I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được vai trò quan trọng của rừng. Hiểu được nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.
2. kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ, đồ thị.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Hình 34,35 SGK phóng to.
2. Học sinh: Xem trước bài 22.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:không kt
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
Ta đã học xong phần Trồng trọt. Hôm nay ta học thêm một phần nữa không kém phần quan trọng. Đó là phần Lâm nghiệp. Để hiểu rõ lâm nghiệp có vai trò quan trọng như thế nào ta vào bài mới.Bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng.
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 11 - Nguyễn Diệu Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 PHẦN 2: LÂM NGHIỆP
Tiết: 21 CHƯƠNG I: KỸ THUẬT GIEO TRỒNG
VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
BÀI 22: VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM
VỤ CỦA TRỒNG RỪNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được vai trò quan trọng của rừng. Hiểu được nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.
2. kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ, đồ thị.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Hình 34,35 SGK phóng to.
2. Học sinh: Xem trước bài 22.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:không kt
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
Ta đã học xong phần Trồng trọt. Hôm nay ta học thêm một phần nữa không kém phần quan trọng. Đó là phần Lâm nghiệp. Để hiểu rõ lâm nghiệp có vai trò quan trọng như thế nào ta vào bài mới.Bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng.
b. Vào bài mới:
* Hoạt động 1: Vai trò của rừng và trồng rừng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: Treo hình 34- SGK trang 55 và yêu cầu HS quan sát.
- GV: Cho biết vai trò của rừng và trồng rừng?
- GV: Nhận xét, chỉnh sữa, bổ sung.
- GV: Nếu phá hại rừng bừa bãi sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- GV: Vậy vai trò của rừng là gì?
- GV: +Cần nâng cao nhận thức cho HS về vai trò của rừng đến môi trường sống:làm sạch không khí, điều hoà tỉ lệ oxi và cacbonic
+ Cho HS phân tích để thấy được nguyên nhân của các thảm hoạ thiên tai gần đây gây thiệt hại rất lớn về người và của,hàng nghìn đất bị bạc màu, bị xói mòn trơ sỏi đá, nhiệt độ Trái Đất tăng dần, môi trường bị ô nhiễm là vì rừng sị suy thoái nghiêm trọng do việc khai thác rừng bừa bãi gây nên.
+ Cần thấy được rừng bị suy thoái không phải chỉ gây ảnh hưởng cục bộ một khu vực nào đó mà sẽ gây ảnh hưởng toàn cầu.
+ Qua đó giáo dục ý thức trách nhiệm cho mọi người trong việc bảo vệ và phát triển rừng chính là bảo vệ môi trường sống cho con người.
àHS:quan sát hình
Vai trò của rừng và trồng rừng là:
+ Hình a: làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí cacbonic, bụi trong không khí thải ra khí oxi.
+ Hình b: chống xói mòn, chắn gió, hạn chế tốc độ dòng chảy.
+ Hình c: Xuất khẩu.
+ Hình d: Cung cấp nguyên liệu lâm sản cho gia đình.
+ Hình e: Phục vụ nghiên cứu.
+ Hình g: Phục vụ du lịch, giải trí
àHS: Nếu phá rừng bừa bãi gây ra lũ lụt, ô nhiễm môi trường, xói mòn, ảnh hưởng đến kinh tế..
àHS: Có vai trò to lớn trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường, phục vụ tích cực cho đời sống và sản xuất.
I. Vai trò của rừng và trồng rừng:
- Làm sạch môi trường không khí.
-Chống xói mòn, chắn gió, hạn chế tốc độ dòng chảy.
- Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu và phục vụ cho đời sống.
- Phục vụ cho nghiên cứu khoa học và du lịch, giải trí.
* Hoạt động 2: Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.
- GV: Treo hình 35- SGK trang 35. và giải thích sơ đồ.
- GV: Em thấy diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ của rừng và diện tích đồi trọc thay đổi như thế nào từ năm 1943 đến năm 1995?
- GV: Điều đó đã chứng minh điều gì?
- GV: Em có biết rừng bị phá hại, diện tích rừng bị suy giảm là do nguyên nhân nào không?
- GV:Em hãy nêu một số vd tác hại của sự phá rừng.
àHS: Quan sát.
àHS: Diện tích rừng tự nhiên và độ che phủ của rừng giảm nhanh còn diện tích đồi trọc càng tăng.
àHS: Tình hình rừng ở nước ta trong thời gian qua bị tàn phá nghiêm trọng.
àHS: Rừng bị suy giảm là do khai thác bừa bãi, khai thác cạn kiệt, đốt rừng làm nương rẩy và lấy củi, phá rừng khai hoang...mà không trồng rừng thay thế.
àHS: Cho ví dụ.
- GV: Trồng rừng để đáp ứng nhiệm vụ gì?
àHS: Đáp ứng các nhiệm vụ: Trồng rừng sản xuất;
àHS: Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu
khẩu
- GV: Trồng rừng phòng hộ để làm gì?
- GV: Trồng rừng đặc dụng là như thế nào?
- GV: Em cho một số ví dụ về trồng rừng đặc dụng?
- GV: Ở địa phương em, nhiệm vụ trồng rừng nào là chủ yếu, vì sao?
- GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng.
àHS: Phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng ven biển (chắn gió bão, chống cát bay, cải tạo bãi cát, chắn sóng biển..)
àHS: Là rừng để nghiên cứu khoa học, văn hóa, lịch sử và du lịch.
àHS: Ví dụ: vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, Cát Tiên,.
àHS: Tuỳ theo địa phương mà các em trả lời:
II. Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.
1. Tình hình rừng ở nước ta:
Rừng nước ta trong thời gian qua bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh, diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng.
2. Nhiệm vụ của trồng rừng:
Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó có:
- Trồng rừng sản xuất.
- Trồng rừng phòng hộ.
- Trồng rừng đặc dụng.
4. Củng cố:
Rừng và trồng rừng có vai trò như thế nào. Nêu những nhiệm vụ của trồng rừng.
5. Kiểm tra- Đánh giá:
*Hãy chọn những từ, cụm từ (cung cấp lâm sản, phục vụ du lịch, nghiên cứu khoa học, thải khí oxi và hấp thụ khí cacbonic, điều hòa dòng chảy, chắn gió, chắn cát di chuyển) để điền vào chổ trống sao cho thích hợp:
a. Rừng sản xuất:................................................
b. Rừng phòng hộ:
c. Rừng đặc trưng:
* ĐÁP ÁN:
a. Rừng sản xuất: cung cấp lâm sản.
b. Rừng phòng hộ: chắn gió, chắn cát di chuyển, thải khí oxi và hấp thụ khí cacbonic, điều hòa dòng chảy.
c. Rừng đặc trưng: phục vụ du lịch, nghiên cứu khoa học.
6. Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét về thái độ học tập của HS.
_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, xem trước bài 23.
Tuần 11
Tiết: 22
BÀI 23: LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM
CÂY RỪNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Hiểu được điều kiện lập vườn ươm cây rừng.Biết được kỹ thuật làm đất hoang. Biết được kỹ thuật tạo nền đất gieo ươm cây rừng.
2. Kỹ năng:Hình thành những kỹ năng làm đất hoang và tạo nền đất gieo ươm cây rừng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phóng to sơ đồ 5 và hình 36 SGK.
2. Học sinh:Xem trước bài 23.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:Rừng có vai trò gì ?Nêu nhiệm vụ của trồng rừng?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới :
b. Vào bài mới:
* Hoạt động 1: Lập vườn gieo ươm cây rừng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: Thế nào là vườn gieo ươm cây rừng?
- GV:Vườn ươm có ảnh hưởng như thế nào đến cây giống?
- GV: Khi lập vườn ươm cần phải đảm bảo các yêu cầu nào?
-GV:Vườn ươm đặt ở nơi đất sét có được không?
- GV:Tại sao phải gần nguồn nước và nơi trồng rừng?
- GV: Mặt đất bằng hay hơi dốc nhằm mục đích gì?
àHS: Vườn gieo ươm là nơi sản xuất cây giống phục vụ cho việc trồng cây gây rừng.
àHS: Ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ lệ sống và chất lượng của cây trồng.
àHS: Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại, pH từ 6 – 7.
àHS: Không,vì đất sét chặt bí, dễ bị đóng váng và ngập úng sau khi mưa, rể cây con khó phát triển.
àHS: Để giảm công và chi phí.
àHS: Để cây con phát triển tốt.
I. Lập vườn gieo ươm cây rừng.
1.Điều kiện lập vườn gieo ươm.
_ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại.
_ Ph từ 6 - 7.
_ Mặt đất bằng hay dốc.
_ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
* Hoạt động 2: Làm đất gieo ươm cây rừng.
- GV: Sau khi chọn địa điểm, rào xung quanh xong, cần thực hiện những công việc gì?
- GV: Nếu đất chua phải làm gì?
-GV:Nếu đất bị sâu, bệnh hại thì phải làm gì?
- GV: Có mấy cách tạo nền đất gieo ươm?
- GV: Khi lên luống thì người ta bón lót hay bón thúc và thường bón những loại phân nào?
- GV: Thường chọn hướng luống ra sao?
- GV: Hình dạng, kích cỡ bầu như thế nào?
- GV: Vỏ bầu có hình dạng như thế nào và thường làm bằng gì?
- GV: Ruột bầu thường chứa gì?
- GV: Gieo hạt trên bầu đất có ưu điểm gì so với gieo hạt trên luống?
àHS: Thực hiện những công việc sau:
+ Dọn vệ sinh khu đất.
+ Cày sâu, bừa kỹ, khử chua, diệt ổ sâu bệnh
+ Đập và san phẳng đất.
+ Đất tơi xốp.
àHS: Đất chua ta phải khử chua bằng vôi.
àHS: Phải dùng thuốc phòng trừ sâu, bệnh để diệt ổ sâu, bệnh.
àHS: Có 2 cách : lên luống đất và bầu đất.
àHS: Thường bón lót: bón hổn hợp phân hửu cơ và phân vô cơ.
àHS: Theo hướng bắc- nam để cây con nhận được đủ ánh sáng.
àHS: Tròn, dài 11-15cm, ngang: 8-10cm.
àHS: Vỏ bầu có hình ống hở 2 đầu, làm bằng ni lông sẫm màu.
àHS:Từ 80- 89% đất tơi xốp với 10 % phân hửu cơ ủ hoai và từ 1 đến 2% phân supe lân.
àHS: Phân bón và đất trồng không bị rữa trôi nên cây con luôn đủ thức ăn, khi đem trồng không tổn thương bộ rễ, cây mầm có tỉ lệ sống...
II. Làm đất gieo ươm cây rừng.
1. Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp theo quy trình kỹ thuật sau:
Đất hoang à dọn cây hoang dại
( dọn vệ sinh)à cày sâu, bừa kỹ, khử chua, diệt ổ sâu bệnh hạià đập và san phẳng đấtà đất tơi xốp.
2. Tạo nền đất gieo ươm cây rừng
a. Luống đất:
b) Bầu đất:
_ Vỏ bầu có hình ống, hở 2 đầu, làm bằng nilông sẫm màu.
_ Ruột bầu chứa từ 80 đến 89% đất mặt tơi xốp với 10% phân hữu cơ ủ hoai và từ 1 đến 2% phân supe lân.
Học sinh đọc phần ghi nhớ và mục có thể em chưa biết.
4. Củng cố:
_ Lập vườn ươm cần đảm bảo các yêu cầu gì?
_ Quy trình làm đất gieo ươm cây rừng.Các công việc đêû tạo nền đất?
5. Nhận xét_dặn dò:
_ Nhận xét về thái độ học tập của HS.
_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài và xem trước bài 24.
Biển Bạch Đông, ngàytháng....năm 2012
Ký Duyệt
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_11_nguyen_dieu_linh.doc