Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 8 - Liêu Thanh Tùng

I: MỤC TIÊU:

 Qua tiết học này HS cần đạt:

 1. Kiến thức: Các biện pháp chăm sóc cây trồng

 + Kỹ thuật làm cỏ , vun xới , tỉa , dặm cây

 + Kỹ thuật tưới nước và bón thúc phân

2. Kĩ năng:Rèn luyện kỹ năng qs, ptích, trao đổi nhóm, có được những kỹ năng chăm sóc cây trồng.

3. Thái độ: : Có ý thức trong việc bảo vệ và chăm sóc cây trồng.

II. CHUẨN BỊ:Trực quan, đặt và giải quyết vấn đề.

III: Chuẩn bị:

 -GV: Tranh phóng to hình 30 SGK trang 46

 -HS: Chuẩn bị bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng. Ôn lại bài 9: Cách bón phân

IV: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp: (1) KTSS

 2.Kiểm tra: : (4) : Vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ?

 3. Mở bài: : (1) Để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt đạt năng suất cao thì phải biến cách chăm sóc cây trồng. Vậy chăm sóc cây trồng như thế nào cho tốt? Bài 19 sẽ giải thích rõ điều này.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 8 - Liêu Thanh Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 Tiết: 15 NS: 19/9/12 ND: 25/9/12 Bài 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG I: MỤC TIÊU: Qua tiết học này HS cần đạt: 1. Kiến thức: Các biện pháp chăm sóc cây trồng + Kỹ thuật làm cỏ , vun xới , tỉa , dặm cây + Kỹ thuật tưới nước và bón thúc phân 2. Kĩ năng:Rèn luyện kỹ năng qs, ptích, trao đổi nhóm, có được những kỹ năng chăm sóc cây trồng. 3. Thái độ: : Có ý thức trong việc bảo vệ và chăm sóc cây trồng. II. CHUẨN BỊ:Trực quan, đặt và giải quyết vấn đề. III: Chuẩn bị: -GV: Tranh phóng to hình 30 SGK trang 46 -HS: Chuẩn bị bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng. Ôn lại bài 9: Cách bón phân IV: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) KTSS 2.Kiểm tra: : (4’) : Vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ? 3. Mở bài: : (1’) Để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt đạt năng suất cao thì phải biến cách chăm sóc cây trồng. Vậy chăm sóc cây trồng như thế nào cho tốt? Bài 19 sẽ giải thích rõ điều này. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung * Hoạt động 1(8’): Tỉa, dặm cây. -Giáo viên giới thiệu và ghi bảng chăm sóc cây trồng bao gồm các phương pháp: -Học sinh lắng nghe. I. Tỉa, dặm cây. Biện pháp chăm sóc Nội dung Vai trò 1. Tỉa cây 2. Dặm cây 3. Làm cỏ 4. Vun xới 5. Tưới nước 6. Tiêu nước 7. Bón thúc -Loại bỏ cây yếu, sâu bệnh. -Trồng vào chổ cây chết thưa. -Diệt hết cỏ dại xen cây trồng. -Thêm đất vào gốc cây. -Cung cấp nước cho cây đủ ẩm. -Tháo bớt nước, đất thoáng khí. -Cung cấp thêm phân để cây trồng đủ chất dd - Loại bỏ cây bệnh, đảm bào mật độ. -Đảm bào mật độ. -Loại bỏ cây dại. -Giữ cây đứng vững, hạn chế thoát nước. -Đảm bảo đủ nước, sinh trưởng, phát triển tốt. -Cây không thiếu nước. -Bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng cho cây. -Giáo viên hỏi: + Tỉa cây nhằm mục đích gì? Nó có vai trò như thế nào? + Em hãy cho một số ví dụ về tỉa và dặm cây. -Y/C hs chốt lại kiến thức -Học sinh trả lời: à Mục đích: loại bỏ cây yếu, sâu bệnh. + Vai trò: loại bỏ cây bệnh đảm bảo mật độ. à Học sinh cho ví dụ. -Học sinh ghi bài. Tiến hành tỉa bỏ các cây yếu, bị sâu, bệnh và dặm cây khỏe vào chổ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng. Hoạt động 2: (7’). Làm cỏ, vun xới: -Giáo viên hỏi: + Làm cỏ nhằm mục đích gì và có vai trò như thế nào? + Vun xới nhằm mục đích gì và vai trò như thế nào? -Yêu cầu học sinh chia nhóm và thảo luận . + Vậy mục đích của việc làm cỏ, vun xới là gì? -Giáo viên sửa, bổ sung để hoàn thiện kiến thức và ghi bảng. -Học sinh trả lời: à Học sinh trả lời: + Mục đích: diệt hết cỏ dại mọc xen với cây trồng. + Vai trò: loại bỏ cây hoang dại cạnh tranh chất dinh dưỡng và ánh sáng với cây trồng. à Học sinh nêu: + Mục đích: thêm đất màu vào gốc cây, làm đất tăng thêm độ thoáng. + Vai trò: giữ cho cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, cung cấp oxi cho cây, hạn chế bốc hơi nước. -Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời và nhóm khác bổ sung. à Yêu cầu nêu được: + Diệt cỏ dại. + Làm cho đất tơi xốp. + Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn. + Chống đổ. -Học sinh lắng nghe và ghi bài. II.Làm cỏ, vun xới: Nhằm mục đích là: -Diệt cỏ dại. -Làm cho đất tơi xốp. -Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn. -Chống đổ. Hoạt động 3 (12’): Tưới, tiêu nước -Giáo viên hỏi: + Tưới nước nhằm mục đích gì? Nó có vai như thế nào? -Giáo viên nhận xét, ghi bảng. -Gv giới thiệu có 4 cách tưới: + Tưới theo hàng, vào gốc cây. + Tưới thấm. + Tưới ngập. + Tưới phun mưa. -Chia nhóm học sinh, thảo luận và cho biết cách tưới, tiêu trong hình. + Hãy nêu cách thực hiện các phương pháp trên. -Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng. + Cây trồng rất cần nước nhưng nếu thừa nước sẽ gây ra hậu quã gì? -Giáo viên sửa và giảng thêm: Khi trồng cây chúng ta chỉ cần một lượng nước nào đó nhất định mà thôi. Nếu tưới nước nhiều quá, cây trồng sẽ bị ngập úng hoặc có thể chế. Trong trường hợp này phải tiêu nước kịp thời, nhanh chóng bằng các biện pháp thích hợp. -Giáo viên ghi bảng. -Học sinh trả lời: à Cung cấp nước làm cho đất đủ độ ẩm. + Vai trò: đảm bảo đủ nước để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. -Học sinh lắng nghe và ghi bài. -Học sinh nghe. -Học sinh chia nhóm và thảo lụân. -Nhóm cử đại diện trả lời và nhóm khác bổ sung. -Yêu cầu nêu được: + (a): tưới ngập. + (b): tưới theo hàng, vào gốc cây. + (c ): tưới thấm. + (d): tưới phun mưa. -Học sinh nêu: + Tưới theo hàng, vào gốc cây. + Tưới thấm: nước được đưa vào rãnh luống để thấm dần vào luống. + Tưới ngập: cho nước ngập tràn mặt ruộng. + Tưới phun mưa: nước được phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới phun. -Học sinh ghi bài. à Cây trồng sẽ bị ngập úng và có thể chết. -Học sinh lắng nghe. -Học sinh ghi bài. II. Tưới, tiêu nước: 1. Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước và kịp thời để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. 2. Phương pháp tưới: Thông thường có các cách tưới sau: -Tưới theo hàng, vào gốc cây. -Tưới thấm. -Tưới ngập. -Tưới phun mưa. 3. Tiêu nước: Cây trồng rất cần nước, tuy nhiên nếu thừa nước sẽ gây ngập úng và cây có thể bị chết. Trong trường hợp này phải tiến hành tiêu nước kịp thời, nhanh chóng bằng các biện pháp thích hợp. Hoạt động 4. (6’) Bĩn thúc phân. + Bón phân thúc bằng phân hữu cơ hoai mục và phân hóa học theo những quy trình nào? + Em hiểu như thế nào về phân hữu cơ hoai mục? + Em hãy kể tên các cách bón thúc phân cho cây. -Giáo viên sửa, bổ sung, ghi bảng. à Theo quy trình: Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất. à Chất dinh dưỡng được phân giải ở dạng dễ tiêu, cây hút dễ dàng đáp ứng kịp thời sự sinh trưởng, phát triển. -Học sinh nêu: -Học sinh lắng nghe, ghi bài. -Học sinh đọc phần ghi nhớ. IV. Bón phân thúc: Bón phân thúc bằng phân hữu cơ hoai mục và phân hóa học theo quy trình: -Bón phân; -Làm cỏ, vun xới,vùi phân vào đất. Hoạt động 5. Kiểm tra- đánh giá: ( 5 phút) -BT1: Điền tiếp vào các câu sau cho phù hợp: a. Tưới nước cho lúa bằng cách . . . . . . . . . . . . . . . . . còn tưới nước cho rau bằng cách .. . . . . . . . . . . . . . . b. Mục đích của việc làm cỏ vun xới là . . . . . . . . . . . hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn, làm cho đất tơi xốp và . . . . . . . . . . . -BT2: 1. Đúng hay sai? a. Lúa sau khi cấy cần chú ý tỉa, dặm để đảm bảo mật độ và khoảng cách. b. Khi cây ngô lên cao phải chú ý làm cỏ và vun cao. c. Cây lúa phát triển ở thời kì làm đồng cần xới gốc và vun cây. d. Khi lúa, lạc bị sâu, bệnh hại nên bơm nước ngập hết cây sẽ diệt được sâu hại. 2. Khi bón phân hữu cơ nên bón phân hoai để: a. Giảm chi phí chăm sóc cây trồng. b. Chất dinh dưỡng ở dạng dể phân hủy, cây hút dễ dàng . c. Tạo điều kiện cho phân tiếp tục hoai mục. d. Cả a và c. Đáp án: 1. (Đ): a, b. 2. b. Hoạt động 6. Nhận xét – dặn dò: (1 phút) -Nhận xét về thái độ học tập của học sinh. -Dặn dò: -Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 20. -Tìm hiểu các cách thu hoạch, chế biến nông sản ở địa phương Tuần: 8 Tiết: 16 NS:19/9/12; ND: 27-28/9/12 Bài 20: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN I: MỤC TIÊU: Qua tiết học này HS cần đạt: 1. Kiến thức: Các phương pháp thu hoạch,bảo quản,chế biến nơng sản. 2. Kĩ năng: Hình thành được các kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản. 3. Thái độ: : Có ý thức tiết kiệm, tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch. II. CHUẨN BỊ:Trực quan, đặt và giải quyết vấn đề. III: Chuẩn bị: -GV: Phóng to hình 31SGK -HS: Xem trước bài. Tìm hiểu các cách thu hoạch, chế biến nông sản ở địa phương IV: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) KTSS 2.Kiểm bài cũ: (6’) +Nêu mục đích của việc làm cỏ vun xới? Kỹ thuật bón thúc? +Có các phương pháp tưới nước nào? Ưu, nhược điểm của từng phương pháp? 3.Mở bài: Thu hoạch, bảo quản, chế biến là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất cây trồng. Khâu kỹ thuật này làm không tốt sẽ ảnh hưởng tới một cách trực tiếp năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm và giá trị hàng hoá. (1’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung * Hoạt động 1: Thu hoạch. (11 phút) -Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I. 1 và trả lời các câu hỏi: + Thu hoạch cần đảm bảo các yêu cầu thế nào? + Tại sao khi thu hoạch phải đảm bảo yêu cầu là đúng độ chín? Cho ví dụ cụ thể. + Tại sao khi thu hoạch phải nhanh gọn và cẩn thận? Cho ví vụ minh họa. -Giáo viên bổ sung, ghi bảng. -Giáo viên treo tranh 31 yêu cầu Học sinh chia nhóm và thảo luận để trả lời các câu hỏi: +Nhìn hình 31a,b, c, d cho biết tên các phương pháp thu hoạch và cho ví dụ từng cách thu hoạch? + Em cho biết người ta thường sử dụng công cụ gì để thu hoạch. + Nêu lên ưu và nhược điểm giữa việc dùng công cụ thủ công và công cụ bằng cơ giới. -Giáo viên chốt lại kiến thức và ghi bảng. -Học sinh đọc thông tin và trả lời: à Cần đảm bảo các yêu cầu như: đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận. à Vì nếu thu hoạch quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng nông sản. Ví dụ: Khi thu hoạch lúa quá chín dẫn đến hao hụt hạt bị rụng quá nhiều. Thu hoạch sớm quá, lúa còn xanh, chất lựơng không tốt.Do đó cần phải thu hoạch đúng độ chín. à Vì nếu thời gian thu hoạch kéo dài và không cẩn thận sẽ làm giảm chất lượng và sản lượng nông sản. -Học sinh cho ví dụ minh hoạ. -Học sinh chia nhóm và cử đại diện trả lời: à Hình 31: + (a): hái (đậu, cam, quít,..). + (b): nhổ (su hào, sắn (khoai mì), củ cải đỏ + I:đào (khoai lang,khoai tây,..). + (d): cắt (hoa, lúa, bắp cải,). à Thu hoạch bằng các công cụ đơn giản (liềm, lưỡi hái, dao, kéo,). Người ta còn dùng máy để thu hoạch. à Ưu và nhược điểm: + Biện pháp thủ công: * Ưu: dễ thực hiện, ít tốn kém. * Nhược điểm: tốn công. + Biện pháp cơ giới: * Ưu: không tốn nhiều thời gian. * Nhược: rất tốn chi phí. -Học sinh ghi bài. I. Thu hoạch: 1. Yêu cầu: Để đảm bảo được số lượng và chất lượng của nông sản phải tiến hành thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và can thận. 2. Thu hoạch bằng phương pháp nào? Tùy theo từng loại cây có cách thu hoạch khác nhau như: hái, cắt, nhổ, đào bằng phương pháp thủ công hay cơ giới. * Hoạt động 2: Bảo quản. (10 phút) -Học sinh đọc thông tin mục II.1 và trả lời câu hỏi: + Bảo quản nhằm mục đích gì? +Nông sản sẽ ra sao nếu không được bảo quản tốt? -Giáo viên hỏi: + Khi bảo quản cần đảm bảo các điều kiện nào? + Vì sao khi bảo quản hạt phải phơi khô, để nơi kín? -Giáo viên bổ sung, ghi bảng. -Yêu cầu 1 học sinh đọc to trước lớp và trả lời: + Để bảo quản nông sản tốt ta có các phương pháp nào? + Tại sao lại bảo quản thông thoáng? + Tại sao lại bảo quản kín? + Bảo quản lạnh là gì? Tại sao phải bảo quản lạnh và thường áp dụng cho loại nông sản nào? -Giáo viên bổ sung, ghi bảng. -Học sinh đọc thông tin và trả lời: à Nhằm mục đích: Hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản. à Rau, hoa quả nếu bảo quản không tốt hoặc không bảo quản sẽ bị mọt, mốc phá hại hư thối. -Học sinh trả lời: à Cần đảm bảo các điều kiện sau: + Đối với các loại hạt cần phải phơi hoặc sấy khô + Đối với rau quả phải sạch sẽ, không giập nát. + Kho bảo quản phải xây dựng nơi khô ráo, có hệ thống thông gió và phải có biện pháp để trừ mối, mọt, chuột, à Hạn chế lượng nước trong hạt tới mức nhất định. -Học sinh đọc thông tin và trả lời: à Có 3 phương pháp:Bảo quản thông thoáng, bảo quản kín, bảo quản lạnh. à Vì nông sản để trong kho vẫn được tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài nên trong kho phải có hệ thống thông gió thích hợp. à Vì không kín thì không khí sẽ xâm nhập vào, làm tăng sự hô hấp của nông sản dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm. à Bảo quản lạnh là đưa nông sản vào trong các kho lạnh, phòng lạnh. + Vì bảo quản lạnh sẽ hạn chế hoạt động sinh lí nông sản và sự phát triển của vi sinh vật. + Thường áp dụng đối với các loại nông sản: rau, quả, hạt giống, II. Bảo quản: 1. Mục đích: Bảo quản nhằm hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản. 2. Các điều kiện bảo quản tốt: -Hạt hạt cần phải phơi hoặc say khô. -Rau quả phải sạch sẽ, không giập nát. -Kho bảo quản phải xây doing nơi khô ráo, thoáng khí, có hệ thống thông gió và phải có biện pháp để trừ mối, mọt, chuột, 3. Phương pháp bảo quản: Có 3 phương pháp bảo quản: -Bảo quản thông thoáng. -Bảo quản kín. -Bảo quản lạnh. * Hoạt động 3: Chế biến. (10 phút) -Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục III.1 và cho biết: + Mục đích của việc chế biến nông sản là gì? + Em hãy cho một vài ví dụ về các loại nông sản nhờ chế biến mà tăng giá trị và kéo dài thời gian bảo quản. + Chế biến có các phương pháp nào? + Hãy kể tên các loại rau, quả củ thường được sấy khô? -Giáo viên giải thích quy trình sấy khô ở hình 32. + Cho vd về một số nông sản chế biến thành bột mịn hay tinh bột? -Gv giải thích quy trình trong ví dụ + Cho ví dụ về muối chua. + Ở nhà khi muối chua mẹ em làm như thế nào? + Còn sản phẩm đóng hộp thì em thấy ở loại nông sản nào? -Học sinh đọc thông tin và trả lời: à Làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản. à Vd: Vải đóng hộp. Dứa làm xirô à Có các phương pháp: Sấy khô, chế biến thành bột mịn hay tinh bột, muối chua, đống hộp. à Như nho, vải sấy khô, -Học sinh lắng nghe. à Vd: Sắn, khoai, ngô, -Học sinh lắng nghe. àNhư: dưa chua, dưa kiệu, cải chua -Học sinh trả lời. -Học sinh cho ví dụ. -Học sinh đọc phần ghi nhớ. III. Chế biến: 1. Mục đích: Chế biến nông sản làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản. 2. Phương pháp chế biến: Có 4 phương pháp: -Sấy khô. -Chế biến thành bột mịn hay tinh bột. -Muối chua. -Đóng hộp. Hoạt động 4 Kiểm tra- đánh giá: ( 5 phút) Hãy ghi tên các nông sản vào các mục được ghi số thứ tự tứ 1 đến 5 cho phù hợp. a. Bảo quản kín: b. Bảo quản lạnh: c. Sấy khô: d. Muối chua: đ. Cắt: e. Đóng hộp: Tên các nông sản: thóc, ngô, cà chua, khoai tây, su hào, nhãn, dừa, sắn, lúa, dưa leo, kiệu. Đáp áp: a: thóc; b: cà chua, su hào, khoai tây ; c: ngô, sắn ; d: dưa chua, kiệu; đ: lúa; e: dừa, nhãn. 6. Nhận xét_dặn dò: (1 phút) -Nhận xét về thái độ học tập của học sinh. -Dặn dò: Về nhà học bài. Trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 21. Ký duyệt của tổ trưởng Ngày Thạch Thị Thu Hà

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_8_lieu_thanh_tung.doc