Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 28, Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi - Trường THCS Hảo Đức

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Giải thích được KN về chọn lọc giống vật nuôi

-Nêu được phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi

-Trình bày được ý nghĩa, vai trò và các biện pháp quản lí tốt giống vật nuôi

2. Kỹ năng:

-Có thể vận dụng chọn 1 số vật nuôi ở địa phương để gia đình chăn nuôi

3. Thái độ:

-Có ý thức và thái độ trách nhiệm trong việc chọn lọc và quản lí giống vật nuôi

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Chuẩn bị nội dung:

-Nghiên cứu SGK và các tài liệu cần thiết liên quan đến bài giảng

2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

-Tranh ảnh như trong SGK và 1 số tư liệu về cân nặng, độ dày mỡ lưng của lợn, sản lượng của gia cầm (trứng) để phục vụ cho bài giảng

III. Tổ chức HĐ dạy học:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

-Thế nào là sự sinh trưởng, sự phát dục? Các đặc điểm và các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?

-Kiểm tra kết quả làm BT ở nhà

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 28, Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi - Trường THCS Hảo Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28: Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Giải thích được KN về chọn lọc giống vật nuôi -Nêu được phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi -Trình bày được ý nghĩa, vai trò và các biện pháp quản lí tốt giống vật nuôi 2. Kỹ năng: -Có thể vận dụng chọn 1 số vật nuôi ở địa phương để gia đình chăn nuôi 3. Thái độ: -Có ý thức và thái độ trách nhiệm trong việc chọn lọc và quản lí giống vật nuôi II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị nội dung: -Nghiên cứu SGK và các tài liệu cần thiết liên quan đến bài giảng 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: -Tranh ảnh như trong SGK và 1 số tư liệu về cân nặng, độ dày mỡ lưng của lợn, sản lượng của gia cầm (trứng) để phục vụ cho bài giảng III. Tổ chức HĐ dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: -Thế nào là sự sinh trưởng, sự phát dục? Các đặc điểm và các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? -Kiểm tra kết quả làm BT ở nhà 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Muốn chăn nuôi đật hiệu quả cao, người chăn nuôi phải duy trì công tác chọn lọc để giữ lại những con tốt nhất đóng góp tối đa cho thế hệ sau và loại bỏ những con có nhược điểm, việc đó gọi là chọn giống a. HĐ1: Tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuôi -HS lấy VD như chọn lọc giống chim cảnh, giống cá cảnh b. HĐ2: Tìm hiểu 1 số phương pháp chọn giống vật nuôi -GV giới thiệu: Phương pháp này đơn giản, phù hợp với trình độ kĩ thuật còn thấp về công tác giống Giới thiệu: Phương pháp này cũng được áp dụng để chọn lọc tất cả các loại vật nuôi tại các cơ sở giống c. HĐ3: Tìm hiểu về quản lí giống vật nuôi BT: a) Đăng kí Quốc gia các giống vật nuôi b) Phân vùng chăn nuôi c) Chính sách chăn nuôi d) Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình I. KN về chọn giống vật nuôi -Là căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi 1. Chọn lọc hàng loạt: Là dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước, rồi căn cứ vào sức sản xuất của từng vật nuôi để chọn lựa từ trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất làm giống 2. Kiểm tra năng suất (kiểm tra cá thể): Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng 1 đk “chuẩn” trong cùng 1 thời gian, rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những con tốt nhất giữ lại làm giống III. Quản lí giống vật nuôi -Gồm tổ chức và sử dụng giống vật nuôi -Mục đích: Giữ cho các giống vật nuôi không bị pha tạp về mặt di truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lọc giống thuần chủng hoặc lai tạo để nâng cao chất lượng của giống vật nuôi IV. HD học ở nhà: -Đọc “Ghi nhớ” -Làm BT sau mục III ( SGK-90) -Đọc trước bài 34 -Về nhà tham khảo: Chọn trâu tốt theo kinh nghiệm: “ Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít, đít lồng bàn”. Câu này có ý nghĩa gì?

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_28_bai_33_mot_so_phuong_phap_ch.doc