MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Giúp HS hiểu : sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn .
- Bảo quản phù hợp để không bị mất chất dinh dưỡng .
- Áp dụng quy trình chế biến món ăn và bảo quản thực phẩm
*. CHUẨN BI :
- SGK , tài liệu tham khảo
- Nội dung bài giảng :
*. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
1. Tại sao phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm
2. Muốn bảo đảm an toàn thực phẩm, cần lưu ý những yếu tố nào ?
B. Bài mới :
I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến :
26 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 41-63, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Xuân Quang GV : Lê Thị Dung
Ngày soạn : 21/01/2008
Tiết 41 :
Vê sinh an toàn thực phẩm
*. Mục đích yêu cầu :
- Giúp HS nắm được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm
- Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cách lựa chọn thực phẩm thế nào cho phù hợp
*. Chuẩn bị :
*. Hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ :
1. Nhiễm trùng thực phẩm là gì ?
2. Nêu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm
B. Bài mới :
I. An toàn thực phẩm :
Hỏi: An toàn thực phẩm là gì ?
Hỏi: Gia đình em thường mua sắm những loại thực phẩm gì ?
Hỏi : Hãy nêu biện pháp an toàn thực phẩm
Hỏi : Trong gia đình em thực phẩm được chế biến ỏ đâu ?
- Là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, biến màu, biến chất.
1. An toàn thực phẩm khi mua sắm :
- Thực phẩm tươi
- Thực phẩm đóng hộp
- Chọn thực phẩm tươi ngon
- Không quá hạn sử dụng
- Không ôi , ươn , mốc
2. An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản :
- Chế biến tịa bếp
- Cho vào hộp kín, để tủ lạnh
- Phơi khô => mua vừa phải
II. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm :
- Gọi HS đọc phần 1 ( SGK )
- Gọi HS đọc phần 2 ( SGK )
Hỏi : Nêu những biện pháp phòng tránh ...?
1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn :
- Thức ăn nhiễm vi sinh vật
- Thức ăn biến chất
- Thức ăn có sẵn chất độc
- Nhiễm các chất hoá học
2. Biện pháp phòng tránh :
- Vệ sinh nơi nấu nướng
- Lựa chọn thực phẩm
- Dùng nước sạch
III. Tổng kết - dặn dò :
- Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK)
- Đọc phần : Có thể em chưa biết
- Đọc trước bài 17
Trường THCS Xuân Quang GV : Lê Thị Dung
Ngày soạn : 22/01/2008
Tiết 42 :
Bài 17 : (T1)
Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn
*. Mục đích yêu cầu :
- Giúp HS hiểu : sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn .
- Bảo quản phù hợp để không bị mất chất dinh dưỡng .
- áp dụng quy trình chế biến món ăn và bảo quản thực phẩm
*. Chuẩn bi :
- SGK , tài liệu tham khảo
- Nội dung bài giảng :
*. Hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ :
1. Tại sao phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm
2. Muốn bảo đảm an toàn thực phẩm, cần lưu ý những yếu tố nào ?
B. Bài mới :
I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến :
Hỏi : Biện pháp bảo quản dinh dưỡng trong thịt cá là gì ?
Hỏi : Tên rau , củ , quả thường được dùng :
Hỏi: Trước khi chế biến cần phải làm gì ?
Hỏi: Nêu tên các loại đậu, hạt ngũ cốc?
Hỏi : Cách bảo quản như thế nào ?
Hỏi : Nhà em bảo quản gạo như thế nào ?
1. Thịt cá :
- Mua về không để ươn, phải làm thịt ngay
- Trước khi thái phải rửa sạch
- Không ngâm, rửa khi đã cắt thái
2.Rau , củ , quả đậu , hạt tươi
- Loại bỏ phần lá úa
- Không ngâm lâu trong nước
- Rửa sạch đất trước khi gọt vỏ
3. Đậu hạt khô , gạo :
- Phải khô
- Để ráo
- Không nên vò kỹ quá làm mất lượng Vitamin B
- Gạo ( tẻ, nếp ) nên mua đủ ăn trong 1 thời gian dự tính
C. Hướng dẫn dặn dò :
- Về nhà học thuộc bài
- Chuẩn bị : đọc trước phần II ( SGK )
Trường THCS Xuân Quang GV : Lê Thị Dung
Ngày soạn : 23/01/2008
Tiết 43 :
Bài 17 : (T2)
Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn
I. Mục đích yêu cầu :
- Giúp HS hiểu được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn. Bảo quản phù hợp không để mất chất dinh dưỡng
- áp dụng quy trình chế biến món ăn
II. Chuẩn bị :
- SGK + tài liệu tham khảo
III. Hoạt động dạy - học :
A. Kiểm tra bài cũ :
Hỏi : Nêu những nguyên tắc cơ bản khi chuẩn bị chế biến thực phẩm để bảo đảm chất dinh dưỡng .
B. Bài mới : ( Tiếp theo )
II. Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến
Hỏi : Khi chế biến thức ăn cần chú ý đến điều gì ?
Hỏi : Khi rán có nên cho lửa cháy to không ?
Hỏi : Khi đung ở nhiệt độ cao chất đường bột sẽ như thế nào ?
1. Tại sao phải quan tâm đến bảo quản chất dinh dưỡng ?
- Cho thực phẩm vào luộc hoặc nấu khi nước đang sôi
- Tránh đảo đều
- Không nên đun lại nhiều lần
- Không chắt nước cơm
2. ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng .
a. Chất đạm : Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao, một số đạm dễ tan trong nước -> khi sôi cho lửa nhỏ.
b. Chất béo : ở nhiệt độ cao chất béo dễ bị phá huỷ
c. Chất bột , dường bột
- Biến sang màu nâu , vị đắng
- Chất dinh dưỡng sẽ bị phân huỷ
d. Chất khoáng :
- Khi đung nấu 1 phần chất khoáng dễ bị hoà tan trong nước
e. Sinh tố : Trong quá trình chế biến 1 số sinh tố dễ bị mất đi
C. Tổng kết - dặn dò :
- Gọi HS nhắc lại bài
- Đọc ghi nhớ SGK
- Đọc phần có thể em chưa biết'
- Về nhà đọc trước bài 18
Trường THCS Xuân Quang GV : Lê Thị Dung
Ngày soạn : 30/01/2008
Tiết 46 :
Bài 18 : (T3)
Các phương pháp chế biến thực phẩm
* mục đích yêu cầu:
Như tiết 44
* Chuẩn bị:
* Hoạt động dạy - học :
A. Kiểm tra bài cũ :
1. Nêu kỹ thuật của món xào
2. Xào và rán có gì khác nhau ?
B. Bài mới :
II . Phương pháp chế biến không sử dụng nhiệt.
- Học sinh đọc mục 1 SGK
1. Trộn dầu giấm :
Hỏi: Trộn dầu giấm là gì?
Hỏi: Nêu quuy trình của trộn dầu giấm?
- Là phương pháp làm cho:
+ Thực phẩm giảm bớt mùi mị
+ Ngấm gia vị
* Quy trình:
- Sử dụng các thực phẩm thực vật thích hợp, làm sạch.
- Trộn thực phẩm với hỗn hợp:
Dầu ăn + giấm +đường + muốivà tiêu
- Trộn trước khi ăn khoảng 5 - 10 phút
* Yêu cầu:
- Giữ độ tươi
- Vừa ăn , vị chua dịu, mặn ngọt
- Thơm mùi gia vị
2. Trộn thực phẩm hỗn hợp:
Hỏi: Thế nào là trộn hỗn hợp
Hỏi: Món trộn chua cay cần yêu cầu kỹ thuật gì?
- Sử dụng nhiều nguyên liệu thực phẩm đã được làm chín bằng các phương pháp khác với các gia vị.
* Quy trình:
- Thực phẩm chín mềm
- Trộn chung nguyên liệu
* Yêu cầu kỹ thuật :
- Giòn, ráo nước
- Vừa ăn, đủ vị chua cay, mặn
3. Muối chua:
Hỏi: Thế nào là muối xổi?
Hỏi: Thế nào là muối nén?
a. Muối xổi:
- Làm chín thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian ngắn
- Ngâm thực phẩm với giấm, nước mắm , đường, tỏi, gừng
b. Muối nén:
- Làm chín thực phẩm trong một thời gian dài
* Yêu cầu:
- Ngâm thực phẩm trong nước muối
- Nén chặt chặt thực phẩm.
HDHS => ghi nhớ SGK
C. Tổng kết - dặn dò:
- HS nhắc lại bài
- GV hệ thống lại
- Chuẩn bị : đọc trước bài 19
Chúc mừng năm mới, mong lương mình sẽ nhanh được tăng, chúc mọi thành viên trong gia đình đều mạnh khoẻ ai cũng có niềm vui và hạnh phúc. Xin cảm ơn.
Trường THCS Xuân Quang GV : Lê Thị Dung
Ngày soạn : 31/01/2008
Tiết 47 :
Bài 19: thực hành
Trộn dầu giấm rau xà lách
* mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh :
Biết làm món rau xà lách trộn dầu giấm
Chế biến được một số món ăn với yêu cầu tương tự
* Chuẩn bị:
Dụng cụ
* Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
1. Kể tên một số món ăn không sử dụng nhiệt để chế biến?
B. Bài mới:
I. Nguyên liệu:
Học sinh đọc mục 1 SGk
- Nguyên liệu gồm có:
+ Rau xà lách : 20 gam
+ Hành tây : 30 gam
+ Thịt bò (nếu có): 0,50 gam
+ Cà chua : 100 gam
+ Tỏi phi vàng: 1 thìa
+ Giấm chua: 1 bát
+ Muối, hạt tiêu: 1/2 thìa
+ Dầu ăn: 1 thìa
Rau thơm, ớt, xì dầu ( nước tương )
II. Quy trình thực hiện :
- Giai đoạn 1 : Chuẩn bị.
+ Rau xà lách: nhặt, rửa sạch,ngâm nước muối.
+ Thịt bò: thái mỏng
+ Hành tây: bóc vỏ
+ Cà chhua: Cắt lát chộn giấm
+ 3 thìa giấm + 1 thìa đường + 1/2 thìa muối
- Giai đoạn 2 : Chế biến.
- Làm nước chộn dầu giấm:
3 thìa giấm + 1 thìa đường + 1/2 thìa muối trộn vào hỗn hợp 1 thìa dầu ăn + tỏi ( phi vàng )+ ớt
- Trộn rau: Xà lách , hành tây, cà chua vào một khay to đỗ hỗn hợp trên vào trộn đều.
- Giai đoạn 3 : Trình bày sản phẩm
+ Xếp hỗn hợp trên vào đĩa, chọn vài lát cà chua bày xung quanh, trên cùng là thịt bò.
C. Tổng kết - dặn dò:
- Học sinh phân nhóm, chuẩn bị tiết sau thực hành.
Trường THCS Xuân Quang GV : Lê Thị Dung
Ngày soạn : 01/02/2008
Tiết 48 :
Thực hành : trộn dầu giấm
Rau xà lách
* Mục đích yêu cầu:
Qua tiết thực hành giúp học sinh:
- Biết làm nmón rau xà lách trộn dầu giấm
- Trộn đúng và đủ các nguyên liệu theo yêu cầu của món theo tỉ lệ quy định.
* Chuẩn bị :
- Đầy đủ nguyên liệu
- Dụng cụ
* Hoạt động dạy - hcọc:
A. Kiểm ta bài cũ :
GV: Nhắc lại quy trình thực hiện.
1. Kiểm ta sự chuản bị của học sinh
2. Hcọc sinh nhặc lại quy trình thực hiện , chế biến món trộn dầu giấm
B. Bài mới:
1. Biết thực hiện hoàn chỉnh một món ăn đơn gian - ngon - trình bày đẹp.
2. Khi thực hiện phải nghiêm túc không đùa nghịch.
3. Các tỏ nhóm thực hiện theo sự phân công
C. Tổng kết - rặn dò :
- GV nhận xét sản phẩm
- Các tổ dọn vệ sinh nơi vừa thực hành
- Chuẩn bị kỹ thuật, chất lượng
- Đọc bài 20.
Trường THCS Xuân Quang GV : Lê Thị Dung
Ngày soạn : 02/02/2008
Tiết 49 :
Thực hành : trộn hỗn hợp
Nộm rau muống
* mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh hiểu được cách làm món rau muống luộc
- Quy trình tực hiện
- Có kỹ năng vận dụng chế biến được món ăn có yêu cầu kỹ thuật tương tự.
- Có ý thức Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm.
* Chuẩn bị :
- Nghiên cứu kĩ chế biến món ăn không sử dụng nhiệt
- kế hoạch thực hiện
* Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
1. Nhắc lại nội dung chế biến món ăn không sử dụng nhiệt?
B. Bài mới:
I. Nguyên liệu :
Hỏi: Trộn hỗn hợp - nộm rau muống cần những nguyên liệu gì?
- Rau muống ( 2 bó )
- Tôm tươi ( 200 g )
- Thịt nạc ( 0,5 gam )
- Hành khô ( 5 củ )
- Đường ( 1 thìa )
- Giấm chua 1/2 bát
- Nước mắm, chanh, ớt, tỏi, lạc, rau thơm.
II. Quy trình thực hiện
1. Sơ chế :
- Nhặt bỏ phần già, chẻ đôi, rửa sạch
- Thịt, tôm: Rửa sạch để ráo nước
- Luộc thịt, tôm: ngâm tôm vào bát nước đã ướp sẵn gia vị.
- Hành thái nhỏ
- Rau thơm: nhặt sạch
2. Chế biến
- Làm nước trộn nộm
- Trộn nộm: Vớt rau muống để ráo nước
Trộn đều rau muống và hành cho vào đĩa, xếp thịt và tôm lên trên sau đó rưới đều nước trộn nộm lên.
3. Trình bày sản phẩm:
Rải rau thơm và lạc rang giả nhỏ lên đĩa nộm.
C. Hướng dẫn - dặn dò:
- Học sinh chia nhóm, phân công chuẩn bị cho tiết sau.
Trường THCS Xuân Quang GV : Lê Thị Dung
Ngày soạn : 02/02/2008
Tiết 50 :
Thực hành : trộn hỗn hợp
Nộm rau muống
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh biết làm món trộn hỗn hợp nộm rau muống đúng kĩ thuật.
* Chuẩn bị:
- Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu ( như phần lý thuyết )
* Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
GV gọi một HS nhắc lại quy trình chế biến trộn hỗn hợp nộm rau muống.
GV: Chấm sản phẩm của các nhóm
1) Thực hành hoàn thành sản phẩm
a) Sơ chế:
- Nguyên liệu đã được sơ chế ở nhà
b) Chế biến:
- Làm nước trộn
- Trộn nộm và trình bày
c) trình bày sản phẩm:
- HS trình bày sản phẩm theo sự sáng tạo, màu sắc hấp dẫn
C. Hướng dẫn - dặn dò:
- Học sinh dọn vệ sinh nơi thực hành
- Về nhà làm lại món này cho gia đình thưởng thức
- Đọc trước bài 21
Trường THCS Xuân Quang GV : Lê Thị Dung
Ngày soạn : 02/02/2008
Tiết 51 :
Bài 21:
Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình ( t1 )
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý
- Hiểu được tính hiệu quả của bữa ăn hợp lý
- Yêu thích công việc tổ chức bữa ăn ngon, hợp lý tránh lãng phí
* Chuẩn bị:
- Nghiên cứu tài liệu, SGK - hình ảnh một số món ăn tiêu biểu
* Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quy trình chế biến món: nộm rau muống
B. Bài mới:
- GV đặt vấn đề ăn là một vấn đề cần thiết của con người, tuy nhiên ăn như thế nào để đảm bảo sự phát triển thể lực.
I. Thế nào là một bữa ăn hợp lý
- HS đọc SGK
H: Em hãy cho biết nhận xét chung về các bữa ăn thường ngày của gia đình
- Có những món nào?
- Có đủ dùng không? có cảm thấy ngon miệng không? ( HS thảo luận )
Hỏi: Bữa ăn hợp lý cần những loại thực phẩm nào?
- Chất đường bột, chất béo, đạm giàu chất khoáng và vitamin
Hỏi: Vởy thế nào là bữa ăn hợp lý?
- Lờy ví dụ về một bữa ăn gia đình
- Bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp.
Món ăn
- Đậu phụ sốt cà chua
- Cơm rang
- Bắp cải luộc
- Cà muối
Chất dinh dưỡng
- Đường bột, béo, vitamin.
- Đạm khoáng
- Vitamin, chất sơ
- Khoáng, chất sơ
II.Phân chia số bữa ăn trong ngày
- HS đọc mục 2 ( SGK )
Hổi: Thông thường một ngày ta cần bao nhiêu bữa?
- Hai bữa
- Ba bữa
- Nhiều bữa
=> Tùy điều kiện kinh tế mà bố trí bữa ăn
- Bữa ăn chính: Cơm mới nấu, nhiều món ăn hơn
GV: Khi dạ dày hoạt động bình thường, thức ăn được tiêu hóa trong 4 giờ. Khoảng cách giữa các bữa ăn là 4-5 tiếng.
Hỏi: Hãy phân chia bữa ăn hợp lý trong ngày?
Tóm lại: ăn uống đúng bữa, đúng giờ, đúng mức, đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng là điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khỏe và góp phần tăng thêm tuổi thọ.
- Bữa phụ: Không nhất thiết có cơm
- Bữa sáng : 7 đến 9 giờ
- Bữa trưa : Sau buổi lao động cần ăn đủ chất.
- Bữa tối: cần ăn đủ 4 nhóm thức ăn để bù đắp năng lượng tiêu hao trong ngày.
C. Hướng dẫn - dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà đọc SGK
- Liên hệ với bữa ăn của gia đình
- Đọc trước phần III ( SGK )
Trường THCS Xuân Quang GV : Lê Thị Dung
Ngày soạn : 02/02/2008
Tiết 52 :
Bài 21:
Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình ( t2 )
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS hiểu được nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý.
- Yêu thích công việc, thích tìm tòi khám phá để tổ chức đề xuất được bữa ăn ngon trong gia đình.
* Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là một bữa ăn hợp lý?
- Em hãy phân hcia bữa ăn hợp lý trong gia đình
B. Bài mới:
III. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình
- HS đọc mục III SGK
Hỏi: Em hãy nêu ví dụ một bữa ăn hợp lý trong gia đình và giải thích tại sao đấy là bữa ăn hợp lý?
Hỏi: Có phải gia đình nào cũng có bữa ăn hợp lý không?
Hỏi: Có phải các thành viên đều có nhu cầu ăn giống nhau không?
GV: Lấy ví dụ: trẻ em đang lớn cần ăn nhiều loại thực phẩm để phát triển cơ thể.
Hỏi: Có phải một bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng là một bữa ăn cần có nhiều tiền không
Hỏi: Muốn cân bằng chất dinh dưỡng ta cần phải làm gì?
Hỏi: Tại sao cần phải thay đổi món ăn?
- Gọi HS đọc
1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình.
- Phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính thể trạng, công việc
2. Điều kiện tài chính:
- Cần cân nhắc về số tiền hiện có.
3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng.
- Lựa chọin, cân nhắc khi mua thực phẩm phù hợp.
4. Thay đổi món ăn:
- Thay đổi món ăn để khỏi nhàm chán, ăn ngon miện hơn.
=> Ghi nhớ SGK
C. Hướng dẫn - dặn dò:
- Về nhà làm bài tập trang 108
- Chuẩn bị : tiết 53 làm bài kiểm tra
Trường THCS Xuân Quang GV : Lê Thị Dung
Ngày soạn : 02/02/2008
Tiết 53 :
Kiểm tra
* mục đích yêu cầu:
- HS biết trình bày thế nào là tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình
- Nêu đầy đủ các nguyên tác tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
* Hoạt động trên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Bài mới:
1. GV ghi đề lên bảng
Câu 1 : Thế nào là một bữa ăn hợp lý trong gi đình? ( Nêu ví dụ: về một bữa ăn hợp lý của gia đình em )
Câu 2 : Em hãy nêu nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
- GV Theo dõi việc làm bài của HS
- Nhắc nhở các em làm bài cho tốt.
- Thu bài
- Rút kinh nghiệm tiết kiểm tra
C. Hướng dẫn - dặn dò :
- Về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị bài sau: Quy trình tổ chức bữa ăn
Trường THCS Xuân Quang GV : Lê Thị Dung
Ngày soạn : 02/02/2008
Tiết 54 :
Quy trình tổ chức bữa ăn (t1)
* Mục đích yêu cầu:
- HS hiểu được nguyên tắc xây dựng thực đơn
- Biết cách chọn thực phẩm cho thực đơn
- Biết sắp xếp công việc hợp lý, chế biến món ăn, trình bày bàn ăn...
* Chuẩn bị:
- Nghiên cứu nội dung bài
- Phân chia nội dung trong mỗi tiết
* Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra vở ghi của HS
B. Bài mới:
I. Xây dựng thực đơn.
Gv đưa ra một số hình ảnh về các món ăn của một bữa ăn gia đình?
Hỏi: Hãy kể tên các món ăn trong tranh vừa quan sát?
- HS liệt kê
Hỏi: Theo em thực đơn là gì?
Hỏi: Nhận xét về trình tự sắp xếp trong thực đơn?
HS: - Món nhiều đạm xếp ở trên
Món nhiều vitamin xếp ở dưới
Hỏi: Bữa ăn thường ngày gồm mấy món?
Hỏi: Các món nào thường có trong thực đơn.
Hỏi: Kể tên một số món ăn của từng loại trên?
1. Thực đơn là gì?
- Thực đơn là bảng ghi tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa ăn.( ăn thường, cổ, tiệc...)
-> GV khẳng định:
- Nhìn vào thực đơn ta sẽ đánh giá được mức độ hiểu biết của người xây dựng thực đơn, trong lĩnh vực ăn uống.
- Có thực đơn công việc thực hiện bữa ăn sẽ tiến hành trôi chảy
2.Nguyên tắc xây dựng thực đơn
a) Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.
- 3 đến 4 món
- Rau, củ, quả
- Xào, rán
- Món mặn
- Món tráng miệng
b) Thực đơn phải có đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của món ăn.
Hỏi: Bữa ăn thường ngày gồm những món chính nào?
Hỏi: Bữa ăn gồm có người phục vụ gồm những món nào?
- Canh, mặn, xào, luộc.
- Món khác vị ( súp, nộm...)
- Món rau khác vị ( xào, rán...)
- Món ăn chính ( Món mặn, nấu. Hấp..)
- Món ăn thêm ( rau, canh...)
- Món tráng miệng
- Đồ uống
c. Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.
- Cần ăn cân bằng chất dinh dưỡng giữa các nhóm thức ăn
- Chọn thức ăn phù hợp với kinh tế
C. Hướng dẫn - dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài
- Chuẩn bị bài sau: Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn
Trường THCS Xuân Quang GV : Lê Thị Dung
Ngày soạn : 02/02/2008
Tiết 55 :
Quy trình tổ chức bữa ăn (T2)
* mục đích yêu cầu:
- Giúp HS biết lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.
- Khi lựa chọn thực phẩm cho thực đơn chú ý cho bữa ăn thường ngày hay liên hoan, cổ, tiệc.
* hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Thực đơn là gì?
- Nêu nguyên tắc xây dựng thực đơn.
B. Bài mới:
II. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.
GV: Lựa chọn thực phẩm là khâu quan trọng trong việc tạo nên chất lượng của thực đơn?
Hỏi: Theo em khi chọn thực phẩm cho thực đơn cần chú ý đến điều gì?
Hỏi: Khi lựa chọn thực phẩm trong ngày em sẽ chọn như thế nào?
Hỏi: Đối với thực đơn dùng trong các bữa tiệc, liên hoan...ta cần chú ý điều gì?
GV: Cho HS vận dụng tại lớp lựa chọn thực đơn liên hoan ở gia đình em?
- Thực phẩm phải tươi ngon
- Số thực phẩm vừa đủ dùng
1. Đối với thực đơn thường ngày:
- Chọn thực phẩm đủ các nhóm thức ăn
- Chú ý đến số người, tuổi tác sức khỏe
2. Thực đơn dùng trong các bữa liên hoan, chiêu đãi:
- Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện
- Không quá cầu kỳ, tiêu xài hoang phí => Thiếu hụt ngân quỹ.
C. Hướng dẫn - dặn dò:
- Học thuộc bài
- Tập làm thực đơn cho gia đình ( Khi có cổ )
- Chuẩn bị tiếp theo phần III
Trường THCS Xuân Quang GV : Lê Thị Dung
Ngày soạn : 02/02/2008
Tiết 56 :
Quy trình tổ chức bữa ăn (T3)
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS chế biến món ăn, trình bày món ăn sau khi chế biến một cách thành thạo.
* hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Lựa chọn thực phẩm như thế nào cho bữa ăn hàng ngày.
B. Bài mới:
III. Chế biến món ăn:
Hỏi: Muốn chế biến món ăn phải qua khâu nào?
- Sơ chế thực phẩm
- Chế biến món ăn
- Trình bày món ăn
Hỏi: Khi chọn mua thực phẩm trước khi cho vào chế biến thành món ăn ta phải làm gì?
Hỏi: Quy trình sơ chế thực phẩm được thực hiện như thế nào?
GV: Đưa ra món thịt gà luộc
Hỏi: Luộc thịt gà áp dụng phương pháp chế biến nào?
Hỏi: Kể tên các phương pháp làm chín thực phẩm có sử dụng nhiệt?
Hỏi: Chế biến món ăn theo mấy cách?
Hỏi: Tại sao phải trình bày món ăn?
1. Sơ chế thực phẩm:
- Thái, cắt, gọt, rửa sạch....
- Làm sạch thực phẩm
- Pha chế thực phẩm
- Tẩm ướp thực phẩm
2. Chế biến món ăn:
- Luộc thịt gà: Là phương pháp làm chín thực phẩm trong nước.
- Luộc, rang, hấp, nướng. xào....
3. Trìn bày món ăn:
- Tạo vẻ đẹp cho món ăn
Hấp dẫn, kích thích ngon miệng.
IV. Bày bàn và thu dọn sau khi ăn.
Hỏi: Hình thức trình bày bàn ăn phụ thuộc vào yếu tố nào?
Hỏi: Chuẩn bị dụng cụ phụ thuộc vào yếu tố nào?
Hỏi: Bàn ăn ta nên làm gì?
Hỏi: Người phục vụ phải như thế nào?
- Dụng cụ
- Cách trang trí bàn ăn
1. Chuẩn bị dụng cụ :
- Phụ thuộc vào đơn, số người dùng bữa.
2. Bày bàn ăn:
- Trang trí cho thật đẹp mắt
3. Cách phục vụ và thu dọn bàn ăn:
a) phục vụ:
- Ân cần, niềm nở
Hỏi: Khi dọn bàn ăn cần chú ý điều gì?
b) Thu dọn bàn ăn :
- Không dọn bàn ăn khi đang còn người.
- Sắp xếp theo từng loại.
C. Hướng dẫn - dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị bài 23: Thực hành: Xây dựng thực đơn.
Trường THCS Xuân Quang GV : Lê Thị Dung
Ngày soạn : 02/02/2008
Tiết 57 :
Bài 23 :
Thực hành: xây dựng thực đơn
* Mục đích yêu cầu:
Giúp HS: - Biết cách xây dựng thực đơn dùng cho các bữa ăn hàng ngày, bữa cỗ, liên hoan.
- Vận dụng để xây dựng những thực đơn phù hợp.
* Chuẩn bị:
- Nghiên cứu kỹ nội dung lập kế hoạch
* hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1. Thực đơn dùng cho bữa ăn thường:
Hỏi: Thực đơn là gì?
Hỏi: Nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn?
Hỏi: Gia đình em thường dùng món ăn gì trong ngày?
Yêu cầu HS: Tự xây dựng một thực đơn Cho bữa cơm thường ngày.
GV nhận xét -> cho điểm
- Một số bài còn lại có thể đem về chấm.
- Đảm bảo số lượng, chất lượng
- Thực đơn phải đủ món theo các bữa ăn.
- Đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng.
- Những món ăn hàng ngày của gia đình: Chế biến nhanh, đơn giản và có từ 3 đến 4 món.
- Món ăn: món canh, món mặn, món xào
Ví dụ: Bữa ăn tronggia đình vào mùa hè ( canh cua, thịt, đậu rán.. )
* Thực hành cá nhân:
C. Hướng dẫn - dặn dò:
- Xem lại bài xây dựng thực đơn
- Tập xây dựng thực đơn cho gia đình, khi có công việc
Ngày soạn : 02/02/2008
Tiết 58 :
Bài 23 :
Thực hành: xây dựng thực đơn ( T2)
* Mục đích yêu cầu:
- Biết xây dựng thực đơn thành thạo cho bữa ăn hàng ngày, bữa cỗ, liên hoan.
- Vân dụng để xây dựng thực đơn phù hợp.
* Chuẩn bị :
* Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV trả một số bài xây dựng thực đơn cho bữa ăn thường ngày.
B. Bài mới:
II. Thực đơn cho bữa ăn liên hoan, hay bữa cỗ
Hỏi: So sanh bữa cỗ với bữa ăn thường ngày?
Hỏi: Khi xây dựng đơn cho bữa ăn liên hoan, bữa cỗ, cần chú ý điều gì?
Yêu cầu: Mỗi tổ xây dựng thực đơn cho bữa cỗ, liên hoan?
-> GV thu bài tập -> chấmvà nhận xét
Bữa cỗ:
- Số món nhiều hơn
- Chất dinh dưỡng nhiều hơn
- Có 4 đến 5 món trở lên
+ Món canh hoặc súp
+ Món rau, củ, quả
+ Món nguội
+ Món xào
+ Món tráng miệng
- Số lượng món ăn
- Tùy vào điều kiện gia đình
* Thực hành theo tổ.
-> Tổ thảo luận, tìm món ănthích hợp đảm bảo đủ lượng và chất
C. Hướng dẫn - dặn dò:
- Đọc bài trước : Thực hành tỉa hoa trang trí
Ngày soạn : 02/02/2008
Tiết 59 :
Thực hành tỉa hoa trang trí món ăn
Bài 24 :
Từ một số loại rau - củ - quả
* mục đích yêu cầu:
Giúp HS biết được cách tỉa hoa bằng rau, củ, quả
Thực hiện một số mẫu hoa đơn giản
* Chuẩn bị : Dao, thớt nhựa, đĩa
* Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới:
I. Giới thiệu chung
1. Nguyên liệu, dụng cụ tỉa hoa:
Hỏi: Người ta hay dùng các loại nguyên liệu nào để tỉa hoa?
Hỏi: Cần những dụng cụ gì để tỉa hoa?
GV: Hướng dẫn HS xem tranh
a) nguyên liệu:
- Rau, củ, quả: Hành lá, hành củ, ớt, tỏi, dưa chuột, cà chua, củcải trắng , củ cải đỏ, đu đủ....
- Dao, kéo.
2. Hình thức tỉa hoa:
* Có nhiều hình thức tỉa hoa:
- Tỉa dạng phẳng
- Tỉa dạng nổi thành các loại hình khối
- Tỉa tạo hình hoa, lá từ các loại rau, củ, quả
II. Thực hiện mẫu
GV: Chọn 2 trong 4 thể loại SGK
Hỏi: Làm thế nào để cọng hành trở thành hoa?
Hỏi: Dùng bộ phận nào làm cành?
Hỏi: Chọn bộ phận nào làm lá?
1. Tỉa hoa từ hành lá
- Tỉa hoa huệ trắng
a) Hoa:
GV : Hướng dẫn HS - SGK
b) Cành:
- Hướng dẫn - SGK
c) Lá:
- Hướng dẫn - SGK
- HS nhắc lại bài
C. Hướng dẫn - dặn dò:
- Về nhà tập làmlại ở nhà
- Chuẩn bị tiết sau
Ngày soạn : 02/02/2008
Tiết 60 :
Thực hành tỉa hoa trang trí món ăn ( T2)
* Mục đích yêu cầu :
* Chuẩn bị: ( Như tiết 59 )
* Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ của HS
B. Bài mới:
GV hướng dẫn HS: Tỉa hoa từ các loại quả cụ thể theo hướng dẫn ở SGK trang 117 - 118
2. Tỉa hoa từ quả ớt
3. Tỉa hoa từ quả dưa chuột
4. Tỉa hoa từ quả cà chua
- HS nhắc lại từng phần một
C. Hướng dẫn ở nhà:
Về nhà tập làm lại
Chuẩn bị tiết sau : Ôn tập
Ngày soạn : 02/02/2008
Tiết 61 :
Thu nhập của gia đình ( T1)
* mục đích yêu cầu :
- Giúp Hs hiểu khái niệm thu nhập của gia đình là gì?
- Biết các nguồn thu nhập trong gia đình: Bằng tiền - bằng hiện vật
* Chuẩn bị:
Tranh ảnh về các ngành nghề trong xã hội về kinh tế gia đình
* Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra vở ghi của học sinh
B. Bài mới
I. Thu nhập của gia đình là gì?
Hỏi: Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của một gia đình là gì?
- May mặc,ăn uống....
GV: Để đáp ứng nhu cầu đó phải phụ thuộc vào thu nhập của gia đình
Hỏi: Vởy thu nhập của gia đình là gì?
- Thu nhập của gia đình: là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra
II. Các hình thức thu nhập
1. Thu nhập bằng tiền
GV: Cho HS quan sát ở ( H41)
Hỏi: Em hãy giải thích các hình thức thu nhập trên?
- Tiền lương
- Tiền thưởng
- Tiền bán sản phẩm
- Tiền lãi bán hàng
- Tiền lãi tiết kiệm
- Tiền trợ cấp
Tiền công làm ngoài giờ...
2. Thu nhập bằng hiện vật
HS quan sát ( H42 )
Hỏi: Hãy điền tiếp những ô sản phẩm còn trống?
- Sản phẩm may tre
- Sản phẩm thủ công, mĩ nghệ
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_41_63.doc