I. MỤC TIÊU
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
- Giáo dục HS luôn khám phá những điều bổ ích trong lĩnh vực khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Chuẩn bị tranh ảnh phục vụ cho bài dạy và một phích nước nóng.
- HS : Chuẩn bị cốc, đĩa, khay,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
4 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Ngày soạn:1/ 11 / 2015
Ngày dạy: 3/ 11/ 2015
KHOA HỌC
BA THỂ CỦA NƯỚC
I. MỤC TIÊU
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
- Giáo dục HS luôn khám phá những điều bổ ích trong lĩnh vực khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Chuẩn bị tranh ảnh phục vụ cho bài dạy và một phích nước nóng.
- HS : Chuẩn bị cốc, đĩa, khay,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động:
- Nước có những tính chất gì?
- Nêu ghi nhớ của bài?
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và đánh giá
- GV giới thiệu bài.
2.Trải nghiệm- Khám phá:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại.
- Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng?
+ Rót nước sôi từ phích vào cốc cho các nhóm.
- Yêu cầu nhóm 6 em quan sát nước vừa rót từ phích ra rồi dùng đĩa dậy lên cốc nước, lật đĩa lên nhận xét điều gì xảy ra.
- Yêu cầu các nhóm trình bày nhận xét.
- Dùng khăn nhúng nước, lau lên mặt bảng đen, nước làm ướt mặt bảng. Một lát sau, mặt bảng khô, không còn ướt nữa. Như vậy nước đã biến thành hơi và bay vào không khí. Hơi nước là nước ở thể khí, không nhìn thấy bằng mắt.
- Đun nước bằng soong trên bếp ga, quan sát mở nắp vung khi nước sôi có hiện tượng hơi nước sẽ tụ lại ở mặt dưới nắp. Lúc đó nước ở thể lỏng.
Kết luận : Nước ở thể lỏng thường xuyên bay hơi chuyển thành thể khí. Nước ở nhiệt độ cao biến thành hơi nước nhanh hơn nước ở nhiệt độ thấp.
Hơi nước là nước ở thể khí. Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường .
Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước ở thể lỏng.
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại.
Mục tiêu:
- Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại.
+ Đặt khay nước có đá vào ngăn làm đá của tủ lạnh, sau vài giờ lấy ra. Hiện tượng gì sẽ xảy ra đối với nước trong khay? Hiện tượng đó gọi là gì?
+ Để khay nước đá ở ngoài tủ lạnh, hiện tượng gì sẽ xảy ra? Hiện tượng đó gọi là gì?
Kết luận : Khi để nước đủ lâu ở chỗ có nhiệt độ bằng 0oC, ta có nước ở thể rắn. Hiện tượng đó gọi là sự đông đặc.
- Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ ở 0oC. Hiện tượng đó gọi là sự nóng chảy.
* Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ về sự chuyển thể của nước.
- Yêu cầu từng nhóm 2 em thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
+ Nước tồn tại ở những thể nào?
+ Nêu tính chất chung của nước ở các thể và tính chất riêng của từng thể.
Kết luận : Nước có thể ở thể lỏng, thể khí hoặc thể rắn. Ở cả ba thể, nước đều trong suốt, không có màu, không mùi, không có vị
-Nước ở thể lỏng không có hình dạng nhất định, nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
- Yêu cầu từng HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước, 1 em vẽ ở bảng.
- Nhận xét và kết luận : Nước nóng chảy - bay hơi - ngưng tụ - đông đặc -nóng chảy,
3. Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm vở bài tập thực hành khoa học 4.
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Chia sẻ với mọi người biết về nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại đề
nước mưa, nước sông, nước suối, nước biển, nước giếng,
- Nhóm 6 em theo dõi và cử thư ký ghi kết quả.
- 3-4 Nhóm trình bày: Nước từ thể lỏng ở trong bình thuỷ trở thành thể khí, từ thể khí lại thành thể lỏng đọng trên đĩa rồi rơi xuống.
- HS quan sát, theo dõi.
- HS nối tiếp nêu nhận xét.
- Nhắc lại kết luận.
- Nước ở thể lỏng đã biến thành nước ở thể rắn.
- Nước đá ở khay đã chảy thành nước ở lỏng.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại kết luận.
- Từng nhóm 2 em thực hiện và trình bày.
- Mỗi HS vẽ vào nháp, 1 em vẽ trên bảng.
- HS trả lời
- HS làm bài
- HS lắng nghe
***************************
Ngày soạn:1/ 11 / 2015
Ngày dạy: 5/ 11 / 2015
KHOA HỌC
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
MƯA TỪ ĐÂU RA ?
I. MỤC TIÊU
- Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên
- HS có ý thức bảo vệ nguồn nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh phóng to (trang 46,47/ SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
- Nước được tồn tại ở những thể nào? Nêu tính chất chung của nước ở các thể?
- Nước ở thể lỏng có tính chất gì?
- Nêu tính chất của nước ở thể khí và ở thể rắn?
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài.
2.Trải nghiệm- Khám phá:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong thiên nhiên .
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp. Từng cá nhân HS nghiên cứu câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước ở trang 46, 47 SGK.Sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn bên cạnh.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, đọc lời chú giải và tự trả lời câu hỏi:
+ Mây được tạo thành như thế nào?
+ Nước mưa từ đâu ra?
- GV chốt lời giải đúng.
- Yêu cầu Hs phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
- GV nhận xét,chốt ý.
*Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai “Tôi là giọt nước.”
- Tổ chức cho cả lớp chia thành 4 nhóm. Yêu cầu các em hội ý và phân vai.
Giọt nước - Hơi nước - Mây trắng - Mây đen - Giọt mưa.
- Yêu cầu mỗi nhóm lên thể hiện sắm vai trước lớp. Gọi nhóm khác nhận xét.
- GV cùng HS đánh giá xem nhóm nào trình bày sáng tạo, đúng nội dung học tập.
3. Thực hành:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm các bài tập trong vở thực hành khoa học.
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà chia sẻ với mọi người biết về Mây được hình thành như thế nào? và Mưa từ đâu ra ?
- 2 HS lên bảng
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Thực hiện làm việc theo cặp( Bạn kể cho bạn bên cạnh nghe, rồi ngược lại)
- Thực hiện cá nhân đọc lời giải và trả lời.
+ Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây.
+ Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
- Bạn nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân nêu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
+ Hiện tượng nước mưa bay hơi thành hơi nước, rồi hơi nước ngưng tụ thành nước xẩy ra lặp đi lặp lại, tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
- Lắng nghe và lần lượt nhắc lại.
- Hội ý với nhau trong nhóm.
- Các nhóm thể hiện sắm vai trước lớp.
-Nhóm khác theo dõi,nhận xét và góp ý.
- HS trả lời
- HS làm bài
- HS lắng nghe
KÍ DUYỆT TUẦN 11
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_11_bai_ba_the_cua_nuoc_bai_may_d.doc