Tiết 1. Bài 1: Thường thức mĩ thuật.
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN
< 1226- 1400>
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Biết được khái quát về quá trình xây dựng và phát triển của mĩ thuật thời Trần.
- Hiểu sơ lược các giai đoạn phát triển và một số công trình mĩ thuật tiêu biểu thời Trần.
2. Kĩ năng:
- Nhớ được vài nét về đặc điểm mĩ thuật thời Trần.
3. Thái độ :
- HS trân trọng nghệ thuật cha ông để lại.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên:
- Đồ dùng dạy học .
- Sưu tầm tranh ảnh .
2. Học sinh:
- Đồ dùng học tập bộ môn.
- Sưu tầm tranh ảnh.
118 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật 7 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/8/2012
Ngày dạy: 20/8/2012
Ngày dạy: 22/8/2012
Dạy lớp:7B
Dạy lớp:7A
Tiết 1. Bài 1: Thường thức mĩ thuật.
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Biết được khái quát về quá trình xây dựng và phát triển của mĩ thuật thời Trần.
- Hiểu sơ lược các giai đoạn phát triển và một số công trình mĩ thuật tiêu biểu thời Trần.
2. Kĩ năng:
- Nhớ được vài nét về đặc điểm mĩ thuật thời Trần.
3. Thái độ :
- HS trân trọng nghệ thuật cha ông để lại.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên:
- Đồ dùng dạy học .
- Sưu tầm tranh ảnh .
2. Học sinh:
- Đồ dùng học tập bộ môn.
- Sưu tầm tranh ảnh.
II. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ. (1’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* Đặt vấn đề: (1’)
Trong chương trình mĩ thuật ở lớp 6 chúng ta đã được tìm hiểu về mĩ thuật thời Lý, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mĩ thuật thời Trần. Mĩ thuật thời Trần là sự tiếp nối mĩ thuật thời Lý, Nhà Trần đã cho người tu bổ và sửa sang lại khang trang hơn, các phù điêu, chạm khắc cũng linh hoạt và sống động hơn. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học.
2. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
?
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
?
?
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
GV
?
GV
?
HS
GV
GV
Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về bối cảnh xã hội
GV: Sau khi Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng . Lịch sử mới ra đời thời đại nhà Trần. Trần Cảnh lấy danh hiệu là Trần Thánh Tông.
Sau khi lên ngôi, nhà Trần đã làm gì để xây dựng đất nước?
Trả lời nội dung SGK.
Bổ sung: Nhà Trần:
+ Vẫn tiếp tục chính sách “ Ngụ binh ư nông”.
+ Việc học hành thi cử được đẩy mạnh.
+ Nhiều chính sách về kinh tế chính trị, văn hoá
=> Vai trò lãnh đạo đất nước có nhiều thay đổi nhưng nhìn chung, cơ cấu xã hội không có gì thay đổi lớn, chế độ trung ương tập quyền được củng cố, mọi kỉ cương và thể chế được duy trì, phát huy.
Có mấy lần đánh quân Nguyên Mông?
Có 3 lần kháng chiến quân Nguyên Mông.
Nhà Trần có 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông. 1285 chống quân Nguyên lần 3 quân Nguyên thất bại. Tinh thần tự lập, tự cường, tinh thần thượng võ được dâng cao, trở thành hào khí dân tộc. Đó cũng là yếu tố tạo sức bật cho văn học nghệ thuật trong đó có mĩ thuật.
+ Đạo phật phát triển gần gũi với nhân dân. Nhiều công trình được xây dựng nhưng chủ yếu là do dân đóng góp .
Kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu vài nét khái quát về mĩ thuật thời Trần
- Giới thiệu:
+ Mĩ thuật thời Trần là sự nối tiếp mĩ thuật thời Lý.
+ Mĩ thuật thời Trần phát triển trong điều kiện thuận lợi, vì mối quạn hệ với quần chúng đã cởi mở hơn và có sự giao lưu văn hoá với các nước lân cận.
Cách tạo hình thời Trần?
Hiện thực, đơn giản, phóng khoáng
Đặc điểm mĩ thuật thời Trần hiện thực hơn so với đời sống nhân dân lao động.
Mĩ thuật thời Trần có những loại hình nghệ thuật nào?
Có các loại hình nghệ thuật nào: Kiến trúc, điêu khắc và trang trí, đồ gốm.
Có mấy loại hình kiến trúc?
Nhà Trần đã làm gì cho kiến trúc cung đình?
Trả lời nội dung SGK /79.
- Bổ sung:
- Vương triều Trần thành lập đã tiếp thu toàn bộ di sản kiến trúc cung đình của triều Lý, đó là kinh thành Thăng Long .
- Ngoài ra còn có công trình kiến trúc cung đình khác thời Trần như:
+ Khu cung điện Thiên Trường : Nơi các vua Trần dùng làm hành cung mỗi khi về thăm Thái Thượng Hoang và quê hương.
+ Khu lăng mộ An Sinh là nơi chôn cất và thờ các vua Trần.
+ Thành Tây Đô còn gọi là thành nhà Hồ. Nơi Hồ Quý Ly cho rời từ Thăng Long về.
Kiến trúc phật giáo như thế nào?
VD: Chùa Phổ Minh
Tháp Bình Sơn .
- Bổ sung:
+ Nhiều chùa tháp được xây dựng không kém phần uy nghi, bề thế. Xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc.
+ Kiến trúc chùa làng < cuối thời Trần. Do xã hội có nhiều biến động, nhất là sau cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra nhiều nơi nên trong dân chúng nẩy sinh tâm lí dựa vào thần quyền, vì vậy chùa làng được xây dựng ở nhiều nơi. Những chùa này thường kết hợp với thờ phật với thờ thần.
Cũng như mĩ thuật thời Lý, điêu khắc và chạm khắc trang trí trong mĩ thuật thời Trần là những loại hình không thể tách rời nghệ thuật kiến trúc.
Điêu khắc có những kiểu tượng nào?
Chất liệu làm tượng?
Kể tên những pho tượng thời Trần?
Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ; Tượng quan hầu ở lăng Trần Hiến Tông
- Bổ sung:
+ Phật giáo thời Trần khá phát triển, các pho tượng phật được tạc khá nhiều bằng chất liệu đá và gỗ nhưng do chiến tranh tàn phá, do khí hậu khắc nghiệt nên các pho tượng gỗ không còn nữa (những tác phẩm này phần lớn chỉ có trong hư tịch cổ).
+ Hiện nay còn có một số pho tượng đá ở các lăng mộ như: Tượng Quan Hầu, tượng các con thú ở lăng Trần Hiến Tông ; Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ , tượng Sư Tử .
Những bệ Rồng được trang trí có dấu tích ở đâu?
Ở một số di tích thời Trần như: Chùa Dâu , khu lăng mộ An Sinh .
So sánh với hình Rồng thời Lý?
Hình Rồng thân mập, uốn khúc nhịp nhàng theo kiểu thắt túi, mạnh mẽ hơn so với hình Rồng thời Lý.
Ý nghĩa của các bức chạm khắc?
Chủ yếu để trang trí, làm cho các công trình kiến trúc đẹp hơn.
Kể tên tác phẩm?
Tác phẩm: Cảnh nhạc công, người chim và rồng ở chùa Thái Lạc .
Các tác phẩm có bố cục và chủ đề độc lập như một tác phẩm hoàn chỉnh.
+ Chạm khắc trang trí bệ đá hoa sen rất phổ biến ở thời Trần .
Nét gốm nổi bật của gốm thời Trần?
Gốm gia dụng phát triển mạnh phục vụ được quảng đại của quần chúng nhân dân.
Men của gốm? Hình ảnh trang trí?
Hình ảnh trang trí không khác gì so với thời Lý.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm mĩ thuật thời Trần.
Nêu đặc điểm chung của mĩ thuật thời Trần?
Mĩ thuật thời Trần:
+ Khoẻ khắn, phóng khoáng.
+ Kế thừa nghệ thuật thời Lý.
+ Giao lưu nghệ thuật nước láng giềng.
Kết luận, bổ sung.
Do thời thời gian và chất liệu của tranh( thường bằng giấy, vải hoặc vẽ trên tường )nên hội hoạ thời Trần đã bị hỏng và chỉ còn trong hư tịch.
I. Vài nét về bối cảnh xã hội.(7’)
- Vào đầu thế kỉ XIII có những biến động quyền trị vì đất nước từ Lý -> Trần.
- Chế độ trung ương tập quyền được củng cố
- Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông.
II.Vài nét về mĩ thuật thời Trần(25’)
1. Kiến trúc.
- Kiến trúc cung đình:
Xây dựng thêm: Khu lăng mộ An
Sinh, Trần Thủ Độ
Tu bổ lại: Kinh thành Thăng Long.
- Kiến trúc phật giáo: Xây dựng nhiều chùa tháp nổi tiếng.
2. Điêu khắc và trang trí.
- Điêu khắc:
+ phát triển về tượng tròn, hình rồng mập mạp, uốn khúc hơn mĩ thuật thời Lý.
- Trang trí chạm khắc:
+ Chạm khắc chủ yếu để trang trí, làm cho các công trình kiến trúc đẹp hơn.
+ Chạm khắc trang trí bệ đá hoa sen rất phổ biến ở thời Trần.
3. Đồ gốm.
- Xương gốm dày, thô và nặng hơn.
- Gốm gia dụng phát triển mạnh.
- Men gốm: Nâu, trắng gà
- Hình ảnh: Hoa sen, hoa cúc cách điệu.
III. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần.(5’)
3. Củng cố, luyện tập (5’)
? Kiến trúc thời Trần được thể hiện ở những loại hình nào?
? Kể tên tác phẩm điêu khắc và chạm khắc trang trí?
? Nêu một vài đặc điểm của mĩ thuật thời Trần?
HS: Trả lời theo nhận biết.
GV: Kết luận:
+ Mĩ thuật thời Trần mang hào khí thượng võ của dân tộc với 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông, thể hiện được vẻ đẹp ở sự khoáng đạt và khoẻ mạnh.
+ Tuy kế thừa mĩ thuật thời Lý, nhưng mĩ thuật thời Trần gần với hiện thực, giản dị và đôn hậu hơn.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Bài học: Học và nghiên cứu nội dung bài.
- Bài sau: Đọc trước bài mới: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Trần.
Ngày soạn: 01/9/2012
Ngày dạy: 03/9/2012
Ngày dạy: 11/9/2012
Dạy lớp: 7B
Dạy lớp: 7A
Tiết 2. Bài 8: Thường thức mĩ thuật
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH MĨ THUẬT THỜI TRẦN
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Hiểu được giá trị nghệ thuật của các công trình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và gốm thời Trần.
2. Kĩ năng:
- Nhớ được một số công trình mĩ thuật tiêu biểu ( kiến trúc, điêu khắc, trang trí và gốm) thời Trần.
- Phân tích được một số nét cơ bản về một số công trình kiến trúc, điêu khắc thời Trần.
3. Thái độ:
- HS trân trọng và yêu thích nền nghệ thuật thời Trần nói riêng, nghệ thuật dân tộc nói chung.
II. Chuẩn bị của giáo viên và hoc sinh.
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, SGV.
- Bài sưu tầm tranh ảnh, bài viết theo nội dung bài học.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu nội dung bài.
- Sưu tầm bài viết có liên quan.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra.
* Đặt vấn đề (1’)
Vương triều Trần với gần 200 năm xây dựng và phát triển đã 3 lần chiến thắng quâ Mông - Nguyên, xây dựng và củng cố được nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh, tinh thần tự lực, tự cường dân tộc ngày càng dâng cao. Là nguyên nhân tạo sức bật để nghệ thuật phát triển.
Bài này thông qua một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu chúng ta sẽ càng hiểu thêm vềmĩ thuật thời Trần và những đóng góp to lớn của nó trong nền nghệ thuật đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
?
?
GV
?
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
GV
?
GV
GV
?
HS
GV
?
GV
?
HS
?
GV
?
GV
GV
GV
?
HS
GV
?
GV
?
GV
?
HS
?
HS
GV
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu một vài nét về công trình kiến trúc thời Trần
- Cũng như mĩ thuật thời Lý, kiến trúc phát triển tạo điều kiện cho điêu khắc và trang trí phát triển theo.
Kiến trúc thời Trần được thể hiện thông qua những thể loại nào?
Kiến trúc: Cung đình và phật giáo.
Tháp Bình Sơn thuộc thể loại kiến trúc nào?
- Quan sát tranh, ảnh SGK / 96.
- Tháp Bình Sơn thuộc xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Tháp được xây dựng trên một ngọn đồi thấp.
- Xây dựng ngay giữa sân trước chùa Vĩnh Khánh.
Chất liệu của tháp?
Tháp có bao nhiêu tầng? Kích thước?
- Mấy tầng trên của tháp đã bị hỏng.
=>Tháp Bình Sơn cùng với tháp chùa Phổ minh là những di sản kiến trúc tôn giáo còn giữ được cho đến ngày nay. Tuy đã nhiều lần tu sửa, tháp vẫn mang đậm dấu ấn mĩ thuật thời Trần.
Tháp có hình dáng như thế nào?
Các tầng đều có những gì?
Cửa trổ 4 mặt, mái hẹp.
Độ cao của từng tầng?
Tầng dưới cao hơn tầng trên cao.
- Bổ sung:
+ Lòng tháp được xây dựng thành một khối trụ bằng gạch khẩu mỏng, tạo thành cái cốt cho thế đứng của tháp.
+ Lõi phái trong của cột trụ để rỗng, tạo sự thông thoáng cho công trình.
+ Phía ngoài khối trụ được ốp kín bằng một lớp gạch khẩu mỏng có trang trí.
Tất cả những VD trên đã cho ta thấy điều gì?
Tháp có những nét riêng biệt chứng tỏ người xây dựng đã biết tận dụng mọi hiểu biết khoa học đương thời làm cho công trình được bền vững, lâu dài.
Trang trí tháp như thế nào?
Bên ngoài, các tầng được trang trí hoa văn phong phú.
- Kết luận: Tháp Bình Sơn là niềm tự hào của kiến trúc cổ Việt Nam. Tháp được cha ông ta xây dựng bằng bàn tay khéo léo, chạm khắc công phu với cách tạo hình chắc chắn, nên dù sử dụng chất liệu bình dị mà vẫn đứng vững được hơn 600 năm trong điều kiện của khí hậu nhiệt đới.
Khu lăng mộ An Sinh thuộc thể loại kiến trúc nào?
- Vì đây là nơi chôn cất và thờ các vị vua Trần.
Vị trí xây cất các ngôi mộ?
- Giới thiệu:
+ Các lăng mộ được xây cách xa nhau nhưng đều hướng về khu đền An Sinh.
+ Thời Trần rất chú ý về địa điểm cất táng khi xây dựng lăng tẩm < phải chọn được những nơi thoáng đãng, rộng rãi phù hợp với yêu cầu của thuyết phong thuỷ, hợp với không khí tôn nghiêm và biệt lập với bên ngoài.
=> Qua sử sách và lăng mộ còn lại, có thể thấy những đặc điểm sau:
- Như lăng Đồng Thái của vua Trần Anh Tông, diện tích chiếm cả một quả đồi.
HS: Quan sát VD mô hình nhà chôn theo mộ H3 SGK / 97.
- Trang trí các pho tượng thường được gắn vào thành bậc hoặc sắp đặt như một cảnh chầu, thờ cúng người đã mất .
2. Hoạt động 2: Giới thiệu một vài tác phẩm điêu khắc và phù điêu trang trí
Trần Thủ Độ là ai? Ông có vai trò gì với vương triều Trần?
Ông là thái sư triều Trần. Ông là người uy dũng, quyết đoán, là người góp phần dựng lên vương triều Trần, có vai trò quan trọng trong chiến thắng chống quân xâm lược Mông Cổ .
Khu lăng mộ của Trần Thủ Độ được xây dựng vào năm 1264 tại Thái Bình, ở lăng có tạc một con Hổ.
Kích thước của tượng Hổ?
Giới thiệu:
+ Kích thước gần như thật.
+ Bộ ức nở nang và những bắp vế căng tròn, tượng đã lột tả một cách tài tình tính cách dũng mãnh của vị chúa sơn lâm ngay cả trong tư thế rất thư thái.
Tư thế như thế nào?
Nằm xoải chân, chân thu về phía trước, đầu ngẩng cao.
Tượng được tạo khối như thế nào?
- Chặt chẽ vì tạo khối có chọn lọc và được sắp xếp chặt chẽ, vững chãi.
Đường nét như thế nào?
- Những đường trải mượt của tóc Hổ, những đường vằn đều đặn trên ức tạo nên những hao văn trang trí tôn thêm vẻ đẹp của Hổ.
- Kết luận: Từ những phân tích trên => Hình tượng con Hổ, các nghệ sĩ điêu khắc thời xưa đã nắm bắt và lột tả được tính cách, vẻ đường bệ. lẫm liệt của thái sư Trần Thủ Độ.
- Chùa Thái Lạc được xây dựng dưới triều Trần tại Hưng Yên, chùa đã bị hư hỏng nhiều. Những di vật còn lại chỉ là một bộ phận của kiến trúc chùa, trong đó có các mảng chạm khắc gỗ.
Nội dung của các bức chạm khắc gỗ là gì?
Trả lời theo nội dung SGK.
Những nhân vật trung tâm là vũ nữ, nhạc công hay con chim thần thoại .
Bố cục như thế nào?
- Do các lỗ đục chạm với độ nông, sâu khác nhau.
Cách tạo khối như thế nào?
- Tạo khối tròn mịn của hình tượng đã tạo nên sự êm đềm, yên tĩnh, phù hợp với không gian vừa hư vừa thực vừa ảo của chùa, làm cho các bức chạm khắc càng lung linh sinh động.
Hai tiên nữ được khắc như thế nào?
Được khắc cân đối, đầu hơi nghiêng về phía sau và đôi tay kính cẩn dâng bình hoa về phía trước với đôi cánh dang rộng.
Hoa văn xung quanh sắp xếp như thế nào?
Không gian xung quoanh ken đặc những hình xoắn ốc để diễn tả hoa và mây, các hình sắp xếp cân đối nhưng không đơn điệu.
Qua bức chạm khắc trên, ta thấy nghệ thuật chạm khắc gỗ của cha ông ta đã đạt đến trình độ cao về bố cục và cách diễn tả.
I. Kiến trúc (20’)
1. Tháp Bình Sơn
- Thuộc thể loại kiến trúc chùa tháp
- Xây dựng trên một ngọn đồi thấp.
- Chất liệu: Đất nung khá lớn.
- Có 11 tầng, cao 15m.
- Về hình dáng: Tháp có mặt bằng vuông, càng lên cao càng thu nhỏ dần.
- Về cấu trúc.
- Trang trí.
2. Khu lăng mộ An Sinh
- Khu lăng mộ thuộc vào kiến trúc cung đình.
- Xây ở rìa sát chân núi.
- Kích thước: Tương đối lớn.
- Bố cục: Đăng đối, quy tụ vào một điểm ở giữa.
- Trang trí: Tượng, Rồng, Sâu...
II. Điêu khắc (18)
1. Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ
- Kích thước: Dài 1m 43, cao 75cm.
- Hình dáng: Dũng mãnh.
- Khối: Đơn giản, dứt khoát, chặt chẽ.
- Đường nét: Trau truốt, nuột nà.
2. Chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc
- Nội dung: Cảnh dâng hoa, tấu nhạc.
- Bố cục: Sắp xếp cân đối, không đơn điệu, buồn tẻ.
- Tạo khối: Tròn mịn.
* Bức chạm khắc gỗ “ Tiên nữ đầu người mình chim đang dâng hoa”.
3. Củng cố, luyện tập: (5’)
? Hãy miêu tả Tháp Bình Sơn?
? Hãy nêu hiểu biết của em về: Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ?
? Nêu hiểu biết của em về những bức chạm khắc ở chùa Thái Lạc ?
HS: Trả lời theo hiểu biết của mình.
GV: Kết luận chung.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
- Sưu tầm thêm các tài liệu, bài viết tranh ảnh về MT thời Trần.
- Xem lại những bức chạm khắc gỗ.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu: Cái cốc và quả.
Ngày soạn: 08/9/2012
Ngày dạy: 10/9/2012
Ngày dạy: 11/9/2012
Dạy lớp:7B
Dạy lớp:7A
Tiết 3. Bài 2: Vẽ theo mẫu
CÁI CỐC VÀ QUẢ
(Vẽ bằng bút chì đen)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Nâng cao hơn nhận biết về hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt và đặc điểm của mẫu.
- Hiểu hơn cách sắp xếp bố cục, hình mảng hợp lý trong bài vẽ.
2. Kĩ năng:
- Biết lựa chọn đồ vật, phù hợp để bầy mẫu vẽ.
- Biết cách lựa chọn bố cục mẫu hợp lý, thuận mắt.
- Vẽ được khung hình chung, khung hình riêng phác hình gần giống mẫu
- Vẽ được độ đậm nhạt của mẫu.
3. Thái độ:
- HS hiểu được vẻ đẹp của bố cục, tỉ lệ của bài vẽ theo mẫu
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên:
- Mẫu vẽ.
- Bài minh hoạ các bước vẽ.
- Bài mẫu của HS và GV.
2. Học sinh:
- Đồ dùng học tập bộ môn.
- Mang mẫu.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
* Câu hỏi: Kể tên một số tác phẩm của mĩ thuật thời Trần?
* Đáp án:
- Khu lăng mộ An Sinh.
- Tháp Phổ Minh .
- Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ .
* Đặt vấn đề: (1’)
Vẽ theo mẫu đây là bài vẽ quen thuộc với chúng ta. Hôm nay, bài vẽ mở đầu cho chương trình lớp 7 là vẽ theo mẫu “ Cốc và quả”.
2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
GV
?
HS
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
?
HS
?
HS
GV
GV
GV
GV
GV
GV
GV
HS
Hoạt động 1: Quan sát, nhân xét
Giới thiệu mẫu vẽ và nêu yêu cầu:
+ Mẫu vẽ gồm có một cái cốc và một mẫu vẽ quả hình cầu.
+ Cách vẽ như lớp 6.
Chọn mẫu và đặt mẫu vẽ như thế nào để bài vẽ có bố cục hợp lí và đẹp?
Đặt mẫu không đẹp: Cốc và quả lệch lên phía trên, lệch xuống dưới tờ giấy hoặc cốc so với quả to quá, nhỏ quá hay dàn hàng ngang.
+ Đặt mẫu đẹp: Cốc so với quả được sắp xếp cân đối trên tờ giấy .
Tự bày mẫu.
Cho HS quan sát chung.
Vị trí của cốc và quả?
Quả ở phía trước, cốc ở phía sau.
Tỉ lệ của cốc so với quả?
Cốc cao, quả thấp
Đặc điểm của hai vật có khác nhau không?
Khác nhau.
Đậm nhạt giữa các vật?
Trả lời trên mẫu.
Hướng ánh sáng chiếu vào mẫu?
Trả lời theo hướng ánh sáng.
Cho HS quan sát hình dáng của cốc.
Cốc có dạng hình gì?
+ Thân: Hình trụ, hình chóp cụt
+ Miệng: Thẳng, elíp
So sánh sự khác nhau giữa cốc và hình trụ?
Cốc: Có tay cầm; Hình trụ là khối.
So sánh chiều cao - ngang của cốc?
- Ngang bằng nhau.
- Miệng rộng hơn đáy
Cho HS quan sát hình dáng của quả.
Quả có dạng hình gì?
Quả có dạng hình cầu.
So sánh chiều cao - ngang của quả?
Bằng nhau.
Cho HS quan sát độ đậm nhạt của mẫu.
Ánh sáng chiếu vào mạnh hay yếu?
So sánh độ đậm nhạt của mẫu?
Trả lời trên mẫu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
Tìm tỉ lệ khung hình chung?
Chiều cao, ngang rộng nhất của mẫu -> So sánh để tìm ra khung hình chung.
=>Khung hình chữ nhật đứng.
Phác 2- 3 khung hình có tỉ lệ sai.
- Gợi ý:
+ Phác khung hình chung.
+ Tìm tỉ lệ phác khung hình riêng .
Ước lượng tỉ lệ các bộ phận, tìm hướng và tỉ lệ của quả -> Phác hình bằng nét thẳng mờ.
Nhìn mẫu để vẽ chi tiết cho gần sát với mẫu.
Phân hình các độ đậm nhạt, đan sen nhau bằng các nét thưa dày
Cho HS xem bài mẫu để HS nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài
Giới thiệu bài này chỉ vẽ hình.
+ Theo dõi nhắc nhở HS.
+ Giúp HS thực hiện theo trình tự bài vẽ, yêu cầu các em quan sát mẫu và chỉ ra chỗ hợp lí và chưa hợp lí ở mỗi bài vẽ.
Tự giác làm bài hoàn thành bài vẽ.
I. Quan sát, nhận xét (7’)
+ Thân cốc: Hình trụ, hình chóp cụt
+ Miệng cốc: Thẳng, elíp
Quả có dạng hình cầu.
II. Cách vẽ (6’)
Bước 1: Phác khung hình: Chung.
Riêng.
Bước 2: Vẽ đậm nhạt.
Bước 3: Vẽ chi tiết.
Bước 4: Vẽ đậm nhạt.
III. Thực hành (22’)
Vẽ cái cốc và quả có dạng hình cầu.
3. Củng cố, luyện tập (4’)
GV: Treo bài vẽ HS lên bảng.
? Nhận xét bố cục bài?
? So sánh tỉ lệ của hình vẽ với mẫu?
? Nét vẽ như thế nào?
HS: Tự nhận xét.
Đánh giá.
GV: Kết luận, bổ sung củng cố về cách vẽ hình.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Quan sát độ đậm, nhạt ở cái chai, lọ hoa,...
- Chuẩn bị cho bài sau: + Tạo hoạ tiết trang trí.
+ Mang đồ dùng học tập bộ môn.
***********************************************************************
Ngày soạn: 15/9/2012
Ngày dạy: 17/9/2012
Ngày dạy: 24/9/2012
Dạy lớp: 7B
Dạy lớp: 7A
Tiết 4. Bài 3: Vẽ trang trí
TẠO HOẠ TIẾT TRANG TRÍ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Nắm được các thể thức trang trí, áp dụng vào bố cục các bài trang trí ứng dụng một cách hợp lý:
+ Hoa lá đã đơn giản, cách điệu, hoạ tiết trang trí cổ dân tộc.
+ Sử dụng hình mảng, đường nét màu sắc trong bố cục trang trí.
- Hiểu được phương pháp tạo dáng và trang trí làm cho vật thể trở nên đẹp hơn.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách tạo nên hoạ tiết trang trí từ hoa, lá thật và sử dụng vào bố cục.
- Biết cách sử dụng các loại hoạ tiết vào mỗi bài học trang trí một cách hợp lý.
3. Thái độ:
- HS yêu thích việc trang trí.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên
- Mẫu: Hoa, lá, chim, mặt trời, sóng nước, mây
- Bài hướng dẫn cách tạo hoạ tiết.
- Bài mẫu của GV và HS.
2. Học sinh
- Đồ dùng học tập bộ môn.
- Sưu tầm hoạ tiết trang trí.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: (1’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* Đặt vấn đề: (1’)
Trong cuộc sống ta thấy có nhiều đồ vật được trang trí rất đẹp, tuỳ từng vật mà có nội dung trang trí khác nhau. Khi nói đến trang trí ta không thể không nhắc đến hoạ tiết. Vậy làm thế nào để tạo được hoạ tiết trang trí, ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
GV
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
HS
?
HS
GV
GV
GV
GV
HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
Khi nói đến trang trí, ta không thể không nói đến hoạ tiết. Hoạ tiết có thể là hình bông hoa, chiếc lá, con vật, đám mây, sóng nước Sự kết hợp hài hoà giữa các hoạ tiết tạo nên bình diện trang trí.
Đưa ra các bài: Hoạ tiết - Cách điệu hoạ tiết.
Làm thế nào để các hình ảnh của thiên nhiên, cuộc sống trở thành hoạ tiết trang trí?
Phải dựa trên hình dáng, đường nét, màu sắc các hình ảnh tự nhiên để sắp xếp lại, tạo nên hình dáng cân đối, hài hoà; Có thể lược giản các chi tiết không cần thiết hoặc làm phong phú thêm các chi tiết để có hình trang trí đẹp hơn.
Các bước tiến hành đó gọi là “ Đơn giản và cách điệu hoạ tiết” hay dễ hiểu là tạo hoạ tiết trang trí.
Giới thiệu bài trang trí hình cơ bản.
Hoạ tiết trang trí là những hình ảnh gì?
Hoa, lá, con vật, mây, người
Đây là những hình ảnh quen thuộc trong thiên nhiên, cuộc sống nên sẽ giúp các em không dùng những hình ảnh quen thuộc như bông hoa 4 cánh, 6 cánh hay các con vật quen thuộc như bướm, chim, cá
Hình dáng hoạ tiết có giống nguyên như hình ảnh thật không?
Hình dáng hoạ tiết không giống nguyên như hình ảnh thật.
So sánh với hình chép mẫu thật với hình hoạ tiết được trang trí?
So sánh.
+ Hoạ tiết mẫu thật: Chép nguyên như mẫu.
+ Hoạ tiết trang trí: Các đường nét, hình dáng của hoạ tiết thường đơn giản và cân đối hài hoà hơn so với hình dáng thật.
Hình dáng của hoạ tiết với vị trí đặt hoạ tiết phải như thế nào?
Phù hợp với nhau. VD: Sgk/84.
Kết luận: Hoạ tiết trang trí rất phong phú và có hình thức đa dạng bắt nguồn từ các hình ảnh trong thiên nhiên, trong cuộc sống. Khi đưa các hình ảnh đó vào trang trí cần phải đơn giản và cách điệu sao cho đẹp, hài hoà hơn.
Màu sắc hoạ tiết thật và hoạ tiết trang trí như thế nào?
+ Hoạ tiết mẫu thật: Giống mẫu.
+ Hoạ tiết trang trí: Có thể cách điệu màu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
Trình bày mẫu thật hoặc hình ảnh đã chép sẵn.
Em sẽ chọn nội dung hoạ tiết nào?
Nêu sự lựa chọn.
VD: + Lá: Gấc, mướp, bưởi, cúc
+ Hoa: Sen, cúc, bèo, rau muống
+ Cành, cụm hoa, lá, quả
+ Các con vật: Gà, vịt, tôm, cua, chim
Quan sát ở vị trí ưng ý rồi ghi chép lại mẫu.
Ghi chép mẫu thật, lược bỏ các chi tiết không cần thiết.
Dựng khung hình để vẽ lại mẫu cho cân đối hơn. Có thể thêm hoặc bớt các chi tiết không cần thiết hoặc uốn lại các đường nét cho hài hoà nhưng phải giữ được đặc điểm của mẫu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài
Yêu cầu:
+ HS vẽ 3 hoạ tiết trở lên.
+ Không vẽ quá nhỏ hoặc quá to.
+ Vẽ bằng bút chì, hoàn chỉnh hình mới vẽ màu.
+ Quan sát và đưa ra những gợi ý cần thiết.
Tự giác làm bài.
I. Quan sát, nhận xét (9’)
- Hoạ tiết.
- Hình dáng hoạ tiết.
- Màu sắc.
II. Cách trang trí (7’)
1. Lựa chọn nội dung hoạ tiết
2. Quan sát mẫu thật
3. Tạo hoạ tiết trang trí
B1. Vẽ lại từ mẫu thực
B2. Đơn giản
B3. Cách điệu
B4. Hoàn thiện
III. Thực hành (22’)
Chép một mẫu hoa, lá sau đó vẽ đơn giản và cách điệu thành hoạ tiết trang trí.
3. Củng cố, luyện tập(4’)
GV: Treo bài của HS lên bảng.
? Nhận xét về cách điệu của hoạ tiết?
? Theo em bài vẽ nào đẹp? Bài nào chưa đẹp? Nên làm như nào cho đẹp?
HS: Bày tỏ theo suy nghĩ của mình.
GV: Kết luận, bổ sung.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Bài học: Hoàn thành bài.
- Bài sau: + Vẽ tranh.
+ Mang đồ dùng học tập bộ môn.
***********************************************************************
Ngày soạn: 22/9/2012
Ngày dạy: 24/9/2012
Ngày dạy:01/10/2012
Dạy lớp:7B
Dạy lớp:7A
Tiết 5. Bài 4: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI TRANH PHONG CẢNH (Tiết 1)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Nâng cao hơn về khái niệm vẽ tranh.
- Hiểu được cách tìm và chọn nội dung, hình ảnh phù hợp với đề tài.
- Củng cố thêm kiến thức về bố cục tranh.
- Hiểu hơn về phương pháp xếp hình, mảng, đường nét góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp của bức tranh.
2. Kĩ năng:
- Tạo thói quen quan sát, nhận xét về thiên nhiên và những hoạt động trong cuộc sống.
- Chủ động hơn trong lựa chọn bố cục tranh.
- Biết lựa chọn hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài.
- Biết xắp xếp mảng chính mảng phụ cân đối.
- Vẽ được hình mảng trong tranh có tỉ lệ tương đối hợp lý.
3. Thái độ :
- HS thêm yêu mến cảnh đẹp
File đính kèm:
- giao an MT 7da chinh.doc