I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức:
Cách đây 30-40 vạn năm ,ở nước ta có con người sinh sống, qua hàng chục vạn năm đã chuyển hoá thành người tinh khôn Việt Nam là một trong những quê hương của loài người.
2.Tư tưởng:
GD hs lòng yêu quê hương ,đất nước, niềm tự hào về lịch sử dân tộc, trách nhiệm của hs đối với quê hương đất nước.
3.Kỹ năng:
Phân tích đánh giá cácsự kiện lịch sử , so sánh các giai đoạn lịch sử cùng những kỷ năng khai thác bản đồ
II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
-Bản đồ VN từ thời nguyên thủy đến tkX
-Tranh ảnh về cơng cụ bằng đá
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1. Ổn định lớp học
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới: Giới thiệu cho học sinh một số vấn đề về lịch sử VN , nhấn mạnh thời kỳ nguyên thuỷ trên đất nước ta.
81 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 19-52 - Phạm Văn Hiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần hai
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮATHẾ KỶ XIX
ChươngI
VIỆT NAM TỪ THỜI NGUYÊN THUỶ ĐẾN THẾ KỶ X
Tiết 19 - Bài 13
VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THUỶ
Ngày soạn:.
Ngày giảng:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức:
Cách đây 30-40 vạn năm ,ở nước ta có con người sinh sống, qua hàng chục vạn năm đã chuyển hoá thành người tinh khôn Việt Nam là một trong những quê hương của loài người.
2.Tư tưởng:
GD hs lòng yêu quê hương ,đất nước, niềm tự hào về lịch sử dân tộc, trách nhiệm của hs đối với quê hương đất nước.
3.Kỹ năng:
Phân tích đánh giá cácsự kiện lịch sử , so sánh các giai đoạn lịch sử cùng những kỷ năng khai thác bản đồ
II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
-Bản đồ VN từ thời nguyên thủy đến tkX
-Tranh ảnh về cơng cụ bằng đá
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1. Ổn định lớp học
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới: Giới thiệu cho học sinh một số vấn đề về lịch sử VN , nhấn mạnh thời kỳ nguyên thuỷ trên đất nước ta.
4.Tổ chức các hoạt động trên lớp.
Các hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm
Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân.
GV dùng lược đồ châu Á,nhằm xác định những khu vực như : TQ và Inđonesia có dấu tích người tối cổ, một trong những cái nôi của loài người, sau đó GV nêu câu hỏi: Ở Việt Nam có bằng chứng gì chứng minh VN đã từng trải quathời kỳ nguyên thuỷ?
HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
GV dùng bản đồ VN có thể hiện địa bàn cư trú của người tối cổ như: Thanh Hoá, Hoà Bình ,Đồng Nai
Hoạt động cả lớp và cá nhân.
Câu hỏi: Khi người tinh khôn xuất hiện, công xã thị tộc hình thành, theo em công xã thị tộc là gì?
HS dùng kiến thức đã học ở phần thế giới để trả lời câu hỏi.
GV nhận xét phần trả lời và chốt ý.
GV đặt thêm câu hỏi:
-Em có nhận xét gì về địa bàn sinh sống của người tối cổ ở Việt Nam?
-Người tối cổ ở VN sinh sống như thế nào?
HS dùng kiến thức của phần sử thế giới để trả lời câu hỏi
GV nhận xét và chốt ý.
Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm.
GV dùng bản đồ để cung cấp thêm kiến thức cho HS,sau đó nêu câu hỏi cho mỗi nhóm.
-Nhóm 1: Sự tiến bộ về tổ chức xã hội của cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn?
-Nhóm 2: Những tiến bộ trong chế tác công cụ ?
-Nhóm 3: Những tiến bộ trong phương thức kiếm sống?
HS đọc SGK thảo luận nhóm mình, sau đó cử đại diện nhóm mình trình bày , nhóm khác bổ sung ý kiến.
GV nhận xét phần trả lời của từng nhóm, rồi chốt ý rồi kết luận: Như vậy đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Hoà Bình và Bắc Sơn được nâng cao.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân và cả lớp.
GV yêu cầu cả lớp đọc SGK để trả lời câu hỏi:
Những tiến bộ trong việc chế tạo công cụ và đời sống của cư dân?
HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
GV nhận xét rồi chốt ý.
Hoạt động theo nhóm.
-Nhóm1: Địa bàn cư trú ,công cụ lao động ,hoạt động kinh tế của cư dân Phùng Nguyên?
- Nhóm2: Địa bàn cư trú ,công cụ lao động ,hoạt động kinh tế của cư dân Sa Huỳnh, Đồng Nai?
- Nhóm3: Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa gì với các bộ lạc trên đất nước ta ?
HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung ý kiến.
GV nhận xét ,chốt ý.
1. Những dấu tích của người tối cổ ở Việt
Nam :
-Trên lãnh thổ nước ta, đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ,có niên đại cách nay khoảng 30-40 vạn năm và nhiều công cụ đá ghè đẻo thô sơ ở Thanh Hoá, Đồng Nai ,Bình Phước
-Người tối cổ sống thành bầy, săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả.
2. Công xã thị tộc hình thành và pht triển của công xã thị tộc
a, Sự hình thnh
- Ở nhiều địa phương như văn hoá Ngườm,
Sơn Vi(cách nay 2 vạn năm), người ta đã
tìm thấy hoá thạch răng và nhiều công cụ đá của người hiện đại.
-Họ cư trú trong mái đá, hang động , ven sông ,suối trên địa bàn rộng từ Sơn La đến Quảng Trị .
-Người Sơn Vi sống thành thị tộc,dùng công cụ ghè đẻo sống chủ yếu bằng nghề săn bắt, hái lượm
b.Sự phát triển của công xã thị tộc :
*Cách nay khoảng 6000-12000 năm ở Hoà Bình ,Bắc Sơn (Lạng Sơn) và một số nơi khác đã tìm thấy dấu tích của văn hoá sơ kỳ đá mới.
-Đời sống của cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn:
+Sống định cư thành thị tộc, bộ lạc, ngoài săn bắt ,hái lượm còn biết trồng trọt.
+Họ dùnglưỡi rìu mài, cùng một số công cụ
bằng tre, gỗ và bắt đầu dùng đồ gốm.
* Cách nay khoảng 5000-6000 năm kỹ
thuật phát triển (Cách mạng đá mới):
-Sử dụng kỹ thuật khoan đá,làm gốm bằng
bn xoay .
-Dùng cuốc đá để trồng lúa và trao đổi sản
phẩm giữa các thị tộc ,bộ lạc với nhau.
=> Như vậy đời sống cư dân ổn định và được cải thiện hơn , địa bàn cư trú được mở rộng.
3.Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề
trồng lúa nước:
a. Sự ra đời của thuật luyện kim:
- Cách nay khoảng 3000-4000 năm ở nước
ta các bộ lạc đã biết dùng đồng và thuật luyện kim , chuyển qua giai đoạn mới -sơ kỳ đồng thau .
b.Nghề trồng lúa nước:
kỹ thuật phát triển,con người đã định cư xuống vùng thấp, thuận lợi cho trồng lúa nứơc, hình thành nên các khu vực khác nhau,làm tiền đề cho việc chuyển biến xã hội sau này.
4*Củng cố: -Các giai đoạn phát triển của thời kỳ nguyên thuỷ ở Việt Nam.
- Sự ra đời của thuật luyện kim và ý nghĩa của nó.
5*Dặn dò: Học bài cũ, đọc trước bài mới.
Tiết - Bài 14
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Ngày soạn:.
Ngày giảng:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức:
Khái quát những nét chính về các quốc gia cổ đại trên đất nước ta (hình thành, tổ chức xã hội, văn hoá)
2.Tư tưởng:
GD hs lòng tinh thần lao động sáng tạo, ý thức gìn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc.
3.Kỹ năng:
Phân tích đánh giá cácsự kiện lịch sử , so sánh các giai đoạn lịch sử ,rút ra nhận xét các sự kiện đó trong mối quan hệ thời gian không gian
II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
-Lược đồ Việt Nam thời kỳ Giao Châu và Champa thế kỷ XI-XV.
-Tranh ảnh về văn hoá ,Khu thánh địa Mỹ sơn.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1.Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Thuật luyện kim ở nước ta ra đời từ khi nào ? ý nghĩa của nó đối với kinh tế xã hội?
2.Bài mới: Giới thiệu cho học sinh một số vấn đề về lịch sử VN , nhấn mạnh thời kỳ nguyên thuỷ trên đất nước ta có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, để tìm hiểu chúng ta sang bài14 để cùng giải đáp.
3.Tổ chức các hoạt động trên lớp.
Các hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và cá nhân.
GV dùng bản đồ khu vực và VN thời Cổ đại để xác định Quốc gia cổ Văn Lang.
Sau đó GV kể cho HS nghe một số truyền thuyết về nhà nước cổ này như: Trăm trứng nở trăm con, bánh trưng bánh dày, Sơn tinh thuỷ tinh
Đó là truyền thuyết còn cơ sở khoa học thì sao.
Gv yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được thời kỳ Đông Sơn có sự chuyển biến về kinh tế rõ nét nhất vào thiên niên kỷ thứ I tcn.
HS theo dõi và trả lời câu hỏi.
Gv nhận xét và chốt ý, yêu cầu giải thích cho HS hiểu rõ khái niệm về văn hoá Đông Sơn ,gọi theo di chỉ được tìm thấy ở Đông Sơn (Thanh Hoá )
GV có thể dùng tranh ảnh có trong sách ,hay tranh ảnh
HS sưu tầm được để chứng minh cho HS thấy, đời sống của họ chủ yếu là nông nghiệp lúa nước.
-GV nêu câu hỏi: Hoạt động kinh tế của cư dân thời kỳ Đông Sơn có gì khác so với trước?
HS so sánh trong SGK để trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2:
GV nói về thời gian hình thành, địa bàn ,kinh đô của nhà nước Văn Lang. Bộ máy nhà nước, GV có thể minh hoạ bằng sơ đồ.
GV hỏi tiếp:Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước và đơn vị hành chính thời Văn Lang- Âu Lạc?
HS quan sát sơ đồ suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
GV nhận xét và chốt ý.
Hoạt động 3: Cá nhân
GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy cách ăn, ở, mặc của người Việt Cổ, sau đó nêu câu hỏi:
Em có nhận xét gì về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Cổ ?
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét,yêu cầu nói rõ đời sống của người Việt cổ khá phong phú, đa dạng, sống giản dị, chất phác, hoà nhập với thiên nhiên
GV có thể kể những mẩu chuyện để cho HS hiểu về tín ngưỡng của người Việt Cổ.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
GV dùng lược đồ Giao Châu và Champa thế kỷ VI-X
Gọi HS xác định địa bàn Chămpa.
Yêu cầu GV nói rõ quá trình hình thành ,phát triển của Quốc gia này.
Từ thế kỷ II Khu Liên đã keo gọi nhân dân Tượng lâm nổi dậy giành quyền tự chủ từ người Hán quá trình phát triển đến thế kỷ VI đổi tên thành Champa.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm và cá nhân.
GV chia lớp thành 3 nhómvà yêu cầu các nhóm đọc SGK thảo luận rồi trả lời câu hỏi.
-Nhóm 1: Tình hình kinh tế của Chămpa từ thế kỷ
II- tk X?
-Nhóm 2: Tình hình chính trị ,xã hội?
-Nhóm 3: Tình hình văn hoá ?
Hs theo dõi SGK ,thảo luận rồi cử đại diện trả lời.Nhóm khác có thể bổ sung ý kiến của nhóm mình.
GV nhận xét phần trả lời của từng nhóm, rồi chốt ý,
GV dùng hình ảnh ,về tháp Chăm ,Thánh địa Mỹ Sơn
Yêu cầu GV nhấn mạnh về khía cạnh văn hoá.
Hoạt động 1: Cá nhân
GV dùng lược đồ cho HS thấy thời gian ra đời, phạm
vi lãnh thổ , dân cư của vương Quốc cổ Phù Nam.
Hoạt động 2: Cá nhân
GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được tình hình kinh
Tế, văn hoá xã hội của vương quốc cổ Phù Nam.
GV nhận xét và kết luận,
Yêu cầu nhấn mạnh về khía cạnh văn hoá.
Quốc gia Văn Lang-Âu Lạc:( vhđs)
a. Cơ sở hình thành:
*Kinh tế:
-Thiên niên kỷ I TCN đã xuất hiện công cụ
bằng sắt làm cho nền kinh tế
nông nghiệp phát triển, kết hợp với chăn
nuôi và đánh bắt cá.
-Diễn ra quá trình phân chia lao
động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
*Xã hội:
-Phân hoá giàu nghèo, làm cho công xã thị
Tộc tan vỡ, thay vào đó là công xã nông
thôn và gia đình phụ hệ.
=> Do nhu cầu trị thuỷ ,quản lý xã hội,
chống giặc ngoại xâm, nhà nước ra đời.
b. Quốc gia Văn Lang: (VII-III tcn)
+Kinh đô: Bạch Hạc ( Việt Trì-Phú Thọ)
+Tổ chức nhà nước:
- Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng,
-Dưới có lạc Hầu, lạc Tướng, đất nước chia
làm 15 bộ do lạc Tướng đướng đầu.
-Bồ chính đứng đầu các làng xã.
c.Quốc gia Âu Lạc: (III-II tcn)
+Kinh đô :cổ Loa(Đơng Anh–HN)
-Đứng đầu l vua Thục
Lãnh thổ được mở rộng, tổ chức bộ máy nhà
nước chặt chẽ hơn, có quân đội mạnh, xây
thành vững ,kiên cố.
=> Nhà nước Âu Lạc phát triển cao hơn VL.
d. Đời sống vật chất, tinh thần:
+Đời sống vật chất:
An, mặc ,ở,giản dị,chất phc, hoà nhập với
Thiên nhiên.
+Đời sống tinh thần:
- sng bi thầ n linh,Thờ cúng tổ tiên,nhiều
Lễ hội, ma chay , cưới xin
-Tập quán ăn trầu, nhuộm răng,xăm mình
=> Đời sống tt phong phú, hoà nhập với thiên
nhiên.
2.Quốc gia cổ Chăm Pa (văn hóa sa huỳnh):
*Địa bàn : Nam trung bộ, ra đời vào cuối thế
KỷII, phát triển mạnh từ X-XV rồi hoà nhập
với Đại Việt.
*Kinh đô: Trà Kiệu- Đồng Dương (QN) sau
chuyển đến Chà Bàn (Bình Định)
*Chămpa (thế kỷ II-tkX)
+Kinh tế:
Chủ yếu là nông nghiệp lúa nước,
Các nghề như, làm đồ trang sức, diệt vải,kỷ
thuật xây đền tháp đạt trình độ cao.
+Xã hội:
-Nhà nước quân chủ chuyên chế.
-Chia nước thành 4 châu,dưới có huyện ,làng.
- cĩ cc tầng lớp Quí tộc,nơng dn tự do,no lệ
+Văn hoá:
-Tiếp thu chữ Phạn của An Độ.(tk IV)
-Theo đạo Balamon và Phật Giáo.
-Ở nhà sàn ,ăn trầu, hoả táng người chết.
3.Quốc gia Phù Nam(vh ĩc eo):
a.Địa bàn: đơng bằng châu thổ sông cửu Long
(óc Eo) hình thành vào thế kỷ I, thịnh vượng
vào thế kỷ III-V ,cuối thế kỷ VI suy yếu và
bị Chân Lạp thôn tính.
b. Kinh tế:
Nông nghiệp,kết hợp với thủ công và đánh bắt cá ,buôn bán.
c. Văn hoá:
- Theo đ ạ o Balamon và Phật Giáo.
-Nghệ thuật ca múa nhạc rất phát triển.
-Chính trị-Xã hội :Thể chế QCCC ,cĩ cc tầng
lớp :quý tộc ,bình dân và nô lệ.
4.Củng cố:- Dùng bản đồ để củng cố quá trình hình thành của các quốc gia cổ trên đất nước ta.
-Những nét giống và khác nhau giữa các vương quốc cổ.
5.Dặn dò: Học bài cũ và đọc trước bài mới.
Tiết 21 - Bài 15
THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
Ngày soạn:.
Ngày giảng:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức : Giúp HS nắm được.
Những nội dung cơ bản về chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ,ở nước ta về tổ chức bộ máy cai trị, chính sách bóc lột về kinh tế, chính sách đồng hóa dân tộc cho HS nắm được những chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc.
2. Về tư tưởng tình cảm :
Giáo dục tinh thần đấu tranh bền bĩ chống đồng hóa của nhân dân ta.
3. Về kĩ năng :
Bồi dưỡng kĩ năng liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả, chính trị với kinh tế, văn hóa, xã hội.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC :
-Tài liệu tham khảo; SGK lớp 10, SGV lớp 10, tư liệu về lịch sử Việt Nam cổ đại
-Đồ dùng dạy học ; Bản đồ Việt Nam, sơ đồ , tranh ảnh
-Lược đồ ở SGK Lịch sử 10 Nâng cao (trang 140)
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1 Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi 1 : Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang – Au Lạc ?
Câu hỏi 2 : Nêu những điểm giống nhau và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang- Au Lạc, cư dân Lâm Ap -Chăm pa và cư dân Phù Nam là gì ?
3. Giới thiệu bài mới :
Năm 179 TCN, Au Lạc bị nhà Triệu xâm chiếm. Từ đó đến đầu thế kỉ X, các triều đại phong kiến phương Bắc từ Triệu đến Đường thay nhau đô hộ nước ta. Thời kỳ Bắc thuộc ở nước ta như thế nào , có những cuộc đấu tranh nào, để giải đáp hôm nay ta học bài 15.
4. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp :
Các hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
Khi giảng về tổ chức bộ máy cai trị, GV cần lưu ý cho HS
thấy được mặc dù có sự khác nhau về số lượng, tên gọi
các đơn vị hành chánh cũng như cách tổ chức bộ máy
chính quyền đô hộ ở nước ta từ Triệu, Hán đến Đường
trình bày theo trong SGK, nhưng bản chất, mục đích của
các triều đại PK phương Bắc là giống nhau : đều nhằm xóa
bỏ đất nước, dân tộc VN và sáp nhập Au Lạc cũ vào lãnh
thổ của chúng.
GV sử dụng phương pháp miêu tả kết hợp với việc sử dụng
bản đồ để HS hình dung dễ dàng hơn sự khác nhau trong
tổ chức bộ máy cai trị và tên gọi các đơn vị hành chánh
ở nước ta của các triều đại phong kiến phương Bắc.
GV nêu câu hỏi : Sau khi chiếm Au Lạc, nhà Triệu, Hán ,
Tuỳ, Đường đã chia nước ta thành đơn vị hành chánh như
thế nào?
GV nhận xét và chốt ý.
Hoạt động 2 : Cả lớp và cá nhân
GV lưu ý phân tích để HS thấy được chính quyền đô hộ
nắm độc quyền về muối và sắt là nhằm hạn chế phát triển
sản xuất, duy trì sự nghèo nàn và lạc hậu để dễ bề thống
trị, sai khiến,hạn chế sự chống đối của nhân dân ta.
GV đọc đoạn tài liệu tham khảo ở mục V trang 86 SGV
để minh họa cho mục này.
GV nêu câu hỏi : Chính quyền đô hộ thời Bắc thuộc đã thi hành chính sách bóc lột về kinh tế đối với nhân dân ta
như thế nào?
GV nhận xét và chốt ý
GV nêu câu hỏi : Chính quyền đô hộ truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta thay đổi phong tục theo
người Hán nhằm mục đích gì ?
GV trình bày theo SGK và làm cho HS hiểu được mục đích của việc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân tiếng Anh phải thay đổi phong tục, tập quán là nhằm đồng hoá dân tộc VN.
I- Chế độ cai trị của các triều đại
phong kiến phương Bắc và những
chuyển biến trong kinh tế, văn hóa
, xã hội Việt Nam:
1. Chế độ cai trị :
a. Tổ chức bộ máy cai trị:
-Nha triệu chia lm 2 quận sp nhập vo Nam việt
- Nhà Hán chia nước ta thành 3 quận sap nhập vo bộ Giao chỉ, nhà Tuỳ, Đường chia thành châu -> huyện
- Mục đích chung: xoá bỏ đất nước, dân tộc Việt, sát nhập Âu Lạc cũ vào bđ TQ.
b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa:
- Kinh tế: hạn chế sự phát triển sản xuất: bóc lột cống nạp nặng nề, cướp đất lập đồn điền, độc quyền về muối và sắt.
- Văn hóa: Thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa
+Truyền bá văn hóa Nho giáo
+ bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục tập quán theo người Hán.
+Đưa người Hán vào sinh sống
+ Áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
2. Những chuyển biến về kinh tế,văn hóa,xã hội:
a. Kinh tế:
- Nông nghiệp: công cụ sắt phổ biến, biết làm thủy lợi => năng suất tăng.
- TCN và thương mại: phát triển (nhiều nghề mới: làm giấy, khảm xà cừ, làm gạch múi bưởi, gạch tráng men).
- Giao thông thuận lợi,Xuất hiện nhiều chợ lớn (Long Biên, Luy Lâu).
b. Văn hóa – xã hội:
- Văn hóa: tiếp thu văn hóa Trung Hoa (văn tự, ngôn ngữ) nhưng vẫn bảo tồn văn hóa dân tộc (tiếng Việt, phong tục, tập quán).
- Xã hội:
+ >< giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ sâu sắc
+Nhiều cuộc đấu tranh thường xuyên xảy ra
*Củng cố: -Trình bày những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta?
*Dặn dò: Nắm nội dung bài cũ, đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi trong SGK
Tiết 22 - BÀI 16 :
THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬPDÂN TỘC
Ngày soạn:.
Ngày giảng:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức: - Giùp học sinh nhận thấy được tính ,quyết liệt của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân
dân3 quận Giao Chỉ , Cửu Chân ,Nhật Nam
-Nắm được những nét ,vắn tắt về các cuộc khởi nghĩa 2 Bà Trưng , Lí Bí ,Khúc Thừa Dụ và chiến thắng
Bạch Đằng của Ngô Quyền
2.Tư tưởng:GD hs lòng yêu quê hương ,đất nước, niềm tự hào về lịch sử dân tộc, trách nhiệm của hs đối
với quê hương đất nước.
3.Kỹ năng: Phân tích đánh giá cácsự kiện lịch sử , so sánh các giai đoạn lịch sử cùng những kỷ năng
khai thác bản đồ
II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
-Lược đồ Việt Namvà bản đồ khởi nghĩa hai bà Trưng ,tranh ảnh về văn hoá , đất nước con người Việt Nam.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1.Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Chính sách đô hộ của chính quyền phương Bắc đối với nhân dân ta ?
2.Bài mới: Giới thiệu cho học sinh một số cuộc khởi nghĩa chống chế độ đô hộ của nhân dân 3 quận Giao Chỉ ,Cửu Chân ,Nhật Nam đã liên tiếp nổ ra tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của 2 Bà Trưng (40) , Lí Bí (542) Khúc Thừa Dụ (905) và cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền (938) đã mở ra 1 thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam sau 1000 năm bị giặc Phương Bắc xâm lược.
3.Tổ chức các hoạt động trên lớp.
Các hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm
GV yêu cầu học sinh lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa thời kỳ Bắc Thuộc ,nhắm giúp học sinh nắm vững tính liên tục ,rộng lớn và quyết liệt của các phong trào đấu tranh của nhân dân
Tên cuộc khởi nghĩa
Năm bùng nổ
GV nêu câu hỏi : Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc Thuộc ?
HS trả lời – GV chốt ý
GV chia HS làm 2 nhóm thảo luận
Nhóm 1 : Vì sao cuộc khởi nghĩa 2 Bà Trưng bùng nổ ?
Nhóm 2 : Cuộc khởi nghĩa này diển ra như thế nào ?
GV chốt ý
GV đặt câu hỏi : Chính quyền tự chủ của 2 Bà Trưng mang ý nghĩa gì ?
GV giải thích thêm : nghe tin thất trận vua Hán đãnổi giận hạ lệnh cho các quân Miền Nam khẩn trương chuẩn bị xe ,thuyền tích trữ lương thực để sang Au Lạc đàn áp cử Mã Viện là 1 viên tướng có tài từng có nhiều kinh nghiệm chiến đấu ở Phương Nam
GV đặt câu hỏi : khởi nghĩa Lí Bí bùng nổ như thế nào và diển ra ra sao ?
HS trả lời
HS trả lời GV chốt ý :
Chứng tỏ nước ta có bờ cỏi giang sơn riêng không còn lệ thuộc vào TQ thể hiện ý chí độc lập tự chủ của dân tộc .Vạn Xuân –Lí Bí mong muốn đất nước hòa bình độc lập lâu dài (đất nước với hàng vạn mùa xuân)
GV giới thiệu thêm về cuộc khởi nghĩa chống quân Lương của Triệu Quang Phục và Lý Phật Tử
GV đặt câu hỏi : Trong hoàn cảnh nào Khúc Thừa Dụ nổi lên giành quyền tự chủ ?
GV giải thích thêm về thân thế của Khúc Thừa Dụ ,ông xưng là tiết độ sứ nhưng ông tổ chức chính quyền độc lập tự chủ theo kiểu An Nam
GV giải thích thêm về những chính sách của Khúc Hạo :Chia lại các khu vực hành chính
GV giới thiệu thân thế của Ngô Quyền (898-944) người Đường Lâm (Hà Tây) ông là 1 tướng giỏi của Dương Đình Nghệ được D.Đ.Nghệ gả con gái cho ông và phong chức Thứ sử trấn giử vùng Ai Châu (Thanh Hóa)
GV đặt câu hỏi : Nét độc đáo nào trong cách đánh của Ngô Quyền ở sông Bạch Đằng .Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử giải phóng dân tộc ?
Gv đọc 1 đoạn trong Đại Việt Sử Kí Toàn Thư ,cho HS
Nghe.
Nếu còn thời gian GV nên cho HS thảo luận về cách xây dựng trận địa cọc của Ngô Quyền.
II Cuộc khởi nghĩa giành độc lập (từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X )
1 .Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X
Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng (nãm 40), nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục, quyết liệt ở 3 quận, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, giành nhiều thắng lợi, lập chính quyền tự chủ trong một thời gian.
2 Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
a. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Nguyên nhân: nợ nước thù nhà.
- Diễn biến (40 – 43):
+ Nổi dậy năm 40 ở Hát Môn (Hà Tây), chiếm Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu.
+ Thắng lợi và được suy tôn làm vua, xây dựng chính quyền độc lập tự chủ trong hai năm.
+ Năm 42, Mã Viện đem hai vạn quân thủy bộ trở lại xâm lược nước ta, do lực lượng yếu nên quân ta thất bại.
b. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân.
- Nguyên nhân: mùa xuân năm 542, nhân lòng oán giận của nhân dân trước sự cai trị hà khắc, bóc lột của nhà Lương, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa.
- Diễn biến (542 – 603):
+ Năm 542 khởi nghĩa, chiếm châu tahnh2 Long Biên. Năm 544 lên ngôi, hiệu Lý Nam Đế, lập nước Vạn Xuân độc lập tự chủ.
+ Năm 545, nhà Lương cử quân sang đánh, Lý Bí rút quân về Vĩnh Phúc, giao binh quyền cho Triệu Quang Phục. TQP rút về Dạ Trạch tổ chức kháng chiến. Năm 550 thắng lợi, xưng Triệu Việt Vương.
+ Năm 571, Lý Phật Tử cướp ngôi nhưng không chống nổi quân xâm lược Tùy. Năm 603, Lý Phật Tử bị bắt, nước Vạn Xuân kết thúc.
c. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ: Năm 905, KTD đánh chiếm phủ Tống Bình, giành quyền tự chủ, xưng Tiết độ sứ. Họ Khúc thực hiện nhiều cải cách để xây dựng chính quyền độc lập, tạo điều kiện cho thắng lợi năm 938 của Ngô Quyền.
d. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Nguyên nhân: Quân Nam Hán kéo sang xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Diễn biến:
Ngô Quyền sử dụng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, nhử quân Hán vào trận địa mai phục của ta, lợi dụng thủy triều lên xuống đánh tan giặc
- Nguyên nhân thắng lợi: biết đoàn kết một lòng, ý chí chiến đấu mạnh mẽ, mưu lược, tài trí cao.
- Ý nghĩa lịch sử: mở ra thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
*Củng cố: Những đóng góp của Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc.
*Dặn Dò: Trả lời câu hỏi trong SGK, sưu tầm tranh, ảnh lịch sử
Chương II
VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV
Tiết 23 - Bài 17
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
( TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV )
Ngày soạn:.
Ngày giảng:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức: - Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến VN diễn ra trong một thời gian
lâu dài trên một lãnh thổ thống nhất .
-Nhà nước phong kiến VN được tổ chức chặt chẽ theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, có luật
pháp, quân đội và các chính sách đối nội, đối ngoại đầy đủ, tự chủ, độc lập
-Trên bước đường phát triển, mặc dù tính giai cấp ngày càng gia tăng, nhà nước phong kiến Việt Nam
vẫn giữ được mối quan hệ gần gũi với nhân dân.
2.Tư tưởng:GD hs lòng yêu quê hương ,đất nước, niềm tự hào về lịch sử dân tộc, trách nhiệm của hs đối
với quê hương đất nước.
3.Kỹ năng: Phân tích đánh giá, so sánh các giai đoạn lịch sử cùng những kỷ năng khai thác bản đồ
II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
-Lược đồ Việt Nam,tranh ảnh
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1.Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938
2.Bài mới: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã khẳng định quyền làm chủ đất nước của nhân dân Việt
Nam. Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ được thành lập và từng bước được hòan chỉnh qua các triều
đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, trần, Hồ. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về quá trình hình thành và
phát triển của nhà nước phong kiến ( Từ thế kỷ X đến thế kỷXV)
3.Tiến trình tổ chức dạy-học.
Các hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm
Họat động cả lớp và cá nhân
Giáo viên nhắc lại ý nghĩa của chiến thắng Bạch đằng 938 . Đánh bại cuộc xâm lược nước ngòai ,bảo vệ nền độc lập tự chủ của tổ quốc ,939 Ngô Quyền xưng vương
-Giáo viên trình bày tiếp đã bỏ chức Tiết độ sứ , xây dựng triều đình , đặt chiếu quan nghi lễ theo chế độ quân chủ .
-Giáo viên nêu câu hỏi: Việc Ngô Quyền xưng vương xây dựng một chính quyền mới có ý nghĩa gì ?
-Giáo viên tiếp tục giảng bài : Nhà Ngô suy vong , lọan 12 sứ quân diễn ra , đất nước bị chia cắt .Năm 968 sau khi dẹp lọan 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh đã xưng đế, Đặc tên nước Đại Cồ Việt ,sau đó nội bộ lục đục ,Vua mới còn nhỏ ( Đinh Tòan mới 6 tuổi ) .Nhà Tống xâm lược , Lê Hòan lãnh đạo chống Tống thắng lợi , nhà Tiền Lê được thiết lập.
- GV có thể minh họa bằng sơ đồ đơn giản
Vua
Ban văn Ban võ Tăng ban
-Họat động 1 : Lớp và cá nhân
-GV diễn giải từ sự sụp đỗ của nhà Lê và sự thành lập của nhà Lý .
-HS nghe và ghi nhớ .
-GV đàm thọai với học sinh : Lý Công Uẩn dọc chiếu dời đô và việc đổi quốc hiệu là Đại Việt , là sự tồn tại của kinh đô Thăng Long , sự lớn mạnh nhà nước Đại việt chứng tỏ đó là việc làm thực sự có ý nghĩa trọng đại về mặt lịch sử . Mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc , thời kì phát triển và hòan chỉnh của nhà nườc phong kiến Việt nam .
-GV khái quát để học sinh thấy được sự thay đổi các triều đại.
-GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được cách t
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_10_tiet_19_52_pham_van_hiep.doc