1. Về kiến thức
-Biết và hiểu được hoàn cảnh lịch sử dẫn đến bùng nổ cách mạng tháng 2 và Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917.
-Nhớ rõ thời gian, địa danh, nhân vật và diễn biến chính của hai cuộc các mạng tháng 2 và tháng 10.
- Hiểu được ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10 Nga đối với dân tộc Nga và trên toàn thế giới.
2. Về tình cảm tư tưởng, thái độ.
- Nhận thức đúng đắn Cách mạng tháng Mười Nga đối với nhân dân Nga và đối với nhân dân toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Khâm phục tinh thần đấu tranh vì hoà bình, tự do của nhân dân Nga trong quá trình diễn biến cách mạng, bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng.
-Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng tháng 10 Nga và cách mạng nước ta.
3.Về phát triển.
- Tái hiện lại diễn biến của hai cuộc cách mạng.
-Phân tích vai trò của Lênin trong cách mạng, bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng.
- Phát triển kỹ năng so sánh giữa cách mạng Dân chủ tư sản kiểu cũ và cách mạng Dân chủ tư sản kiểu mới trong bài.
- Nâng cao hơn nữa việc sử dụng sách giáo khoa.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 9: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng 1917-1921 (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II. Lịch sử thế giới hiện đại
Chương I: CáCH MạNG THáNG MƯời Nga NĂM 1917 Và CÔNG CuộC XÂY DựNG CHủ NGHĩA Xã HộI ở LiÊn xô.
Bài 9 CáCH MạNG THáNG MƯời Nga NĂM 1917 Và cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (1917- 1921).
I.Mục tiêu bài học.
Học xong bài này học sinh cần:
Về kiến thức
-Biết và hiểu được hoàn cảnh lịch sử dẫn đến bùng nổ cách mạng tháng 2 và Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917.
-Nhớ rõ thời gian, địa danh, nhân vật và diễn biến chính của hai cuộc các mạng tháng 2 và tháng 10.
- Hiểu được ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10 Nga đối với dân tộc Nga và trên toàn thế giới.
2. Về tình cảm tư tưởng, thái độ.
- Nhận thức đúng đắn Cách mạng tháng Mười Nga đối với nhân dân Nga và đối với nhân dân toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Khâm phục tinh thần đấu tranh vì hoà bình, tự do của nhân dân Nga trong quá trình diễn biến cách mạng, bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng.
-Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng tháng 10 Nga và cách mạng nước ta.
3.Về phát triển.
- Tái hiện lại diễn biến của hai cuộc cách mạng.
-Phân tích vai trò của Lênin trong cách mạng, bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng.
- Phát triển kỹ năng so sánh giữa cách mạng Dân chủ tư sản kiểu cũ và cách mạng Dân chủ tư sản kiểu mới trong bài.
- Nâng cao hơn nữa việc sử dụng sách giáo khoa.
II. Một số khái niệm cơ bản cần hình thành cho học sinh.
Cách mang dân chủ tư sản kiểu mới
Cách mạng tháng Mười Nga (1917)
Quốc hữu hoá Xã hội chủ nghĩa.
Sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất.
Cộng sản thời chiến.
III.Chuẩn bị của giáo viên.
Sách giáo khoa, đồ dùng trực quan như tranh ảnh và bảng biểu liên quan đến Cách mạng tháng Mười.
IV. Hoạt động dạy và học.
ổn đinh lớp.
Dẫn dắt vào bài mới.
Chúng ta vừa học xong chương trình lịc sử thế giới Cận đại. Hôm nay chúng ta cùng bước vào thời kỳ lịch sử thế giới Hiện đại. Sự kiện mở đầu và đánh dấu thời kỳ này là cách mạng tháng Mười Nga. Vậy Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra trong hoàn cảnh nào? Diễn biến và tiến trình cách mạng, cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng này ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Tổ chức dạy và học.
Kiến thức học sinh cần
Hoạt động của thầy và trò
I.CáCH MạNG THáNG MƯời Nga NĂM 1917.
1. Tình hình nước Nga Trước cách mạng.
Chính trị: Nga vẫn là nước Quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga Hoàng.
Kinh tế: lạc hậu kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xẩy ra nhiều nơi, công-nông đình đốn.
Xã hội: Tham gia chiến tranh nên xã hội không phát triển
+ Đời sống nhân dân trên cả nước Nga vô cùng cực khổ.
+Phong trào đấu tranh chống Nga Hoàng diễn ra nhiều nơi
=> Tình hình trên đã đặt nước Nga đứng trước một cuộc cách mạng để lật đổ chính quyền của Nga Hoàng, thiết lập chính quyền của nhân dân.
2. Từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười.
a) Cách mạng tháng Hai.
-Ngày 23/2/1917, cách mạng ở Nga bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grát.
-Phong trào cách mạng nhanh chóng chuyển từ bãI công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
-Đặc điểm:
+lãnh đạo là Đảng Bôn sê vích Nga
+Lực lượng tham gia là công –nông- binh.
+Kết quả: Chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng bị sụp đổ: Xô viết đại biểu công nông binh đuệoc thanh lập.
+Tính chất đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
-Hạn chế: Giai cấp tư sản thành lập Chính phủ lâm thời=> Đất nước có hai chính quyền song song cùng tồn tại.
b) Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
- Sau Cách Mạng tháng Hai, Nước Nga tồn tại hai chính quyền song song: Chính phủ lâm thời tư sản và các Xô viết đại biểu (vô sản).
-Trước tình hình ấy Lênin và Đảng Bôn-sê-vích đã lập đường lối đấu tranh của cách mạng tiếp theo là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội xhủ nhĩa.
-Diễn biến của cuộc cách mạng:
+Đêm 24/10 quần chúng nhân dân bao vây Cung điện Mùa Đông.
+Đêm 15/ 1, quần chúng nhân dân tấn công vào Cung điện Mùa Đông, bắt giữ Bộ trưởng của chính phủ tư sane.
+Tháng 3/1918, Cách mạng giành thắn lợi trên toàn nước Nga rộng lớn.
- Tính chất : Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng XHCN, do giai cấp vô sản lãnh đạo, có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, lật đổ chính phủ tư sản, giành quyền về tay nhân dân lao động.
II. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết.
1) Xây dựng chính quyền Xô viết.
- Đêm 25/10/1917, chính quyền Xô viết được thành lập, do Lê-nin đứng đầu.
- Chính sách của chính quyền Xô viết:
+ Thông qua sắc lệnh Hoà bình và sắc lệnh ruộng đất.
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ( tư sản), xây dựng bộ máy nhà nước mới.
+ Thủ tiêu tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân lao động.
+ Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng.
+ Quốc hữu hoá các nhà máy xí nghiệp của giai cấp tư sản, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
2. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết.
- Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản trong nước tấn công tiêu diệt nước Nga.
- Đầu năm 1919, chính quyền Xô viết đã thực hiện chính sách Cộng sản thới chiến.
- Nội dung của chính sách:
+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
+ Trưng thu lương thực thừa của nông dân.
+ Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.
- ý nghĩa: Chính sách cộng sản thời chiến đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, để đến cuối năm 1920 Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ.
III. ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga
- Với nước Nga:
+ Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản Nga, giảI phóng công nhân và nhân dân lao động.
+ Đưa công nhân, nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng XHCH.
- Với thế giới: Làm thay đổi cục diện thế giới( CNTB không còn là hệ thống duy nhất nữa), cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt nam.
*Hoạt động 1. Cả lớp- cá nhân.
Gv: hỏi: Tình hình nước Nga trước cách mạng tháng Mười có gì nổi bật?
Hs: Dựa vào sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
Gv: Nhận xét các câu trả lời và chốt lại.
- Về chính trị: Sau cách mạng (1905-1907)
Nga vẫn là nước Quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga Hoàng Nicôlai II. Mọi quyền lực nằm trong tay Nga Hoàng ( Một chế độ chính trị lạc hậu nhất Châu Âu lúc bấy giờ) đã kìm hãm tư bản phát triển.
Về kinh tế: Nga có nền kinh tế tư bản nủa phong kiến lạc hậu và nền kinh tế phụ thuộc lớn vào phương Tây. Do tham gia chiến tranh nên kinh tế lại kiệt quệ hơn, sản xuất công –nông bị đình đốn.
Về xã hội: Nga Hoàng tham gia chiến tranh thế giới cho nên Xã hội Nga rối ren. Đời sống của đại bộ phận nhân dân khốn cùng. Phong trào đấu tranh chống Nga Hoàng nổ ra nhiều nơi.
*Hoạt động 2. Cả lớp cá nhân
Gv:Với tình hình kinh té xã hội như vậy thì điều gì sẽ xẩy ra?
Hs: Suy nghĩ trả lời.
Gv: Nhận xét và kết luận. Tình hình nước Nga đã làm bùng nổ lên cuộc cách mạng nhằm:
+Lật đổ chính quyền Nga Hoàng
+đưa đất nước thấot khỏi chiến tranh đế quốc.
+Thiết lập chính quyền về tay nhân dân
+Mở đường cho kinh té phát triển.
*Hoạt động 1. Làm theo cặp đôi.
Gv: Treo bảng biểu có sẵn về diễn biến cách mạng tháng Hai lên bảng, đặt câu hỏi: Hãy nhận xét về diễn biến của cách mạng tháng Hai?
Hs: theo dõi bảng biểu và trả lời.
Gv: Nhận xét, chốt ý.
Gv: Vậy Cách mạng tháng Hai có tính chất gì?
HS: suy nghĩ trả lời.
Gv: chốt ý.
Gv: Cách mạng tháng Hai có hạn chế gì?
HS: suy nghĩ trả lời.
Gv: Nhận xét và chốt ý: Sau cách mạng tháng Hai cho dù Nga Hoàng đã bị lật đổ nhưng lại tồn tại hai chính quyền song song một bên là Chính phủ lâm thời tư sản và các Xô viết của công- nông- binh. Chính quyền trên thực tế thuộc về tay tư sản. Do vậy nước Nga buộc phảI tiến hành cuộc cách mạng nữa để thiết lập chính quyền mới thuộc về tay nhân dân. Cách mạng tháng Mười bùng nổ.
*Hoạt động 2.
Gv: trước tình hình cách mạng như vậy thì Lênin và Đảng Bôn-sê-vích đã làm gì?
Hs: Suy nghĩ trả lời.
GV: nhận xét và chốt ý. Trước tình hình ấy Lênin và Đảng Bôn- sê- vích đã xác định được đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN( lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).
Gv: Cách mạng tháng Mưòi Nga diễn ra như thế nào?
Hs: Đọc sách giao khoa và trả lời.
Gv: nhận xét chốt ý:
*Hoạt động 1. cả lớp –cá nhân.
Gv: Ngay sau khi giành được chính quyền trong cả nước thì chinh quyền Xo viết đã làm những công việc gì?
Hs: Đọc SGK và trả lời.
Gv: Nhận xét chốt ý:
*Hoạt động 2. Cả lớp cá nhân.
Gv: Ngay sau khi giành được tháng lợi, chính quyền Xô viết non trẻ đứng trước những khó khăn nào và việc giải quyết những vấn đề ấy ra sao?
Hs: Dựa vào SGK lần lượt trả lời câu hỏi.
Gv: nhận xét và chốt ý.
*Hoạt động 1. Cá nhân.
Gv: Hãy nêu ý nghĩa của cách mạng tháng Mười?
Gv: Gợi ý:
+ ý nghĩa đối với nước Nga?
+ ý nghĩa đối với thế giới?
Hs: Đọc sách , suy nghĩ trả lời.
GV: Nhân xét các câu trả lời và chốt ý.
GV: Nói và phân tích rõ những ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười đến Việt Nam và một số nước tiêu biểu khác trên thế giới.
4.Sơ kết bài học:
- Giáo viên củng cố lại bài học cho học sinh. Nhấn mạnh những điểm đáng lưu ý của bài này.
- Giao hai bài tập cuối bài trong SGK cho học sinh và gợi ý học sinh trả lời câu hỏi đó.
- Nhận xét lớp học yêu cầu học sinh học baì cũ và xem trước bài mới Bài 10.Liên xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941).
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_9_cach_mang_thang_muoi_nga_nam_19.doc