Chuyên đề Tổ chức các hoạt động cho trẻ trong góc nghệ thuật ở trường mẫu giáo

I. Quy trình để dẫn đến hoạt động góc:

1. Xuất phát chủ điểm: (Mạng nội dung và mạng hoạt động)

(Căn cứ vào Mạng nội dung, Các hoạt động chung để cô đưa ra các hoạt động trong góc nghệ thuật.)

- Dùng hoạt động tạo hình, âm nhạc, văn học (rối kịch) . để triển khai nội dung gì?

- Cháu đã biết kỹ năng gì? => Kỹ năng dạy trẻ phải phù hợp với lứa tuổi và chủ điểm.

- Sẽ dạy kỹ năng gì? (theo tính hệ thống)

Ví dụ: Chủ điểm “Bản thân”

• Mạng nội dung:

- Tôi là ai: Tên gọi, giới tính, vị trí trong gia đình, sinh nhật.

- Cơ thể tôi: Các bộ phận (tên gọi, chức năng), các giác quan, Tôi có thể làm gì.

- Sở thích của tôi

- Những người sống quanh tôi

- .

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tổ chức các hoạt động cho trẻ trong góc nghệ thuật ở trường mẫu giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Tổ chức các hoạt động cho trẻ trong góc nghệ thuật ở trường mẫu giáo. I. Quy trình để dẫn đến hoạt động góc: 1. Xuất phát chủ điểm: (Mạng nội dung và mạng hoạt động) (Căn cứ vào Mạng nội dung, Các hoạt động chung để cô đưa ra các hoạt động trong góc nghệ thuật.) Dùng hoạt động tạo hình, âm nhạc, văn học (rối kịch) ... để triển khai nội dung gì? Cháu đã biết kỹ năng gì? => Kỹ năng dạy trẻ phải phù hợp với lứa tuổi và chủ điểm. Sẽ dạy kỹ năng gì? (theo tính hệ thống) Ví dụ: Chủ điểm “Bản thân” Mạng nội dung: Tôi là ai: Tên gọi, giới tính, vị trí trong gia đình, sinh nhật.... Cơ thể tôi: Các bộ phận (tên gọi, chức năng), các giác quan, Tôi có thể làm gì.... Sở thích của tôi Những người sống quanh tôi ..... Hoạt động Góc: + Âm nhạc: . Kỹ năng: Hát, hát nhanh, hát chậm, hát biểu cảm. Vận động: nhịp nhàng theo nhạc (có thể dùng nhạc không lời có tính nhạc phù hợp để nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc) Nghe hát: nghe, thưởng thức có văn hoá (vỗ tay, cổ động, tặng hoa).... Nếu trẻ đã biết bài hát, cô dạy trẻ biểu diễn, vận động => Nâng cao dần + Văn học: . Kỹ năng: nói trọn câu, diễn cảm. + Tạo hình: . Kỹ năng: Nặn hình đơn giản ít bộ phận. Lớp lớn thì cho ghép nhiều bộ phận, làm đường cong, ôvan... Phối màu (trên nền giấy trắng, trên nền giấy màu đối với lớp lớn...) 2. Xem lại sự chuẩn bị: Kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức của bản thân Kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức của trẻ (theo độ tuổi) + Trẻ chưa biết: dạy cho trẻ trong giờ hoạt động chung, củng cố trong Góc + Trẻ biết rồi: Nâng cao kỹ năng (theo ví dụ trên) CSVC, môi trường hoạt động (vật chất + cách sắp xếp + ánh sáng + không gian + thời gian + tiếng ồn... sao cho kích thích trẻ hoạt động) Yêu cầu của Môi trường hoạt động An toàn, sạch sẽ, ấm áp, thoải mái, dễ chịu (có cây cảnh, khăn, thảm, thú bông hay các vật quen thuộc để trẻ thấy dễ chịu, thoải mái...) và thiết thực (môi trường có chức năng – hướng trẻ đến 1 hay nhiều hoạt động nghệ thuật cụ thể). Sẵn sàng cho trẻ khám phá, tìm hiểu và hoạt động với đồ vật. Có cái gì riêng cho mỗi trẻ như: chỗ để dụng cụ riêng, để sản phẩm riêng... Dụng cụ sắp xếp dễ nhìn, dễ lấy, sắp xếp có ý đồ Ví dụ: Môi trường hoạt động + Góc văn học: . Rối: rối tay, rối que, sân khấu nhỏ, khung... . Quần áo, khăn, vải vụn... . Đồ trang điểm: son, bút chì . Len, dây cước, kim tuyến, chỉ, lõi giấy cuộn.... . Rổ, rá, ống lon....à để hoá trang. + Góc âm nhạc: . Tre, lon, thùng...à làm dụng cụ âm nhạc . Băng đĩa nhạc. . Bảng ký hiệu âm thanh (ký hiệu ) là “Cách”, là “Cạch” à Đưa bảng 1 dãy ký hiệu để trẻ xướng âm : à cạch cạch cách. ) + Tạo hình: . Tranh ảnh à tô màu, lắp ghép ...à kể chuyện theo tranh . Tập vở mỏng để vẽ: Trang đầu vẽ 1 củ cà rốt (hay 1 quả cam, chuối...) 3 trang sau để trống, Cô lần lượt đặt câu hỏi cho trẻ: _ Củ cà rốt có dạng gì à trẻ vẽ lại _ Củ cà rốt có màu gì à trẻ vẽ và tô màu _ Vẽ hình 1 củ cà rốt đi chơi... . Nguyên vật liệu tạo hình: cành cây khô, giấy ăn, bộ tỉa rau củ... è Nói chung, cô nên căn cứ vào chủ đề và hoạt động để xếp dụng cụ vào góc nghệ thuật có chọn lọc, sao cho trẻ hiểu được ý đồ của cô và lấy ra chơi. Nếu trẻ chưa hiểu ra, cô nên chủ động lôi đồ ra, gợi ý hay hướng dẫn cụ thể để trẻ làm theo. 3. Nhiệm vụ nào hoạt động góc Củng cố: ôn luyện những điều đã học và nâng cao Tiếp diễn, chơi cho vui Giáo dục cá nhân: các hoạt động của cô phù hợp với từng cá nhân. Nếu cháu có khả năng thanh nhạc, cô có thể tập những bài khó hơn hoặc thay đổi tiết tấu nhạc. Nếu trẻ không theo kịp, cô hướng dẫn lại để trẻ hát đúng nhạc. Các hoạt động góc nghệ thuật không nhất thiết phải tiến hành trong góc nghệ thuật. Cô có thể đem vào giờ sinh hoạt chung, tổ chức các trò chơi tập thể, xem rối, ca nhạc, biểu diễn thời trang... Hoặc đem ra ngoài trời, mở rộng không gian cho trẻ vui chơi, sáng tạo nghệ thuật. 4. Lập bảng tổ chức thực hiện: Môi trường Nội dung Tổ chức hoạt động Quan sát và can thiệp của GV Cô để sẵn những đồ dùng có liên quan Trẻ tự chọn Uốn nắn kỹ năng. Gợi ý, động viên ... Trẻ chơi tự do Cô gợi ý (tập 1 kỹ năng cụ thể) Cô chủ động tổ chức (tập 1 kỹ năng cụ thể) Giảng viên: Thạc Sĩ Nguyễn Thị Kim Dung

File đính kèm:

  • docKinh nghiemTo chuc cac hoat dong cho tre trong goc nghe thuat .doc