Đánh dấu chéo (x) vào ô vuông của câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:
a) Phương trình nào là phương trình bậc nhất hai ẩn?
A. x – 3y = 5 ; B. 0x – 4y = 7 ; C. –x + 0x = 0; D. Cả 3 pt trên.
b) Cặp số (-2; -1) là nghiệm của phương trình nào?
A. 4x – y = -7 ; B. x – 2y = 0 ; C. 2x + 0y = -4; D. Cả 3 pt trên.
7 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) Môn Toán 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT. TP TUY HÒA
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI
**** o0o****
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (45phút)
MÔN TOÁN 9
Chương III : HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
****** o0o******
ĐỀ I
Bài 1 (2đ).
Đánh dấu chéo (x) vào ô vuông của câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:
a) Phương trình nào là phương trình bậc nhất hai ẩn?
A. c x – 3y = 5 ; B. c 0x – 4y = 7 ; C. c –x + 0x = 0; D. c Cả 3 pt trên.
b) Cặp số (-2; -1) là nghiệm của phương trình nào?
A. c 4x – y = -7 ; B. c x – 2y = 0 ; C. c 2x + 0y = -4; D. c Cả 3 pt trên.
c) Hệ phương trình có nghiệm là:
A. c (x = 1; y =1) ; B. c (x = 0; y = 3/2) ;
C. c Vô số nghiệm; D. c Vô nghiệm.
d) Tọa độ giao điểm của 2 đường thẳng 0x – 2y = 2 và 3x + 0y = -3 là:
A. c (-1; 1) ; B. c (-1; -1) ; C. c (1; -1); D. c (1; 1)
Bài 2 (2đ). Giải bằng đồ thị và phương pháp đại số :
Bài 3(2đ). Với giá nào của a và b thì hệ phương trình
có nghiệm là (x = - 2; y = 1).
Bài 4 (3đ).
Hai xe khởi hành cùng 1 lúc từ 2 địa điểm A và B cách nhau 130 km và gặp nhau sau 2 giờ. Tính vận tốc mỗi xe biết xe đi từ B có vận tốc nhanh hơn xe đi từ A là 5 km/h.
Bài 5 (1đ). Tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng y = -x/2 + 3 và y = 3x bằng phép tính.
************* 0 *************
PHÒNG GD – ĐT. TP TUY HÒA
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI
**** o0o****
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (45phút)
MÔN TOÁN 9
Chương III : HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
****** o0o******
ĐỀ II
Bài 1 (2đ).
Đánh dấu chéo (x) vào ô vuông của câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:
a) Phương trình x – 2y = 0 có nghiệm tổng quát là:
A. c xÎR; y = 2x ; B. c x= 2y; y Î R ;
C. c xÎR; y = 2; D. c x= 0; y Î R
b) Với giá trị nào của a, b thì hệ phương trình nhận cặp số (-2; 3) là nghiệm.
A. c a = 4; b = 0 ; B. c a = 0; b = 4 ; C. c a = 2; b = 2; D. c a = -2; b = -2
c) Cặp số (x = -1; y = 2) là nghiệm của phương trình:
A. c 3x – y = 1 ; B. c x – 3y = -7 ; C. c 0x + 2y = 3; D. c 3x – 0y = -5
d) Phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm A(2; -1) và B(2; 3) là:
A. c y = -x + 1 ; B. c y = -x/2 ; C. c y = 2; D. c x = 2
Bài 2 (2đ). Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp đồ thị và phương pháp thế
Bài 3 (2đ). Cho hệ phương trình . Với giá trị nào của a thì
hệ phương trình có nghiệm duy nhất? Vô nghiệm? Vô số nghiệm?
Bài 4 (3đ). Tính chu vi của 1 hình chữ nhật, biết rằng nếu tăng mỗi chiều hình chữ nhật lên 5 m thì diện tích hình chữ nhật tăng 225 m2; nếu tăng chiều rộng lên 2 m và giảm chiều dài đi 5 m thì diện tích hình chữ nhật bằng diện tích ban đầu.
Bài 5 (1đ). Với giá trị nào của m thì hệ phương trình có nghiệm duy nhất.
************* 0 *************
PHÒNG GD – ĐT. TP TUY HÒA
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI
**** o0o****
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (45phút)
MÔN TOÁN 9
Chương IV : PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN SỐ
****** o0o******
ĐỀ I
Bài 1 (2đ).
Đánh dấu chéo (x) vào ô vuông của câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:
a) Điểm A(-2; -1) thuộc đồ thị hàm số nào?
A. c y = x2/4 ; B. c y = -x2/2 ; C. c y = -x2/4; D. c y = x2/2
b) Phương trình x2 + x – 2 = 0 có nghiệm là:
A. c x1 = 1; x2 = 2 ; B. c x1 = -1; x2 = 2; C. c x1 = 1; x2 = -2; D. c Vô nghiệm.
c) Với giá trị nào của a thì phương trình x2 + 2x – a = 0 có nghiệm kép?
d) Phương trình nào sau đây có 2 nghiệm 3 và -2 ?
A. c x2 – x – 2 = 0 ; B. c x2 + x – 2 = 0;
C. c x2 + x – 6 = 0; D. c x2 – x – 6 = 0
Bài 2 (2đ).
a) Khảo sát tính chất và vẽ đồ thị (P) hàm số y = -x2/4.
b) Tìm a và b, biết đồ thị (d) hàm số y = ax + b cắt (P) tại 2 điểm A và B có hoành độ lần lượt là -4 và 2.
Bài 3 (2đ). Cho phương trình (ẩn số x): x2 – 2x +2m – 1 = 0 (1)
a) Cho biết x1 = -3. Tính nghiệm x2, sau đó tính giá trị của m.
b) Tìm giá trị của m để phương trình (1) có 2 nghiệm x1, x2 và .
Bài 4 (3đ). Một người dự định đi xe đạp từ A đến B cách nhau 30 km với vận tốc không đổi. Tuy nhiên sau khi đi được nửa đường vì sự cố người ấy phải dừng lại 20 phút, do đó phải tăng vận tốc hem 3 km/h và đến B chậm hơn 10 phút. Tính vận tốc dự định ban đầu của người ấy?
Bài 5 (1đ). Tìm x, y biết
************** 0 **************
PHÒNG GD – ĐT. TP TUY HÒA
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI
**** o0o****
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (45phút)
MÔN TOÁN 9
Chương IV : PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI
MỘT ẨN SỐ
****** o0o******
ĐỀ II
Bài 1 (2đ).
Đánh dấu chéo (x) vào ô vuông của câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:
a) Tìm a, biết đồ thị hàm số y = ax2 đi qua điểm (2; -1), ta được:
A. c a = ½ ; B. c a = -1/2; C. c a = ¼; D. c a = -1/4
b) Phương trình x2 – x = 0 có nghiệm là:
A. c x = 0 ; B. c x = 1; C. c x = -1; D. c Cả 3 câu trên đều đúng.
c) Cho biết phương trình x2 – x + m = 0 có nghiệm là -1. Vậy giá trị của m là:
A. c m = 1 ; B. c m = -1; C. c m = 0; D. c Một kết quả khác.
d) Lập 1 phương trình bậc hai khi biết hai nghiệm là và , ta được phương trình:
A. c ; B. c ;
C. c ; D. c
Bài 2 (2đ).
a) Tìm a và vẽ đồ thị (P) hàm số y = ax2, biết đồ thị (P) đi qua điểm A(2; 1).
b) Viết phương trình đường thẳng (d) đi qua A và tiếp xúc với (P) tìm được ở câu a.
Bài 3 (2đ). Gọi x1, x2 là nghiệm của phương trình 2x2 – 5x – 3 = 0. Hãy tính giá trị các biểu thức sau:
Bài 4 (2đ).
Tìm độ dài 2 cạnh góc vuông của một tam giác vuông, biết độ dài cạnh huyền là 13cm và hai cạnh này hơn kém nhau 7cm.
Bài 5 (2đ). Giải các phương trình sau:
a) 6x4 – x2 – 1 = 0 ; b)
************ 0 ************
PHÒNG GD – ĐT. TP TUY HÒA
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI
TỔ: TOÁN LÝ
**** o0o****
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (45phút)
MÔN HÌNH HỌC 9
Chương III: GÓC VÀ ĐƯỜNG TRÒN.
****** o0o******
ĐỀ I
Bài 1 (2đ).
Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:
a) AB = R là dây cung của (O; R). Số đo cung AB là:
A. 600 ; B. 900 ; C. 1200 ; D. 1500.
b) Cho tam giác ABC nội tiếp (O), khoảng cách từ O đến 3 cạnh AB, AC, BC là OI, OK, OL. Cho biết OI < OL < OK. Cách sắp xếp nào sau nay đúng?
A. cung AB < cung AC < cung BC ; B. cung AC < cung BC < cung AB;
C. cung BC < cung AB < cung AC; D. cung BC < cung AC < cung AB
c) Cho tam giác ABC có Â = 800; BÂ = 500 nội tiếp (O). Câu nào sau sai?
A. cung AB = cung AC ; B. sđ cung BC = 1600 ;
C. AÔB = AÔC = 1000 ; D. Không có câu nào sai.
d) Cho đường tròn (O; R) và dây cung AB sao cho số đo cung AB bằng 1200. Hai tiếp tuyến tại A và B cắt nhau tại S. Số đo SÂB là:
A. 1200 ; B. 900 ; C. 600 ; D..450
Bài 2 (5đ).
Cho (O; R) và hai đường kính AB, CD vuông góc nhau. M là điểm trên cung BC sao cho MÂB = 300.
a) Tính theo R độ dài của MA và MB.
b) Tiếp tuyến tại M của (O) cắt đường thẳng AB tại S và cắt đường thẳng CD tại K.
Chứng minh MA = MS.
c) AM cắt CD tại N. Chứng minh tam giác KNM đều.
d) Tính theo R diện tích và chu vi hình phẳng giới hạn bởi SM, cung MB và SB.
Bài 3 (2đ). Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O), các đường cao BE, CF.
a) Chứng minh tứ giác BFEC nội tiếp. Xác định tâm I của đường tròn ngoại tiếp tứ giác.
b) Kẻ tiếp tuyến x’Ax. Chứng minh xx’//EF.
Bài 4 (1đ). Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh BC lấy điểm M và N sao cho BM = MN = NC. Đường tròn (A; AB) cắt tia AM và tia AN tại P và Q. Chứng minh cung BQ bằng cung CQ.
***************** 0 ******************
PHÒNG GD – ĐT. TP TUY HÒA
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI
TỔ: TOÁN LÝ
**** o0o****
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (45phút)
MÔN HÌNH HỌC 9
Chương III: GÓC VÀ ĐƯỜNG TRÒN.
****** o0o******
ĐỀ II
Bài 1 (2đ).
Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:
a) Bán kính đường tròn là bao nhiêu nếu có diện tích 36p cm2.
A. 4cm ; B. 6cm ; C. 3cm ; D. 5cm.
b) Một hình tròn có chu vi là 6p cm thì có diện tích là:
A. 3p cm2 ; B. 4p cm2 ; C. 6p cm2 ; D. 9p cm2 .
c) Diện tích hình vành khăn giới hạn bởi 2 hình tròn (O; 8cm) và (O; 4cm) là:
A. 48p cm2 ; B. 32p cm2 ; C. 12p cm2 ; D. 8p cm2
.
d) Tứ giác ABCD nội tiếp, biết  = 1150, B = 750. Hai góc C và D có số đo là:
A. C = 1050; D = 650 ; B. C = 1150; D = 650 ;
C. C = 650; D = 1150 ; D. C = 650; D = 1150 .
Bài 2 (2đ). Tính diện tích hình viên phân giới hạn bởi dây và cung AB nhỏ của (O; 6cm) biết AB = 6cm.
Bài 3 (4đ). Từ điểm A trên (O; R) đặt ien tiếp 3 điểm A, B, C sao cho số đo cung AB bằng 900, số đo cung BC bằng 300. Kẻ AH vuông góc với đường thẳng BC.
a) Chứng minh tứ giác AHBO nội tiếp.
b) Chứng minh OH là trung trực của AC.
c) Tính theo R độ dài các đoạn thẳng AB, AH, BH, BC và OH.
Bài 4 (2đ) . Cho tam giác ABC nhọn có ABÂC = 600, AD và CE là các đường cao. Gọi I là trung điểm của AC. Chứng minh tam giác IDE đều.
************** 0 **************
PHÒNG GD – ĐT. TP TUY HÒA
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI
TỔ: TOÁN LÝ
**** o0o****
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (45phút)
MÔN HÌNH HỌC 9
Chương IV: HÌNH TRỤ-HÌNH NÓN-HÌNH CẦU.
****** o0o******
ĐỀ I
Bài 1 (2đ).
Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:
a) Một hình trụ có bán kính đường tròn đáy là 3cm, chiều cao 10cm thì diện tích xung quanh là:
A. 178,4 cm2 ; B. 182,4 cm2 ; C. 188,4 cm2 ; D. 192,4 cm2 .
b) Một hình nón có bán kính đường tròn đáy là 2cm, chiều cao hình nón là 3cm thì có thể tích là: A. 12,56 cm3 ; B. 15,25 cm3 ; C. 14,45 cm3 ; D. 13,65 cm3 .
c) Diện tích mặt cầu có đường kính 10cm là:
A. 418,67 cm2 ; B. 314 cm2 ; C. 209,33 cm2 ; D. 628 cm2 .
d) Diện tích xung quanh của hình trụ có bán kính đường tròn đáy bằng 4cm là 376,80cm2. chiều cao hình trụ là: A. 10cm ; B. 12cm ; C. 15cm ; D. 18cm.
100mm
15mm
10mm
Bài 2 (3đ). Tính thể tích hình khối sau đây:
Bài 3 (3đ). Cho hình chữ nhật ABCD, AB = 12cm, AD = 10cm quay 1 vòng quanh cạnh AB. Nêu rõ hình phát sinh và các đặc điểm của nó. Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình.
Bài 4 (2đ). Một hình cầu có thể tich 904,32dm3. Tính diện tích mặt cầu.
ĐỀ II
Bài 1 (2đ). Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:
a) Một hình nón có bán kính đường tròn đáy là 3cm, chiều cao 4cm. Diện tích xung quanh hình nón là:
A. 64,24cm2 ; B. 52,16cm2 ; C. 47,10cm2 ; D. 31,4 cm2 .
b) Hình trụ có đường kính đường tròn đáy là 20cm, chiều cao 5cm thì thể tích là:
A. 1570cm3 ; B. 1476,2cm3 ; C. 1610cm3 ; D. 1628,4cm3 .
c) Hình cầu có đường kính 20cm thì có thể tích là:
A. 3140,6cm3 ; B. 4018,68 cm3 ; C. 3789,2cm3 ; D. 4186,67 cm3 .d) Hình nón có diện tích đáy là 113,04cm2, chiều cao 8cm thì có độ dài 1 đường sinh là:
A. 10cm ; B. 8cm ; C. 6cm ; D. 5cm.
10cm
45cm
40cm
26cm
Bài 2 (3đ). Tính thể tích hình khối sau:
Bài 3 (3đ). Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 20cm,
AC = 48cm. Quay tam giác 1 vòng quanh cạnh AB. Nêu
rõ hình phát sinh và các đặc điểm của nó. Tính diện tích
toàn phần và thể tích của hình.
Bài 4 (2đ). Một hình cầu có diện tích mặt cầu là 2826cm2. Tính thể tích hình cầu.
************* 0 **************
File đính kèm:
- BAI KT CAC CHUONG HKII.doc