Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Bài 9: Thực hành lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn - Lê Quang Minh

I. MỤC TIÊU:

 Hs hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn.

 Lập được bảng dự trù vật liệu, dụng cụ, thiết bị điện.

 Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc. Làm việc chính xác, khoa học, an toàn.

 II. CHUẨN BỊ:

° GV: - Nghiên cứu bài học, tham khảo tài liệu, lập kế hoạch dạy học.

 - Bảng phụ: sơ đồ lắp đặt.

 ° HS: SGK Toán 8, Tập ghi.

 - Phiếu học tập: Mẫu “Bảng dự trù VL, DC, TBĐ và Bảng quy trình lắp đặt”

 ° PP: Đàm thoại + Hoạt động nhóm.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Bài 9: Thực hành lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn - Lê Quang Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 18 Tiết : 22 Ngày soạn :12/02/2008 Ngày dạy: 21/02/2008 TH: LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN — ¶ – I. MỤC TIÊU: F Hs hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. F Vẽ được sơ đồ lắp đặt. F Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc. Làm việc chính xác, khoa học, an toàn. II. CHUẨN BỊ: ° GV: - Nghiên cứu bài học, tham khảo tài liệu, lập kế hoạch dạy học. Bảng một số ký hiệu quy ước trong sơ đồ mạch điện. - Bảng phụ: Vẽ sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt. - Bảng mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. - Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: + Vật liệu và thiết bị: 2 công tắc ba cực, 1 cầu chì, 1 bóng đèn sợi đốt, đui đèn bảng điện, dây dẫn, giấy nhám, bằng cách điện. + Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốt dây, khoan tay, thước, bút thử điện. ° HS: SGK Toán 8, Tập ghi. - Thước, viết màu. ° PP: Đàm thoại + Hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: (10 phút) Oån định và kiểm tra. § GV: Nắm sỉ số HS, và yêu cầu HS chuẩn bị giấy để làm bài kiểm tra. ĐỀ KIỂM TRA: 1. Hãy nêu các bước của quy trình lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn. 2. Khi vận hành mạch điện (ở câu 1) mà đèn không sáng, theo em mạch điện đó có thể có những nguyên nhân hư hỏng nào? § HS: Làm theo yêu cầu của GV - Làm và nộp bài đúng thời gian quy định § HS: Lắng nghe và chuẩn bị bài mới - Thu bài và giới thiệu bài học mới: trong tiết trước ta đã tìm hiểu và lắp đặt mạch điện hai công tắc điều khiển hai đèn. Mạch điện đó các em thường thấy và sử dụng trong nhà chúng ta. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu thêm một mạch điện mà có thể điều khiển được từ hai nới khác nhau. Đó là mạch điện .. Hoạt động 2: (7 phút) Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài học. § GV: Chia lớp thành 4 nhóm - Chỉ định nhóm trưởng và yêu cầu nhóm trường kiểm tra việc chuẩn bị cho bài thực hành của từng thành viện trong nhóm - Nhóm trưởng nhận vật liệu và dụng cụ thực hành § HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Hãy phát biểu mục tiêu bài học - Đại diện nhóm phát biểu. - Kết luận mục tiêu của bài học. Hoạt động 3: (7 phút) Tìm hiểu công tắc ba cực. 1. Cấu tạo của công tắc ba cực: § GV: Hãy quan sát, mô tả, so sánh cấu tạo bên ngoài của công tắc 2 cực và công tắc 3 cực. - Giới thiệu cấu tạo bên trong: + Giống: có bộ phận tiếp điện động, tiếp điện tĩnh. + Khác : – Công tắc hai cực: Bộ phận tiếp điện : một động, một tĩnh. – Công tắc ba cực: bộ phận tiếp điện: 1 động, 2 tĩnh. § HS: Quan sát theo nhóm và phát biểu - Bên ngoài, hai loại công tắc có cấu tạo giống nhau: có vỏ và bộ phận tác động Hoạt động 4: (19 phút) Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện. 2. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý: § GV: Treo bảng phụ vẽ sơ đồ theo hai kiểu khác nhau: - Hãy quan sát và so sánh sự khác nhau của hai sơ đồ nguyên lý mạch điện đèn cầu thang. § HS: Hoạt động nhóm, trả lời: - Kiểu 1: Đèn lắp ngoài hai công tắc - Kiểu 2: Đèn được lắp giữa hai công tắc. - Hướng dẫn HS chọn sơ đồ kiểu 1 để tìm hiểu và thực hành. § GV: Hỏi: Hai công tắc được mắc với nhau như thế nào? § HS: Thảo luận nhóm: - Hai công tắc được mắc với nhau như sau: hai cực tĩnh của cộng tắc này được nối với hai cực tĩnh của cộng tắc kia; cực động của công tắc 2 nối tiếp với cầu chì trở về dây pha; cực động của công tắc 1 nối với đèn trở về dây trung hoà. - Hai công tắc được nối với nguồn như thế nào? - Hãy nêu mối liên hệ của đèn với hai công tắc? - Hai công tắc được nối song songvới nguồn. - Liên hệ trực tiếp - Khi cực động tiếp xúc với cực tĩnh ở các vị trí nào thì đèn sáng (tắt)? - Đèn sáng: 1 và 3, 2 và 4 ; đèn tắt: 1 và 4, 2 và 3. 3. Vẽ sơ đồ lắp đặt: § GV: Em hãy quan sát sơ đồ nguyên lý và nêu phương án lắp đặt các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và phương án đi dây? - Kết luận: Có thể có nhiều phương án xây dựng sơ đồ lắp đặt nhưng phải chọn phương án bảo đảm các yêu cầu về an toàn điện và độ bền cơ học. Như vậy, lắp đặt theo kiểu 1 là đảm bảo các yêu cầu trên. § HS: Thảo luận nhóm. - Chọn phương án theo kiểu 1: - Theo dõi và hướng dẫn các nhóm vẽ sơ đồ - Treo bảng vẽ sơ đồ hoàn chỉnh để HS sửa và hoàn thành sơ đồ của nhóm và cá nhân. - HS tiếp tục làm việc theo nhóm: xây dựng sơ đồ lắp đặt theo các bước thực hành: Vẽ đường dây nguồn Š Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn Š Xác định vị trí các TBĐ trên BĐ Š Vẽ đường dây dẫn theo sơ đồ nguyên lý. Hoạt động 5: (2 phút) Hướng dẫn ở nhà. - Tìm hiểu sơ đồ mạch điện, cấu tạo công tắc hai cực - Chuẩn bị mẫu : Bảng dự trù, Quy trình lắp đặt cho tiết học sau. - Lắng nghe và ghi nhớ. Tuần : 18 Tiết : 23 Ngày soạn :19/02/2008 Ngày dạy: 28/02/2008 TH: LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN (tt) I. MỤC TIÊU: F Hs hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. F Lập được bảng dự trù vật liệu, dụng cụ, thiết bị điện. F Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc. Làm việc chính xác, khoa học, an toàn. II. CHUẨN BỊ: ° GV: - Nghiên cứu bài học, tham khảo tài liệu, lập kế hoạch dạy học. - Bảng phụ: sơ đồ lắp đặt. ° HS: SGK Toán 8, Tập ghi. - Phiếu học tập: Mẫu “Bảng dự trù VL, DC, TBĐ và Bảng quy trình lắp đặt” ° PP: Đàm thoại + Hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: (5 phút) Oån định và kiểm tra. § GV: Đặt câu hỏi kiểm tra: - Mô tả cấu tạo của công tắc ba cực, so sánh sự khác nhau của công tắc hai cực và công tắc ba cực. - Yêu cầu các nhóm báo cáo về tình hình chuẩn bị của các thành viên trong nhóm mình § HS: Lắng nghe - HS1: Trả lời - HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. - Nhóm trưởng báo cáo. Hoạt động 2: (12 phút) Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu, thiết bị điện § GV: Cho từng HS hoàn thành bảng dự trù cá nhân - Kiểm tra kq làm việc của từng HS. - Gọi chấm điểm một vài HS. Chỉ định HS trình bày kết quả § HS: Làm việc cá nhân - Trình bày bảng Dự trù STT Tên DC, VL và TB điện Số lượng Yêu cầu kỹ thuật 1 Dao thợ điện 1 Không mẻ, cách điện tốt 2 Kìm tuốt dây 1 Còn tốt 3 Kìm tròn 1 Còn tốt 4 Kìm điện 1 Còn tốt 5 Bút thử điện 1 Còn tốt 6 Búa 1 Cán chắc chắn 7 Dùi khoan 1 Mũi nhọn, sắc cứng, vững 8 Khoan tay 1 Còn tốt 9 Tuốc nơ vít to 1 Còn tốt 10 Tuốc nơ vít nhỏ 1 Còn tốt 11 Thước 1 Còn tốt 12 Cưa 1 Còn tốt 13 Công tắc ba cực 2 Còn tốt 14 Cầu chì 1 Còn tốt 15 Bảng điện (15x20x1,5cm) 2 Còn tốt 16 Dây dẫn điện (đôi mềm) 4m Không hở cách điện 17 Vít 10 Còn tốt 18 Đui đèn 1 Còn tốt 19 Bóng đèn sợi đốt 1 Còn tốt 20 Băng cách điện 1 cuộn Còn tốt 21 Giấy nhám 1tờ Còn tốt Hoạt động 3: (26 phút) Lắp đặt mạch điện đèn cầu thang. § GV: Treo sơ đồ lắp đặt và yêu cầu các nhóm: hãy nghiên cứu quy trình lắp đặt mạch điện và lập bảng quy trình. § HS: Làm việc theo nhóm - Quan sát sơ đồ lắp đặt - Lập bảng quy trình lắp đặt § GV: Treo bảng phụ và cho HS nghiên cứu quy trình lắp đặt Kiểm tra Vạch dấu Nối dây mạch điện Khoan lỗ Lắp TBĐ vào BĐ Bảng quy trình lắp đặt: Các bước Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1. Vạch dấu - Vạch dâu vị trí lắp các thiết bị điện. - Vạch dấu đường đi dây và vị trí lắp đặt bộ dèn huỳnh quang - Thước - Mũi vạch - Bút chì - Bố trí thiết bị điện hợp lý - Vạch dấu chính xác 2. Khoan lỗ bảng điện - Khoan lỗ bắt vít (chọn mũi khoan 2mm) - Khoan lỗ luồn dây (chọn mũi khoan 5mm) - Mũi khoan - Máy khoan - Khoan chính xác lỗ - Lỗ khoan thẳng 3. Lắp thiết bị điện vào bảng điện - Xác định các cực của công tắc. - Nối dây các thiết bị điện trên bảng điện - Vít cầu chì, công tắc vào các vị trí được đánh dấu trên bảng điện. - Kìm tuốt dây, kìm tròn, kìm điện, bảng điện, băng keo, tuốc nơ vít. - Lắp thiết bị đúng vị trí - Các thiết bị được lắp chắc, đẹp 4. Nối dây mạch điện - Lằp đặt dây dẫn từ thiết bị ra đèn. - Nối dây vào đui đèn. - Kìm, tuốc nơ vít - Băng dính - Nối dây đúng sơ đồ - Mối nối đúng yêu cầu kỹ thuật. 6. Kiểm tra - Lắp đặt các thiết bị và đi dây đung sơ đồ mạch điện - Nối nguồn, vận hành thử - Bút thử điện - Mạch điện đúng sơ đồ, chắc, đẹp - Mạch làm việc tốt, đúng yêu cầu kỹ thuật. § GV: Lắp mẫu mạch đèn cầu thang cho HS quan sát, ghi nhớ để thực hành vào tiết sau. Hoạt động 4: (2 phút) Hướng dẫn ở nhà. - Nắm chắc quy trình lắp đặt và ghi nhớ các công đoạn - Thực hành vào tiết sau - Lắng nghe và ghi nhớ. Tuần : 18 Tiết : 24 Ngày soạn :25/02/2008 Ngày dạy: 06/03/2008 TH: LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN (tt) — ¶ – I. MỤC TIÊU: F Hs hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. F Lắp đặt được mạch đèn cầu thang. F Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc. Làm việc chính xác, khoa học, an toàn. II. CHUẨN BỊ: ° GV: - Nghiên cứu bài học, tham khảo tài liệu, lập kế hoạch dạy học. - Bảng phụ: sơ đồ lắp đặt. - Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: + Vật liệu và thiết bị: 2 công tắc ba cực, 1 cầu chì, 1 bóng đèn sợi đốt, đui đèn bảng điện, dây dẫn, giấy nhám, bằng cách điện. + Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốt dây, khoan tay, thước, bút thử điện. ° HS: SGK Toán 8, Tập ghi. - Phiếu học tập: Mẫu “Bảng dự trù VL, DC, TBĐ và Bảng quy trình lắp đặt” ° PP: Đàm thoại + Hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: (5 phút) Oån định và chuẩn bị thực hành. § GV: Kiểm tra sĩ số, chia nhóm, phát dụng cụ, thiết bị, vật liệu chi từng nhóm. - Treo bảng vẽ sơ đồ lắp đặt và bảng quy trình lắp đặt. § HS: Lớp trưởng báo cáo sĩ số - Nhóm nhận dụng cụ, thiết bị, vật liệu thực hành Hoạt động 2: (20 phút) Lắp đặt mạch đèn cầu thang § GV: Yêu cầu HS thực hành trong 18 phút - Theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra những hiểu biết của HS về yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn: Hãy nêu yêu cầu kỹ thuật từng công đoạn. - Phân tích những sai hỏng thường mắc phải: + Khoan lỗ không chính xác, thiết bị xộc xệch, không ngay ngắn. + Các mối nối chưa đúng yêu cầu kỹ thuật, các đầu dây thừa ra dễ gây nguy hiểm khi đóng điện. + Khi đi dây ra đèn, không buộc nút dây trong đui đèn để đảm bảo an toàn khi sử dụng. § HS: Làm việc theo nhóm - Trả lời: Vạch dấu phải chính xác; khoan lỗ phải thẳng và chính xác, chọn đúng mũi khoan; lắp thiết bị điện chắc, đẹp; đi dây dúng sơ đồ - Lưu ý tiến bộ chung các nhóm và làm đúng yêu cầu kỹ thuật Hoạt động 3: (12 phút) Kiểm tra và vận hành thử mạch điện. § GV: Hướng dẫn HS tự kiểm tra mạch điện khi chưa nối nguồn theo các tiêu chuẩn sau: + Mạch điện lắp đặt dúng sơ đồ lắp đặt. + Các mối nối chặt, chắc, gọn, đẹp. + Bố trí các thiết bị hợp lý, đẹp, dễ vận hành. § HS: Thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV. § GV: Kiểm tra và nối nguồn để HS quan sát. Lưu ý HS: + Cầu chì mắc ở dây pha + Các mối nối phải được bọc cách điện + Kiểm tra các cực chung của công tắc ba cực § HS: Quan sát và nắm cách nối nguồn, chú ý về an toàn lao động. Hoạt động 4:(7 phút) Tổng kết bài học. § GV: Chấm điểm sản phẩm thực hành của các nhóm. - Tổng kết các kiến thức cơ bản: + Vẽ sơ đồ lắp đặt + Lập bảng dự trù + Lập bảng quy trình + Các bước của quy trình lắp đặt. - Nhận xét giờ thực hành theo các tiêu chuẩn sau: + Kết quả thực hành + Quy trình tiến hành + Thời gian hoàn thành + Thái độ tham gia thực hành của các nhóm. § HS: Theo dõi, ghi nhận và phát biểu ý kiến. Hoạt động 5: (2 phút) Hướng dẫn ở nhà. - Xem và nhớ lại bài vừa học - Vẽ lại sơ đồ lắp đặt (có thể thay đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang) - Chuẩn bị cho bài sau: Đọc và nghiên cứu sơ đồ nguyên lý. - Lắng nghe và ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_bai_9_thuc_hanh_lap_mach_dien_hai_co.doc
Giáo án liên quan