Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 44-47 - Vũ Quang Vinh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức.

- Biết được tầm quan trọng của chuồng nuôi.

- Biết được các tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh.

- Biết cách vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi.

2. Kĩ năng:

- Chọn nơi đặt chuồng nuôi trong gia đình hợp lí

- Luôn luôn nắm bắt được các thông tin dịch bệnh phòng tránh cho đàn gia súc

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, say mê học tập.

- Có ý thức ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa.

2. Học sinh:

 Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 44-47 - Vũ Quang Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 44. Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Biết được tầm quan trọng của chuồng nuôi. - Biết được các tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh. - Biết cách vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi. 2. Kĩ năng: - Chọn nơi đặt chuồng nuôi trong gia đình hợp lí - Luôn luôn nắm bắt được các thông tin dịch bệnh phòng tránh cho đàn gia súc 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập. - Có ý thức ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1: Tìm hiểu về chuồng nuôi. - GV: Cho học sinh đọc phần I.1 và cho câu trả lời đúng nhất. - HS: Đọc và trả lời - GV: Giải thích và lấy ví dụ cụ thể - HS: Lắng nghe và bổ sung điều cần thiết - GV: Dùng sơ đồ 10 SGK yêu cầu học sinh quan sát thấy được các yếu tố vệ sinh chuồng nuôi. - GV: Gọi học sinh đọc phần bài tập và yêu cầu học sinh làm bài tập điền khuyết vào vở. - HS: Quan sát và làm bài tập HĐ2.Tìm hiểu về vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi. - GV: Hướng dẫn học sinh nêu các ví dụ minh hoạ để kết luận tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi. - GV: Trong chăn nuôi cần làm gì để vệ sinh chăn nuôi? - GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ 11 và nêu các khâu vệ sinh chuồng nuôi? - HS: Thảo luận hình thành kiến thức về vệ sinh môi trường sống của vật nuôi. - GV: Nêu nội dung vệ sinh thân thể vật nuôi. Chú ý: Tắm trải và vận động hợp lý? - HS: Trả lời I. Chuồng nuôi. 1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi Trả lời câu hỏi Câu e: Tất cả các câu đều đúng. 2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh. - Có 5 yếu tố cấu thành vệ sinh chuồng nuôi: Nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng, không khí trong chuồng nuôi và độ chiếu sáng. - Nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng - Chuồng nuôi hợp vệ sinh khi xây dựng, chọn địa điểm, hướng chuồng, nền chuồng, tường bao, mái che II. Vệ sinh phònh bệnh. 1.Tầm quan trọng của vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi. - Vệ sinh chăn nuôi là để phòng ngừa bệnh dịch sảy ra, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và tăng năng xuất chăn nuôi. 2. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi. a.Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi - Yêu cầu: Khí hậu trong chuồng, xây dựng chuồng nuôi, thức ăn, nước uống. b. Vệ sinh thân thể cho vật nuôi. - Vệ sinh thân thể cho vật nuôi vừa có tác dụng duy trì sức khoẻ và sức sản xuất của vật nuôi vừa có tác dụng làm quen huấn luyện để vật nuôi thuần thục dễ chăm sóc, quản lý. 4. Củng cố: - GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. 5. Nhắc nhở: - Đọc lại bài - Chuẩn bị trước: Bài 45. Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 45. Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Biết cách chăn nuôi vật nuôi non. - biết cách chăm sóc vật nuôi đực giống và cái giống sinh sản. 2. Kĩ năng: - Chăm sóc vật nuôi tốt phát triển đều khoẻ mạnh - Luôn luôn làm mới đàn vật nuôi 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập. - Có ý thức ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các hướng hợp lí cho làm chuồng nuôi TL: Hướng Nam và Đông Nam 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1.Tìm hiểu chăn nuôi vật nuôi non. - GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 72 SGK và trả lời câu hỏi - GV: Cơ thể vật nuôi có những đặc điểm gì? - HS: Trả lời - GV: Gợi ý cho học sinh lấy ví dụ từ vật nuôi ở gia đình - GV: Yêu cầu học sinh đọc và sắp xếp theo trình tự nuôi dưỡng đến chăm sóc theo lứa tuổi - HS: Sắp xếp theo câu hỏi HĐ2.Tìm hiểu về chăn nuôi vật nuôi đực giống. - GV: Giới thiệu cho học sinh hiểu được mục đích và yêu cầu của chăn nuôi vật nuôi đực giống. - GV: Hướng dẫn thảo luận nuôi dưỡng, chăm sóc ảnh hưởng đến đời sau như thế nào? - HS: Lắng nghe HĐ3.Tìm hiểu về chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản. - GV: Đặt vấn đề: Có hai giai đoạn quyết định tới chất lượng sinh sản - GV: Giới thiệu sơ đồ 13 SGK về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi cái sinh sản. - HS: Quan sát sơ đồ 13 SGK đánh số về mức độ ưu tiên dinh dưỡng từng giai đoạn, thảo luận. I. Chăn nuôi vật nuôi non. 1.Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non. - Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh. - Chức năng của hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh. - Chức năng miễn dịch chưa tốt. 2.Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non. - Vật nuôi mẹ tốt - Giữ ẩm cho cơ thể, cho bú sữa - Tập cho vật nuôi non ăn sớm - Cho vật nuôi vận động, giữ vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi non. II. Chăn vật nuôi đực giống. * Mục đích: Khả năng phối giống cao đời con có chất lượng tốt. * Yêu cầu: Sức khoẻ vật nuôi tốt( Không quá béo) Có khối lượng tinh dịch cao, chất lượng tinh dịch tốt. * Sơ đồ ( SGK). III.Chăm sóc vật nuôi cái sinh sản. - Vật nuôi cái sinh sản có ảnh hưởng quyết định chất lượng đàn vật nuôi con. + Giai đoạn mang thai: Nuôi thai, nuôi cơ thể mẹ và tăng trưởng, chuẩn bị cho tiết sữa sau này. + Giai đoạn nuôi con: Tiết sữa nuôi con, nuôi cơ thể mẹ, phục hồi cơ thể sau khi đẻ. 4. Củng cố: - GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. 5. Nhắc nhở: - Đọc lại bài - Chuẩn bị trước: Bài 46. Phòng, trị bệnh thông thường cho vật nuôi Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 46. Phòng, trị bệnh thông thường cho vật nuôi I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Biết được khái niệm thế nào là bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh ở vật nuôi - Biết cách phòng trị bệnh cho vật nuôi. 2. Kĩ năng: - Chăm sóc vật nuôi tốt phát triển đều khoẻ mạnh - Phát hiện kịp thời các bênh thường gặp ở vật nuôi trong gia đình 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập. - Có ý thức ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu cách nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non TL: SGK trang 119 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1: Tìm hiểu khái niệm về bệnh. - GV: Cho học sinh đọc ví dụ và nêu kn bệnh ở vật nuôi - HS: Nêu ví dụ - GV: Cho học sinh đọc khái niệm và phân tích - HS: Đọc và ghi lại điều cần thiết HĐ2.Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh. - GV: Cho hs qs sơ đồ và nêu câu hỏi + Có những nguyên nhân nào gây bệnh? + Nếu không chữa kịp thì VN làm sao? - HS: Trả lời - GV: Nguyên nhân bên ngoài gồm những nguyên nhân nào? - HS: Trả lời HĐ3. Tìm hiểu về các biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi. - GV: Cho học sinh đọc phân III và làm bài tập. - HS: Thảo luận về biện pháp đúng, sai – hình thành kiến thức vào vở I. Khái niệm về bệnh. KN: SGK II. Nguyên nhân gây ra bệnh. - Có 2 căn cứ để phân loại bệnh + Bệnh truyền nhiễm: Do các vi sinh vật ( Vi rút, vi khuẩn ) gây ra + Bệnh không truyền nhiễm: Do vật kí sinh như giun, sán, ve gây ra không lây lan thành dịch. - Nêu không chữa kịp vật nuôi có thể chết III. Phòng trị bệnh cho vật nuôi. - Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi. - Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin - Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. - Vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi. 4. Củng cố: - GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. 5. Nhắc nhở: - Đọc lại bài - Chuẩn bị trước: Bài 47. Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 47. vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Biết được vắc xin là gì và tác dụng của vắc xin. - Biết cách sử dụng và bảo quản vắc xin 2. Kĩ năng: - Chăm sóc vật nuôi tốt phát triển đều khoẻ mạnh - Tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc đúng và kịp thời 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập. - Có ý thức ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các phòng trị bệnh cho vật nuôi TL: SGK trang 122 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1.Tìm hiểu tác dụng của vacxin - GV: Đặt vấn đề “ Các em có biết vắc xin là gì không? nêu ý nghĩa SGK. - HS: Trả lời - GV: Dùng hình vẽ 73 SGK yêu cầu học sinh phân loại vắc xin. - HS: Trả lời - GV: Thế nào là vắc xin chết và vắc xin nhược độc? - HS: Trả lời - GV: Dùng hình 74 mô tả tác dụng của vắc xin. - HS: Thảo luận làm bài tập HĐ2.Tìm hiểu cách bảo quản và sử dụng vắc xin - GV: Vắc xin cần phải được bảo quản như thế nào? - HS: Trả lời - GV: Cho học sinh đọc sử dụng vắc xin. - HS: Đọc và ghi lại điều cần thiết I. Tác dụng của vắc xin. 1.Vắc xin là gì? - Vắc xin được chế từ chính mầm bệnh ( Vi khuẩn hoặc vi rút ) gây ra mà ta muốn phòng ngừa. Vắc xin phân làm hai loại. - Bị làm yếu đi là vắc xin nhược độc - Bị giết chết là vắc xin chết. 2. Tác dụng của vắc xin. - Làm cho cơ thể vật nuôi chống được bệnh, khoẻ mạnh vì nó đáp ứng được miễn dịch khi sử dụng vắc xin. Bài tập: - Vắc xin, Kháng thể, Tiêu diệt mầm bệnh, miễn dịch. II. Một số điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin. 1.Bảo quản. - Nhiệt độ thích hợp phải theo sự hướng dẫn của nhãn thuôc. - Đã pha phải dùng ngay. 2.Sử dụng: - Chỉ dùng vắc xin cho vật nuôi khoẻ. - Phải dùng đúng vắc xin - Dùng vắc xin xong phải theo dõi nuôi 2-3 giờ tiếp theo. 4.Củng cố: GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. 5. Nhắc nhở - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước bài Bài 48: Thực hành Nhận biết một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm và phương pháp sử dụng vắc xin niu cát xơn phòng bệnh cho gà

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_44_47_vu_quang_vinh.doc