1. Kiến thức:
- Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. ý nghĩa của việc phân chia thức ăn thành các nhóm và giá trị dinh dưỡng của từng nhóm. Hiểu được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn, các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh ngộ độc thức ăn.
- Biết bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến và các phương pháp chế biến thực phẩm. Biết tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.
- Biết được khái niệm thu nhập, nguồn thu nhập của các hộ gia đình ở thành phố và nông thôn. Hiểu được các biện pháp tăng thu nhập gia đình. Biết được kháI niệm và các khoản chi tiêu trong gia đình. Hiểu được các công việc cần làm để đảm bảo cân đối thu, chi trong gia đình.
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn được thực phẩm ở các nhóm thức ăn cân đối hợp lí. Thay thế được các loại thức ăn cùng nhóm để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Thực hiện được việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thức ăn tại gia đình.
- Thực hiện được một số công việc để hạn chế chất dinh dưỡng của một số loại thực phẩm khi chế biến. Chế biến được một số món ăn đơn giản trong gia đình.
Phân chia và tổ chức được bữa ăn trong ngáy hợp lí, phù hợp với điều kiện tài chính và nhu cầu của các thành viên trong gia đình. Xây dựng được thực đơn bữa cơm thường và liên hoan đơn giản.
- Làm được một số công việc góp phần tăng thu nhập gia đình. Lập được kế hoạch chi tiêu của bản thân.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 69+70: Kiểm tra cuối năm học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 69+70
Ngày giảng: 6a.
6b.
6c .
Tiết 69, 70: kiểm tra cuối năm học
I Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. ý nghĩa của việc phân chia thức ăn thành các nhóm và giá trị dinh dưỡng của từng nhóm. Hiểu được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn, các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh ngộ độc thức ăn.
- Biết bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến và các phương pháp chế biến thực phẩm. Biết tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.
- Biết được khái niệm thu nhập, nguồn thu nhập của các hộ gia đình ở thành phố và nông thôn. Hiểu được các biện pháp tăng thu nhập gia đình. Biết được kháI niệm và các khoản chi tiêu trong gia đình. Hiểu được các công việc cần làm để đảm bảo cân đối thu, chi trong gia đình.
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn được thực phẩm ở các nhóm thức ăn cân đối hợp lí. Thay thế được các loại thức ăn cùng nhóm để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Thực hiện được việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thức ăn tại gia đình.
- Thực hiện được một số công việc để hạn chế chất dinh dưỡng của một số loại thực phẩm khi chế biến. Chế biến được một số món ăn đơn giản trong gia đình.
Phân chia và tổ chức được bữa ăn trong ngáy hợp lí, phù hợp với điều kiện tài chính và nhu cầu của các thành viên trong gia đình. Xây dựng được thực đơn bữa cơm thường và liên hoan đơn giản.
- Làm được một số công việc góp phần tăng thu nhập gia đình. Lập được kế hoạch chi tiêu của bản thân.
3. Thái độ:
- Quan tâm đến vấn đề giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tích cực giữ vệ sinh môi trường và an toàn trong chế biến thực phẩm.
- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và làm việc theo qui trình.
-Tích cực tham gia làm các công việc vừa sức trong gia đình.
- Quan tâm đến việc tiết kiệm chi tiêu và làm các công việc vừa sức giúp đỡ gia đình.
II. Đề bài:
Tiết 69: Kiểm tra thực hành
Đề bài
Hãy xác định mức thu nhập và chi tiêu của gia đình em trong một tháng.
Đáp án – biểu điểm:
1. Xác định thu nhập của gia đình: 4 điểm.
2. Xác định mức chi tiêu của gia đình: 4 điểm.
3. Cân đối thu- chi: 2 điểm.
Tiết 70: kiểm tra lí thuyết
Đề bài
Câu 1:
Mẹ em đi chợ mua thực phẩm tươi ngon về để chế biến món ăn gồm: Thịt bò, tôm, rau cải, cà chua, giá đỗ, khoai tây, cà rốt, trái cây tráng miệng (chuối, táo,). Em hãy nêu biện pháp bảo quản để chất dinh dưỡng có trong thực phẩm ít bị mất đi trong quá trình sơ chế và chế biến món ăn.
Câu 2:
Theo em cần làm những việc gì để phòng tránh ngộ độc thức ăn tại gia đình?
Câu 3:
- Hãy nêu khái niệm chi tiêu trong gia đình. Gia đình em thường phải chi tiêu những khoản nào?
- Em có thể làm gì để tiết kiệm chi tiêu?
đáp án – biểu điểm
Câu 1: ( 2 điểm )
- Thịt bò, tôm,: Không ngâm, rưả sau khi cắt thái vì vitamin và chất khoáng dễ bị mất đi. Không để ruồi bọ bâu vào sẽ bị nhiễm trùng biến chất. ( 1 điểm )
Rau, củ, quả ( rau cải, khoai tây, cà rốt) : rửa thật sạch ; cắt thái sau khi rửa, chế biến ngay ; không để rau khô héo ; củ, quả ăn sống, trái cây ; trước khi ăn mới gọt vỏ ( 1điểm)
Câu 2 : ( 6 điểm )
- Chọn thực phẩm tươi ngon, không bầm giập, sâu úa, ôi ươn,
- Sử dụng nước sạch để chế biến món ăn và vệ sinh dụng cụ ăn uống.
- Chế biến, làm chín thực phẩm để diệt vi khuẩn và loại bỏ chất độc.
- Rửa sạch dụng cụ ăn uống, chống ô nhiễm qua bụi bặm, ruồi nhặng,
- Cất giữ thực phẩm ở nơi an toàn, cách xa các chất độc hại, các loại hoá chất.
- Bảo quản thực phẩm chu đáo, tránh sự xâm nhập của côn trùng, sâu bọ và các súc vật khác.
- Rửa kĩ các loại rau quả ăn sống bằng nước sạch, gọt vỏ bảo quản cẩn thận, không để ruồi bọ bâu vào.
- Không dùng cácthực phẩm có chất độc : cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ,(sử dụng thịt cóc phải bỏ hết da, phủ tạng, nhất là gan và trứng).
- Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng).
(Nêu thiếu mỗi ý ở trên thì trừ 0,7 điểm )
Câu 3 : ( 2 điểm )
- Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ. ( 0,5 điểm )
- Nêu được các khoản chi của gia đình (ăn, mặc ở, học tập,) ( 0,5 điểm )
Em có thể làm những việc sau để tiết kiệm chi tiêu :
Bảo quản tốt quần áo, các vật dụng của cá nhân và gia đình, ( 0,5 điểm)
Rất cần mới mua; không mua những thứ vượt quá khả năng của gia đình. ( 0,5 điểm )
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_6970_kiem_tra_cuoi_nam_hoc.doc