Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 8 Trường THCS Phú Lương

I/ Một vài nét về tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả.

- Thanh Tịnh sinh năm 1911, mất năm 1988. Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Trước năm 1946 ông vừa dạy học, vừa làm thơ. Ông có mặt ở trên nhiều lĩnh vực : Thơ, truyện dài, ca dao, bút ký.nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn

2. Tác phẩm:

- Tôi đi học in trong tập truyện ngắn Quê mẹ(1941), thuộc thể loại hồi ký: ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tịu trường.

II/ Phân tích tác phẩm

1. Tâm trạng của chú bé trong buổi tựu trường

a. Trên đường tới trường:

 - Là buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài – Lòng chú tưng bừng, rộn rã khi được mẹ âu yếm nắm tay dắt di trên con đường dài và hẹp – Cậu bé cảm thấy mình xúc động, bỡ ngỡ, lạ lùng – Chú suy nghĩ về sự thay đổi – Chú bâng khuâng thấy mình đã lớn.

b. Tâm trạng của cậu bé khi đứng trước sân trường

 - Ngạc nhiên, bỡ ngỡ, vì sân trường hôm nay thật khác lạ, đông vui quá - Nhớ lại trước đâythấy ngôi trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại thấy ngôi trường vừa xinh xắn, oai nghiêm đĩnh đạc hơn – Chú lo sợ vẩn vơ, sợ hãi khép nép bên người thân – Chú cảm thấy trơ trọi, lúng túng, vụng về. – Khi nghe ông đốc gọi tên, chú bé giật mình, lúng túng , tim như ngừng đập . oà khócnức nở.

 c. Tâm trạng của cậu bé khi dự buổi học đầu tiên.

 - Khi vào lớp học, cảm xúc bâng khuâng, hồi hộp dâng lên man mác trong lòng cậu . Cậu cảm thấy một mùi hương lạ bay lên. Thấy gì trong lớp cũng lạ lạ hay hay rồi nhìn bàn ghế rồi lạm nhận đó là của mình.

2. Hình ảnh người mẹ

 - Hình ảnh người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ đã in đậm trong những kỷ niệm mơn man của tuổi thơ khiến cậu bé nhớ mãi. Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật tôi trong buổi tựu trường. Khi thấy các bạn mang sách vở, tôi thèm thuồng muồn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, cặp mắt âu yếm, giọn nói dịu dàng “thôi để mẹ cầm cho ” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc. Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc động viên khích lệ . Mẹ luôn đi sát bên con trai , lúc thì cầm tay, mẹ đẩy con lên phía trước , lúc bàn tay mẹ nhẹ nhàng xoa mái tóc của con.

Đề bài:

 Nguyên Hồng xứng đáng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Hướng dẫn:

1. Giải thích:

Vì sao Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em

 Đề tài: Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, người đọc dễ nhận thấy hai đề tài này đã xuyên suốt hầu hết các sáng tác của nhà văn: Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghỉ, Bỉ vỏ.

 

doc34 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 8 Trường THCS Phú Lương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các văn bản truyện ký Việt Nam hiện đại Bài 1: Văn bản Tôi đi học Thanh Tịnh I/ Một vài nét về tác giả - Tác phẩm 1. Tác giả. - Thanh Tịnh sinh năm 1911, mất năm 1988. Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Trước năm 1946 ông vừa dạy học, vừa làm thơ. Ông có mặt ở trên nhiều lĩnh vực : Thơ, truyện dài, ca dao, bút ký....nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn 2. Tác phẩm: - Tôi đi học in trong tập truyện ngắn Quê mẹ(1941), thuộc thể loại hồi ký: ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tịu trường. II/ Phân tích tác phẩm 1. Tâm trạng của chú bé trong buổi tựu trường a. Trên đường tới trường: - Là buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài – Lòng chú tưng bừng, rộn rã khi được mẹ âu yếm nắm tay dắt di trên con đường dài và hẹp – Cậu bé cảm thấy mình xúc động, bỡ ngỡ, lạ lùng – Chú suy nghĩ về sự thay đổi – Chú bâng khuâng thấy mình đã lớn. b. Tâm trạng của cậu bé khi đứng trước sân trường - Ngạc nhiên, bỡ ngỡ, vì sân trường hôm nay thật khác lạ, đông vui quá - Nhớ lại trước đâythấy ngôi trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại thấy ngôi trường vừa xinh xắn, oai nghiêm đĩnh đạc hơn – Chú lo sợ vẩn vơ, sợ hãi khép nép bên người thân – Chú cảm thấy trơ trọi, lúng túng, vụng về.... – Khi nghe ông đốc gọi tên, chú bé giật mình, lúng túng , tim như ngừng đập ... oà khócnức nở. c. Tâm trạng của cậu bé khi dự buổi học đầu tiên. - Khi vào lớp học, cảm xúc bâng khuâng, hồi hộp dâng lên man mác trong lòng cậu . Cậu cảm thấy một mùi hương lạ bay lên. Thấy gì trong lớp cũng lạ lạ hay hay rồi nhìn bàn ghế rồi lạm nhận đó là của mình. 2. Hình ảnh người mẹ - Hình ảnh người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ đã in đậm trong những kỷ niệm mơn man của tuổi thơ khiến cậu bé nhớ mãi. Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật tôi trong buổi tựu trường. Khi thấy các bạn mang sách vở, tôi thèm thuồng muồn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, cặp mắt âu yếm, giọn nói dịu dàng “thôi để mẹ cầm cho ” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc. Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc động viên khích lệ . Mẹ luôn đi sát bên con trai , lúc thì cầm tay, mẹ đẩy con lên phía trước , lúc bàn tay mẹ nhẹ nhàng xoa mái tóc của con.... Đề bài: Nguyên Hồng xứng đáng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hướng dẫn: Giải thích: Vì sao Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em Đề tài: Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, người đọc dễ nhận thấy hai đề tài này đã xuyên suốt hầu hết các sáng tác của nhà văn: Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghỉ, Bỉ vỏ... Hoàn cảnh: Gia đình và bản thân đã ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác của nhà văn. Bản thân là một đứa trẻ mồ côi sống trong sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần lại còn bị gia đình và xã hội ghẻ lạnh . Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em không phải vì ông viết nhiều về nhân vật này. Điều quan trọng ông viết về họ bằng tất cả tấm lòng tài năng và tâm huyết của nhà văn chân chính. Mỗi trang viết của ông là sự đồng cảm mãnh liệt của người nghệ sỹ , dường như nghệ sỹ đã hoà nhập vào nhân vật mà thương cảm mà xót xa đau đớn, hay sung sướng, hả hê. 2. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ . a. Nhà văn đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi bất hạnh của người phụ nữ Thấu hiểu nỗi khổ về vật chất của người phụ nữ. Sau khi chồng chết vì nợ nần cùng túng quá, mẹ Hồng phải bỏ đi tha hương cầu thực, buôn bán ngược xuôi để kiếm sống . Sự vất vả, lam lũ đã khiến người phụ nữ xuân sắc một thời trở nên tiều tụy đáng thương “Mẹ tôi ăn mặc rách rưới, gầy rạc đi ”… Thấu hiểu nỗi đau đớn về tinh thần của người phụ nữ : Hủ tục ép duyên đã khiến mẹ Hồng phải chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu với người đàn ông gấp đôi tuổi của mình. Vì sự yên ấm của gia đình, người phụ nữ này phải sống âm thầm như một cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Những thành kiến xã hội và gia đình khiến mẹ Hồng phải bỏ con đi tha hương cầu thực , sinh nở vụng trộm dấu diếm. b. Nhà văn còn ngượi ca vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của người phụ nữ: Giàu tình yêu thương con. Gặp lại con sau bao ngày xa cách, mẹ Hồng xúc động đến nghẹn ngào. Trong tiếng khóc sụt sùi của người mẹ, người đọc như cảm nhận được nỗi xót xa ân hận cũng như niềm sung sướng vô hạn vì được gặp con. Bằng cử chỉ dịu dàng âu yếm xoa đầu, vuốt ve, gãi rôm...mẹ bù đắp cho Hồng những tình cảm thiếu vắng sau bao ngày xa cách. c. Là người phụ nữ trọng nghĩa tình Dẫu chẳng mặn mà với cha Hồng song vốn là người trọng đạo nghĩa, mẹ Hồng vẫn trở về trong ngày dỗ để tưởng nhớ người chồng đã khuất. d. Nhà văn còn bênh vực, bảo vệ người phụ nữ: Bảo vệ quyền bình đẳng và tự do , cảm thông vời mẹ Hồng khi chưa đoạn tang chồng đã tìm hạnh phúc riêng. Tóm lại: Đúng như một nhà phê bình đã nhận xét “Cảm hứng chủ đạo bậc nhất trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Những ngày thơ ấu lại chính là niềm cảm thương vô hạn đối với người mẹ . Những dòng viết về mẹ là những dòng tình cảm thiết tha của nhà văn. Không phải ngẫu nhiên khi mở đầu tập hồi ký Những ngày thơ ấu, nhà văn lại viết lời đề từ ngắn gọn và kính cẩn: Kính tặng mẹ tôi” . Có lẽ hình ảnh người mẹ đã trở thành nguồn mạch cảm xúc vô tận cho sáng tác của Nguyên Hồng để rồi ông viết văn học bằng tình cảm thiêng liêng và thành kính nhất. 2. Nguyên Hồng là nhà văn của trẻ thơ. a. Nhà văn thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi khổ, nội bất hạh của trẻ thơ. Nhà văn thấu hiểu nỗi thống khổ cả vạt chất lẫn tinh thần : Cả thời thơ ấu của Hồngđược hưởng những dư vị ngọt ngào thì ít mà đau khổ thì không sao kể xiết : Mồ côi cha, thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, phải ăn nhờ ở đậu người thân. Gia đình và xã hội đã không cho em được sống cuộc sống thực sự của trẻ thơ ...nghĩa là được ăn ngon, và sống trong tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ, người thân. Nhà văn còn thấu hiểu cả những tâm sự đau đớn của chú bé khi bị bà cô xúc phạm ... b. Nhà văn trân trọng, ngợi ca phẩm chất cao quý của trẻ thơ: Tình yêu thương mẹ sâu sắc mãnh liệt. Luôn nhớ nhung về mẹ. Chỉ mới nghe bà cô hỏi “Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không?”, lập tức, trong ký ức của Hồng trỗi dậy hình ảnh người mẹ. Hồng luôn tin tưởng khẳng định tình cảm của mẹ dành cho mình. Dẫu xa cách mẹ cả về thời gian, không gian, dù bà cô có tính ma độc địa đến đâu thì Hồng cũng quyết bảo vệ đến cùng tình cảm của mình dành cho mẹ. Hồng luôn hiểu và cảm thông sâu sắc cho tình cảnh cũng như nỗi đau của mẹ. Trong khi xã hội và người thân hùa nhau tìm cách trừng phạt mẹ thì bé Hồng với trái tim bao dung và nhân hậu yêu thương mẹ sâu nặng đã nhận thấy mẹ chỉ là nạn nhân đáng thương của những cổ tục phong kiến kia. Em đã khóc cho nỗi đau của người phụ nữ khát khao yêu thương mà không được trọn vẹn. Hồng căm thù những cổ tục đó: “Giá những cổ tục kia là một vật như .....thôi” Hồng luôn khao khát được gặp mẹ. Nỗi niềm thương nhớ mẹ nung nấu tích tụ qua bao tháng ngày đã khiến tình cảm của đứa con dành cho mẹ như một niềm tín ngưỡng thiêng liêng, thành kính. Trái tim của Hồng như đang rớm máu, rạn nứt vì nhớ mẹ. Vì thế thoáng thấy người mẹ ngồi trên xe, em đã nhận ra mẹ, em vui mừng cất tiếng gọi mẹ mà bấy lâu em đã cất dấu ở trong lòng. c. Sung sướng khi được sống trong lòng mẹ. Lòng vui sướng được toát lên từ những cử chi vội vã bối rối từ giọt nước mắt giận hờn, hạnh phúc tức tưởi, mãn nguyện. d. Nhà thơ thấu hiẻu những khao khát muôn đời của trẻ thơ: Khao khát được sống trong tình thương yêu che chở của mẹ, được sống trong lòng mẹ. Bài 3: Nam Cao và tác phẩm lão Hạc A. Cuộc đời, con người Nam Cao 1. Cuộc đời Ông xuất thân trong gia đình trung nông . Ông là người con trai cả trong gia đình đông anh em, ông là người duy nhất được học hành chu đáo. Học xong trung học, ông vào Sài Gòn kiếm sống 3 năm. chuyến đi này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sáng tác của nhà văn . Vì ốm đau, ông trở về quê dạy học , rồi sống vất vưởng bằng nghề viết văn. Cuộc đời của một giáo khổ trường tư, của một nhà văn nghèo đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách viết văn của Nam cao. Sau cách mạng, Nam Cao tiếp tục sáng tác phục vụ kháng chiến. Năm 1951, trên đường đi công tác, nhà văn đã hi sinh. 2. Con người Nam Cao Hiền lành, ít nói, lạnh lùng. Là nhà văn luôn gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nghèo khổ. Mỗi trang viết của nhà văn là trang viết đày cảm động về con người quê hương. 3. Quan điểm sáng tác: 4. Phong cách viết truyện ngắn của Nam Cao. Truyện của Nam Cao rất mực chân thực , thẫm đẫm chất trữ tình, đậm đà chất triết lý . Nam cao đặc biệt sắc sảo trong việc khám phá và diễn tả những quá trình tâm lý phức tạp của nhân vật . Ngôn ngữ của Nam cao gần với ngôn ngữ người nông dân Bắc bộ B. Luyện tập: Đề số 1: Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp em hiểu gì về tình cảnh của người nông dân trước cách mạng? Hướng dẫn: I. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước cách mạng? 1. Lão Hạc a. Nỗi khổ về vật chất Cả đời thắt lưng buộc bụnglão cũng chỉ có nổi trong tay một mảnh vườn và một con chó. Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và mà thuê. Nhưng thiên tai, tật bệnh chẳng để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau một trận ốm đã hết sạch sành sanh, lão đã phải kiếm ăn như một con vật . Nam Cao đã dung cảm nhìn thẳng vào nôic khổ về vật chất của người nông dân mà phản ánh. b. Nỗi khổ về tinh thần. Đó là nỗi đau cả người chồng mát vợ, người cha mất con. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thương nhớ con, vì chưa làm tròn bổn phận của người cha . Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời lão phải sống trong cô độc . Không người thân thích, lão phải kết bạn chia sẻ cùng cậu vàng. Nỗi đau, niềm ân hận của lão khi bán con chó . Đau đớn đến mức miệng lão méo xệch đi .... Khổ sở, đau xót buộc lão phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát . Lão đã chọn cái chết thật dữ dội . Lão Hạc sống thì mỏi mòn, cầm chừng qua ngày, chết thì thê thảm. Cuộc đời người nông dân như lão Hạc đã không có lối thoát. 2. Con trai lão Hạc Vì nghèo đói, không có được hạnh phúc bình dị như mình mong muốn khiến anh phẫn chí, bỏ làng đi đồn điền cao su với một giấc mộng viển vông có bạc trăm mới về. Nghèo đói đã đẩy anh vào tấn bi kịch không có lối thoát. Không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nông dân. Truyện còn giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự nghèo đói và những hủ tục phong kiến lạc hậu. II. Truyện ngắn Lão Hạc giúp ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân 1. Lòng nhân hậu Con đi xa, bao tình cảm chất chứa trong lòng lão dành cả cho cậu vàng. Lão coi nó như con, cưu mang, chăm chút như một đứa cháu nội bé bỏng côi cút : lão bắt rận, tắm , cho nó ăn bàng bát như nhà giầu, âu yếm, trò chuyện gọi nó là cậu vàng, rồi lão mắng yêu, cưng nựng . Có thể nói tình cảm của lão dành cho nó như tình cảm của người cha đối với người con. Nhưng tình thế đường cùng, buộc lão phải bán cậu vàng. Bán chó là một chuyện thường tình thế mà với lão lại là cả một quá trình đắn đo do dự. Lão cói đó là một sự lừa gạt, một tội tình không thể tha thứ. Lão đã đau đớn, đã khóc, đã xưng tội với ông giáo , mong được dịu bớy nỗi dằng xé trong tâm can. Tự huỷ diệt niềm vui của chính mình, nhưng lại sám hối vì danh dự làm người khi đối diện trước con vật. Lão đã tự vẫn. Trên đời có bao nhiêu cái chết nhẹ nhàng, vậy mà lão chọn cho mình cái chết thật đau đớn, vật vã...dường như lão muốn tự trừng phạt mình trước con chó yêu dấu. 2. Tình yêu thương sâu nặng Vợ mất, lão ở vậy nuôi con, bao nhiêu tình thương lão đều dành cho con trai lão . Trước tình cảnh và nỗi đau của con, lão luôn là người thấu hiểu tìm cách chia sẻ, tìm lời lẽ an ủi giảng dải cho con hiểu dằn lòng tìm đám khac. Thương con lão càng đauđớn xót xa khi nhận ra sự thực phũ phàng : Sẽ mất con vĩnh viễn “Thẻ của nó .............chứ đâu có còn là con tôi ”. Nhữn ngày sống xa con, lão không nguôi nỗi nhó thương, niềm mong mỏi tin con từ cuối phương trời . Mặc dù anh con trai đi biền biệt năm sáu năm trời, nhưng mọi kỷ niệm về con vẫn luôn thường trực ở trong lão. Trong câu chuyện với ông giáo , lão không quyên nhắc tới đứa con trai của mình. Lão sống vì con, chết cũng vì con: Bao nhiêu tiền bòn được lão đều dành dụm cho con. Đói khát, cơ cực song lão vẫn giữ mảnh vườn đến cùng cho con trai để lo cho tương lai của con. Hoàn cảnh cùng cực, buộc lão phải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã : Nếu sống, lão sẽ lỗi đạo làm cha. Còn muốn trọn đạo làm cha thi phải chết . Và lão đã quyên sinh không phải lão không quý mạng sông, mà vì danh dự làm người, danh dự làm cha. Sự hy sinh của lão quá âm thầm, lớn lao. 3. Vẻ đẹp của lòng tự trọng và nhân cách cao cả Đối với ông giáo người mà Lão Hạc tin tưởng quý trọng , cung luôn giữ ý để khỏi bị coi thường . Dù đói khát cơ cực, nhưng lão dứt khoát từ chối sự giúp đỡ của ông giáo , rồi ông cố xa dần vì không muốn mang tiếng lợi dụng lòng tốt của người khác. Trước khi tìm đến cái chết, lão đã toan tính sắp đặt cho mình chu đáo. Lão chỉ có thể yên lòng nhắm mắt khi đã gửi ông giáo giữ trọn mảnh vườn, và tiền làm ma. Con người hiền hậu ấy, cũng là con người giầu lòng tự trọng. Họ thà chết chứ quyết không làm bậy. Trong xã hội đầy rẫy nhơ nhuốc thì tự ý thức cao về nhân phẩm như lão Hạc quả là điều đáng trọng. III. Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời : Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người . Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác . Đề số 2 Phân tích cách nhìn người nông dân của Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc? Hướng dẫn: 1. Xuất phát từ quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh”: Cách nhìn của nhà văn là cách nhìn của một con người luôn thấu hiểu , đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác . Nhà văn luôn thấu hiểu nỗi khổ về vật chất và tinh thầnh của người nông dân. Là người sống gần gũi , gắn bó với người nông dân Nam Cao đã nhìn sâu hơn vào nỗi đau tinh thần của nhà văn. 2. Bằng cái nhìn yêu thương trân trọng, Nam Cao đã nhận ra vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của lão Hạc trong cuộc sống không phải giành cho con người. a. Nhà văn nhận thấy từ thẳm sâu tâm hồn lão Hạc tấm lòng nhân hậu thật đáng quý Nam Cao đã nhận ra tình cảm thân thiết máu thịt của con người dành cho con người. Nam Cao còn phát hiện ra nỗi ân hận cao thượng và đức tính trung thực của Lão Hạc qua việc bán con chó Nhà văn càn nhận thấy ở người cha còm cõi xơ xác như lão Hạc tình yêu thương con sâu nặng b. Với phương chấm cố tìm mà hiểu, Nam Cao đã phát hiện ra đằng sau vẻ ngoài xấu xí gàn dở của Lão Hạc là lòng tự trọng và nhân cách trong sạch của lão Hạc Mở rộng: Có thể so sánh cách nhìn trân trọng đối với người nông dân của Nam Cao và cách nhìn có phần miệt thị, khinh bỉ người nông dân của Vũ Trọng Phụng. Trong tiểu thuyết Vỡ đê, Vũ Trọng Phụng tả người nông dân như những con người không có ý thức không cảm xúc, coi họ như những bọn người xấu xa, đểu cáng. Thấy được cái nhìn của Nam Cao là cái nhìn tiến bộ và nhân đạo sâu sắc. 3. Là cách nhìn có chiều sau tràn đầy lạc quan tin tưởng. Nam Cao nhìn người nông dân không phải bằng thứ tình cảm dửng dưng của kẻ trên hướng xuống dưới, càng không phải là hời hợt phiến diện. Nam Cao luôn đào sâu, tìm tòi khám phá những ẩn khuất trong tâm hồn của lão Hạc, từ đó phát hiện ra nét đẹp đáng quý :Đó là cái nhìn đầy lạc quan tin tưởng vào phẩm hạnh tốt đẹp của người nông dân. Trước cách mạng, không ít nhân vật của Nam cao đều bị hoàn cảnh khuất phục, làm thay đổi nhân hình lẫn nhân tính. Vậy mà kì diệu thay hoàn cảnh khắc nghiệt đã không khiến một lão Hạc lương thiện thay đổi được bản tính tốt đẹp ..... Lão đã bảo toàn nhân cách cao cả của mình để tìm đến cái chết : “Không cuộc đời chưa hẳn đã đấng buồn.........” thể hiện niềm tin của nhà văn vào nhân cách vào sự tồn tại kiên cường vào cái tốt . Đề số 3 Đọc mỗi tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn trăn trở của tác giả về số phận con ngươi. Dựa vào những hiểu biết về Lão Hạc, và Cô bé bán diêm hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó. Huớng dẫn: I. Những băn khoăn tră trở của Nam Cao về số phận những người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc: Những lo lắng, trăn trở của Nam Cao thể hiện qua nhân vật Lão Hạc: Lão là người sống lương thiện trụng thực, có nhân cách đáng quý nhưng cuộc đời lại nghèo khổ bất hạnh . Sống thì mỏi mòn cơ cực , chết thì đau đớn thê thảm . Đây là những băn khoăn trăn trở của Nam Cao được thể hiện qua những triết lý chua chát của lão Hạc về kiếp người “khiếp......chẳng hạn” và qua những triết lý của ông giáo: “Cuộc dời cứ .................buồn theo một nghĩa khác” . Ôi cuộc đời này hình như không còn chỗ đứng cho những con người trung thực, lương thiện như lão Hạc. Đó là điều khiến Nam Cao vô cùng day dứt. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về những tấn bi kịch không có lối thoát của tầng lớp thanh niên nông thôn lúc bấy giờ, điển hình là anh con trai lão Hạc. Cuộc sống cùng quẫn, nghèo đói khiến anh không có nổi hạnh phúc bình gị như mình mong muốn ...bỏ đi đồn điền cao su với suy nghĩ viển vông : “Có bạc trăm mới về”. II. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận người trí thức trong xã hội đương thời Ông giáo là người có nhiều chữ nghĩa, giàu ước mơ khát vọng cao đẹp có nhân cách đáng quý song lại sống trong cảnh nghèo dói. Từ Sài Gòn trở về quê hương, cả gia tài của ông chỉ có một va ly đựng toàn sách cũ ...ông đã bán dần những quyển sách mà ông vẫn nân niu quý trọng . Đây là nỗi đu khổ đối với ngươi trí thức bởi sách là một phần của đời ông . Vậy mà giờ đây vấn đề miếng cơm manh áo đã dập tắt những ước vọng trong sáng đẩy ông vào thảm cảnh “Sống mòn ” không có lối thoát. Qua tấn bi kịch của ông giáo Nam Cao không khỏi day dứt về số phận người tri thức trog xã hội đương thời. Họ mang trong mình ước mơ hoài bão cao đẹp và kháy vọng nghề nghiệp . Tóm lại thông qua số phận người nông dân, người trí thức, Nam Cao muốn cất lên tiếng kiêu cứu ...... bài 4: Củng cố : Từ tượng hình, từ tượng thanh Bài 1: Tìm các từ tượng thanh gợi tả: Tiếng nước chảy: róc rách, tí tách, ào ào, rào rào, ầm ầm, tong tong, thánh thót... Tiếng gió thổi: ù ù, vù vù, hiu hiu, vi vu, ào ào, Tiếng cười nói: khanh khách, ồm ồm, lanh lảnh, khà khà, khì khì, hì hì, oang oang, khúch khích, rả rích, ríu rít, khàn khàn, hà hà, hô hố, Tiếng bước chân: rón rén, huỳnh huỵch, rầm rập, rậm rịch, thậm thịch, lệt bệt, loẹt quoẹt, Bài 2: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình,từ nào là từ tượng thanh: réo rắt, dềnh dàng,dìu dặt, thập thò, mấp mô, sầm sập, ghập ghềnh, đờ đẫn, ú ớ, rộn ràng, thườn thượt, lọ mọ, lạo xạo, lụ khụ . Từ tượng hình Từ tượng thanh dềnh dàng, dìu dặt, thập thò, mấp mô, ghập ghềnh, đờ đẫn, thườn thượt, lọ mọ, lạo xạo, lụ khụ. réo rắt, sầm sập, ú ớ, rộn ràng. Bài 3; Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau đây và cho biết giá trị gợi cảm của các từ : “ Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười Quên tuổi già, tươi mãi đôi mươi ! Ngưòi rực rỡ một mặt trời cách mạng Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.” ( Tố Hữu) ( *các từ : ung dung, mênh mông, thanh thản, rực rỡ, hốt hoảng, chập choạng này đặt trong ngữ cảnh gắn liền với sự vật, hành động làm cho sự vật, hành động trở nên cụ thể hơn, tác động vào nhận thức của con người mạnh mẽ hơn). Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5- 7 câu tả cảnh sân trường giờ ra chơi trong đó có sử dụng 3 từ tượng hình, 3 từ tượng thanh. bài 5 Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự I/ Nội dung: 1/ Khái niệm: Tóm tắt VBTS là dùng lời văn của mình để trình bày một cách ngắn gọn nội dung của văn bản đó. 2/ Với những văn bản có cốt truyện, việc tóm tắt thường thuận lợi hơn những văn bản tự sự không có côt truyện. 3/ Do mục đích và yêu cầu khác nhau nên người ta có thể tóm tắt bằng nhiều cách khác nhau và với độ dài khác nhau. 4/ Yêu cầu: Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu tóm tắt. Phản ánh trung thành nội dung của văn bản chính, không thêm bớt, không chêm xen ý kiến bình luận của người tóm tắt… Phải có tính hoàn chỉnh. Phải có tính cân đối. 5/ Muốn tóm tắt được văn bản tự sự, cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề của văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một trình tự hợp lý, sau đó viết thành văn bản tóm tắt. II/ Luyện tập: Bài 1 Hãy tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ. ( * GV tham khảo 2 bản tóm tắt dưới đây: “ Gần đến ngày giỗ đầu của cha mà mẹ Hồng vẫn chưa về, người cô đã gọi Hồng đến nói chuyện. Lời lẽ người cô rất ngọt ngào nhưng không giấu nổi ý định xúc xiểm độc ác. Hồng rất đau lòng và căm giận những cổ tục lạc hậu đã đầy đọa mẹ mình.Đến ngày giỗ cha, mẹ Hồng đã trở về. Vừa tan học, Hồng được mẹ đón lên xe, ôm vào lòng. Hồng mừng vì thấy mẹ không đến nỗi còm cõi, xơ xác như người ta kể. Cậu cảm thấy hạnh phúc, êm dịu vô cùng khi được ở trong lòng mẹ.” “ Chị Dậu nấu xong nồi cháo thì anh Dậu cũng vừ tỉnh lại. Cháo đã hơi nguội.Anh Dậu run rẩy vừa định húp bát cháo thì cai lệ ập đến với roi song, tay thước, dây thừng. Chúng thúc ép nhà anh Dậu nộp sưu. Chị Dậu van nài xin khất. Cai lệ quát mắng dọa dỡ nhà, đánh chị Dậu rồi xông đến trói anh Dậu. Không thể chịu được, chi Dậu vùng lên đánh lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng.” Tóm tắt văn bản “ Lão Hạc” (* “Lão Hạc là một nông dân nghèo. Gia tài của lão chỉ có mảnh vườn. Vợ lão mất từ lâu. Con trai lão không đủ tiền cưới vợ đã phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su để lại cho lão con chó Vàng làm bạn. ở quê nhà, cuộc sống ngày càng khó khăn. Laoc Hạc bị một trận ốm khủng khiếp, sau đó không kiếm ra việc làm, lão phải bán con Vàng dù rất đau đớn. Tiền bán chó và số tiền dành dụm được lâu nay, lão gửi ông giáo nhờ lo việc ma chay khi lão nằm xuống. Lão còn nhờ ông giáo trông nom và giữ hộ mảnh vườn cho con trai sau này. Lão quyết không đụng đến một đồng nào trong số tiền dành dụm đó nên sống lay lắt bằng rau cỏ cho qua ngày. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó nói là để đánh bả con chó lạ hay sang vườn nhà mình. Mọi người, nhất là ông giáo đều rất buồn khi nghe chuyện này. Chỉ đến khi lão Hạc chết một cách đột ngột và dữ dội, ông giáo mới hiểu ra. Cả làng không ai hay vì sao lão chết chỉ trừ có ông giáo và Binh Tư.”) bài 6: Củng cố: văn bản “Cô bé bán diêm” Nội dung: I/ Kiến thức cần nhớ: Các truyện kể cho trẻ em của An-đec-xen thường được biết đến với tên gọi truyện cổ tích vì truyện ông viết cho thiếu nhi thường phảng phất màu sắc cổ tích, tuy nhiên ở đó nhiều khi yếu tố hiện thực lại xuất hiện rất đậm nét. Sự bất hạnh của em bé bán diêm và thế giơí mộng tưởng của em -> tấm lòng yêu thương của nhà văn trước một số phận bất hạnh. Nghệ thuật tương phản đặc biệt là sự đan xen, chuyển hóa giữa mộng và thực, cách kể chuyện giản dị nhưng truyền cảm và đầy ấn tượng đối với người đọc. II/ Luyện tâp: 1.Vì sao thế giới mộng tưởng của em bé bán diêm được bắt đầu bằng hình ảnh lò sưởi và kết thúc bằng hình ảnh người bà nhân từ? ( *Vì em đang phải chịu cái rét khủng khiếp của đêm giao thừa với gió và tuyết lạnh, hơn nữa phải chịu cả cái rét của sự thiếu vắng tình thương – hình ảnh bà xuất hiện-> tô đậm những bất hạnh của em bé trong thế giới hiện thực). 2. Hãy chỉ ra sự chuyển hóa giữa mộng và thực trong truyện? ( *Thế giới mộng tưởng của em bé trước tiên được dệt lên từ những chất liệu rất thực: lò sưởi, ngỗng quay….đây là những cảnh sinh hoạt rất thực đang bao quanh em, mọi người có nhưng em thì không -> cái thực đã thành mộng tưởng, chỉ trong mộng tưởng, em mới tìm được cái thực đã mất; còn người bà đã mất nhưng với em hình ảnh bà hiện lên rất thực…) 3, Theo em, kết thúc truyện có phải là kết thúc có hậu không? Vì sao? ( *Không, vì truyện cổ tích thường kết thúc có hậu, nhân vật tìm được hạnh phúc ngay trong hiện thực còn cô bé tìm thấy hạnh phúc trong mộng tuởng và chết trong cô đơn, giá lạnh, trong một thế giới mà chẳng ai biết về nó -> nỗi xót xa làm day dứt người đọc) III. Những băn khoăn của An- đéc xen về số phận trẻ em nghèo Một cô bé nhỏ xinh, ngoan ngoãn đáng được sống đầy đủ lại phải chịu nhiều bất hạnh trái ngang. Từ khi gia đình tiêu tán, gia đình em phải sống chui rúc trong xó tối tăm. Cô phải bàn diêm để kiếm sống . Em bị bỏ đói, rét ... đầu trần chân đi đất cứ lang thang trong đêm tối . Rét buốt đã khiến đôi bàn tay em cứng đờ ra, chân bầm tím. Em thiếu sự quan tâm tình thương của gia đình và xã hội. Bà nội và mẹ cô những người thương yêu em thì đã lần lượt ra đi. Chỗ dựa tinh thần cuối cùng của em là người cha, nhưng cha lại lạnh lùng tàn nhẫn, khiến em luôn sống trong sợ hãi không muốn về nhà. Người đời thì lạnh lùng nhẫn tâm, vô cảm tr

File đính kèm:

  • docGiao an day them van 8.doc
Giáo án liên quan