Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 13+14: Làm đất và bón phân lót - Trường THCS Đạ M'Rông

MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức:

 Trình bày được mục đích, các công việc và yêu cầu của công việc làm đất.

 Trình bày được biện pháp bón lót phù hợp với mục đích trồng trọt.

2. Kĩ năng:

 Làm việc với SGK, quan sát, phân tích tranh ảnh, tư duy.

3. Thái độ:

 Có ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

 Hình 25,26, 27,28.

 Bảng phụ ghi các bài tập củng cố.

2. HS:

 Học bài cũ, coi trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp(1’): 7A1 / 7A3 / .

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Làm đất và bón phân lót là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Vậy, làm đất và bón phân lót thế nào?

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 13+14: Làm đất và bón phân lót - Trường THCS Đạ M'Rông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày soạn:18/09/2009 Tiết 13 Ngày dạy: 21/09/2009 CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT Bài 15. LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Trình bày được mục đích, các công việc và yêu cầu của công việc làm đất. Trình bày được biện pháp bón lót phù hợp với mục đích trồng trọt. 2. Kĩ năng: Làm việc với SGK, quan sát, phân tích tranh ảnh, tư duy. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Hình 25,26, 27,28. Bảng phụ ghi các bài tập củng cố. 2. HS: Học bài cũ, coi trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 7A1/ 7A3/. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Làm đất và bón phân lót là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Vậy, làm đất và bón phân lót thế nào? b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích của việc làm đất(8’) . -GV: Làm đất đóng vai trò rất quan trọng trong trồng trọt. -GV: Yêu cầu HS đọc SGK cho biết: Tác dụng của việc làm đất? -GV: Phân tích thêm về vai trò của việc làm đất trong qua trình trồng trọt và bảo vệ cây trồng. -HS: Lắng nghe. -HS: Để đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng và diệt trừ cỏ dại. I. Mục đích của việc làm đất. - Làm cho đất tơi, xốp. Tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng. Diệt trừ cỏ dại, sâu bệnh hại. Hoạt động 2. Tìm hiểu các công việc làm đất(17’) -GV: Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 25,26 SGK/37 thảo luận nhóm cho biết: 1. Có những công việc làm đất nào? 2. Mục đích và cách làm của từng công việc làm đát. Từng công việc áp dụng cho loại đát nào? -GV: Giới thiệu quy trình lên luống. -HS: Thảo luận nhóm trả lời: 1. Cày, bừa, đập đất và lên luống. 2. Cày đất: xáo trộn lớp đất mặt. Tác dụng: Tơi xốp, thoáng khí, vùi lấp cỏ dại. - Đập đất: Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân và san phẳng. - Lên luống: Để dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo lớp đất canh tác dày. -HS: Theo dõi và ghi nhớ. II. Các công việc làm đất: 1. Cày đất: Để làm đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại. 2. Bừa và đập đất: Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân và san phẳng. 3. Lên luống: - Để dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo lớp đất canh tác dày. Hoạt động 3. Tìm hiểu cách bón phân lót(13’). -GV: Yêu cầu HS tìm hiểu SGK và trả lời câu hỏi: 1. Mục đích của việc bón phân lót là gì? 2. Sử dụng loại phân nào để bón lót? Tại sao? 3. Nêu quy trình bón lót? -HS: Theo dõi và trả lời: 1. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ngay khi mới mọc, mới bén rễ. 2. Phân hữu cơ; Phân lân; Do phân hữu cơ và phân lân ít hoặc không hoà tan. 3. Quy trình: Rải phân lên mặt ruộng, theo hàng hay theo hốc cây à Cầy, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới. II. Bón phân lót: Dùng phân hữu cơ hoặc phân lân theo quy trình: Rải phân lên mặt ruộng, theo hàng hay theo hốc cây à Cầy, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới 3. Củng cố(5’): Yêu cầu 1 HS đọc phần “ Có thể em chưa biết” trang 38 và trang 41 SGK.. Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 41. 4. Nhận xét, dặn dò(1’): Học bài. Đọc trước bài: “Gieo trồng cây nông nghiệp”. Tuần 7 Ngày soạn: 21/09/2009 Tiết 14 Ngày dạy: 24/09/2009 BÀI 16. GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Nắm được mùa vụ gieo trồng; cách kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng. Nắm được các phương pháp gieo trồng cây nông nghiệp. Vận dụng vào sản xuất tại gia đình và địa phương. 2. Kĩ năng: Làm việc với SGK, làm việc nhóm. 3. Thái độ: Tích cực học tập, vận dụng vào sản xuất. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Hình 27, 28 SGK/ 40 – 41. 2. HS: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 7A1/.. 7A3../ 2. Kiểm tra bài cũ(7’): HS1: Nêu mục đích của việc làm đất. Các công việc làm đất. HS2: Nêu cách bón phân lót. Vai trò của việc làm đất. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Sau khi làm đất chúng ta tiến hành gieo trồng. Vậy, khi nào có thể gieo trồng? Trước khi gieo, chúng ta phải làm gì? Có mấy cách gieo trồng? b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu về thời vụ gieo trồng(10’). -GV: Giới thiệu về khái niệm thời vụ gieo trồng. -GV: Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm cho biết: Muốn xác định thời vụ gieo trồng, cần dựa vào các yếu tố nào? GV thuyết trình về các yếu tố để xác định thời vụ gieo trồng. -GV hỏi: Theo em trong 3 yếu tố trên thì yếu tố nào có tính quyết định trong việc xác định thời vụ gieo trồng? GV thông báo về các vụ gieo trồng trong năm. Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập trong SGK. -HS: Lắng nghe và ghi nhớ. -HS: Thảo luận nhóm trả lời: -HS: Khí hậu; Loại cây trồng; Sự phát triển của sâu bệnh. -HS: Yếu tố khí hậu. HS thảo luận nhóm làm bài tập và ghi vở. III. Thời vụ gieo trồng 1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng - Khí hậu. - Loại cây trồng. - Thời kì phát sinh sâu bệnh. 2. Các vụ gieo trồng: - Vụ đông xuân. - Vụ hè thu. - Vụ đông. Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương pháp kiểm tra và xử lý hạt giống(10’). -GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục II1, II2 và trả lời: 1. Mục đích của kiểm tra, xử lí hạt giống? 2. Phương pháp kiểm tra, xử lí? -GV: Phân tích thêm về các biện pháp kiểm tra và xử lí hạt giống. -HS: thảo luận nhóm và trả lời các yêu cầu của GV theo các thông tin SGK: -HS: Nghe và ghi nhớ IV. Kiểm tra và xử lý hạt giống. 1. Kiểm tra hạt giống. Nhằm phát hiện hạt tốt để dùng, hạt xấu sẽ loại bỏ. 2. Xử lý hạt giống. Bằng nhiệt độ và hoá chất làm cho hạt nảy mầm nhanh và diệt trừ sâu, bệnh hại Hoạt động 3. Tìm hiểu phương pháp gieo trồng(10’). -GV hỏi: Gieo trồng cần đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật nào? -GV: Giải thích các khái niệm: Mật độ, khoảng cách, độ nông sâu. -GV hỏi: Người ta thường gieo trồng bằng cách nào? - Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 27, 28 và trả lời câu hỏi: 1. Nêu ưu điểm, nhược điểm của phương pháp gieo hạt. 2. Nêu tên các cách trồng bằng cây con. -HS: Trả lời theo thông tin SGK và ghi vở. -HS: Nghe và ghi nhớ. -HS: Gieo bằng hạt. Trồng bằng cây con. -HS: Suy nghĩ, thảo luận nhóm và trả lời V. Phương pháp gieo trồng 1. Yêu cầu kĩ thuật: - Đảm bảo thời vụ; Mật độ; Khoảng cách; Độ nông sâu. 2. Phương pháp gieo trồng - Gieo hạt: Gieo vãi; Gieo theo hàng; Gieo theo hốc. - Trồng cây con. - Trồng bằng cách khác: bằng củ, bằng cành 4. Củng cố(6’): HS đọc ghi nhớ SGK. Nêu lại nội dung chính cả bài. 5. Nhận xét, dặn dò(1’): Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS về nhà học bài. Dặn các em ôn tập kiến thức tất cả các bài đã học để tiết sau làm bài KT 1 tiết.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_1314_lam_dat_va_bon_phan_lot_tr.doc
Giáo án liên quan