Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 5, Bài 8: Thực hành nhận biết một số loại phân hoá học thông thường - Nguyễn Thị Thu Huyền

I , Mục tiêu bài học:

1. Nhận biết được một số loại phân hoá học thông thường.

II. Chuẩn bị:

- Mẫu phân hoá học thường dùng trong nông nghiệp.

- ống nghiệm thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh loại nhỏ.

- Đèn cồn

- Than củi

- Kẹp sắt gắp than.

- Thìa nhỏ.

- Diêm hoặc bật lửa.

- Nước sạch.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức:

Lớp 7A1 7A2 7A3 7A4

Ngày dạy

Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

 Phân bón là gì, em hãy nêu tác dụng của phân bón.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 5, Bài 8: Thực hành nhận biết một số loại phân hoá học thông thường - Nguyễn Thị Thu Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 : Bài 8 Thực hành Nhận biết một số loại phân hoá học thông thường I , Mục tiêu bài học: 1. Nhận biết được một số loại phân hoá học thông thường. II. Chuẩn bị: - Mẫu phân hoá học thường dùng trong nông nghiệp. - ống nghiệm thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh loại nhỏ. - Đèn cồn - Than củi - Kẹp sắt gắp than. - Thìa nhỏ. - Diêm hoặc bật lửa. - Nước sạch. III. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp 7A1 7A2 7A3 7A4 Ngày dạy Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Phân bón là gì, em hãy nêu tác dụng của phân bón. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: - GV nêu mục tiêu của bài - Giới thiệu quy trình thực hành. Hoạt động 2: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS Hoạt động 3: - GV thao tác mẫu, HS quan sát. - HS thao tác, GV quan sát, nhắc nhở giúp HS thực hiện thao tác khó. - HS thực hiện sau đó ghi kết quả vào bảng báo cáo thực hành theo mẫu SGK- tr 19 ( vào vở). 1. Giới thiệu bài thực hành: - Sau khi làm thí nghiệm HS phải phân biệt được các loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp. - Nêu quy tắc an toàn lao động và vệ sinh môi trường. - GV giới thiệu quy trình thực hành sau đó gọi 1 hoặc 2 HS nhắc lại. 2. Tổ chức thực hành: +Kiểm tra dụng cụ của HS: Mẫu phân hoá học thường dùng trong nông nghiệp. - ống nghiệm thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh loại nhỏ. - Đèn cồn - Than củi - Kẹp sắt gắp than. - Thìa nhỏ. - Diêm hoặc bật lửa. - Nước sạch. + Chia nhóm thực hành và chia mẫu phân bón cho các nhóm thực hành. 3. Thực hiện quy trình: 1. Phân biệt nhóm phân bón hoà tan và nhóm ít hoà tan: Bước 1: Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm. Bước 2: Cho 10- 15 ml nước sạch vào và lắc mạnh trong 1 phút. Bước 3: Để lắng 1-2 phút. Quan sát mức độ hoà tan. - Nếu thấy hoà tan: đó là phân đạm và phân kali - Không hoặc ít tan: Đó là phân lân và vôi. 2. Phân biệt trong nhóm phân bón hoà tan: Phân đạm và phân kali. Bước 1: Đốt cục than củi trên đèn cồn đến khi nóng đỏ. Bước 2: Lấy một ít phân bón khô rắc lên cục than củi đã nóng đỏ. - Nếu thấy mùi khai ( mùi của amoniac) đó là phân đạm. - Nếu không thấy mùi khai đó là phân kali. 3. Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hoà tan: Quan sát màu sắc: - Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám như xi măng, đó là phân lân. - Nếu phân bón có màu trắng dạng bột đó là vôi. 4. Đánh giá kết quả: - HS thu dọn dụng cụ, làm vệ sinh nơi mình thực hành. - GV cho đáp án để HS tự đánh giá kết quả thực hành của mình. - GV đánh giá kết quả thực hành của HS và nhận xét, đánh giá giờ học về: + Sự chuẩn bị của HS + Thực hiện quy trình và an toàn lao động , vệ sinh môi trường. + Kết quả thực hành. 5. Hướng dẫn về nhà: Đọc trước bài 9 SGK

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_5_bai_8_thuc_hanh_nhan_biet_mot.doc