sẽ trở nên rất có giá trị. B. KHOÁNG SÁN I. Thế giới Những nhà hóa học cho rằng biển và đại dương chứa nguồn nguyên liẹu quan trọng cho nền công nghiệp hóa học các nguyên tố dưới dạng đơn chất hay hợp chất ở trạng thái hòa tan hay thể rắn đều có mặt trong nước,trên mặt đáy ,trong thềm đáy và trong cơ thể sinh vật    Khai thác kim loại từ biển và đại dương. Các kim loại hoặc muối kim loại được sử dụng trong công nghệ,không phải hoàn toàn chỉ khai thác ở các mỏ trên lục địa mà một số được khai thác từ biển và đại dương a) Muối ăn. Biển và đại dương cho nguồn lợi lớn về muối .trung bình cứ 1 lít nước có chừng 35 gam muối, trong đó chủ yếu là muối ăn hiên được nhân dân trên thê giới đang khai thác ở biển và đại dương CÁNH ĐỒNG MUỐI Ở NINH THUẬN Muối ăn (NaCl) được mệnh danh là tinh thể của sự sống và công nghiệp.Muối ăn có thể khai thác từ cá mỏ muối trên lúc dịa đó là các hồ nước mặn bị khô hạn.Nhưng chủ yếu người ta khai thác muối ăn bằn việc phơi khô nước biển trên các cánh đồng cát có nhiều nắng và gió dọc bờ biển Càng được chuyên chở vào lục địa muối ăn càng tăng giá trị và trở thành mặt hàng đắt giá.các quốc gia không có biển thường phải lệ thuộc vào nguồn muối khai thác ở các quốc gia có biển láng giềng Muối ăn là thực phẩm rất quan trọng đối với con người và mọi động vật sống bằng nước ngọt trên lục đia.Máu người và động vật thường có vị mặn do chứa nhiều muối.Tỷ lệ muối trong máu người gần ngang với tỷ lệ muối trong nước biển 3,6 % vì thế muốn duy trì lượng muối trong máu người ta hằng ngày phải ăn một lượng muối đều đặn.một năm mỗi người cần từ 6 đên 8 kg muối.Vậy riêng nhu cầu muối làm thực phẩm cho 6,5 tỷ người trên toàn cầu thì cần tới 40 đến 52 triệu tấn muối ăn Trong thành phần muối ăn chủ yếu có NaTri và Clo ngoài ra các phần phụ vi lượng Br,I,Ca,Mg,Fe,Mn và hầu hết mọi nguyên tố trong bảng tuần hoàn Menđêleep với tỷ lệ hàm lượng các nguyên tố rất phù hợp trong việc xây dựng nên các cơ thể động vật và con người.Muối ăn là nguồn cung cấp chủ yếu các nguyên tố vi lượng cho cơ thể con người. Dưới chế độ phong kiến ,muối ăn trở thành hàng hóa quan trọng là độc quyền của giai cấp thống trị ,thuế muối bị đáng rất cao,ảnh hưởng lớn tới kinh tế_chính trị gây ra nhiều biến động trong xã hội quân chủ. Muối ăn còn được sử dụng với số lượng khá lớn trong công nghiệp.từ muối ăn người ta điều chế ra kim loại Na,điều chế ra xút(NAOH)là một hóa chất cơ bản.Điều chế ra clo va axit clohydrich HCL đặc biệt từ muối ăn NACL người ta điều chế ra xôđa là hóa chất quan trọng được sử dụng rộng rãi để nấu thủy tinh,sản xuất bột giặt,thuốc nhộm sản xuất thuốc nổ. b.Các khoáng sản khác Trong biển và đại dương có hầu hết các loại khoáng sản như trên đất liền, trong đó nhiều loại đã được khai thác: Dầu mỏ, khí thiên nhiên, than, sắt, silic, thiếc, inmenit, rutin... Dầu khí và các kết cuội sắt - mangan, các mỏ sunfit đa kim khổng lồ dưới đáy biển và đại dương được coi là khoáng sản quan trọng nhất. Về trữ lượng, theo số liệu thăm dò, dưới đáy biển có khoảng 30 tỷ tấn dầu, 15.000 tỷ m3 khí thiên nhiên, chiếm 26% tổng trữ lượng dầu mỏ và 23% trữ lượng khí thiên nhiên của toàn thế giới. Tổng trữ lượng kết cuội sắt - mangan ở đại dương ước tính lên tới 3.000 tỷ tấn, trong đó khu vực Thái Bình Dương có khoảng trên 1.700 tỷ tấn... Ngoài ra, còn có các mỏ sunfit đa kim nằm dọc theo các dãy núi ngầm giữa đại dương cũng là những mỏ kim loại khổng lồ, chứa tới 11% đồng; 0,8% kẽm, bạc, chì, molipden, thiếc... . - Các muối của các kim loại hòa tan trong nước biển là nguồn tài nguyên vô tận cho xã hội loài người.Tuy nhiên với khả năng kĩ thuật,khả năng kinh tế hiện tại con người mới chỉ khai thác ở nước biển một số kim loại sau mang lại hiệu quả kinh tế: - Iôt:Dùng làm dược phẩm,chất sát trùng pha vào muối ăn để làm thực phẩm - Flo:Dùng làm kem đánh răng và nhiều công dụng khác. - Brôm:Dùng để pha vào xăng chống sự kích hoạt bảo vệ động cơ máy nổ - Mg:Làm hợp kim Al.Mg để chế tạo máy bay,xây dựng cơ sở hạ tầng,các công trình nhà cao tầng - K:Chế tạo phân tử kali sử dụng nhiều trong các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp giúp cây lương thực tạo chất đường và tinh bột. Ngoài ra Au,U,nước nặng D2O,T2O các kết hoạch Fe Mg của đáy biển cũng đang đượckhai thác quy mô lớn ở các nước phát triển II. Việt Nam + Ở dải ven bờ có: Than đá, trữ lượng ven biển Quảng Ninh khoảng 3 tỷ tấn; than nâu, tại khu vực Đồng bằng sông Hồng có trữ lượng lớn; than bùn, phân bố rải rác dọc ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Cà Mau...; quặng sắt, với điểm quặng quan trọng nhất là Thạch Khê (Hà Tĩnh) có trữ lượng 580 triệu tấn; sa khoáng Titan, với trữ lượng dự đoán khoảng 13 triệu tấn;chủ yếu tập trung ở các khu vực Bình Ngọc ,Sầm Sơn, Kỳ Anh, Cat Khánh ,Hàm Tân. .. cát thủy tinh, trữ lượng ước tính hàng trăm tỷ tấn tập trung ở Ba Đồn , Nam Ô ,Hòn Gốm ,Thủy Triều...hàm lượng SiO2 có nơi đạt 99,8% có thể sử dung để sản xuất thủy tinh cao cấp . Các khoáng sản khác như đá vôi, đá xây dựng, đá ốp lát, cao lanh... phục vụ phát triển công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng có ý nghĩa lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương ven biển CHƯƠNG II . VẬN TẢI BIỂN I.GIAO THÔNG. Biển và đại dương còn được khai thác ở lĩnh vực kinh tế như thương mại. đó là các cảng biển và các đường giao thông hàng hải I.1.Thế Giới. - Giao thông đường hàng hải phát triển sớm nhất trong lịch sử của nhân loại.Con người đã sớm biết dùng thuyền di chuyển ven bờ biển,sông,hồ để đi đánh cá.Có thể nói lịch sử xã hội loài người đã bắt đầu bên những làng chài ven sông ven biển.Sự phân bố dan cư cũng từ hình thức giao thông trên sông hồ mà phát triển. - Hoạt động của thuyền trên sông ,nối liền giữa các vùng sin h sống ,làng mạc chợ búa,trên bến dưới thuyền đã trải qua thời đại huy hoàng của chúng trong nền kinh tế đã gọi thời kì nay là”thời đại của những chiếc thuyền “ - Giao thông đường thủy nói chung đường biển nói riêng là tiện lợi rẻ tiền đặc biệt là việc sử dụng những cánh buồm từ lâu đời đã giúp con người di chuyển các hàng hóa nặng và cồng kềnh đi khắp các vùng biển ven bờ các lục địa ,đường sông kết hợp với đường biển lâu đời đã tạo ra mạng lưới giao thông chính yếu của các quốc gia nông nghiệp lâu đời và có đường bờ biển dài.Cũng chính vì vậy trong chiến tranh của thời phong kiến của đội thuyền chiến bao giờ cũng có một vị trí chiến lược quan trọng các trận thủy chiến của các hạm thuyền trên sông có thể quyết định sự thăng lợi của các bên tham chiến. Đối với các quốc gia quần đảo:như Nhật, Anh, Indonexia, philippin thì các đội thuyền buôn trên biển đóng vai trò chính yếu trong giao thông - Ở thế kỉ 15-16 các lãnh chúa Bồ Đào Nha đã có trong tay những chiến thuyền buôn mạnh nhất thế giới .họ là những nhà hàng hải xuất sắc nhất lúc bấy giờ .Họ lần lượt làm những cuộc thám hiểm về hàng hải như việc vượt biển Arat từ Châu Phi qua Ấn Độ , Trung Quốc. Phát triển vĩ địa nhất về hằng hải thuộc về người Tây Ban Nha. Lần đầu tiên đoàn thuyền buôn 5 chiếc của Magenlăng ở Nam Mĩ rồi vượt Thái Bình Dương tới Philippin đi qua Ấn Độ. Khi về tới Tây Ban Nha chỉ còn một chiếc duy nhất với 16 thủy thủ đoàn . Magenlăng đã thiệt mạng do mũi tên của người dân da đỏ ở Philippin. - Chuyến hải hành vòng quanh thế giới lần đầu tiên của Magenlăng là khởi đầu cuả việc thông thương buôn bán bằng tàu viễn dương của các quốc gia trên thế giới a.Giao Thông Viễn Dương Quốc Tế : - Từ sau những cuộc phát triển địa lý lớn ngành hàng hải mới chính thức ra đời và phát triển khá nhanh. Cùng với sự phát triển chủ nghĩa tư bản thế giới với sự trao đổi hàng hóa giữa các nước có chuyên môn hóa kinh tế khác nhau, giữa chính quốc và các nước thuộc địa, giữa các nước có nền kinh tế phát triển và các nước có nền kinh tế kém phát triển. Hiện nay, khoảng 85000 tàu biển có trọng tải trên 100 tấn đang hoạt động khắp thế giới, trong đó ½ làm nhiệm vụ vận tải, còn ½ lam nhiệm vụ dịch vụ. Cùng với sự mở rộng buôn bán quốc tế, đội tầu biển đã tăng lên cả về số lượng và vận tải trung bình. Năm 2000, tổng trọng tải của đội tầu buôn toàn thế giới là 558.000 tấn, tăng gần 142.000 tấn so với năm 1985, chủ yếu là do sử dụng nhiều hơn các tàu lớn trên 20.000 tấn - Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển không lớn nhưng vì dường dài nên hiện nay đường biển đảm đương tới 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của tất cả các phương tiện vạn tải trên thế giới không chỉ có các tuyến viễn dương có ý nghĩa quan trọng mà cả các tuyến vận tải ven bờ cũng có ý nghĩa với các nước có đường bờ biển. - Các tuyến hàng hải thường được chia thành ba loại: từ cảng đến cảng ( port-to-port ), tuyến con lắc ( Pendulum )và vòng quanh thế giới ( Round-the-world ). Các dịch vụ kiểu con lắc rất được ưa chuộng do tính chất vận chuyển trong dịch vụ mà đặc biệt trong thời đại chuyên chở bằng các tàu container. Việc chuyên chở bằng tàu container bắt đầu được phát triển mạnh ở Hoa Kì từ nửa cuối thập kỉ 50 của thế kỉ XX. Mỗi container có kích thước 2,4 * 2,4*6 m (8 ft* 8 ft*20 ft). Những tàu chở container lớn có thể chở hơn 6800 thùng hàng. Việc chuyên chở bằng container đảm bảo việc bốc dỡ hàng nhanh hơn, chuyên chở an toàn hơn và cũng dễ dàng tập kết và phân phối hàng đi hơn. Vì vậy, việc chuyên chở bằng container và xây dựng cảng container có thể coi là biểu hiện của xu hướng hiện đại trong chuyên chở hàng hóa bằng đường biển hiện nay. Trong những năm gần đây còn có khuynh hướng thích hợp và chuyên môn hóa các tuyến đường biển nhờ các tàu chuyển tải đường ngắn nối cảng lớn với nhau . - Đại Dương bao la nhưng các tuyến đường hàng hải lại chỉ tập trung ở một số tuyến quan trọng: Bắc Đại Tây Dương nối với Châu Âu và Bắc Mĩ, Địa Trung Hải-Châu Á qua kênh đào xuyê, thông qua kênh Panama nối Châu Âu và bờ đông Hoa Kì với bờ tây Hoa Kì và Châu Á, đường biển Nam Phi nối Châu Âu và Châu Mĩ với Châu Phi, đường biển Nam Mĩ nối Châu Âu và Bắc Mĩ với Nam Mĩ, đường biển Bắc Thái Bình Dương nối Tây Hoa Kì với Nhật Bản và Trung Quốc, đường biển Nam Thái Bình Dương từ tây Hoa Kì đến Ôxtraylia, Niudilan,Indonexia và Nam Á,đương biển từ vịnh Pecxich qua mũi hỏa vọng ( Nam Phi ) đến Châu Âu và Châu Mĩ dành riêng cho tàu chở dầu khổng lồ không đi dược qua kênh đào xuy-eu. - Vận tải đường biển là loại phương tiện vận tải hàng hóa chủ nhất trong thương mại quốc tế.Trước khi thế giới bước vào kỉ nguyên của các chuyến bay lên lục địa thì vận chuyển hành khách bằng đường biển khá quan trọng nhất là ở Bắc Đại Tây Dương nối Châu Âu với Bắc Mĩ.Vào năm 1938 vượt Đại Tây Dương mất 15 ngày. Thì đầu thế kỉ xx chỉ còn 4,5 ngày và đến năm 1952 chỉ còn 3,5 ngày . Nhưng cũng từ đó vận chuyển hàng không đã chiếm mất vị trí độc tôn của tàu vận tải xuyên Đại Tây Dương. Hiện nay chỉ còn một số tàu chở khách viễn dương nhằm mục tiêu du lịch . Các phà biển hay các tàu chở khách ở các nước quần đảo như: Indonexia, Philippin,các nước ở vùng Caribe.Trong khi việc chuyên chở hành khách bằng đường biển giảm sút thì việc chuyên chở dầu mỏ các loại khoáng sản gỗ, ngũ cốc vẫn còn chiếm khối lượng lớn, nhưng từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 việc chuyên chở các loại hàng chế biến ngày càng tăng mạnh. - Ngày nay vận tải biển viễn dương đã chiếm ưu thế cước phí rẻ và an toàn hơn nhiều so với đường sắt .từ sau thế chiến thứ 2 (1945 ) nước Nhật đã chuyển các công xưởng đóng tàu hàng không mẫu hạm của mình sang đóng các tàu khổng lồ:2 vạn, 5 vạn tấn và các tàu chở conterno 10 vạn tấn,các tàu chở dầu 20-30 vạn tấncác tàu khổng lồ đã giúp Nhật Bản mua quặng và dầu mở từ khắp nơi trên thế giới với giá cước vận tải rẻ đi nhiều lần.các hải cảng thiên nhiên của nước Nhật đã biến thành phố hóa dầu, luyện kim,cơ khí ,hóa chất khổng lồ làm nền tảng cho sự phát triển nhanh chóng công nghiệp của nước Nhật. Noi gương Nhật, Mĩ,Châu Âu,Liên Xô cũng bắt đầu đóng tàu 2-3 tới hàng chục vạn tấn.cách thức chở hàng biển bằng conterno xuất hiện.Hàng hóa vận chuyển conterno khổng lồ đã tránh được gió bão, đá ngầm và không bị cướp biển. b. Lĩnh vực cảng biển: Đây là lĩnh vực được khai thác từ lâu đời đặc biệt là từ khi xã hội loài nguời có nhu cầu trao đổi hàng hóa với nhau đã làm xuất hiện những đội tàu buôn hùng mạnh của thế giới . Đối với địa lí vận tải đường biển, mạng lưới các cảng biển có ý nghĩa căn bản. Cảng biển là nơi tàu đỗ tiện lợi và an toàn, nơi có thể tiến hành bốc dỡ hàng hóa và xếp hàng mới, tàu có thể lấy dự trữ thêm nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt. Thường thì các cảng tự nhiên được xây dựng ở bờ vịnh nước sâu hay ở các cửa sông. Người ta thường phân loại các cảng thành cảng địa phương, cảng khu vực hay cảng quốc tế, cảng chuyển tải, cảng bách hóa hay cảng chuyên dụng. Cảng nằm trong một hệ thống phân phối hàng hóa. Vì vậy, để phân tích sự phát triển và hoạt động của cảng, người ta phải quan tâm đến hậu phương(hinterland) và vùng trước cảng(foreland). Hậu phương của cảng có thể được hiểu là một bộ phận lãnh thổ của đất nước(hoặc một vùng) tạo nên thị trường tự nhiên và phục

File đính kèm:

  • doctai_lieu_nguon_loi_dai_duong_vung_ven_bien_va_viec_khai_thac.doc