I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết cách xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay); và phương pháp so màu
2. Kỹ nă ng:
Rèn luyện kỹ năng thực hành, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Có ý thức trong việc làm thực hành, cẩn thận trong khi làm thực hành và phải bảo đảm an tồn lao động.
II - CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Mẫu đất, thước đo, 1 lọ nhỏ đựng nước.
- Bảng chuẩn phân cấp đất.
2. Học sinh:
- Xem trước bài thực hành.
- Chuẩn bị 3 mẫu đất: đất cát, đất sét, đất thịt.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 12, Bài 4+5: Thực hành xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản. Xác định độ pH của đát bằng phương pháp so màu - Hoàng Xuân Lỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/10/2013
Lớp 7B. Tiết TKB: Ngày giảng: ..... Sĩ số: vắng: ......................
Tiết 12: BÀI 4 + 5: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN – XÁC ĐỊNH ĐỘ PH CỦA ĐÁT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết cách xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay); và phương pháp so màu
2. Kỹ nă ng:
Rèn luyện kỹ năng thực hành, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Có ý thức trong việc làm thực hành, cẩn thận trong khi làm thực hành và phải bảo đảm an tồn lao động.
II - CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Mẫu đất, thước đo, 1 lọ nhỏ đựng nước.
- Bảng chuẩn phân cấp đất.
2. Học sinh:
- Xem trước bài thực hành.
- Chuẩn bị 3 mẫu đất: đất cát, đất sét, đất thịt.
III - TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Nêu các nguyên tắc phòng, trừ sâu bệnh hại? Có các biện pháp nào phòng trừ sâu, bệnh hại?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: (1’) Thành phần cơ giới của đất chia thành 3 cấp hạt là: hạt cát, sét và limon. Tùy theo tỉ lệ các hạt này mà người ta chia đất thành 3 loại chính là đất sét, đất cát và đất thịt. Bài thực hành hôm nay là nhằm xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: ( 5’ ) Vật liệu và dụng cụ cần thiết
GV Yêu cầu học sinh đọc to phần I SGK trang 10,12. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh đặt mẫu đất vào giấy gói lại và ghi phía bên ngoài:
+ Mẫu đất số.
+ Ngày lấy mẫu
+ Nơi lấy mẫu
+ Người lấy mẫu
Học sinh đọc to.
Học sinh lắng nghe và tiến hành ghi ngoài giấy.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
Lấy 3 mẫu đất đựng trong túi nilông hoặc dùng giấy sạch gói lại, bên ngoài có ghi: Mẫu đất số, Ngày lấy mẫu, Nơi lấy mẫu, Người lấy mẫu
Hoạt động 2: (7/) Quy trình thực hành (bài 4)
GV Yêu cầu học sinh chia nhóm để thực hành.
GV yêu cầu học sinh đem đất đã chuẩn bị đặt lên bàn.
GV hướng dẫn làm thực hành. Sau đó gọi 1 học sinh đọc to và 1 học sinh làm theo lời bạn đọc để cho các bạn khác xem.
GV Yêu cầu học sinh xem bảng 1: Chuẩn phân cấp đất (SGK trang 11) và từ đó hãy xác định loại đất mà mình vê được là loại đất gì.
GV quan sát mẫu đất HS vê được và nhận xét loại đất
Học sinh chia nhóm
HS tiến hành làm theo.
HS quan sát. 1 học sinh đọc và 1 học sinh làm thực hành.
HS quan sát bảng 1 và xác định loại đất vê được
HS lắng nghe
II. Quy trình thực hành:
- Bước 1: lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay.
- Bước 2: Nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm (khi cảm thấy mát tay, nặn thấy dẻo là được).
- Bước 3: Dùng 2 bàn tay vê đất thành thỏi có đường kính khoảng 3mm.
- Bước 4: Uốn thỏi đất thành vòng tròn có đường kính khoảng 3cm.
Sau đó quan sát đối chiếu với chuẩn phân cấp ở bảng 1.
Hoạt động 3: ( 7’ ) Quy trình thực hành (bài 5)
GV thực hành mẫu cho học sinh xem.
GV Yêu cầu 1 học sinh làm lại cho các bạn khác xem.
GV giảng thêm:
So màu với thang màu pH chuẩn, chúng ta phải làm 3 lần như vậy. Lần 1 để chất chỉ thị vào, sau đó so màu lần 1, 1 lát sau tiếp tục để chất chỉ thị màu vào và so màu lần 2, tương tự so màu lần 3, mỗi lần so màu phải có ghi lại rồi lấy pH của 3 lần so màu công lại, lấy trung bình cộng làm pH chuẩn, sau đó xác định loại đất.
HS quan sát.
Các học sinh khác quan sát bạn làm thực hành.
HS lắng nghe.
III. Quy trình thực hành
- Bước 1: lấy một lượng đất bằng hạt ngô cho vào thìa.
- Bước 2: Nhỏ từ từ chất chỉ thị màu tổng hợp vào mẫu đất cho đến khi dư thừa 1 giọt.
- Bước 3: Sau 1 phút, nghiêng thìa cho chất chỉ màu chảy ra và so màu với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì đất có độ pH tương đương với độ pH của màu đó.
Hoạt động 4: ( 16’ ) Thực hành
GV yêu cầu các nhóm thực hành theo các bước vừa được hướng dẫn phía trên.
GV giám sát, hướng dẫn HS
GV Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và xác định mẫu của nhóm mình đem theo. Sau đó yêu cầu từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
GV Yêu cầu học sinh nộp bảng mẫu thu hoạch.
HS tiến hành làm theo các bước lý thuyết đã được hướng dẫn và làm thử
HS thực hành dưới sự giám sát của GV
HS tiến hành thảo luận và xác định.
Đại diện từng nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung.
HS nộp bảng thu hoạch cho giáo viên.
IV. Thực hành
HS thực hành theo quy trình
3. Củng cố và đánh giá giờ thực hành: (4’)
Giáo viên đánh giá các mẫu đất mà học sinh thực hành.
4. Nhận xét và dặn dò: (1’)
- Nhận xét về sự chuẩn bị mẫu và thái độ học tập của học sinh.
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài, giờ sau các em tiếp tục đem đất.
Phê duyệt của tổ chuyên môn ....... ... ... ...
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_12_bai_45_thuc_hanh_xac_dinh_th.doc