Tìm hiểu động cơ và sự ham thích hoạt động TDTT của học sinh trường THCS Long Khánh

I.cơ sở lý luận

Giáo dục thể chất trong nhà trường hiện nay là một quá trình sư phạm nhằm giáo dục đạo tạo thế hệ trẻ hoàn thiện những phẩm chất và nhân cách. Quá trình đó còn trang bị cho các em những kỹ năng vận động cơ bản là cơ sở tạo tiền đề cho các giai đoạn phát triển thể chất của học sinh.

Mỗi dân tộc muốn trường tồn, đất nước phồn vinh là một ý nghĩa rất quan trọng, đó là thế hệ trẻ phải được giáo dục một cách toàn diện để có đủ năng lực và phẩm chất là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Trong đó giáo dục thể chất ở các trường phổ thông cũng đóng một vai trò quan trọng. Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã từng nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả dân tộc yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ tức là cả dân tộc mạnh khoẻ”.

Hưởng ứng lời kêu gọi tập thể dục của Hồ Chí Minh, sức khoẻ của con người có giá trị rất to lớn, con người có sức khoẻ thì khả năng nhận thức và nắm bắt thế giới một cách nhạy bén hơn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu động cơ và sự ham thích hoạt động TDTT của học sinh trường THCS Long Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu động cơ và sự ham thích hoạt động TDTT của học sinh trường THCS Long Khánh A.lý do chọn đề tài I.cơ sở lý luận Giáo dục thể chất trong nhà trường hiện nay là một quá trình sư phạm nhằm giáo dục đạo tạo thế hệ trẻ hoàn thiện những phẩm chất và nhân cách. Quá trình đó còn trang bị cho các em những kỹ năng vận động cơ bản là cơ sở tạo tiền đề cho các giai đoạn phát triển thể chất của học sinh. Mỗi dân tộc muốn trường tồn, đất nước phồn vinh là một ý nghĩa rất quan trọng, đó là thế hệ trẻ phải được giáo dục một cách toàn diện để có đủ năng lực và phẩm chất là những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong đó giáo dục thể chất ở các trường phổ thông cũng đóng một vai trò quan trọng. Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã từng nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả dân tộc yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ tức là cả dân tộc mạnh khoẻ”. Hưởng ứng lời kêu gọi tập thể dục của Hồ Chí Minh, sức khoẻ của con người có giá trị rất to lớn, con người có sức khoẻ thì khả năng nhận thức và nắm bắt thế giới một cách nhạy bén hơn. Sức khoẻ nó còn là một tài sản thiêng liêng, là cái quý giá nhất của con người và cộng đồng xã hội. Mỗi chúng ta phải có nhận thức sâu sắc về sức khoẻ con người , phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: điều kiện luyện tập TDTT, vệ sinh dinh dưỡng, môi trường sống… Điều kiện giúp ta có sức khoẻ tốt để xây dựng đất nước là luyện tập TDTT. Xuất phát từ nhận định trên, Đảng và nhà nước ta đã rất chú trọng đến nền giáo dục nước nhà. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 tại điều 41 quy định: Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích giúp đỡ các hình thức tổ chức TDTT chú trọng hoạt động TT chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng TT. Luật giáo dục được quốc hội khoá IX nước CHXHCN Việt Nam ngày 2-12-1998 và pháp lệnh TDTT được uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua tháng 9-2000 quy định: Nhà nước coi trọng TDTT trường học nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên nhi đồng. TDTT trường học bao gồm việc tiến hành chương trình GDTC bắt buộc và tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá cho người học. GDTC là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Trên cơ sở đánh giá tầm quan trọng của GDTC trong trường học, chỉ thị 36- CT/TW ngày 24-3-1994 và chỉ thị 17- CT/TW năm 2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng ( khoáVII và khoá IX) giao trách nhiệm cho bộ giáo dục và đào tạo và Tổng cục TDTT ( nay là uỷ ban TDTT) thường xuyên phối hợp chỉ đạo công tác GDTC, cải tiến chương trình giảng dạy tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đạo tạo giáo viên thể thao cho các cấp làm cho việc TTDT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên. Do đó phát hiện và tuyển chọn được nhiều tài năng cho quốc gia. Tuy GDTC trường học được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành rất mực quan tâm. Nhưng chất lượng giờ học thể dục vẫn còn thấp, hiệu quả do giờ thể dục mang lại chưa cao, học sinh còn coi môn thể dục là môn phụ và còn thờ ơ với môn này. Với mong muốn đánh giá cụ thể động cơ và sự ham thích của các em đối với giờ học thể dục và các môn thể thao khác, hiểu hơn về tâm tư nguyện vọng của các em đối với GDTC trường học từ đó có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện để các em tập luyện các môn thể thao yêu thích của mình bổ sung vào chương trình học thể thao tự chọn nhiều môn khác nhau cho phù hợp với sở thích của bản thân cũng như đặc điểm hình thái của các em. Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu động cơ và sự ham thíc hoạt động TDTT của học sinh trường THCS Long Khánh. ” 2. Mục đích, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: 2.1. Mục đích nghiên cứu. Xác định động cơ và sự ham thích giờ học thể dục chính khoá của học sinh trường THCS THCS Long Khánh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của truờng. - Đánh giá động cơ và sự ham thích giờ học thể dục chính khoá của học sinh khối 6,7,8,9 thông qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ học thể dục. 2.3. Các phương pháp nghiên cứu. 2.3.1 Phương pháp tham khảo tài liệu: Đọc và ghi chép những tài liệu liên quan đến việc giải quyết nhiệm vụ đề tài. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu sư phạm. - Quan sát giờ học ngoại khoá và chính khoá. - Dự một số giờ dạy của giáo viên trong trường. 2.3.3. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu câu hỏi. - Phỏng vấn học sinh trước và sau giờ thể dục. - Đối tượng hỏi là học sinh cả 4 khối 6, 7, 8, 9 toàn trường. 2.3.4. Phương pháp toán thống kê. Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý các thông tin và số liệu thu được để giải quyết nhiệm vụ các đề tài. 2.4. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu. 2.4.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường THCS Long Khánh của cả 4 khối 6, 7, 8, 9. 2.4.2. Địa điểm nghiên cứu. Trường THCS Long Khánh. Mục đích của GDTC trường học trước hết là nhằm mang lại sức khoẻ cho học sinh, phát triển toàn diện năng lực thể chất. GDTC trường học còn là hình thành và hoàn thiện cho học sinh những kỹ năng , kỹ xảo vận động cơ bản trong cuộc sống kể cả những kỹ năng , kỹ xảo. Thực dụng về thể thao , đồng thời trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về sử dụng phương tiện , phương pháp TDTT . Ngoài ra GDTC còn giữ một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cho học sinh những thói quên rèn luyện thân thể thường xuyên , giáo dục phẩm chất đạo đức ý chí , rền luyện tính tập thể , ý thức tổ chức kỷ luật xây dựng niềm tin khát vọng , có cuộc sống lành mạnh trong mỗi học sinh . Với mục đích rộng lớn như vậy mà GDTC trong trường học không ngừng được đẩy mạnh trong những năm gần đây ,các công trình phục vụ cho hoạt động dạy học thể thao trong trường học được đầu tư xây dựng ở một số tỉnh , thành phố . Bên cạnh đó các hoạt động thi đấu TDTT cho học sinh được tổ chức định kỳ và diễn ra ở các cấp . Đây cũng là một hoạt động thôi thúc các trường phổ thông phải có đội tuyển thể thao để tham dự và qua thi đấu cũng nhằm mục đích tuyển dụng các vận động viên cho quốc gia Hoạt động GDTC mang tính quần chúng rộng rãi và năm 2005 liên hợp quốc đã chọn là năm Quốc Tới thể thao và GDTC. Người tham gia hoạt động GDTC vừa là chủ thể vừa là khuyến khích của quá trình tập luyện. Mục đích, động cơ và sự ham thích tập luyện của người tập trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng GDTC. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS. So với học sinh tiểu học, thì học sinh THCS đã có sự thay đổi khác biệt. Lứa tuổi các em từ hoạt động hiếu động sang hoạt động có cảm tính và có nhận thức, các em đã có một trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích tổng hợp muốn hiểu biết nhiều, nhưng còn nhiều nhược điểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi. ở lứa tuổi học sinh THCS đã dần thay đổi mạnh về mặt thể trọng và tính nết, đặc biệt là học sinh khối 8, 9 các hệ chức năng của cơ thể phát triển mạnh như hệ cơ, hệ xương, hệ thần kinh, hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp. 2. Thực trạng GDTC trong trường THCS Long Khánh. 2.1. Đội ngũ giáo viên. Danh sách đội ngũ giáo viên dạy thể dục của trường. TT Họ và Tên Trình độ 1 Trương Hoàng Toàn Cao Đẳng 2 Trương Hoàng Phú Đức Cao Đẳng Trường THCS Long khánh nhiều năm được đánh giá là trường có phong trào TDTT phát triển, đội tuyển luôn đứng thứ hạng cao trong huyện. 2.2. Cơ sở vật chất. Nhìn một cách tổng thể, trường có một cơ sở vật chất phục vụ cho môn học thể dục tương đối đầy đủ như: sân trường tương đối bằng phẳng có thể làm được nhiều loại sân thi đấu khác nhau như: sân cầu lông, sân bóng chuyền, bóng rổ, hố nhảy xa,nhảy cao, sân ném bóng… Tuy nhiên dụng cụ tập luyện vẫn còn chưa đáp ứng đủ cho học sinh vì số lượng học sinh quá đông. 2.3. Về phân phối chương trình. Chương trình giảng dạy môn thể dục được áp dụng đối với nhà trường theo nội dung mà Bộ giáo dục - đào tạo đưa ra. Số tiết trong tuần của mỗi lớp cả 4 khối là 2 tiết. Thời gian một tiết học đảm bảo đủ 45 phút. Nội dung giờ học thể dục cả 4 khối là như nhau, chủ yếu là các môn điền kinh và các môn thể thao tự chọn. 2.4. Về trang phục. Học sinh mặc quần áo thể dục để tập luyện là 100%. Số giáo viên mặc trang phục quy định lên lớp giảng dạy tương đối nghiêm chỉnh. 2.5. Sự quan tâm của ban giảm hiệu nhà trường tới hoạt động TDTC. Được sự quan tâm của ban lãnh đạo Nhà trường có một đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn về GDTC, vì vậy mà phong trào TDTC của trường phát triển rất mạnh và có thứ hạng trong khu vực huyện. Giáo Viên được quan tâm đúng mức, học sinh được tham gia nhiều hoạt động thể thao mà mình thích. Chính vì vậy đây là điều kiện thuận lợi để giáo Viên và học sinh tích cực tham gia phong trào thể thao nhằm đem lại thành tích cao cho nhà truờng. 3.Đánh giá động cơ và sự ham thích môn học thể dục của học sinh. 3.1. Thông qua phỏng vấn trực tiếp. Tôi đã tiến hành phỏng vấn ttrực tiếp các em học sinh của cả 4 khối 6,7,8,9 trước và sau giờ thể dục. Tổng số học sinh được hỏi là 120 học sinh. Ta có bảng như sau: Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ Câu 1: Các em có thích giờ thể dục không? - Có 96 học sinh trả lời là thích - Có 24 học sinh trả lời không thích 80% 20% Câu 2: Các em thích học thể dục 2 tiết/tuần hay 1 tiết/tuần? - Có 90 học sinh trả lời thích học 2 tiết/t uần - Có 22 học sinh trả lời thích học 1 tiết/tuần - Có 8 học sinh trả lời thích học nhiều hơn 2 tiết/tuần 75% 18,4% 6,6% Câu 3: Phương pháp giảng dạy của giáo viên phù hợp không? - Có 80 học sinh trả lời và phù hợp - Có 40 học sinh ttrả lời là không phù hợp 60% 40% Kết quả trên cho thấy đại đa số học sinh thích học giờ thể dục, tức là các em đã có nhu cầu học thể dục và tìm thấy sự hứng thú trong các giờ học đó. 3.2. Thông qua trả lời câu hỏi Để đánh giá chính xác đảm bảo tính khách quan cho kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi. Đối tượng được hỏi là học sinh lớp 6,7,8,9. Số phiếu phát ra là 400 phiếu. Số phiếu thu về là 400 phiếu, trong đó khối 6 có 100 phiếu, khối 7 có 100 phiếu, khối 8 có 100 phiếu, phối 9 có 100 phiếu. Qua xử lý số liệu thu được kết quả ở bảng sau: Bản tổng hợp kết quả thông qua phiếu trả lời của học sinh trường THCS Long Khánh. Câu hỏi Câu trả lời Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Câu 1: Bạn có thích học thể dục không? - Rất thích - Thích -Không thích 23.7 55.9 20.4 20.3 56.6 23.1 33.3 56.4 10.3 42.1 50.1 7.9 Câu 2: Bạn thích học thể dục mấy tiết/tuần - 2 tiết/tuần - 1tiết/tuần - Không có giờ TD 68.6 21.1 10.3 59.2 27.4 13.4 74.3 15.3 10.4 80.2 17.8 2.0 Câu 3: Bạn phải ra sân tập thể dục vì ? - Bắt buộc - Vì sức khoẻ - Muốn hình thành thói quen tập thể dục 26.2 43.2 30.6 25.6 48.6 25.8 7.6 53.8 38.6 2.0 50.9 47.1 Câu 4: Trong các môn thể thao tự chọn bạn thích môn thể thao nào nhất ? - Bơi lội - Bóng chuyền - Bóng đá - Đá cầu - Cầu lông 10 20 10 30 30 10 30 20 10 30 20 30 20 10 20 20 35 25 15 20 Số học sinh muốn học 2 tiết thể dục trong một tuần tăng từ 68,6% ở khối 6 lên 80,2% khối 9. Còn số học sinh không thích có giờ thể dục giảm hẳn từ 10,3% ở khối 6 xuống 2,0% ở khối 9. Số học sinh coi giờ thể dục là bắt buộc giảm từ 26,2% ở khối 6 xuống 2% ở khối 9. 3.3. Thông qua việc tổ chức các hoạt động TDTT ngoài giờ lên lớp a, Thể dục giữa giờ b, CLB: Bóng bàn, bóng đá, cầu lông, võ thuật c, Các giải thi đấu: Cầu lông, hội khoẻ phù đổng, việt giã - Số lượng học sinh tham gia các hoạt động TDTT tăng mạnh từ khối 6 đến khối 9 chứng tỏ học sinh càng lớn thì nhu cầu TDTT càng nhiều. Ta có bảng tổng hợp kết quả của học sinh tham gia các hoạt động TDTT ngoài giờ lên lớp tăng từ khối 6 đến khối 9 theo sở thích và chuyên môn ( qua 200 em được chọn tự nhiên của 4 khối lớp).

File đính kèm:

  • docchuyen de.doc
Giáo án liên quan