I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện tiết kiệm nước
* GDSDNLTK&HQ: HS biết được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
- Kĩ năng xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm tránh lãng phí nước.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước.
- Kĩ năng bình luận về việc sử dụng nước ( Quan điểm khác nhau về sử dụng nước)
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Các hình minh họa trong SGK
- HS: SGK
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
6 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 15, Bài: Tiết kiệm nước - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Ngày soạn : 28 / 11/ 2015
Ngày dạy: 1/ 12/ 2015
KHOA HỌC
TIẾT KIỆM NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện tiết kiệm nước
* GDSDNLTK&HQ: HS biết được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
- Kĩ năng xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm tránh lãng phí nước.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước.
- Kĩ năng bình luận về việc sử dụng nước ( Quan điểm khác nhau về sử dụng nước)
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Các hình minh họa trong SGK
- HS: SGK
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi :
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
- GV nhận xét, dánh giá.
- Giới thiệu bài.
2. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước?
3. Khám phá :
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
* Hoạt động 1 : Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.
+ Chia HS thành các nhóm nhỏ để đảm bảo 2 nhóm thảo luận một hình vẽ từ 1 đến 6.
+ Yêu cầu các nhóm quan sát các hình từ 1 đến
+ Thảo luận và trả lời câu hỏi :
1) Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ?
2) Theo em việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao ?
+ GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
+ Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác có cùng nội dung bổ sung.
- Kết luận : Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.
* Hoạt động 2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước
+ Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7 và 8 SGK trang 61 và trả lời câu hỏi.
- Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình?
- Bạn nam ở hình 7a nên làm gì ? Vì sao ?
- Vì sao ta cần phải tiết kiệm nước ?
- GV chốt ý.
* Hoạt động 3 : Vẽ tranh
- GV Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. GV hướng dẫn, khuyến khích những em có khả năng tham gia vẽ tranh triển lãm.
- Nhận xét tranh và ý tưởng của HS. Tuyên dương những HS có ý tưởng hay.
- Cho HS quan sát hình minh họa 9.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm bàn lời giới thiệu, hùng biện về hình vẽ
+ Gọi 2 HS thi hùng biện về hình vẽ.
+ Nhận xét, khen ngợi các em.
- Kết luận : Chúng ta không những thực hiện tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
4. Thực hành: Liên hệ thực tế
* Hằng ngày các em thực hành tiết kiệm nước như thế nào?
5. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân biết về các biện pháp để tiết kiệm nước.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Tiến hành thảo luận và trình bày trong nhóm.
+ Trình bày trước nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp.
- Lắng nghe.
1) Bạn trai ngồi đợi mà không có nước vì bạn ở nhà bên xả vòi nước to hết mức. Bạn gái chờ nước chảy đầy xô đợi xách về vì bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải.
2) Bạn nam phải tiết kiệm nước vì :
* Tiết kiệm nước để người khác có nước dùng.
* Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền của.
* Nước sạch không phải tự nhiên mà có.
* Nước sạch phải mất nhiều và công sức của nhiều người mới có.
+ Chúng ta cần phải tiết kiệm nước vì: Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có đủ nước sạch để dùng. Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác được dùng.
- Lắng nghe.
.
- HS tự vẽ tranh.
+ Thảo luận và trình bày trong nhóm về lời giới thiệu.
- HS thi hùng biện về hình vẽ.
- Lắng nghe
- Trong sinh hoạt hằng ngày em không sử dụng lãng phí như: Rửa tay thì vặn van nước vừa phải, không để nước chảy khi mà không dùng đến nước.Tuyên truyền hàng xóm mọi người trong gia đình biết cách sử dụng tiết kiệm nước.
- Theo dõi, lắng nghe.
Ngày soạn : 28 / 11/ 2015
Ngày dạy: 3/ 12/ 2015
KHOA HỌC
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I. MỤC TIÊU:
- Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
- Có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản.
- Có ý thức học tốt bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Các hình minh họa trang 62,63 SGK.
+ 2 túi li nông to, dây chun, kim băng, chậu nước, chai không, cục đất khô
- HS: 2 túi li nông to, dây chun, kim băng, chậu nước, chai không, cục đất khô
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động:
- Vì sao chúngta phải tiết kiệm nước?
- Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước?
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài.
2. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Không khí có ở những đâu, lấy ví dụ minh họa.
3. Khám phá:
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
* Hoạt động 1 : Không khí có ở quanh mọi vật
- Cho HS hoạt động nhóm theo định hướng.
+ Chia lớp thành 6 nhóm. Hai nhóm làm chung 1 thí nghiệm như SGK.
+ Gọi 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp.
+ Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
+ Gọi đại diện các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho từng nhóm.
+ GV ghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng.
- Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì ?
- Kêt luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
- Treo hình minh họa 5 trang 63 SGK và giải thích : Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
+ Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển.
*Hoạt động 2: Em làm thí nghiệm
+ Yêu cầu các tổ cùng thảo luận để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí có trong những chỗ rỗng của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Ứng dụng :
- Nhận xét giờ học .
- Chia sẻ với người thân về bài học
- 2 HS lên bảng trả lời
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Hoạt động nhóm.
+ Nhận đồ dùng thí nghiệm.
+ Các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm
theo mẫu.
Hiện tượng
Kết luận
- Trả lời: Ba thí nghiệm trên cho em biết không khí ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, bọt biển.
- Quan sát, lắng nghe.
- 3 đến 5 HS nhắc lại.
+ Cử đại diện trình bày.
Ví dụ :
* Khi rót nước vào chai, ta thấy miệng chai nổi lên những bọt khí. Điều đó chứng tỏ không khí có ở trong chai rỗng.
* Khi ta dùng sách quạt ta thấy hơi mát ở mặt. Điều đó chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta.
* Khi ta bịt 1 đầu của bơm tiêm và cho xi lanh vào thì ta thấy nặng. Điều đó chứng tỏ không khí ở trong bơm tiêm.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
KÍ DUYỆT TUẦN 15
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_15_bai_tiet_kiem_nuoc_nam_hoc_20.doc