I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Củng cố và khắc sâu các kiến thức cơ bản: Vai trò nhiệm vụ của ngành chăn nuôi, đại cương về kĩ thuật chăn nuôi và quy trình sản xuất, bảo vệ, môi trường trong chăn nuôi.
2. Kỹ năng:
Củng cố kĩ năng vận dụng vào thực tế: chọn lọc và quản lí giống vật nuôi, chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi, vệ sinh phòng bệnh vật nuôi.
3. Thái độ:
Làm tăng sự yêu thích lao động và thích thú học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_ Chuẩn bị sơ đồ hóa kiến thức của chăn nuôi.
_ Các hình ảnh có liên quan.
2. Học sinh:
Học bài hết phần chăn nuôi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
10 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 44-48, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp dạy: 7A Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:..
Lớp dạy: 7B Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:..
Tiết 44. ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Củng cố và khắc sâu các kiến thức cơ bản: Vai trò nhiệm vụ của ngành chăn nuôi, đại cương về kĩ thuật chăn nuôi và quy trình sản xuất, bảo vệ, môi trường trong chăn nuôi.
2. Kỹ năng:
Củng cố kĩ năng vận dụng vào thực tế: chọn lọc và quản lí giống vật nuôi, chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi, vệ sinh phòng bệnh vật nuôi.
3. Thái độ:
Làm tăng sự yêu thích lao động và thích thú học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_ Chuẩn bị sơ đồ hóa kiến thức của chăn nuôi.
_ Các hình ảnh có liên quan.
2. Học sinh:
Học bài hết phần chăn nuôi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi.
_ Giáo viên hỏi:
+ Chăn nuôi có vai trò như thế nào trong nền kinh tế của nước ta?
+ Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi hiện nay là gì?
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.
HS liên hệ kiến thức
đã học
Trả lời
Trả lời
Ghi nhớ
I. Vai trò và nhiệm vụ của chăn nuôi:
* Vai trò của chăn nuôi.
_ Cung cấp thực phẩm.
_ Cung cấp sức kéo.
_ Cung cấp phân bón.
_ Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác
* Nhiệm vụ của chăn nuôi.
_ Phát triển chăn nuôi toàn diện.
_ Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
_ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí.
* Hoạt động 2: Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi.
_ Giaùo vieân hỏi:
+ Cho biết khái niệm của giống vật nuôi là gì.
+ Cho biết sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi có đặc điểm như thế nào.
+ Hãy kể một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi.
_ Giaùo vieân nhận xét, chỉnh và chốt lại kiến thức cho học sinh .
_ Giaùo vieân hỏi:
+ Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu? Gồm những thành phần dinh dưỡng nào?
+ Thức ăn có vai trò như thế nào đối với vật nuôi?
+ Cho biết mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi
+ Hãy kể một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn
+ Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein và giàu gluxit.
_ Giaùo vieân nhận xét, chỉnh chốt lại kiến thức cho học sinh.
HS lắng nghe câu hỏi suy nghĩ và trả lời
Trả lời HS khác nhận xét – bổ sung
Ghi nhớ
Liên hệ thực tế và kiến thức đã học trả lời
Trả lời
Nhớ lại kiến thức và trả lời
Ghi chú
II. Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi:
1.Giống vật nuôi:
_ Khái niệm về giống vật nuôi. Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra.
Sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi.
_ Không đồng đều.
_ Theo giai đoạn.
_ Theo chu kỳ.
* Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi.
_ Chọn lọc có:
+ Chọn lọc hàng loạt.
+ Kiểm tra năng suất.
_ Quản lí giống vật nuôi:
+ Đăng kí Quốc gia các giống vật nuôi.
+ Phân vùng chăn nuôi.
+ Chính sách chăn nuôi.
+ Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình.
2. Thức ăn vật nuôi:
* Nguồn gốc thức ăn và thành phần hóa học.
- Có nguồn gốc từ: thực vật, động vật và chất khoáng. Gồm : protein, nước, muối khoáng, lipít, gluxit, vitamin
* Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
_ Cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
_ Cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi
* Chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
_ Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, dễ tiêu hoá , làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc.
_ Dự trữ thức ăn nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
* Các phương pháp: cắt ngắn, nghiền nhỏ, xử lí nhiệt, ủ men, kiềm hoá, thức ăn hổn hợp.
* Sản xuất thức ăn vật nuôi.
_ Sản xuất thức ăn giàu protein:
+ Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thuỷ sản nước ngọt và nước mặn.
+ Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật.
+ Trồng xen, tăng vụ cây họ đậu.
_ Sản xuất thức ăn giàu gluxit: luân canh, gối vụ để sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn
3. Củng cố: Hệ thống kiến thức cơ bản đã học
4. Dặn dò: về nhà học bài, trả lời lại các câu hỏi trang 129 chuẩn bị giờ sau kiểm tra.
**************@****************
Lớp dạy: 7A Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:..
Lớp dạy: 7B Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:..
Tiết 45. KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của học sinh.
2. Kĩ năng: Phát huy khả năng vận dụng lý thuyết vào thực hành
3. Thái độ: Nghiêm túc trong quá trình làm bài KT.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, đề kiểm tra
2. Học sinh: Học bài theo dặn dò tiết 27
III. tiến trình bày dạy.
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Bài mới:
Đề kiểm tra
I- Phần trắc nghiệm: (2đ)
Câu 1: (1đ)
a) Hãy đánh dấu X vào ô trống £ thể hiện các nhiệm vụ của ngành chăn nuôi:
- Cung cấp thịt, trứng, sữa cho con người £
- Phát triển chăn nuôi toàn diện £
- Cung cấp nguyên liệu cho nghành công nghiệp nhẹ £
- Tăng cường đầu tư, nghiên cứu £
Câu 2: (1đ)
Dựa vào thành phần dinh dưỡng chủ yếu. Hãy phân loại các loại thức ăn dưới đây thuộc loại thức ăn nào? (Giàu Gluxit, Protein hay chất xơ)
Tên thức ăn
Thành phần dinh dưỡng
Phân loại
Bột cá Hạ Long
46% Protein
Hạt Ngô
8,9% Protein và 69% Gluxit
Khô dầu lạc
40 % Protein
Rơm lúa
> 30% xơ
II - Phần trắc nghiệm: (8đ)
Câu 1: (2đ) Tại sao phải dự trữ và chế biến thức ăn vật nuôi?
Câu 2: (3đ) Hãy phân biệt thức ăn thô xanh, thức ăn giàu Gluxit, thức ăn giàu Protein?
Câu 3: (3đ) Thức ăn đựơc cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I- Phần trắc nghiệm: (2đ)
Câu 1: (1đ)
a) Hãy đánh dấu X vào ô trống £ thể hiện các nhiệm vụ của ngành chăn nuôi:
- Cung cấp thịt, trứng, sữa cho con người £
- Phát triển chăn nuôi toàn diện S
- Cung cấp nguyên liệu cho nghành công nghiệp nhẹ £
- Tăng cường đầu tư, nghiên cứu S
Câu 2: (1đ)
Dựa vào thành phần dinh dưỡng chủ yếu. Hãy phân loại các loại thức ăn dưới đây thuộc loại thức ăn nào? (Giàu Gluxit, Protein hay chất xơ)
Tên thức ăn
Thành phần dinh dưỡng
Phân loại
Bột cá Hạ Long
46% Protein
Thức ăn giàu Protein
Hạt Ngô
8,9% Protein và 69% Gluxit
Thức ăn giàu Gluxit
Khô dầu lạc
40 % Protein
Thức ăn giàu Protein
Rơm lúa
> 30% xơ
Thức ăn thô
II - Phần trắc nghiệm: (8đ)
Câu 1: (2đ)
*Chế biến: Làm tăng mùi vị, tính ngon miệng để vật nuôi ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm bớt sự thô cứng và khử bỏ chất độc hại
* Dự trữ: Nhằm thức ăn lâu hỏng và luôn để có đủ thức ăn cho vật nuôi
Câu 2: (3đ)
Dựa vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn là một trong những phương pháp dùng để phân loại thức ăn:
- Thức ăn có hàm lượng Protein > 14% gọi là thức ăn giàu Protein
- Thức ăn có hàm lượng Gluxit > 50% gọi là thức ăn giàu Gluxit
- Thức ăn có hàm lượng xơ > 30% gọi là thức ăn thô
Câu 3: (3đ) Thức ăn đựơc cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào?
- Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu
- Proten được cơ thể hấp thun dưới dạng các Axit amin; Lipit được hấp thụ dưới dạng các Glyxerin và Axit béo
- Muối khoáng được hấp thụ dưới dạng đường đơn. Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Ion khoáng; Các Vitamin được hấp thụ thẳng qua cách ruột vào máu
***************@*************
Lớp dạy: 7A Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:..
Lớp dạy: 7B Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:..
CHƯƠNG II:
QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
Tiết 46. BÀI 44: CHUỒNG NUÔI VÀ VỆ SINH
TRONG CHĂN NUÔI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
_ Nắm được vai trò của chuồng nuôi trong chăn nuôi.
_ Hiểu được vai trò và biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.
2. Kỹ năng:
_ Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm.
_ Có những kỹ năng xây dựng chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi.
3. Thái độ:
Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_ Hình 69, 70,71 SGK phóng to.
_ Sơ đồ 10, 11 SGK phóng to.
_ Bảng con, phiếu học tập.
2. Học sinh:
Xem trước bài 44.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (không có)
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chuồng nuôi
_ Yêu cầu học sinh đọc mục 1 và hỏi:
+ Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
+ Cho ví dụ về chuồng nuôi.
_ Chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bài tập.
_ Giáo viên giải thích từng nội dung, yêu cầu học sinh ghi bài.
_ Giáo viên treo sơ đồ 10 và giới thiệu cho học sinh về tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh.
_ Giáo viên hỏi:
+ Chuồng nuôi hợp vệ sinh cần đảm bảo các yêu cầu nào?
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung.
_ Học sinh đọc và trả lời:
à Là “nhà ở” của vật nuôi. Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khoẻ vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.
à Học sinh suy nghĩ cho ví dụ.
_ Cử đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
_ Phải nêu đưoc: câu e là câu đúng nhất.
_ Học sinh ghi bài.
_ Học sinh quan sát và trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
_ Học sinh trả lời:
à Thực hiện đúng kĩ thuật về chọn địa điểm, hướng chuồng, nền chuồng, tường bao, mái che và bố trí các thiềt bị khác.
_ Học sinh nhận xét, bổ sung.
I. Chuồng nuôi:
1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi:
_ Chuồng nuôi là “ nhà ở” của vật nuôi.
_ Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất vật nuôi.
2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh:
_ Nhiệt độ thích hợp.
_ Độ ẩm: 60-75%
_ Độ thông thoáng tốt.
_ Độ chiếu sáng thích hợp.
_ Không khí ít khí độc.
3. Củng cố:
Tóm tắt lại nội dung chính của bài.
4 - Dặn dò:
_ Dặn dò: về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài thực hành.
Lớp dạy: 7A Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:..
Lớp dạy: 7B Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:..
Tiết 47. BÀI 44: CHUỒNG NUÔI VÀ VỆ SINH
TRONG CHĂN NUÔI (Tiếp)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
_ Nắm được vai trò của chuồng nuôi trong chăn nuôi.
_ Hiểu được vai trò và biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.
2. Kỹ năng:
_ Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm.
_ Có những kỹ năng xây dựng chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi.
3. Thái độ:
Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_ Hình 69, 70,71 SGK phóng to.
_ Sơ đồ 10, 11 SGK phóng to.
_ Bảng con, phiếu học tập.
2. Học sinh:
Xem trước bài 44.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (không có)
2. Bài mới:
Hoạt động: Tìm hiểu công việc vệ sinh phòng bệnh cho vât nuôi.
_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 1 và cho biết:
+ Vệ sinh trong chăn nuôi nhằm mục đích gì?
+ Hãy cho biết trong chăn nuôi người ta có phương châm gì?
+ Em hiểu như thế nào là phòng bệnh hơn chữa bệnh?
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung và giải thích rõ phương châm:
Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để vật nuôi không mắc bệnh, cho năng suất cao sẽ kinh tế hơn là phải dùng thuốc để chữa bệnh. Nếu để bệnh tật xảy ra mới can thiệp sẽ rất tốn kém hiệu quả kinh tế thấp.
_ Giáo viên cho học sinh ví dụ minh họa
_ Giáo viên hoàn chỉnh kiến thức, ghi bảng.
+ Cho các ví dụ minh họa
- Học sinh đọc mục 1 và cho biết:
à Phải nêu được:
Nhằm mục đích phòng ngừa bệnh dịch xảy ra, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi.
à Phương châm: “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
à Học sinh suy nghĩ trả lời:
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh ghi bài.
II. Vệ sinh phòng bệnh:
1. Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi:
_ Mục đích: để phòng ngừa bệnh dịch xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi.
_ Phương châm: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
2. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi:
a) Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi:
Đảm bảo các yếu tố:
_ Khí hậu, độ ẩm trong chuồng thích hợp.
_ Thức ăn, nước uống phải đảm bảo hợp vệ sinh.
b) Vệ sinh thân thể cho vật nuôi:
Tùy loại vật nuôi, tùy mùa mà cho vật nuôi tắm, chải, vận động hợp lí.
3. Củng cố:
Tóm tắt lại nội dung chính của bài.
4 - Dặn dò:
_ Dặn dò: về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài thực hành.
***************@*************
Lớp dạy: 7A Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:..
Lớp dạy: 7B Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:..
Tiết 48. BÀI 45: NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC
CÁC LOẠI VẬT NUÔI
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hiểu được những biện pháp chủ yếu trong nuôi dưỡng và chăm sóc đối với vật nuôi non , vật nuôi đực giống , vật nuôi cái sinh sản.
2. Kỹ năng :
_ Rèn luyện kỹ năng trao đổi nhóm .
_ Có được những kỹ năng nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi .
_ Liên hệ thực tế .
3. Thái độ:
Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng ,chăm sóc vật nuôi .
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
_ Hình 78 , SGK phóng to .
_ Sơ đồ 12, 13 SGK phóng to.
_ Bảng con , phiếu học tập.
2.Học sinh:
Xem trước bài 45.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY::
1.Kiểm tra bài cũ .
_ Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi ?
_ Vệ sinh trong chăn nuôi phải đạt những yêu cầu gì ?
2.Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Chăn nuôi vật nuôi non .
_ Giáo viên treo tranh hình 72
+ Yêu cầu học sinh chia nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Cơ thể vật nuôi non có những đặc điểm gì ?
+ Theo em, điều tiết thân nhiệt nhằm mục đích gì?
+ Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Vậy ở loại vật nuôi non nên cho ăn những loại thức ăn nào ?
+ Chức năng miễn dịch chưa tốt là như thế nào ?
_ Giáo viên tiểu kết , ghi bảng :
+ Muốn vật nuôi non tốt có đủ sữa để bú , người chăn nuôi phải làm gì? Tại sao phải tập cho vật nuôi non ăn sớm ?
VD : Sữa cho bú 21- 35 ngày đầu là tốt nhất .
+ Cho vật nuôi non bú sữa đầu nhằm mục đích gì ?
+ Vật nuôi non cho tiếp xúc với ánh sáng có tác dụng gì?
_ Học sinh quan sát , nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời .
à Có các đặc điểm :
+ Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh .
+ Chức năng miễn dịch chưa tốt .
à Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.
à Thức ăn chủ yếu là sữa mẹ.
à Chưa tạo ra được sức đề kháng chống lại những điều kiện bất lợi của thời tiết , môi trường
_ Học sinh lắng nghe
I.Chăn nuôi vật nuôi non
1.Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non.
_ Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh
_ Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh
_ Chức năng miễn dịch chưa tốt
2.Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non
_ Nuôi vật nuôi mẹ tốt
_ giữ ấm cho cơ thể , cho bú sữa đầu
_ Tập cho vật nuôi non ăn sớm
_ Cho vật nuôi non vận động, giữ vệ sinh , phòng bệnh cho vật nuôi non .
* Hoạt động 3: Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản .
+ Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản có kết quả tốt phải chú ý đến những điều gì ?
_ Giáo viên treo sơ đồ 13 , yêu cầu quan sát và trả lời câu hỏi :
+ Khi ở giai đoạn mang thai phải ăn đủ chất dinh dưỡng nhằm mục đích gì?
+ Khi ở giai đoạn nuôi con phải ăn đủ chất dinh dưỡng nhằm mục đích gì?
- Giáo viên tiểu kết ghi bảng
_ Học sinh đọc thông tin mục
III và trả lời:
à Ảnh hưởng quyết định đến chất lượng vật nuôi con.
à Phải chú ý đến giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con.
_ Học sinh quan sát sơ đồ và trả lời:
_ Học sinh ghi bài.
III . Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản.
Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản tốt phải chú ý cả nuôi dưỡng, chăm sóc, nhất là vệ sinh, vận động và tắm, chải.
3. Củng cố :
- Tóm tắt nội dung chính của bài.
- Một số biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái giống.
4. Dặn dò:
_ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 46.
********************@********************
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_44_48.doc