I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được 1số loại phân bón tác dụng của chúng đối với cây trồng và đất.
2. Kỹ năng
- Nhận biết được các loại phân bón
- Biết cách sử dụng từng loại phân bón phù hợp với từng loại đất và từng loại cây.
- Phát triển tư duy kĩ thuật và tư duy kinh tế
3. Thái độ
Có ý thức tận dụng các sản phẩm phụ như thân, cành, lá và cây hoang dại để làm phân bón.
II. CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên.
Hình 6 trang 17 SGK phóng to, sơ đồ 2, bảng phụ
2.Học sinh.
DCHT
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hỏi đáp gợi mở + Thảo luận nhóm + Trực quan
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới: (6 phút)
1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỉ số
2.Kiểm tra bài cũ:
Lớp 7B: Thái Lê Quất Anh
Lớp 7A: Nguyễn Thị Thu Huyền
GV: Nêu câu hỏi:
CH1: Vì sao phải cải tạo đất?
CH2: Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất?
HS: Lên bảng trả lời
Hầu hết đất trồng ở nước ta là đất xấu, dễ bị xói mòn và rửa trôi nên cần được cải tạo và bảo vệ.
- Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ
- Làm ruộng bậc thang
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các cây phân xanh
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên: rửa phèn
- Bón vôi
14 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 6+9 - Nguyễn Thị Thúy Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3, Tiết 6
Ngày soạn: 26/08/2013 Ngày dạy: 28/08/2013 Thứ 4, tiết 1, lớp 7B
30/08/2013- Thứ 7,tiết 2, lớp 7A
BÀI 6: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, BẢO VỆ
VÀ CẢI TẠO ĐẤT
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lí.
- Biết được các biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích
- Hình thành tư duy kĩ thuật cho học sinh.
3. Thái độ
Có ý thức bảo vệ và cải tạo tài nguyên môi trường đất.
II. CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên.
Hình 3,4,5 SGK trang 14 phóng to.
2.Học sinh.
DCHT
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hỏi đáp gợi mở + Thảo luận nhóm.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới: (6 phút)
1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỉ số
2.Kiểm tra bài cũ:
Lớp 7B:
Lớp 7A:
GV: Nêu câu hỏi: Để xác định độ pH của đất ta tiến hành như thế nào?
HS: Lên bảng trả lời:
Bước 1: Lấy một lượng đất bằng hạt ngô cho vào thìa.
Bước 2: Sau 1 phút, nghiêng thìa cho chất chỉ thị màu chảy ra và so màu với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì đất có độ pH tương đương với độ pH của màu đó.
GV: Gọi HS khác nhận xét, đánh giá điểm.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới:
Đất là tài nguyên quý của quốc gia, là cơ sở để sản xuất nông, lâm nghiệp. Vì vậy chúng ta phải biết cách sử dụng cải tạo và bảo vệ đất. Để biết như thế nào là sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất hợp lí ta vào bài mới.
4.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung bài
Hoạt động 2: Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
Phương pháp: Hỏi đáp + thảo luận nhóm
Đồ dùng: bảng phụ, PHT
Thời gian: (15 phút)
- Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
- Gợi ý: Khi dân số tăng dẫn tới những điều gì?
- Thảo luận hoàn thành bảng
- Gợi ý:
+ Thâm canh tăng vụ có tác dụng như thế nào đến sản lượng thu hoạch?
+ Không để đất trống trong thời gian giữa 2 vụ có tác dụng gì?
+ Chọn cây trồng phù hợp với đất có tác dụng như thế nào đến sự sinh trưởng, phát triển của cây?
+ Vừa sử dụng, vừa cải tạo đất chỉ áp dụng cho vùng đất mới khai hoang
- Nhận xét và chốt lại kiến thức
-Do dân số tăng nhanh
- Dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu chỗ ở, lương thực và thực phẩm tăng theo
- Thảo luận hoàn thành
- Đ/d nhóm trình bày à nhóm khác nhận xét và bổ sung:
+ Thâm canh tăng vụ: tăng năng suất, tăng sản lượng.
+ Không bỏ đất hoang: tăng sản lượng thu hoạch
+ Chọn cây trồng phù hợp với đất: tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh và cho năng suất cao
+ Vừa sử dụng, vừa cải tạo đất: để sớm có thu hoạch
I. Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
- Do dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu chỗ ở, lương thực và thực phẩm tăng theo, trong khi đó diện tích đất trồng trọt có hạn, vì vậy phải sử dụng đất hợp lí.
- Biện pháp sử dụng đất:
+ Thâm canh tăng vụ: tăng năng suất, tăng sản lượng.
+ Không bỏ đất hoang: tăng sản lượng thu hoạch
+ Chọn cây trồng phù hợp với đất: tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh và cho năng suất cao
+ Vừa sử dụng, vừa cải tạo đất: để sớm có thu hoạch
* Hoạt động 3: Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất(20 phút)
Phương pháp: Hỏi đáp + thảo luận nhóm
Đồ dùng: bảng phụ, PHT
Thời gian: (20 phút)
- Những loại đất nào cần cải tạo?
- Y/c HS quan sát H.3, 4, 5 à Thảo luận hoàn thành bảng
- Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức.
- Đất chua, mặn, bạc màu
- Thảo luận à hoàn thành. Xác định được:
+ Mục đích của các biện pháp
+ Biện pháp đó được sử dụng cho loại đất nào
- Đ/d nhóm trình bày nhóm khác nhận xét và bổ sung:
- Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ: Tăng bề dày lớp đất canh tác . Áp dụng cho đất bạc màu.
- Làm ruộng bậc thang: Hạn chế dòng chảy, xói mòn, rửa trôi. Áp dụng cho đất dốc (đồi, núi).
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các cây phân xanh: Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn rửa trôi. Áp dụng cho đất dốc đồi núi.
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên: rửa phèn. Áp dụng cho Đất phèn.
- Bón vôi: hạ phèn . Áp dụng cho đất phèn.
II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất:
1.Lí do:
Hầu hết đất trồng ở nước ta là đất xấu, dễ bị xói mòn và rửa trôi nên cần được cải tạo và bảo vệ.
2. Biện pháp:
- Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ: Tăng bề dày lớp đất canh tác . Áp dụng cho đất bạc màu.
- Làm ruộng bậc thang: Hạn chế dòng chảy, xói mòn, rửa trôi. Áp dụng cho đất dốc (đồi, núi).
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các cây phân xanh: Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn rửa trôi. Áp dụng cho đất dốc đồi núi.
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên: rửa phèn. Áp dụng cho Đất phèn.
- Bón vôi: hạ phèn . Áp dụng cho đất phèn, chua.
4. Củng cố: (3ph)
CH1:Nêu các biện pháp sử dụng đất hợp lí?(HS Y-Tb)
+ Thâm canh tăng vụ: tăng năng suất, tăng sản lượng.
+ Không bỏ đất hoang: tăng sản lượng thu hoạch
+ Chọn cây trồng phù hợp với đất: tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh và cho năng suất cao
+ Vừa sử dụng, vừa cải tạo đất: để sớm có thu hoạch
CH2: Hãy cho biết những biện pháp dùng để cải tạo và bảo vệ đất?
- Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ
- Làm ruộng bậc thang
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các cây phân xanh
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
- Bón vôi
CH3: Ở địa phương em thường sử dụng biện pháp nào để cải tạo và bảo vệ đất?
(HS K-G)
HS liên hệ trả lời.
5. Dặn dò: (1ph)
- Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi sgk
- Xem trước bài 7.Tác dụng của phân bón trong trồng trọt. Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của phân bón, phân biệt được 1số loại phân bón thông thường, vai trò của phân bón đối với năng suất và chất lượng sản phẩm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 4, Tiết 7
Ngày soạn: 30/08/2013 Ngày dạy: 4/09/2013- Thứ 4, tiết 2, lớp 7A
tiết 3, lớp 7B
BÀI 7: TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được 1số loại phân bón tác dụng của chúng đối với cây trồng và đất.
2. Kỹ năng
- Nhận biết được các loại phân bón
- Biết cách sử dụng từng loại phân bón phù hợp với từng loại đất và từng loại cây.
- Phát triển tư duy kĩ thuật và tư duy kinh tế
3. Thái độ
Có ý thức tận dụng các sản phẩm phụ như thân, cành, lá và cây hoang dại để làm phân bón.
II. CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên.
Hình 6 trang 17 SGK phóng to, sơ đồ 2, bảng phụ
2.Học sinh.
DCHT
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hỏi đáp gợi mở + Thảo luận nhóm + Trực quan
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới: (6 phút)
1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỉ số
2.Kiểm tra bài cũ:
Lớp 7B: Thái Lê Quất Anh
Lớp 7A: Nguyễn Thị Thu Huyền
GV: Nêu câu hỏi:
CH1: Vì sao phải cải tạo đất?
CH2: Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất?
HS: Lên bảng trả lời
Hầu hết đất trồng ở nước ta là đất xấu, dễ bị xói mòn và rửa trôi nên cần được cải tạo và bảo vệ.
- Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ
- Làm ruộng bậc thang
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các cây phân xanh
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên: rửa phèn
- Bón vôi
GV: Gọi HS khác nhận xét, đánh giá điểm.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Người ta nói rằng phân bón là một yếu tố không thể thiếu trong sản xuất trồng trọt. Vậy phân bón là gì và nó có tác dụng như thế nào đối với cây trồng? Để biết được điều này ta vào bài 7.
4.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung bài
Hoạt động 2: Phân bón là gì?
Mục tiêu:Biết được thế nào là phân bón và một số loại phân bón, phân loại một số loại phân bón thông thường.
Phương pháp: Hỏi đáp + thảo luận nhóm
Đồ dùng:sơ đồ 2, bảng phụ
Thời gian: (17 phút)
- Muôn cây trồng phát triển tốt người ta cung cấp gì những cho cây?
- Phân bón là gì?
- Trong phân bón có những chất dinh dưỡng nào cần thiết cho cây ?
- Giải thích thêm : ngoài các chất trên, còn có nhóm các nguyên tố vi lượng khác như: Cu, Fe, Zn,
- Người ta chia phân bón ra làm mấy nhóm?
- Y/c QS sơ đồ 2. Sắp xếp các loại phân bón vào 3 nhóm sao cho thích hợp
- Nhận xét và thông báo đáp án đúng:
+ Phân hoá học: c, d, h, n
+ Phân hữu cơ: a, b, e, g, k , l, m.
+ Phân vi sinh: i
- Dựa vào đâu mà chia phân bón thành 3 nhóm như vậy ?
- Nếu gia đình em làm nông nghiệp, em làm thế nào để có nhiều phân bón?
- Ngoài ra để cải tạo đất chua người ta dùng vôi. Tuy nhiên nhiều nhà nông học không xếp vôi vào phân bón mà chỉ xem là một loại vật liệu cải tạo chua cho đất.
à Nước + phân bón
à Là thức do con người bổ sung cho cây trồng.
à Trong phân bón có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng : đạm, lân, kali.
à 3 nhóm chính
à HS thảo luận hoàn thành sắp xếp các loại phân bón theo từng nhóm
- 1 vài học sinh trình bày lớp nhận xét và bổ sung.
+ Phân hoá học: c, d, h, n
+ Phân hữu cơ: a, b, e, g, k , l, m.
+ Phân vi sinh: i
- Theo dõi và sữa chữa
- Dựa vào nguồn gốc.
- Làm chuồng cho vật nuôi có nơi chứa phân, bỏ rác, chất độn vào chuồng, ủ phân xanh
I. Phân bón là gì?
1. Khái niệm
- Phân bón là « thức ăn » của cây trồng do con người cung cấp. Trong phân bón có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây: N, P, K.
2.Phân loại :
- Phân bón có 3 nhóm chính:
+ Phân hữu cơ
+ Phân hóa học
+ Phân vi sinh
* Hoạt động 3: Tác dụng của phân bón
Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò của phân bón đối với việc cải tạo đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất, vai trò của phân bón đối với việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Nêu được điều kiện để nâng cao hiệu quả của phân bón trong việc cải tạo đất và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt.
Phương pháp: Hỏi đáp + thảo luận nhóm+Trực quan.
Đồ dùng: Hình 6 trang 17 SGK phóng to
Thời gian: (18 phút)
Y/c QS H.6 SGK và thảo trả lời câu hỏi:
+ Các mũi tên thể hiện mối quan hệ giữa đất, phân bón và cây trồng như thế nào ?
+ Phân bón có ảnh hưởng thế nào đến đất, năng suất cây trồng và chất lượng nông sản?
+ Có phải cứ bón phân nhiều là cây sẽ tốt không ? Tại sao?
Khi bón phân cho cây, ông cha ta thường dặn : « Nhìn trời, nhín đất, nhìn cây »
+ Phun trên lá có tác dụng cải tạo đất không ?
+ Đọc phần chú ý à cho biết thế nào là bón phân hợp lí?
- Chính phân bón có vai trò quan trọng như vậy nên từ xưa ông cha ta đã có câu : « Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống »
- Nhận xét và chốt lại kiến thức
- Khi bón phân vào đất, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho nằn suất cao và phẩm chất tốt.
à Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
à Không.Vì làm cho năng suất của cây giảm
- Không
à Bón phân đúng liều lượng, đúng chủng loại, bón cân đối giữa các loại phân
II. Tác dụng của phân bón:
- Phân bón làm tăng độ phì nhiều của đất, tăng năng suất cây trồng và tăng chất lượng nông sản.
- Để nâng cao năng suất cây trồng cần phải bón phân hợp lí:
+ Phải bón phân đúng liều lượng
+ Bón đúng chủng loại,
+ Bón cân đối giữa các loại phân.
4. Củng cố: (3ph)
GV treo bảng phụ :
Chọn câu đúng nhất :
1.Phân bón gồm 3 loại
A. Phân xanh, đạm, vi lượng
B.Đạ, lân, kali
C. Phân chuồng, phân hóa học, phân vi sinh
D. Phân hữu cơ, phân hòa học, phân vi sinh.
2. Phân bón có tác dụng :
A. Làm cho đất thoáng khí
B. Làm tăng năng suất
C. Làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
D. Làm cho cây nhanh lớn.
5. Dặn dò: (1ph)
- Học bài và trả lời các câu hỏi sgk
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Xem trước bài 8. Tìm hiểu cách bón phân, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.
- Chuẩn bị 1số mẫu phân hoá học
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 5, Tiết 8
Ngày soạn: 7/9/2013 Ngày dạy: 9/9/2013- Thứ 2, tiết 1, lớp 7A
tiết 4, lớp 7B
BÀI 9: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC
LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Biết được các cách bón phân.
- Biết được cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích.
- Tư duy kĩ thuật
3. Thái độ
- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng phân bón.
- Bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên.
Hình 7,8,9,10 SGK phóng to. Bảng phụ, mẫu phân bón.
2.Học sinh.
DCHT
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hỏi đáp gợi mở + Thảo luận nhóm + Quan sát
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới: (6 phút)
1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỉ số
2.Kiểm tra bài cũ:
Lớp 7B: Huỳnh Thị Viễn Vi ; Lê Văn Ý
Lớp 7A: Võ Thị Phải Cảnh ; Trần Ngọc Hải
GV: Nêu câu hỏi:
+ Phân bón là gì?
+ Tác dụng của phân bón?
HS: Lên bảng trả lời
- Phân bón là « thức ăn » của cây trồng do con người cung cấp. Trong phân bón có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây: N, P, K.
- Phân bón làm tăng độ phì nhiều của đất, tăng năng suất cây trồng và tăng chất lượng nông sản.
GV: Gọi HS khác nhận xét, đánh giá điểm.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới:
Trong trồng trọt, phân bón là một yếu tố không thể thiếu được. Do đó chúng ta phải biết cách sử dụng và bảo quản phân bón. Đó là nội dung của bài hôm nay.
4.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung bài
* Hoạt động 2: Cách bón phân.
Mục tiêu:
Biết được các cách bón phân, ưu, nhược điểm của từng cách bón.
Phân biệt được bón lót và bón thúc.
Phương pháp: Hỏi đáp + thảo luận nhóm+Trực quan.
Đồ dùng:
Thời gian: (15 phút)
- Ở gia đình và đp em khi trồng lúa, người ta bón phân vào thời điểm nào?
- Căn cứ vào thời kì bón có những cách bón phân nào ?
+ Thế nào là bón lót? Bón lót nhằm mục đích gì?
+ Thế nào là bón thúc?
- Căn cứ vào hình thức bón có những cách bón phân nào ?
- QS H7, 8, 9, 10. Xác định :
+ Tên của các cách bón phân
+ Ưu và nhược điểm của từng cách bón phân
- Thông báo đáp án đúng
- Ở gia đình em thường sử dụng cách bón nào?
- Bón trước khi gieo trồng và trong thời kì cây ST, PT
- Người ta chia làm 2 cách bón: bón lót và bón thúc.
à Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới bén rễ.
à Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây.
- Chia thành các cách bón: bón vãi, bón theo hàng, bón theo hốc hoặc phun trên lá.
HS thảo luận theo nhóm, Xác định được:
* Theo hốc ( hình 7)
Ưu: 1, 9. Nhược: 4
* Theo hàng ( hình 8)
Ưu: 1 và 9. Nhược 4
* Bón vãi: ( hình9)
Ưu: 1, 6 và 9. Nhược : 4
* Phun trên lá: ( hình 10)
Ưu: 1, 2, 5. Nhược: 8.
- 1 vài HS bày, lớp nhận xét và bổ sung
- Theo dõi và sữa chữa
- Bón vãi đối với lúa
Bón theo hàng đối với lúa, mì, ngô...
I. Cách bón phân
- Căn cứ vào thời kì bón có 2 cách:
+ Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng
+ Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây
- Căn cứ vào hình thức bón : có 4 cách
+ Bón vãi
+ Bón theo hàng,
+ Bón theo hốc
+ Phun trên lá.
Hoạt động 3: Cách sử dụng các loại phân bón thông thường
Mục tiêu:
- Nêu được cách sử dụngcác loại phân bón thông thường và giải thích được cơ sở của việc sử dụng đó
- Có ý thức tìm hiểu cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón để đạt hiệu quả cao.
- Có ý thức xử lí, chế biến phân chuồng, phân bắc nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh và ATTP
Phương pháp: Hỏi đáp + thảo luận nhóm+Trực quan.
Đồ dùng: Bảng phụ
Thời gian: (12 phút)
- Treo bảng cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón...
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng
? Vì sao phân hữu cơ thường dùng để bón lót?
- Do đk khí hậu nước ta là nóng ẩm, vsv phát triển thuận lợi nên dùng phân chuồng trong thời gian phân hủy bón lót có hiệu quả rât cao. Liều lượng phân bón tùy loại đất, loại cây nhưng nhìn chung đất trồng nước ta nghèo dinh dưỡng. Vì vậy cần bón hàm lượng lớn mới có tác dụng.
- Vì sao phân đạm, ka li thường dùng để bón thúc?
- Khi sử dụng phân đạm cần chú ý gì?
- Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức
- Quan sát
- Cá nhân hoàn thành
- 1 vài HS trình bày, lớp nhận xét và bổ sung
- Trong phân hữu cơ chữa những chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, phải có thời gian phân hủy cây mới sử dụng được.
- Theo dõi và sữa chữa
- Cần chú ý đến đặc điểm của từng loại phân mà có cách sử dụng phù hợp.
- Tác dụng nhanh.
- Dùng tiết kiệm, tùy đặc tính từng loại cây, tùy tính chất đất/ bón khi trời mát và ruộng có mực nước hợp lí.
II. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường
Khi sử dụng phân bón phải chú ý tới các đặc điểm của từng nhóm.
- Bón lót : Phân hữu cơ, lân
- Bón thúc : Phân vô cơ (N, P, K)
* Hoạt động 4: Bảo quản các loại phân bón thông thường
Mục tiêu:
- Trình bày được cách bảo quản phù hợp với mỗi loại phân bón để giữ được chất lượng của chúng.
- Có ý thức xử lí, chế biến phân chuồng, phân bắc nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh và ATTP
Phương pháp: Hỏi đáp gợi mở
Thời gian: (8 phút)
- Để bảo quản phân hóa học cần phải làm gì ?
+ Vì sao không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau?
- Phân chuồng có cách bảo quản như thế nào ?
+ Tại sao lại dùng bùn ao để trét kín đống phân ủ ?
+ Đựng trong chum, vại, sành đậy kín hoặc bọc kín bằng bao nilông.
+ Để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
+ Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau
à Vì sẽ xảy ra phản ứng làm giảm chất lượng phân.
- Có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đóng, dùng bùn ao trét kín bên ngoài
+ Tạo điều kiện cho vi sinh vật phân giải phân hoạt động, hạn chế đạm bay đi và giữ vệ sinh môi trường.a
- Phân hóa học :
+ Đựng trong chum, vại, sành đậy kín hoặc bọc kín bằng bao nilông.
+ Để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
+ Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau
- Phân chuồng : Có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trét kín bên ngoài
4. Củng cố: (3ph)
Gv treo bảng phụ
Câu 1 : Bón hốc có ưu điểm :
A. Tốn công
B. Cây khó sử dụng
C. Tiết kiệm phân bón
D. Phân bón không bị chuyển thành chất khó tan.
Câu 2 : Bón vãi có nhược điểm :
A. Phân bón không bị chuyển thành chất khó tan
B. Dụng cụ, máy móc phức tạp
C. Cây khó sử dụng
D. Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan
5. Dặn dò: (1ph)
- Học bài
- Chuẩn bị bài 10. vai trò của giống và các phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
Làm bt trang 23
Tìm hiểu các tiêu chí để đánh giá một GCT tốt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_69_nguyen_thi_thuy_sinh.doc