– Hs biết mô tả và giải thích một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang.Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
– Kể tên được một số ứng dụng của phản xạ âm.
– Rèn khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức từ các hiện tượng thực tế.
B/ Chuẩn bị:
-GV: Tranh H14.2(SGK).
7 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 15 - Phản xạ âm - Tiếng vang (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 .
Ngày soạn: / /
Tiết:15 .
Ngày dạy: / /
Phản xạ âm - tiếng vang
A/ Mục tiêu:
– Hs biết mô tả và giải thích một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang.Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
– Kể tên được một số ứng dụng của phản xạ âm.
– Rèn khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức từ các hiện tượng thực tế.
B/ Chuẩn bị:
-GV: Tranh H14.2(SGK).
-HS: Tìm hiểu hiện tượng tiếng vọng trong thực tế.
C/ Lên lớp
I/ Tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số.
II/ KTBC:
? HS1: Thế nào là nguồn âm? Cho VD?
? HS2: Môi trường nào truyền âm, môi trường nào không truyền âm? Lấy VD minh hoạ.
III/ BàI mới:
Hoạt động của thày và trò
Ghi bảng
–GV đặt vấn đề vào bài như SGK.
– Cho hs đọc thông tin trong SGK.
? Âm phát ra gặp vật chắn xảy ra hiện tượng gì?
– Hs: Âm bị dội lại.
? Âm phản xạ là gì?
? Ta nghe được tiếng vang khi nào?
– Khi âm phản xạ đến tai chậm hơn âm trực tiếp đến tai ít nhất 1/15 giây.
– Y.cầu hs tìm hiểu và trả lời câu C1.
– Hs: Nói xuống giếng em nghe thấy tiếng vang. Vì em phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến mặt nước rồi phản xạ trở lại tai em.
– Y.cầu hs trao đổi trả lời câu C2.
– Hs trao đổi và trả lời: Trong phòng lớn nghe âm to hơn ngoài trời vì ở trong phòng ta nghe được cả âm phát ra trực tiếp và âm phản xạ gần như cùng một lúc.
– Cho hs trao đổi và trả lời câu C3.
– Hs trao đổi và trả lời:
? Nếu âm phát ra từ A B rồi p.xạ lại từ B A thì th.gian tối thiểu là bao nhiêu ta mới nghe thấy tiếng vang?
–Hs: Thời gian tối thiểu là 1/15 giây.
? Thời gian âm truyền từ A B là bao nhiêu?
– Hs: 1/30 giây.
? Tính khoảng cách tối thiểu từ người đến tường để ta nói có thể nghe thấy tiếng vang?
– Hs tính theo hướng dẫn của gv.
– Y.cầu hs trao đổi và hoàn thành phần KL trong sgk
– Hs trao đổi và phát biểu.
– Gv mô tả thí nghiệm H14.2 SGK thông qua tranh vẽ.
? Những vật ntn thì p.xạ âm tốt (kém)?
– Hs: Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì px âm tốt ( hấp thụ âm kém). Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì px âm kém.
– Y.cầu hs trả lời câu C4.
– Hs: +Vật PX âm tốt: Gương, đá hoa,tấm kim loại, tường gạch.
+ Vật PX âm kém: Miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp.
I. Âm phản xạ – Tiếng vang. (18’).
* Âm dội lại khi gặp vật chắn gọi là âm phản xạ.
C1.
C2.
C3.
a) Cả hai phòng đều có âm phản xạ.
b) Thời gian ngắn nhất để nghe thấy tiếng vang là 1/15 giây.
Vậy thời gian âm truyền từ người đến tường là: 1/30 giây.
Khoảng cách từ người đến tường để ta nói có thể nghe thấy tiếng vang là:
S = v.t = 340.1/15 11,3 (m).
* Kết luận:…âm phản xạ…với âm phát ra…
II/ Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.(6’).
(SGK)
C4.
IV/ Củng cố:(13’).
–Cho hs đọc và trả lời câu C5.
– Hs trao đổi và trả lời câu C5.
- Gv chốt.
– Y.cầu hs trả lời câu C6.
–Hs trao đổi theo nhóm bàn và trả lời câu C6.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Gv chốt.
-Y.cầu hs tìm hiểu câu C7.
? Vận tốc siêu âm truyền trong nước là bao nhiêu?
? Thời gian âm truyền từ tàu đến đáy biển là bao nhiêu?
? Tính độ sâu của biển ntn?
– Hs trae lời các câu hỏi của gv.
–Y.cầu hs trả lời câu C8.
–Hs trao đổi theo nhóm bàn và trả lời câu C8.
- Gv chốt.
? Âm phản xạ là gì?
?Khi nào ta nghe thấy tiếng vang?
–Cho hs trả lời câu hỏi đầu bài.
? Những vật nào phản xạ âm tốt (kém)?
– Hs trả lời nhanh câu hỏi của GV.
C5.
Tường sần sùi, rèm nhung phản xạ âm kém giảm tiếng vang.
C6.Đưa tay lên tai và hướng về nguồn âm để âm đập vào tay và px vào tai ta nghe rõ hơn.
C7.+ Thu được âm px sau 1 (s).
+ Vận tốc siêu âm trong nước là: 1500m/s.
+ Âm truyền từ tầu đến đáy biển hết 1/2 giây.
Vậy độ sâu của biển là:
S = v.t = 1500.1/2 = 750 (m).
C8. a;b;d.
V/ Hướng dẫn: (1’).
- Học và làm bài tập đầy đủ.
– Cần nắm vững kiến thức của bài và vận dụng vào giải thích được một số hiện tượng thực tế.
– Đọc phần “có thể em chưa biết”.
– BTVN: BT 14.1+14.2+14.3+14.4 (SBT).
Tuần: 16 .
Ngày soạn: / /
Tiết: 16 .
Ngày dạy: / /
Tổng kết chương ii : âm học
A/ Mục tiêu:
-Ôn tập, củng cố những kiến thức về âm đã học cho hs.
-Luyện tập vận dụng các kiến thức về âm vào cuộc sống.
-Hệ thống hóa những kiến thức của chương.
B/ Chuẩn bị:
-GV và HS : Đề cương ôn tập dựa theo phần tự kiểm tra trong SGK.
C/ Lên lớp
I/ Tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số.
II/ KTBC:
III/ Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Ghi bảng
-Gv cho hs k.tra chéo phần tự k.tra của hs đã chuẩn bị.
-Hs kiểm tra chéo trong bàn rồi báo cáo cho GV.
-Y.cầu hs trả lời các câu hỏi của phần tự k.tra, mỗi câu 2 em trả lời.
-Hs trả lời các câu hỏi của phần tự k.tra.
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung.
-Học sinh nhận xét, bổ sung cho đúng,đủ.
- Gv chốt kiến thức.
-Cho hs trao đổi theo nhóm các câu hỏi ở phần vận dụng. GV phân công theo nhóm.
-Hs trao đổi khoảng 6 ‘.
-Gọi hs theo từng nhóm trả lời các câu hỏi.
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung.
-Gv có thể gọi ý cho hs các câu khó:
? Môi trường trong mũ của nhà du hành là MT gì? Có truyền âm ko?
?ở trong ngõ có âm phản xạ ko?
?ở trong ngõ có tiếng vang ko? Vì sao?
?Ta có mấy biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn?
-Gv treo bảng phụ kẻ bảng H16.1(SGK).
(GV có thể kẻ ô khác)
-Cho hs trao đổi .
-Hs trao đổi khoảng 3’.
-Gọi hs trả lời theo từng hàng.
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung.
?Từ hàng dọc là gì?
(Nếu gv viết thêm 1 bảng thì có thể cho 2 đội thi làm nhanh)
I.Tự kiểm tra (12’).
II. Vận dụng. (13’).
1. +Dây đàn.
+Mép lá.
+Cột khí trong sáo.
+Mặt trống.
2. C.
3. a) Tiếng to biên độ dao động lớn.
Tiếng nhỏ biên độ dao động nhỏ.
b) Âm cao tấn số dao động lớn.
Âm thấp tần số dao động nhỏ.
4. M.trường trong mũ là k.khí âm truyền qua mũ rồi qua không khí đến tai.
5. Ngoài tiếng bước chân ra ta còn nghe thấy tiếng vọng của nó do tiếng bước chân đội lại khi va vào bức tường chắn 2 bên đường.
6. A
7. –Ta có thể trồng cây xanh, làm cửa kính kín, xây tường bao cao…
III/ Trò chơi.(8’)
1. Chân không
2. Siêu âm.
3. Tần số.
4. Phản xạ.
5. Dao động.
6. Tiếng vang.
7. Hạ âm
Từ hàng dọc: Âm thanh.
IV/ Củng cố:(10’).
-Gv tổng kết toàn bộ những kiến thức trọng tâm của học kỳ I cho hs.
V/ Hướng dẫn: (1’).
- Học và làm bài tập đầy đủ.
-Ôn tập toàn bộ kiến thức của CI và CII chuẩn bị KT học kỳ.
Chú ý ôn tập theo phần ôn tập chương I và ôn tập CII.
Xem kỹ các BT đã chữa và làm các BT trong SBT.
Tuần: 17 .
Ngày soạn: / /
Tiết: 17 .
Ngày dạy: / /
Kiểm tra học kỳ
(trường ra đề và kiểm tra tập trung)
Tuần: 18 .
Ngày soạn: / /
Tiết: 18 .
Ngày dạy: / /
Chống ô nhiễm tiếng ồn
A/ Mục tiêu:
-Hs phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
-Nêu và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Kể tên được một số vật liệu cách âm.
-Có ý thức trong việc chống ô nhiễm tiếng ồn.
B/ Chuẩn bị:
-GV:Tranh vẽ H15.1,2,3 (SGK), bảng phụ câu C3.
-HS:SGK.
C/ Lên lớp
I/ Tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số.
II/ KTBC:(5’)
? HS1:Thế nào là âm phản xạ? Khi nào ta nghe thấy tiếng vang?
? HS2:Vật ntn thì phản xạ âm tốt (kém), lấy một số VD?
III/ Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Ghi bảng
-Gv đặt vấn đề như SGK.
-Gv treo tranh H15.1,2,3 cho hs quan sát.
-Hs quan sát tranh và trao đổi theo nhóm bàn để trả lời câu C1.
-Gọi một vài hs trả lời câu C1.
-Hs trả lời, các hs khác n.x và bổ sung.
? Tiếng ồn ntn gọi là tiếng ồn gây ô nhiễm?
? Có phải mọi tiếng ồn đều gây ô nhiễn không?
-Hs trả lời và hoàn thành phần KL trong SGK.
-Cho hs trao đổi câu C2.
-Hs trao đổi theo nhóm bàn khoảng 2’ rồi trả lời câu C2.
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
-Yêu cầu hs đọc thông tin trong SGK.
-Hs tự đọc thông tin trong SGK.
?Có mấy biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn?
-Hs trả lời như nội dung SGK.
-Gv treo bảng phụ câu C3.
- Cho hs trao đổi theo nhóm bàn khoảng 4‘ để trả lới câu C3.
- Hs trao đổi theo nhóm rồi theo nhóm rồi phát biểu trả lời câu C3.
1, không bóp còi, mở nhỏ, làm giảm thanh…
2, Trồng cây xanh, làm tường gồ ghề.
3, Xây tường ngăn cách, làm cửa kính, treo rèm...
? Tại sao em chọn biện pháp đó?
- Gv hướng dẫn và cho hs trao đổi trả lời câu C4.
- Hs trao đổi theo nhóm bàn khoảng 2’ rồi đại diện phát biểu .
-Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
-Cho hs trao đổi câu C5 và C6 theo nhóm bàn .
-Hs trao đổi theo nhóm bàn khoảng 3’ rồi phát biểu trả lời.
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn (9’).
C1.
H15.1: Không gây ô nhiễm.
H15.2: Gây ô nhiễm.
H15.3: Gây ô nhiễm.
*LK: …lớn…kéo dài…
C2. Trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn:
b; c; d.
II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.(13’).
-Có 4 biện pháp chống ô nhiễn tiếng ồn: (SGK).
C3
C4
-Ngăn chặn âm: Gạch, bê tông, rèm nhung…
-Phản xạ âm tốt: Kính, nhựa 2 lớp…
III. Vận dụng. (6’)
C5.
-Cho máy nổ nhỏ dưới 80dB.
-Nút bông lỗ tai hoặc đeo bịt tai lúc làm việc.
C6.
-Loa công cộng, máy xay sát…
IV/ Củng cố:(8’)
? Tiếng ồn ntn được gọi là gây ô nhiễm?
?Nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn?
? Để chống tiếng ồn trong trường học ta làm ntn?
-Gv chốt kiến thứ của bài.
-Chú ý phân biệt tiếng ồn và tiếng ồn gây ô nhiễm.
-Y.cầu hs tìm hiểu BT 16.1 và 15.2 (SBT).
-Cho hs trao đổi và trả lời hai bài tập này.
-Hs trao đổi theonhóm bàn rồi trả lời.
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Gv chốt bài.
-Gv giới thiệu phần “có thể em chưa biết”
-Hs trả lời các câu hỏi của gv:
+ Giảm độ to.
+ Ngăn chặn đường truyền.
+ Hướng âm đi theo hướng khác ( phân tán âm trên đường truyền).
BT15.2.
-D.
BT 15.3.
-C.
V/ Hướng dẫn: (3’).
- Học và làm bài tập đầy đủ, nắm chắc phần ghi nhớ.
-Xem các BT đã chữa.
-BTVN:15.4+15.5+15.6(SBT).
Chú ý: BT15.6 xem lại bài “môi trường truyền âm”.
File đính kèm:
- Ly 7 Tuan 15+16+17+18X.doc