Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 37: Thức ăn vật nuôi (Bản hay)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Biết được tên và nguồn gốc của một số thức ăn quen thuộc đối với gia súc, gia cầm.

2. Kỹ năng:

-Đọc được tên các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.

-Nhận biết một số loại thức ăn động, thực vật là thức ăn vật nuôi.

3. Thái độ:

-Tận dụng các loại thức ăn sẵn có ở ao, vườn để chăn nuôi trong gia đình.

B. TRỌNG TÂM:

-Phần II: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.

C. CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: xem bài 37 trong SGK, SGV, phóng to hình 63, 64, 65 SGK.

-Học sinh: xem trước bài 37 trong SGK.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Giới thiệu bài mới:

 Thức ăn vật nuôi là nguồn cung cấp năng lượng và các cchất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động sống của con vật như sinh trưởng, phát triển, sản xuất ra sản phẩm: thịt, trứng, sữa. Vậy thức ăn vật nuôi là gì? Nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua nội dung bài 37: “THỨC ĂN VẬT NUÔI”

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 37: Thức ăn vật nuôi (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Biết được tên và nguồn gốc của một số thức ăn quen thuộc đối với gia súc, gia cầm. 2. Kỹ năng: -Đọc được tên các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. -Nhận biết một số loại thức ăn động, thực vật là thức ăn vật nuôi. 3. Thái độ: -Tận dụng các loại thức ăn sẵn có ở ao, vườn để chăn nuôi trong gia đình. TRỌNG TÂM: -Phần II: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. CHUẨN BỊ: -Giáo viên: xem bài 37 trong SGK, SGV, phóng to hình 63, 64, 65 SGK. -Học sinh: xem trước bài 37 trong SGK. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: Thức ăn vật nuôi là nguồn cung cấp năng lượng và các cchất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động sống của con vật như sinh trưởng, phát triển, sản xuất ra sản phẩm: thịt, trứng, sữa. Vậy thức ăn vật nuôi là gì? Nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua nội dung bài 37: “THỨC ĂN VẬT NUÔI” HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG Hoạt động1: Nguồn gốc thức ăn vật nuôi. Yêu cầu: Biết được tên và nguồn gốc thức ăn vật nuôi. -Trước hết, chúng tìm hiểu xem thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu thì ta vào phần I. -Hãy quan sát hình 63 và cho biết các vật nuôi đanng ăn thức ăn gì? =>GV nhận xét (trâu ăn rơm, gà ăn thóc, lợn ăn cám..) -Hãy kể tên các loại thức ăn của trâu, bò, gà, lợn.mà em biết? =>GV nhận xét: +Trâu ăn: rơm rạ, cỏ khô.. +Gà ăn: ngô, lúa, côn trùng, sâu bọ +Lợn ăn: cám, rau lang, rau muống. -Tại sao những vật nuôi đó không ăn những thức ăn khác? =>GV nhận xét -Như vậy con vật không ăn có thể sống được không? =>GV nhận xét -Em hãy cho biết thức ăn vật nuôi là gì? Và vai trò của nó? =>GV nhận xét và kết luận +Những thứ vật nuôi ăn vào. +Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động sống của vật nuôi -Con lợn ,gà có ăn được rơm rạ, cỏ khô không? Tại sao trâu, bò thì ăn được? =>GV nhận xét và giải thích:mỗi con vật chỉ ăn được những loại thức ăn phù hợp với đặc điểm tiêu hóa của chúng. +Gà ăn: lúa, ngô, sâu bọ +Lợn ăn: cám, rau.., thức ăn hỗn hợp.Vì nó là động vật ăn tạp. +Trâu, bò ăn: rơm rạ, cỏ khô..Vì nó tiêu hóa được chất xơ nhờ hệ vi sinh vật trong dạ cỏ. -Chúng ta đã biết thức ăn vật nuôi là gì tiếp theo chúng ta tìm hiểu xem nó có nguồn gốc từ đâu ta vào 2. -Hãy quan sát hình 64 và xác định nguồn gốc của các loại thức ăn, rồi xếp chúng vào một trong ba loại sau: thực vật, động vật hay chất khoáng theo bảng dưới đây: Động vật Thực vật chất khoáng Cám gạo Ngô vàng Bột sắn Khô dầu Premic khoáng Premic vitamin Bột cá =>GV nhận xét và giải thích: +Thức ăn động vật:được chế biến từ động vật như bột tôm, bột cá, thịt xươngcó nhiều protein,khoáng, vitamin +Thức ăn thực vật: có nguồn gốc từ thực vật như rau, cỏ, rơm rạ +Thức ăn khóang: là dạng thức ăn dưới dạng muối không độc, chứa canxi, photpho,Na,Clđể cung cấp chất khoáng cho vật nuôi. -Em hiểu 2 từ hỗn hợp là như thế nào? =>GV nhận xét: hỗn hợp là nhiều loại pha trộn lại với nhau. -Như vậy thức ăn hỗn hợp là gì? Cho ví dụ? =>GV nhận xét và kết luận Hoạt động 2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. Yêu cầu: Xác định được các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. -Chúng ta tìm hiểu phần cuối cùng của nội dung bài là phần II. -Hãy kể tên các chất dinh dưỡng cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể ? =>GV nhận xét: protein, gluxit, vitamin, lipit, khoáng, nước. -Vậy em hãy cho biết vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi? =>GV nhận xét và giải thích +Protein: cung cấp vật liệu xây dựng các cơ quan,các bộ phận hệ cơ quan của vật nuôi. +Gluxit và lipit: cung cấp năng lượng +Nước: chất hòa tan, vận chuyển,điều hòa thân nhiệt. +Vitamin: giúp hệ thần kinh, tiêu hóa,xương, da hoạt động bình thường, giúp cơ thể phát triển chống vi trùng gây bệnh. -Quan sát bảng 4 và cho biết loại thức ăn khác nhau thì thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng như thế nào? Rau muống Khoai langcủ Rơm lúa Ngô hạt Bột cá Nước 89.40 73.49 9.19 12.70 9.00 Protein 2.10 0.91 5.06 8.90 50.00 Lipit 0.70 0.50 1.67 4.40 4.29 Gluxit 6.30 24.59 67.84 72.60 11.64 Khoáng, vitamin 1.50 0.51 16.24 1.40 25.07 =>GV nhận xét và kết luận -Em hãy quan sát hình 65 và cho biết tên các loại thức ăn ứng với kí hiệu của từng hình tròn(a, b, c, d, e) theo bảng dưới đây? Kí hiệu hình tròn Tên thức ăn a b c d e -Trả lời -Thảo luận -Thảo luận -Trả lời -Trả lời -Thảo luận -Thảo luận -Trả lời -Trả lời -Trả lời -Thảo luận -Trả lời Thảo luận NGUỔN GỐC THỨC ĂN VẬT NUÔI: Thức ăn vật nuôi: -Thức ăn vật nuôi là những thứ vật nuôi ăn vào phù hợp với đặc điểm tiêu hóa của nó. -Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động sống của vật nuôi . 2. Nguồn gốc thức ăn: -Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ: +Động vật +Thực vật +Chất khoáng -Thức ăn hỗn hợplà thức ăn được chế biến từ nhiều loại thức ăn với nhau. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN VẬT NUÔI: -Thức ăn vật nuôi có nước và chất khô. Chất khô gồm: protein, lipit, gluxit, vitamin và chất khoáng. -Loại thức ăn khác nhau thì thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Kí hiệu hình tròn Tên thức ăn a Rau muống b Rơm lúa c Khoai lang củ d Ngô hạt e Bột cá 4. Củng cố: Hãy chọn các từ, cụm từ: thóc, cỏ, rơm, cám gạo, premic khoáng, thực vật, động vật để điền vào bảng tóm tắt sau: Vật nuôi Loại thức ăn Nguồn gốc thức ăn Trâu, bò Lợn Gà 5. Dặn dò: -Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK trang101. -Xem trước bài 38: “VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_37_thuc_an_vat_nuoi_ban_hay.doc