Truyền thuyết dân gian về cuộc kháng chiến chống pháp ở Nam Bộ (1858 – 1918)

1. Chỉ xét chặng đường ngắn ngủi, từ 1858 đến 1918, biết bao người con ưu tú của Nam Bộ đã vùng lên chiến đấu chống ngoại xâm và hy sinh lẫm liệt. Họ đã trở thành bất tử. Nhưng sự hy sinh của họ được nhìn nhận qua những thái độ tình cảm, cách nhìn khác nhau. Triều Nguyễn, thông qua lịch sử chính thống, có phần khe khắt và hẹp hòi khi đánh giá công trạng những anh hùng kháng Pháp. Chỉ có nhân dân mới thấy hết tầm vóc và sự bất tử của những tấm gương vì dân mộ nghĩa.

Khoảng trăm năm qua, truyền thuyết về anh hùng kháng Pháp, về những địa danh lịch sử đã hiện diện nơi này nơi khác, tập trung hoặc rời rạc, trong các tư liệu sưu tầm văn học dân gian, trong tư liệu khảo cứu, từ ký ức người dân

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyền thuyết dân gian về cuộc kháng chiến chống pháp ở Nam Bộ (1858 – 1918), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VỀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở NAM BỘ (1858 – 1918) Võ Phúc Châu* Thạc sĩ, GV trường THPT Chuyên Tiền Giang. *** 1. … Chỉ xét chặng đường ngắn ngủi, từ 1858 đến 1918, biết bao người con ưu tú của Nam Bộ đã vùng lên chiến đấu chống ngoại xâm và hy sinh lẫm liệt. Họ đã trở thành bất tử. Nhưng sự hy sinh của họ được nhìn nhận qua những thái độ tình cảm, cách nhìn khác nhau. Triều Nguyễn, thông qua lịch sử chính thống, có phần khe khắt và hẹp hòi khi đánh giá công trạng những anh hùng kháng Pháp. Chỉ có nhân dân mới thấy hết tầm vóc và sự bất tử của những tấm gương vì dân mộ nghĩa. Khoảng trăm năm qua, truyền thuyết về anh hùng kháng Pháp, về những địa danh lịch sử đã hiện diện nơi này nơi khác, tập trung hoặc rời rạc,… trong các tư liệu sưu tầm văn học dân gian, trong tư liệu khảo cứu, từ ký ức người dân… *** 2. Truyền thuyết là một thể loại lớn trong văn học dân gian, đã hình thành, vận động và phát triển lâu đời. Nó là thể loại có sự giao thoa với thần thoại, cổ tích. Thậm chí, nó mờ nhòe trong giai thoại. Và mọi nơi, mọi lúc, nó đều liên quan đến tín ngưỡng, không khí của lễ hội, sức mạnh của niềm tin,… Bản thân thể loại vốn đã phức tạp. Sự hiện diện của nó trong giai đoạn lịch sử từ nửa cuối thế kỷ XIX, ở Nam Bộ, lại càng phức tạp hơn. Những truyền thuyết kể về thời này, hầu hết, đều mang vết nhuận sắc của cá nhân người đời sau, tồn tại qua các loại văn bản. Điều đó buộc giới nghiên cứu phải cân nhắc, khi ranh giới giữa dân gian và sử biên niên khá mờ nhạt. Ngay như nội hàm thuật ngữ dân gian, giờ phải được hiểu ra sao, khi nhiều câu chuyện đã qua tay các chuyên gia, học giả? Bên cạnh đó, những yếu tố hoang đường, vẻ đẹp đặc trưng, luôn tỏa cầu vồng lung linh trên vòm trời truyền thuyết, giờ lụi tàn đâu mất trong nhiều câu chuyện ảm đạm, đau thương, mà chỉ còn lại những số liệu, sự kiện lạnh lùng? Liệu thể loại truyền thuyết còn giữ được bản chất của nó, khi vận động đến nửa cuối thế kỷ XIX này? Chưa kể, ở đây, truyền thuyết và giai thoại lại có xu hướng xâm nhập vào nhau, khiến người đọc không dễ định danh thể loại cho nhiều câu chuyện. Chúng tôi tự giới hạn đối tượng nghiên cứu là cuộc kháng chiến chống Pháp ở đất Gia Định xưa, sau được gọi là Nam Kỳ lục tỉnh, giờ là các tỉnh thành Nam Bộ - miền đất trải dài từ lưu vực sông Đồng Nai đến phần hạ lưu của chín nhánh sông Rồng. Còn giới hạn thời gian, chọn giai đoạn từ 1858 đến 1918, chúng tôi dựa vào mốc khảo sát của một số nhà nghiên cứu sử học Dương Kinh Quốc với Việt Nam – những sự kiện lịch sử (1858 – 1918); Trần Văn Giàu với Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, tập 1. để tìm bản chất của đối tượng, tính chân thật của sự kiện. Dĩ nhiên, chúng chỉ mang tính tương đối và đúng hơn, các mốc này chỉ có ý nghĩa, giới hạn đề tài mà truyền thuyết đề cập đến. *** 3. Để tuyển chọn và biên soạn tác phẩm, chúng tôi dựa vào 3 tiêu chuẩn: văn bản phải đúng thể loại truyền thuyết; phải kể về cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ (1858 – 1918); phải có “chất dân gian”. Ở công đoạn này, chúng tôi lần lượt phân biệt sự khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích lịch sử; truyền thuyết và giai thoại,… Theo đó, hệ thống tạm thời có 84 tác phẩm, chia thành 5 nhóm, phân bố trong 12 mảng truyện (xem Bảng). Hệ thống (có tính chất mở) này bao gồm những văn bản sáng rõ hơn, so với mọi bản kể xuất hiện trước đây. Các nhóm, mảng Để thuận lợi cho việc khảo sát, chúng tôi xin tạm dùng các khái niệm này (VPC). trong hệ thống có khả năng thu nhận bất cứ truyền thuyết nào (thỏa điều kiện) được sưu tầm và phát hiện tiếp sau này. HỆ THỐNG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VỀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở NAM BỘ (1858 – 1918) Nhóm truyền thuyết Mảng truyện S.lượng Tỉ lệ % 1. Địa danh 1.1. Liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương 13 tác phẩm (15.5%) 1.2. Liên quan đến những cuộc khởi nghĩa khác 2. Về cuộc khởi nghĩa của Trương Định 2.1. Về Trương Định 11 tác phẩm (13.1%) 2.2. Về nhân vật, sự kiện liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Trương Định 3. Về cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương 3.1. Về Thiên Hộ Dương 22 tác phẩm (26.2%) 3.2. Về tướng lĩnh của Thiên Hộ Dương 3.3. Về nhân vật, sự kiện liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương 4. Về cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực 4.1. Về Nguyễn Trung Trực 13 tác phẩm (15.5%) 4.2. Về nhân vật, sự kiện liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực 5. Về những cuộc khởi nghĩa khác 5.1. Về cuộc khởi nghĩa của Thủ Khoa Huân 25 tác phẩm (29.8%) 5.2. Về những cuộc khởi nghĩa ở miền Đông Nam Bộ 5.3. Về những cuộc khởi nghĩa ở miền Tây Nam Bộ Tổng cộng 5 nhóm 12 mảng truyện 84 tác phẩm (100%) *** 4. Xin nói về nhóm truyền thuyết địa danh. Trong 13 truyền thuyết địa danh tìm được, có 7 truyện liên quan đến Thiên Hộ Dương (tỉ lệ 53.8%). 6 truyện còn lại kể về những nhân vật anh hùng khác. Hẳn, đây là con số biết nói: Thiên Hộ Dương đã sừng sững đến mức nào trong sự tôn thờ, tưởng nhớ của nhân dân. 4.1. Thiên Hộ Dương dấy nghĩa ở Tháp Mười không lâu, nhưng bấy nhiêu năm tháng ấy đủ thành thời gian huyền thoại, sống mãi cùng các truyền thuyết địa danh này. Nhân dân tự hào lấy “thời Thiên Hộ Dương” làm mốc, để nhắc bao điều mới cũ. Thời gian thành chứng nhân của vô vàn sự kiện: mở đường, xây tháp, lập trại, giao tranh,… Rồi chiến công và máu đổ… Các chuyện không có ngày tháng kiểu biên niên nhưng vẫn được hình dung cụ thể, bởi chúng gắn liền những sự kiện xác thực. Thời gian lúc này đã gắn chặt, hằn sâu địa danh vào lịch sử. Những rạch Ông Voi, vàm Bà Bầy, khu Mả Lớn, Tháp Mười,… theo đó, đã thành địa danh lịch sử. 4.1.1. Còn không gian trong tác phẩm đúng là đặc trưng của đất phương Nam hoang sơ, bí hiểm. Nơi đây, sông rộng mênh mông, sóng nước xoáy nhào, lồng lộn, đôi phen cá sấu chờ người. Ngày kia, đột nhiên hiện lên một doi đất lạ. Rời vàm sông sóng bủa, ghe xuồng len lỏi vào muôn vàn con rạch dọc ngang. Nào rạch Ông Voi, rạch Bà Bướm, đến rạch Cái Sao, rạch Cần Lố, rồi rạch Thầy Khâm,… Tận cùng con rạch luôn là vùng trũng thấp sình lầy, ma thiêng nước độc: “Muỗi kêu như sáo thổi Đỉa lội tợ bánh canh” Nó ghê rợn đến nỗi: “Tây vô Đồng Tháp làm ma không đầu” Trong từng câu chuyện, không gian hiện lên, giản dị và sống động như nó vốn có. Tại những doi, vàm, rạch, trũng ấy, con người tính kế sinh nhai còn khó, huống hồ lập thành căn cứ chống Tây. Thế mà, Thiên Hộ Dương và dân mộ nghĩa quả dám làm chuyện “đội đá vá trời”. Ai ngờ, họ đã làm nên đại sự, đúng nghĩa “long trời lở đất”. Bởi, nếu không có dấu chân người yêu nước, đất Tháp Mười làm sao lún sụp để thành rạch Ông Voi, mương cau Bà Bầy làm gì sạt lở đến mức thành sông, sâu rộng đến giờ? Những câu chuyện “kinh thiên động địa” ấy đã biến Đồng Tháp Mười thành một không gian thiêng. Nó chẳng phải chuyện hình thành vũ trụ của thời ông khổng lồ gánh núi đào sông. Nhưng nó đã là chuyện những con người Nam Bộ cần cù khai hoang mở đất, nay dám “cãi” vận trời, định chuyển xoay thời thế. 4.1.2. Không gian ở đây còn có khu Mả Lớn đau thương, một trường án Doi Me đẫm máu, một Đình Trung thâm nghiêm, sừng sững. Những không gian ấy luôn gần gũi, che chở, bảo bọc con người, cả khi sống lẫn lúc hy sinh. Không gian thiêng lại càng thiêng, bởi lần lượt đón về anh linh những người con yêu nước. Có thể nói, gắn liền cuộc kháng chiến của Thiên Hộ Dương, những địa danh vùng Đồng Tháp còn lưu lại hôm nay chính là dấu tích của không gian thiêng và thời gian lịch sử. 4.2. Nổi bật trong các truyện này là những nhân vật phụ nữ bình thường (3/7 truyện, chiếm 42.9%). Đó là bà Bướm, bà Bầy, bà Hoàng Thị Quá, bà Nữ. Tất cả lớn lên từ miền sông nước Cửu Long. Họ sống thầm lặng, đảm đang, hiền hòa, giàu tình nghĩa. Ngay như bà Bướm “dù là con gái bá hộ nhưng nàng sống chan hòa, thân ái với bà con tá điền và thường hay giúp đỡ những người nghèo khổ”. Bản tính thầm lặng thường ngày của họ, khi đối mặt kẻ thù, bỗng thành đức kiên trinh. Họ thà chết chứ không hé răng nửa lời, quyết không tiết lộ bí mật của nghĩa quân (bà Bầy). Họ đem sự đảm đang, tháo vát để giúp nghĩa quân mở đường, di chuyển qua sông (bà Bầy, bà Nữ). Họ cùng gia đình giúp đỡ nghĩa quân tiền của (bà Bầy, bà Bướm). Họ thủy chung với người anh hùng chí lớn, như một cách hướng đời mình vào cuộc tranh đấu gìn giữ quê hương (bà Bướm). Khi cần, họ trở nên quyết liệt. Họ dám xông vào kẻ thù, quyết không để thủ cấp chồng ô uế trong tay giặc (bà Hoàng Thị Quá). Nhìn xa hơn, trước họ, đất này đã có những tấm gương ngời sáng (bà vợ Đốc binh Vàng tuẫn tiết theo chồng). Chính sử không hề biết đến họ. Nhưng trong lòng nhân dân, họ chính là những trang liệt nữ. Họ vẫn đời đời hiện hữu, trong những đình thờ, qua những địa danh gần gũi, thân thương. 4.3. Bên cạnh phụ nữ là tập thể những anh hùng bình dị, vô danh (4/7 truyện, chiếm 57.1%). Trong các mẩu chuyện, họ không có chân dung. Dấu ấn để lại của họ chỉ là những công trình lặng lẽ. Họ mở đường đánh giặc, khiến bãi bùn lún sụp thành rạch Ông Voi, khiến mương cau Bà Bầy sạt lở thành khúc sông nước trào sóng cuộn. Họ ngày đêm xây đồn đắp lũy, khiến dân gian truyền tụng mãi ngôi tháp mười tầng,… Nhân dân tự hào và nhớ thương họ. Những cái tên khu Mả Lớn, trường án Cần Lố như vết thương lòng đau nhói. Kẻ thù muốn chôn vùi dấu tích họ, nhân dân càng quyết tâm sửa sang phần mộ họ. Nhân dân đặt tên cho đất, như một cách khẳng định mảnh đất này mãi mãi thuộc về những nghĩa sĩ vô danh. 5. Liên quan đến những cuộc khởi nghĩa khác, chỉ có 6/13 truyền thuyết địa danh (tỉ lệ 46.2%). Con số thật ít ỏi. Chúng lại liên hệ rải rác với nhiều cuộc kháng chiến. Tạm thấy, không phải cuộc khởi nghĩa nào, sự kiện lịch sử trọng đại nào thuộc giai đoạn 1858 – 1918 cũng kết tụ được thành truyền thuyết địa danh. 5.1. Khác với truyền thuyết liên quan đến Thiên Hộ Dương, các tác phẩm này thường nêu thời gian chính xác. Sự kiện lịch sử giới hạn trong 15 năm đầu đánh Pháp. Một võ quan Nguyễn Phương Hồng mưu sự khi “thực dân Pháp kéo quân chiếm phủ Tân Ninh”, rồi Phan Liêm – Phan Tôn nổi dậy “lúc Pháp vừa chiếm xong ba tỉnh miền Tây”. Đến năm 1867, Quản Bạch chọn vàm rạch làng Tân Tịch làm căn cứ. Cũng năm này, ở Vĩnh Long, quân Pháp nghênh ngang xúc phạm miếu thờ. Sang 1872, “nhóm nghĩa quân vùng Cầu Vông (Vĩnh Long) nổi lên kháng Pháp. Lãnh tụ kháng chiến là đốc binh Lê Cẩn và Nguyễn Giao”. Nhìn lại, ở mảng truyện địa danh gắn với Thiên Hộ Dương, những từ ngữ kiểu “ngày xưa, khi xưa, không biết tự bao giờ” khá phổ biến, khiến tác phẩm pha ít nhiều sắc màu cổ tích. Nhưng đến mảng truyện này, xu hướng gợi năm tháng cụ thể đã khiến truyền thuyết ngả đậm màu lịch sử. Nhìn chung, khuynh hướng truyền thuyết dù bịa đặt vẫn có ý thức gán sự xác thực để tạo nên niềm tin. Phải chăng, vì Thiên Hộ Dương sống và chiến đấu gần gũi nhân dân nên các truyền thuyết địa danh liên quan đến Ông thường do người dân quê kể lại. Chính tư duy cổ tích, phương thức truyền miệng mách bảo họ phải kể về lai lịch địa danh như thế. Còn ở các truyền thuyết địa danh khác, người kể lại là những trí thức gần dân. Tư duy chép sử giúp họ lưu giữ được sự kiện chính xác từng năm tháng. 5.2. Về không gian, 6 truyện trên vẫn hiện diện các vàm, rạch, vũng,… như từng thấy ở nhiều truyện liên quan đến Thiên Hộ Dương. Nhưng chúng không phải sông mới chảy, đất mới bồi. Chúng chỉ là nơi địa lợi chờ đón anh hùng. Đó là vàm rạch làng Tân Tịch địa thế “hiểm trở, rừng cây rậm rạp”; là “ngọn rạch Cái Răng, tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông”, là đám lá tối trời “mọc toàn dừa nước dày đặc, dày đến nỗi không thấy bóng mặt trời” … Tạm gọi, đây là không gian chiến trận. 5.3. Ở các truyện này, không gian còn một nét riêng, mà chúng tôi chưa thấy trong mảng địa danh trước. Đó là sự hiển linh. Có 4/6 truyện như thế (chiếm 66.7%). Tại vùng Cầu Vông, sau vụ thảm sát của kẻ thù, “nơi đây thành một vùng âm khí nặng nề, thê lương áo não. Đêm đêm nghe như có hàng trăm, hàng ngàn tiếng ma kêu quỷ khóc”. Gần cửa Soi Rạp (Gò Công), sau ngày Trương Định tử trận, “đêm đêm, ở vùng đám lá tối trời như có tiếng gào thét, như tiếng binh đao va chạm. Có khi, nghe như tiếng thiên binh vạn mã rầm rộ kéo đi. Có lúc lại nghe ngựa hí, người la và tiếng trống trận”. Còn tại làng Thanh Điền, phủ Tân Ninh (Tây Ninh), mọi người thấy một gốc cây lạ trên sông, quanh quẩn nơi ông Nguyễn Phương Hồng trầm mình tuẫn tiết. Đã thế, ban đêm “Hương cả làng được ông Nguyễn Phương Hồng về báo mộng rằng, ông còn nặng nợ với núi sông nên chưa muốn siêu thoát”. Riêng tại phủ thờ Tống Quốc Công, anh linh vị tiền nhân đã phát ứng, xô té nhào bọn Pháp ngang tàng, xấc xược. Những chi tiết lạ này, theo chúng tôi, không đơn giản là dấu hiệu mê tín, mà chính là cách nhân dân thổ lộ nỗi buồn thương và trao gởi niềm tin tuyệt đối vào các anh hùng. Chúng tôi xin được gọi những nơi này là không gian linh ứng. 5.4. Khác với truyền thuyết địa danh liên quan đến Thiên Hộ Dương, ở mảng truyền thuyết này, nhân vật chính hầu hết là những anh hùng tên tuổi. Đó là Quản Bạch chỉ huy đoàn binh hùng mạnh như hổ, đốc binh Lê Cẩn – Nguyễn Giao lập mưu diệt giặc, võ quan Nguyễn Phương Hồng tử tiết vì khởi sự không thành. Rồi anh hùng Trương Định dưỡng binh giữa miền hiểm trở. Ngay như quốc công Tống Phước Hiệp, đã thác từ xưa, vẫn hiển linh phù hộ nhân dân, trừng trị kẻ thù xâm lược. Phần đông, họ không có điều kiện gần gũi nhân dân như anh hùng Thiên Hộ. Lai lịch họ còn nhiều khoảng trắng, chưa đủ đầy đặn để kết tụ thành nhiều truyền thuyết như trường hợp Thiên Hộ Dương. Tuy vậy, họ vẫn được nhân dân tưởng nhớ. Trong tâm thức mọi người, việc gắn tên tuổi anh hùng với một vàm sông, một đám lá, một vũng linh,… đó là cách bày tỏ sự thấu hiểu, thương cảm, trân trọng của đời sau đối với những người vị quốc vong thân. Sự hiện diện của các nhân vật anh hùng, từ đó, khiến cách giải thích lai lịch địa danh trở nên xác thực hơn, giàu sức thuyết phục hơn. *** 6. Ở nhóm truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, chúng tôi chia làm hai mảng truyện. Riêng mảng truyện về Nguyễn Trung Trực có 6 truyền thuyết. Thời gian trong mảng truyện này kể lại sự khởi đầu từ thời niên thiếu của anh chài Lịch đến sau khi người anh hùng lẫm liệt hy sinh. Những thời khắc lập chiến công, những lần chuyển dời địa bàn chiến đấu của nghĩa quân đều được đề cập đến. Nhưng được miêu tả tập trung nhất, bi tráng nhất chính là thời gian người anh hùng thất thế và bị đưa ra pháp trường hành quyết. Cách miêu tả thời gian đôi khi mang tính ước lệ, kiểu “hồi ấy, sau này, một thời gian sau, có một lần,…”. Tuy nhiên, cụ thể, chính xác vẫn là đặc điểm chung của các truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực. Đó là những con số gắn chặt một đời người: “Ngày 11/12/1861, Ngài chỉ huy đột kích tàu Espérance tại vàm Nhật Tảo… Đêm 18/9/1868, quân Pháp xông xáo vượt biển, ập đến bao vây bất thình lình đảo Phú Quốc… Ngày 27/10/1868, giặc lập pháp trường…” 6.1. Không gian trong các truyện mở ra từ xóm Nghề (phủ Tân An) qua vàm sông Nhật Tảo, đến Phú Quốc, Rạch Giá, Hà Tiên. Ở đó, sông nước mênh mông, cá tôm nhiều vô kể. Những chốn hoang vu, rắn hổ mây đi cả bầy đàn… Trên sông, tàu giặc dọc ngang. Rồi những vùng căn cứ, những đồn Tây,… Cuối cùng, không gian gợi lên không khí đau thương nhất là pháp trường Rạch Giá. 6.2. Nhân vật trung tâm trong các truyện là anh hùng Nguyễn Trung Trực. Con người ấy được nhân dân Nam Bộ yêu thương và kính trọng. Nhân dân kiêng gọi tên húy của Người. Những ngày tháng nêu trong truyền thuyết phù hợp với sự kiện lịch sử. Đoạn kết bi thương trong truyền thuyết cũng mang dáng dấp sự thật lịch sử. Nhưng truyền thuyết không ghi chép sơ lược, càng không ép mình theo lịch sử. Truyền thuyết dựng nên sống động một hình tượng anh hùng. Đó là anh chài Lịch thành thạo nghề sông nước, có tài bơi như rái cá. Xuống nước, anh thường bắt được những con cá rất to. Lên bờ, anh bẻ cổ rắn hổ mây, phi thân bắt quạ. Sức mạnh phi thường, võ nghệ tuyệt luân, anh hăm hở tìm phương cứu nước. Lại thêm tài trí vô song, anh đã lập mưu, đốt cháy tàu Tây nơi vàm Nhật Tảo. Chiến công vang dội, dân mộ nghĩa tấp nập theo về, anh chài Lịch nay trở thành Ông Soái, Ông Nguyễn, đưa quân đi khắp các vùng sông nước miền Nam. Hình tượng người anh hùng còn được thể hiện như là người con hiếu thảo với mẹ, trọn tình vẹn nghĩa với nhân dân. Con người ấy thà hy sinh tính mạng chứ không để kẻ thù hành hạ mẹ già, đàn áp nghĩa quân. Để cứu mẹ, cứu dân, bảo toàn lực lượng, Ông Nguyễn chấp thuận ra hàng. Ông bình thản chọn cho mình cái chết. Nghĩa cử cao đẹp này xuất hiện nhất quán trong cách xây dựng nhân vật của các truyền thuyết. Tuy nhiên, so với chính sử, đó là sự lệch pha khác thường. Bởi, khá nhiều cứ liệu lịch sử khẳng định Nguyễn Trung Trực bị Pháp bắt chứ không phải tự nguyện đầu hàng: “Sau trận quyết tử kéo dài từ bãi biển Cửa Cạn về bãi Ông Lang, ông bị bắt tại bãi Ông Lang, bên cạnh đám rau muống biển” Nguyễn Văn Khoa, (2001), Anh hùng kháng Pháp Nguyễn Trung Trực, NXB Trẻ, TP.HCM, tr.96 , “… ông cố tình chạy về Dương Đông để xa dần vùng căn cứ, cuối cùng ông kiệt sức, bị giặc Pháp bắt được tại bãi Ông Lang” Nhiều tác giả, (1989), Nguyễn Trung Trực – thân thế và sự nghiệp, Bảo tàng Kiên Giang, tr.57 . Có nhà nghiên cứu còn nhấn mạnh sự khác nhau quan trọng giữa “đầu hàng” và “bị bắt”. Cần biết, kẻ thù, hễ thuận cho đối phương đầu hàng thì không giết; ngược lại, muốn giết thì không chấp nhận đối phương đầu hàng. Vậy, tại sao chẳng truyền thuyết nào kể rằng người anh hùng bị kẻ thù bắt sống? Điều này hẳn xuất phát từ tình cảm và thái độ của nhân dân: không cam lòng thừa nhận người anh hùng chiến bại, hay đúng hơn, đó là tình huống bộc lộ trọn vẹn khí tiết của người anh hùng. Sự ra hàng của người anh hùng là một cách hy sinh: thà chết cho người thân được sống. 6.3. Hoặc như sự kiện Ông Nguyễn bị kẻ thù cật vấn, giới sử học thực dân xuyên tạc, cho rằng Ông đã nói: “Tôi không ngờ sự thật là quân Pháp quá mạnh hơn tôi đã tưởng tượng. Nếu biết trước sự thật đó, có thể tôi ra giúp người Pháp từ lâu” Nhiều tác giả (sđd), tr.152 TÓM TẮT BÀI VIẾT Từ các nguồn tư liệu khác nhau, những truyền thuyết dân gian kể về cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ (1858 – 1918) đã được chúng tôi sưu tầm, hệ thống hóa lại. Hệ thống này bao gồm những văn bản sáng rõ hơn mọi bản kể xuất hiện trước đây. Nó được tập hợp từ các nhóm truyện. Mỗi nhóm truyện xoay quanh một cốt lõi nhân vật và sự kiện lịch sử (trong giới hạn khảo sát). Bài viết này giới thiệu hai nhóm truyện trong số đó: nhóm truyền thuyết địa danh và nhóm truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực. Bài viết cũng giới thiệu hai nhóm motif đặc sắc: nhóm motif liên quan đến địa danh; nhóm motif về sự ra đời, hình dạng, hành động, tài nghệ của các anh hùng. Chúng vừa tiếp nối nét đẹp truyền thống của truyền thuyết các giai đoạn trước, vừa có những nét sáng tạo mới, tạo vẻ đẹp riêng của truyền thuyết miền đất phương Nam. Liên quan đến các truyền thuyết trong hệ thống này là sự hiện hữu của những chứng tích văn hóa. Chúng đã và đang tồn tại trong đời sống vật chất, đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ. From a variety of sources, folk - legends telling about our resistance against the French colonialists in the South of Viet Nam from 1858 to 1918 were collected and systematized. The system includes discourses which are clearer and more perfect than any previous ones. Such a system was collected from groups of stories, chiefly telling about key figures and historic events (to the extent of our survey). The writing above introduces groups of stories the former is concerned about place names and the latter involves in Nguyen Trung Truc ‘s revolt. The writing, then, presents two characteristic motifs, the first on concerning place names and the second on about life, appearance, action, talent of the heroes. They carry both traditional beauty in the previous stages and creative features, resulting in distinctive beauty of legends of the South of Viet Nam. Here and there in this system, concerning such legends in the existence of culture proofs and vestiges. They have existed in the material and spiritual life of the Southerners of Viet Nam. . Đọc những dòng này, ai cũng nhận ra, đó không thể là lời nói, thái độ của người từng tuyên bố: “Tôi chỉ muốn làm một chức thôi: chức gì mà tôi có quyền chặt đầu tất cả bọn Tây!”; hay “Tao thà rơi đầu chứ không bao giờ đầu hàng! Tao chết nhưng chúng bay phải biết nước Nam này bao giờ hết cỏ thì mới hết người giết chúng bay”. Hai cách nói, mang hai tính cách, khẩu khí khác nhau. Điều quan trọng là, những lời xuyên tạc hèn hạ không hề có trong truyền thuyết. Đơn giản vì nó không phản ánh chân thực tính cách người anh hùng, vì nó không thể hiện đúng tình cảm và tư tưởng của nhân dân. Rồi đến sự kiện Ông Nguyễn bị hành hình, sử liệu chỉ ghi vắn tắt “Ngày 27 tháng 10 năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp xử công khai tại Rạch Giá”. Nhưng truyền thuyết đã miêu tả cụ thể, cảm động tình cảm mà nhân dân Rạch Giá dành cho Ông. Truyền thuyết còn tái hiện kỳ ảo chuyện rơi đầu của vị anh hùng. Xin ghi lại một số bản kể khác nhau về tình tiết đầu rơi của Nguyễn Trung Trực: - Thế rồi, lưỡi dao đao phủ chém xuống. Đầu Ngài rơi, nhưng hai tay của Ngài đưa lên hứng lấy, đặt ngay chỗ cũ. Đôi mắt của Ngài vẫn trừng trừng sáng quắc, làm cho ai nấy cũng phải kinh hoàng và thán phục. - Khi đầu vừa rời khỏi cổ, Ông Nguyễn đã lập tức đưa hai tay nâng lấy đầu mình, không cho rơi xuống. Máu từ cổ Ông phun ra như cầu vồng tươi thắm. Lát sau, thủ cấp Ông nằm trên đất nhưng mắt vẫn trợn trừng, tròng mắt liên tục đảo qua đảo lại. Tròng mắt Ông chiếu thẳng vào tên Bòn Tưa, hắn kêu thất thanh, hộc máu chết tại chỗ. Đảo qua bên mặt thì một loạt tên giặc ngã nhào. Đảo qua bên trái thì một loạt tên khác lăn quay. - Tục truyền, ông Nguyễn bị chém, nhưng ông không để đầu rơi xuống đất. Hai tay ông nâng lấy đầu mình. Đôi mắt ông trợn ngược, tròng mắt đảo qua đảo lại, chiếu thẳng vào tên đao phủ. Hắn hốt hoảng, rú lên thất thanh và hộc máu chết ngay tại chỗ. Bọn lính Pháp bồng súng đứng sắp hàng ở pháp trường hãi hùng, nhìn tránh đi nơi khác… Có thể nói, đối với nhân dân, anh hùng Nguyễn Trung Trực đã thực sự hiển linh, hóa thần ngay thời khắc hy sinh lẫm liệt. Từ những so sánh trên, chúng tôi xin khép lại vấn đề bằng nhận định của Bùi Mạnh Nhị: “So với chính sử thì Nguyễn Trung Trực trong truyền thuyết dân gian sống động hơn rất nhiều”. Sự sống động ấy đã chứng tỏ vai trò quan trọng của truyền thuyết trong việc bổ sung phần khiếm khuyết, điều chỉnh những lệch lạc của chính sử; đồng thời thắp mãi ngọn lửa yêu nước, tình cảm tri ân trong lòng người dân Việt Nam bao thế hệ. *** 7. Hàng loạt motif phổ biến, đặc sắc đã xuất hiện, tiêu biểu cho sắc vóc của hệ thống truyền thuyết dân gian về cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ (1858 – 1918). Để thuận lợi cho việc khảo sát, các motif này được chúng tôi xếp vào từng nhóm motif phù hợp. Xin giới thiệu một vài nhóm tiêu biểu. 7.1. Trước hết là nhóm motif liên quan đến địa danh. Nhóm này xuất hiện khá nhiều trong các truyện hình thành địa danh lịch sử, tập trung vào việc giải thích nguồn gốc tên gọi các doi, vàm, rạch, vũng, các đền miếu,… đã hoặc đang tồn tại trên đất phương Nam. Chúng bao gồm nhiều motif lạ: mở lối đi, đất sụp lở, tìm đất hiểm, vùng đất giao tranh, lưu kỳ tích, vùng đất đẫm máu, khắc ghi tội ác, vùng đất hiển linh, tưởng nhớ người dũng liệt, tên gọi khác,… Các motif trên đều xoay quanh những nhân vật và sự kiện lịch sử hệ trọng. Đó là một Thiên Hộ Dương xây Gò Tháp; một Trương Định lui binh về đám lá tối trời; một cố quản Trần Văn Thành cùng vợ khai kênh, đào hồ, mở mang căn cứ; rồi Lê Cẩn – Nguyễn Giao lập mưu giết giặc;… Gắn liền đất mới phương Nam, qua bao lần thử lửa, mỗi vàm sông con rạch, mỗi lăng mộ miếu thờ, từ khi có tên, đều in dấu một bước đường gian nan chống Pháp. Con người Nam Bộ, vốn là những kẻ dám cãi trời, cãi mệnh, dám bỏ Đàng Ngoài vào xứ lạ, khẩn đất, khai hoang. Phù sa bồi chưa ráo, hạt giống chửa nên cây, thế mà ngoại xâm đã đến. Triều đình hèn hạ quỳ gối xin hàng. Con người Nam Bộ, một lần nữa, chứng tỏ bản lĩnh cãi trời - cãi lại giáo điều phong kiến. Vua quan không ủng hộ, giặc tàn sát thẳng tay. Nhưng họ vẫn tự nguyện làm dân mộ nghĩa. Không ai dạy đánh giặc lối nào. Trời không khuyên lập cứ nơi đâu. Họ tự mò mẫm tìm đường chống giặc. Người dân Nam Bộ quả là những anh hùng tiên phong trên tuyến đầu chống Pháp. Hình tượng ẩn dụ mở lối đi, từ đó, mang ý nghĩa thật tráng lệ. Nó có sự dự phần của motif tình tiết: motif đất sạt lở. Nếu tin theo điềm trời, một khi đất lở trời long, ắt nước non có biến. Nhưng tin theo lòng dân, một khi đất sạt đến thành sông, ắt là lúc nghìn người như một, lúc cả dân tộc có thể thay trời, tự quyết vận mệnh của mình. Phải chăng, điều ấy, khi vào truyền thuyết, chúng là mầm mống tạo thành các motif hạt nhân: motif mở lối đi, motif tìm đất hiểm. Thuộc nhóm motif về địa danh nên các motif tình tiết trong đó đều liên quan đến đất. Có đất hiểm, ắt có đất giao tranh. Có giao tranh, ắt có đất ghi chiến công, kỳ tích. Nhưng đôi phen, sức cùng lực tận, con người đớn đau chứng kiến quê hương đã thành vùng đất

File đính kèm:

  • docTruyen thuyet dan gian Nam Bo.doc
Giáo án liên quan