Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 40: Ancol - Trần Thị Hà

I. Mục Tiêu Bài Học.

1. Về kiến thức.

a. Học sinh biết

- Tính chất vật lý của Ancol.

b. Học sinh hiểu.

- Định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp, liên kết Hidro của Ancol.

2. Về kỹ năng.

- Đọc tên Ancol để viết công thức phân tử, công thức cấu tạo của Ancol.

II. Chuẩn Bị.

1. Giáo viên.

- Giáo án, mô hình phân tử Ancol để minh họa phần định nghĩa.

2. Học sinh.

- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, SGK.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 40: Ancol - Trần Thị Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 40: ANCOL Mục Tiêu Bài Học. Về kiến thức. Học sinh biết Tính chất vật lý của Ancol. Học sinh hiểu. Định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp, liên kết Hidro của Ancol. Về kỹ năng. Đọc tên Ancol để viết công thức phân tử, công thức cấu tạo của Ancol. Chuẩn Bị. Giáo viên. - Giáo án, mô hình phân tử Ancol để minh họa phần định nghĩa. Học sinh. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, SGK. Hoạt Động Dạy Học. Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Hoàn thành phương trình phản ứng: CH3 – CH2 – Br + NaOH CH2 = CH – CH2 – Cl + NaOH CH2 – OBr + NaOH Hoạt động 2: GV: - Thông báo với học sinh: sản phẩm được sinh ra từ phương trình phản ứng giữa dẫn xuất Halogen của Hidrocacbon với NaOH được gọi là Ancol. - Viết ví dụ, yêu cầu học sinh nhận xét về sự giống nhau của đặc điểm cấu tạo trong phần tử các hợp chất hữu cơ trên. Định nghĩa, phân loại: 1. Định nghĩa. CH3 – OH CH3 – CH2 – OH CH3 – CH2 – CH2 – OH CH2 = CH – CH2 –OH CH2 – OH OH CH2 – CH – CH2 OH OH OH HS: Các hợp chất hữu cơ trên có đặc điểm chung là cùng có nhóm OH đính vào nguyên tử Cacbon no. GV: Ghi nhận và đưa ra định nghĩa chính xác về Ancol. Định nghĩa: Ancol là những hợp chất hữu cơ mà trong phần tử có nhóm Hidroxyl (–OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử Cabon no. Hoạt động 2: GV: - Gợi mở về cách phân loại Ancol bằng cách nêu cơ sở phân loại. - Thông báo cho học sinh: Ancol trong phân tử có 1 nhóm OH gọi là An col đơn chất, Ancol có 2 nhóm OH trở lên trong phân tử được gọi là Ancol đa chức. - Yêu cầu học sinh phân loại các hợp chất trong Ví dụ. HS: - Nghe giảng, trả lời câu hỏi. 2. Phân loại. Cơ sở phân loại Ancol: - Dữa vào đặc điểm gốc Hidrocacbon. - Dựa vào số nhóm OH trong phân tử. Có 5 loại Ancol a, Ancol no, đơn chức, mạch hở: Phân tử có 1 nhóm OH liên kết với gốc Ankyl CnH2n+1OH. (VD: CH3OH, CH3CH2OH, CH3CH2CH2OH ) b, Ancol không no, đơn chức, mạch hở: 1 nhóm OH liên kết với nguyên tử Cacbon no của gốc Hidrocacbon không no. (VD: CH2=CHCH2OH, CH3CH=CHCH2OH ) c, Ancol thơm, đơn chức: nhóm OH liên kết với nguyên tử Cacbon no thuộc mạch nhánh của vòng benzen. VD: CH2 – OH d, Ancol vòng no, đơn chức: nhóm OH liên kết với nguyên tử Cacbon no thuộc gốc Hidrocacbon vòng no. VD: OH e, Ancol đa chức.Phân tử có 2 hay nhiều nhóm OH Ancol. VD: CH2 – CH – CH2 OH OH OH GV: - Yêu cầu học sinh nhắc lại thế nào là bậc Cacbn? Từ đó suy ra bậc Ancol. HS: - Bậc Cacbon trong phân tử Hidrocacbon no được tính bằng số liên kết của nó với nguyên tử Cacbon khác. GV: Thông báo với học sinh chỉ nghiên cứu Ancol no mạch hở. Bậc Ancol được tính bằng bậc cảu nguyên tử Cacbon no liên kết với nhóm OH. VD: C2H5OH : Ancol no, bậcI OH : Ancol bậc II CH3 CH3 – C – OH : Ancol bậc III CH3 Hoạt động 4: GV: - Nhắc lại cho học sinh: đồng phân là những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử. - Thống báo với học sinh về đồng phân của Ancol no, mạch hở, đơn chức. - Yêu cầu học sinh viết đồng phân của C4H9OH HS: - Nghe giảng và làm theo yêu cầu. II. Đồng phân - Danh pháp. 1. Đồng phân. Đồng phân Ancol no, mạch hở, đơn chức: Đồng phân mạch Cacbon. Đồng phân vị trí nhóm chức. C4H9OH CH3CH2CH2CH2OH CH3 – CH – CH2 – OH CH3 CH3 CH3 – C – OH CH3 CH3 – CH2 – CH – CH3 OH Hoạt động 5: GV: - Trình bày quy tắc đọc tên thông thường, đọc tên một chất làm mẫu. - Yêu cầu học sinh đọc tên một số chất. HS: - Nghe giảng và làm theo yêu cầu của GV. GV: - Trình bày quy tắc đọc tên thay thế, đọc tên một chất làm mẫu. - Yêu cầu học sinh đọc tên một số chất. HS: - Nghe giảng và làm theo yêu cầu của GV. 2. Danh pháp. a. Tên thông thường. Ancol + gốc Ankyl + ic VD: CH3OH : Ancol metylic C2H5OH : Ancol eylic CH3 – CH – OH CH3 : Ancol isopropylic CH2=CHCH2OH : Ancol anlylic b. Tên thay thế. Tên Hidrocacbon tương ứng theo mạch chính + số chỉ vị trí nhóm OH + ol. VD: CH3OH : Metanol C2H5OH : Etanol CH3CH2CH2OH : Propan – 1 – ol CH3 – CH – OH CH3 : 2 – metyl – etan –1–ol CH3CH2 CH CH3 : Butan – 2 – ol OH Hoạt động 6: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi: - Dựa vào nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, hãy cho biết khi điều khiện thường Ancol ở trạng thái gì? - Căn cứ vào độ tan, hãy cho biết khi ở nhiệt độ thường, các Ancol thường gặp nào tan vô hạn trong nước? - Khi nguyên tử Cacbon tăng thì độ tan của Ancol như thế nào? HS: - Nghe giảng và trả lời câu hỏi. GV: - Giải thích lí do sự tăng nhiệt độ sôi của Ancol dựa vào liên kết Hidro cho học sinh: Nguyên tử H mang một phần điện tích dương của nhóm OH này, khi ở gần nguyên tử O mang một phần điện tích âm của nhóm OH kia, tạo thành 1 liên kết yếu là liên kết Hidro. III. Tính chất vật lý. - Điều khiện thường Ancol ở dạng lỏng hoặc rắn. - CH3OH, C2H5OH, C3H7OH tan vô hạn trong nước ở nhiệt độ thường. - Nhiệt độ sôi của Ancol tăng khi nguyên tử Cacbon trong p hân tử Ancol tăng. - Độ tan của Ancol giảm khi nguyên tử Cacbon tăng. - Liên kết Hidro: một phần điện tích dương của nhóm OH này, khi ở gần nguyên tử O mang một phần điện tích âm của nhóm OH khác. ... O – H ... O – H ... O – H ... H H H ... O – H ... O – H ... O – H ... H H H ... O – H ... O – H ... O – H ... H H H

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_40_ancol_tran_thi_ha.doc