Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 35: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được mục đích và biết được phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.

2. Kĩ năng: Nhận biết, phân tích vấn đề qua sơ đồ.

3. Thái độ: Có ý thức chế biến, dự trữ thức ăn cho vật nuôi, tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi.

II.CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên: Bảng phụ ( Hình 66/ 105 sgk)

 2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết trước.

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS

 1.Ổn định ( 1) 7a . 7b 7c

 2. Kiểm tra: (4): Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá ntn? ( 5đ) Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi? (5đ)

 3. Giới thiệu bài (1): Không chỉ chế biến thức ăn đúng cách mà còn dự trữ thức ăn sao cho hợp lí nhằm bảo quản được thành phần dinh dưỡng trong thức ăn là vấn đề quan trọng. Bài học hôm nay giúp các em hiểu thêm điều đó.

4. Các họat động:

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 35: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : .03.08 TUẦN 2 Ngày dạy : .03.08 Tiết 35: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu được mục đích và biết được phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn. 2. Kĩ năng: Nhận biết, phân tích vấn đề qua sơ đồ. 3. Thái độ: Có ý thức chế biến, dự trữ thức ăn cho vật nuôi, tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi. II.CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Bảng phụ ( Hình 66/ 105 sgk) 2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết trước. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định ( 1’) 7a ......... 7b 7c 2. Kiểm tra: (4’): Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá ntn? ( 5đ) Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi? (5đ) 3. Giới thiệu bài (1’): Không chỉ chế biến thức ăn đúng cách mà còn dự trữ thức ăn sao cho hợp lí nhằm bảo quản được thành phần dinh dưỡng trong thức ăn là vấn đề quan trọng. Bài học hôm nay giúp các em hiểu thêm điều đó. 4. Các họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1 ( 17 phút): Tìm hiều mục đíc của chế biến và dự trữ thức ăn - GV: Hãy kể tên những loại thức ăn cho vật nuôi? - HS: Gạo tấm, cám tổng hợp, ngô, lúa, sắn ( mì), rau - GV: Hãy kể một cách chế biến thức ăn cho một vật nuôi trong gia đình em. - HS: Trả lời cá nhân theo yêu cầu của GV. - GV: Theo em việc chế biến thức ăn có mục đích gì? - HS: Mục đích tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hoá, làm giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại. - GV: Nêu ví dụ trong sgk và thông qua thực tế. - GV: Nếu ngô hoặc mì sau khi thu hoạch xong không cần phơi mà đóng bao chất vào trong kho có được không? Vì sao? - HS: Ngô hoặc mì không phơi sẽ bị sâu, mọt xâm nhập gây ẩm, thối hoặc mất chất dinh dưỡng - GV: Vì sao người chăn nuôi lại phải quan tâm nhiều đến vấn đề dự trữ thức ăn? - HS: Dữ trữ thức ăn nhằm giữ nó lâu hỏng và đủ thức ăn cho vật nuôi trong thời gian nhất định. - GV: Nhấn mạnh việc dự trữ thức ăn cho vật nuôi trong mùa đông ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam Hoạt động 2: ( 20 phút) Tìm hiểu Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn - GV: Sau mùa gặt người nông dân dự trữ rơm làm gì? - HS: Dự trữ rơm cho trâu, bò - GV: Để bảo quản sắn ( mì), theo em phải làm ntn? - HS: Cắt lát sau đó phơi thật khô và đóng vào bao rồi bảo quản nơi khô ráo - GV: Người nuôi thường ứng dụng kiến thức về lĩnh vực nào để bảo quản thức ăn lâu dài? - HS: Ứng dụng kiến thức về vật lí học, hoá học hoặc vi sinh vật để chế biến. - GV: Hãy quan sát H 66 trên bảng phụ rồi hoàn thiện các cụm từ còn thiếu trong sgk mục 1/ 104. - HS: Lên bảng điền cá nhân. Nhận xét. - GV: Nhấn mạnh kết luận sgk và ghi bảng, yêu cầu HS ghi vào vở. I. MỤC ĐÍCH CỦA CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN 1. Chế biến thức ăn: Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hoá, làm giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại. 2. Dự trữ thức ăn: giữ thức ăn lâu hỏng và luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN 1. Các phương pháp chế biến thức ăn: - Cắt ngắn dùng cho thức ăn thô xanh, nghiền nhỏ đối với thức ăn hạt, xử lí nhiệt đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu - Đường hoá hoặc ủ lên men với các loại thức ăn giàu tinh bột. - Kiềm hoá với thức ăn có nhiều xơ như rơm, rạ - Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp. 2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn 5. Dặn dò:(2 phút) - Học kĩ các nội dung: câu hỏi 1, 2/ 103 sgk ( Chú ý phần ghi nhớ) - Chuẩn bị: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. Cụ thể: + Mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi ntn? + Có mấy phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? Hãy kể tên những phương pháp đó? + Gia đình em đã chế biến và dự trữ những thức ăn nào cho vật nuôi? Phương pháp ra sao? --------------------™ v ˜-----------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_35_che_bien_va_du_tru_thuc_an_c.doc