Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 3+4: Thực hành xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay). Độ pH của đất bằng phương pháp so màu - Trường THCS Lê Lợi

1. MỤC TIÊU:

1.1) Kiến thức:

- HS biết: Quy trình xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay.

- HS hiểu: Hiểu được cách xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu với thang màu pH.

1.2) Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Xác định thành phần cơ giới của đất, xác định độ pH của đất.

- HS thực hiện thành thạo: Kỹ năng phân biệt các loại đất

1.3) Thái độ:

- Thói quen: Hình thành ý thức bảo vệ môi trường đất.

- Tính cách: Bảo vệ tài nguyên của đất nước.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

-Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay.

- Xác định độ pH của đất.

3. CHUẨN BỊ:

 3.1) GV: - Cốc đựng nước,ống nhỏ giọt, thước đo, thang màu pH, giấy đo pH

 3.2) HS: - Các mẫu đất ở những nơi khác nhau để riêng

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1- Ổn định – tổ chức và kiểm diện:GV kiểm tra SS HS (1p)

4.2- Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 3+4: Thực hành xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay). Độ pH của đất bằng phương pháp so màu - Trường THCS Lê Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 3 Tuần ( CM):3 . Ngày dạy:. Bài 3,4 THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN (vê tay) - ĐỘ pH CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: - HS biết: Quy trình xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay. - HS hiểu: Hiểu được cách xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu với thang màu pH. 1.2) Kĩ năng: - HS thực hiện được: Xác định thành phần cơ giới của đất, xác định độ pH của đất. - HS thực hiện thành thạo: Kỹ năng phân biệt các loại đất 1.3) Thái độ: - Thói quen: Hình thành ý thức bảo vệ môi trường đất. - Tính cách: Bảo vệ tài nguyên của đất nước. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: -Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay. - Xác định độ pH của đất. 3. CHUẨN BỊ: 3.1) GV: - Cốc đựng nước,ống nhỏ giọt, thước đo, thang màu pH, giấy đo pH 3.2) HS: - Các mẫu đất ở những nơi khác nhau để riêng 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1- Ổn định – tổ chức và kiểm diện:GV kiểm tra SS HS (1p) 4.2- Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 4.3- Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1:(17p) (1) Mục tiêu: - Kiến thức:Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản.(vê tay) - Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hành ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Quan sát, thực hành theo nhóm - Phương tiện dạy học: như mục 3 (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: GV: Kiểm tra dụng cụ và mẫu vật của học sinh. - Phân công công việc cho từng nhóm học sinh. Bước 2: GV: Thao tác mẫu theo qui trình SGK HS: quan sát Bước 3: HS: Thực hành theo nhóm GV: Đến từng nhóm hướng dẫn thêm cho hs. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát đối chiếu với chuẩn phân cấp đất ở bảng 1 SGK. HS: Thao tác giáo viên quan sát chỉ dẫn. GV: Yêu cầu hs hoàn thành bảng. I. Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản. 1. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: (SGK): 2.Quy trình thực hành. Bước 1. Lấy 1 ít đất bằng viên bi cho vào lồng bàn tay. Bước 2. Nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm. Bước 3. Dùng 2 bàn tay vê đất thành thỏi có đường kính 3mm. Bước 4. Uốn thỏi đất thành vòng có đường kính khoảng 3cm. 3. Kết quả. Mẫu đất Trạng thái đất sau khi vê Loại đất xác định Số 1 Số 2 Số 3 ... ... ... ... ... ... HOẠT ĐỘNG 2: (17p) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu - Kĩ năng: Rèn kỹ năng thực hành. ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Quan sát, thực hành theo nhóm. - Phương tiện dạy học: như mục 3. (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: GV: Nêu mục tiêu của bài, nội quy và quy tắc an toàn lao động. - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về dụng cụ và vật liệu. Bước 2: GV: Thao tác mẫu HS: Quan sát. Bước 3: HS: thực hành theo nhóm. GV: đến từng nhóm hướng dẫn thêm. GV: Y/c hs ghi kết quả thu được vào bảng. II. Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu. 1. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: - Các loại mẫu đất. - Thang màu pH, chất chỉ thị màu. 2. Quy trình thực hành. Bước 1. Lấy một lượng đất bằng hạt ngô cho vào thìa. Bước 2. Nhỏ từ từ chất chỉ thị màu tổng hợp vào mẫu đấtcho đến khi dư thừa một giọt. Bước 3. Sau 1 phút, nghiêng thìa cho chất chỉ thị màu chảy ra và so màu với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào có độ pH tương đương với độ pH của màu đó. 3. Kết quả. Mẫu đất Độ pH Đất chua, kiềm, trung tính Mẫu số 1. So màu lần1 So màu lần 2 So màu lần 3 Trung bình Mẫu số 2. So màu lần1 So màu lần 2 So màu lần 3 Trung bình ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1 Tổng kết: - Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của học sinh, giáo viên đánh giá chấm điểm. - Đánh giá nhận xét giờ thực hành. + Sự chuẩn bị + Thực hiện quy trình + An toàn lao động và vệ sinh môi trường. + Kết quả thực hành. - Thu dọn dụng cụ, mẫu đất, vệ sinh khu vực thực hành. 5.2 Hướng dẫn học tập: – Đối với bài học ở tiết học này: GV: Hướng dẫn đánh giá xếp loại mẫu đất. Tự đánh giá kết quả thực hành xem đất mình mang đi thuộc loại đất nào? ( Đất chua, đất kiềm, Đất trung tính). – Đối với bài học ở tiết học tiết theo: Chuẩn bị: Xem trước bài “Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất ” + Vì sao phải sử dụng đất hợp lí? + Tìm hiểu các biệp pháp cải tạo và bảo vệ đất? + Kẻ bảng phụ (bảng sgk/14,15) 6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_34_thuc_hanh_xac_dinh_thanh_phan.doc
Giáo án liên quan