I. MỤC TIÊU:
- Nhận ra và nêu được vẻ đẹp, đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá cây.
- Biết cách vẽ và trang trí hoa, lá.
- Biết sắp xếp các hình hoa, lá đã trang trí để tạo được bức tranh khu vườn.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp: Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 2
- Tranh ảnh về hoa lá.
- Một số bài vẽ lá cây, hoa.
2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật 2
- Lá cây, hoa hoặc tranh ảnh về lá cây, hoa.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, hồ, kéo, .
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
10 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Khối 1 đến Khối 5 - Tuần 15 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỐI 1
BÀI 7: Tìm hiểu tranh theo chủ đề:
NHỮNG CON VẬT NGỘ NGHĨNH
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được nội dung, hình ảnh và màu sắc trên bức tranh.
- Mô phỏng lại tác phẩm được xem hoặc thể hiện được hình ảnh con vật bằng cách thức vẽ hoặc sử dụng đất nặn.
- Giới thiệu nhận xét, và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp: - Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau.
2. Hình thức: + Hoạt động cá nhân.
+ Hoạt động nhóm
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: - Sách dạy mĩ thuật lớp 1.
- Hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề.
- Tranh thiếu nhi vẽ con vật.
- Hình hướng dẫn vẽ, nặn.
- Hình minh hoạ sản phẩm của học sinh.
2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 1.
- Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, hồ dán, đất nặn.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra đồ dùng.
- Cho lớp hát bài hát về con vật sau đó GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
Xem tranh
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- Cho HS quan sát 2 bức tranh trong hình 7.1 trả lời câu hỏi:
- Em thấy trong tranh có những hình ảnh gì? Đâu là hình ảnh chính, hình ảnh phụ?
- Hình dáng của các con vật như thế nào?
- Kể tên các màu có trong bức tranh? Màu nào là màu đậm, màu nào là màu nhạt, trong bức tranh.
- Màu nào được sử dụng nhiều nhất?
- Nêu nội dung chủ đề của bức tranh?
- GV nhận xét, bổ sung.
Kể chuyện về các con vật:
*GV: Kể lại một câu chuyện về loài vật mà em thích hoặc loài vật được thể hiện trong bức tranh đã xem.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.
- GV cho học sinh quan sát các hình ảnh trong hình 7.2a, 7.2b, 7.2c.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tạo hình con vật bằng nhiều hình thức.
2.1 Nặn tạo hình con vật:
- GV hướng dẫn:
Bước 1: Nặn các bộ phận chính trước, nặn đầu, thân hình dạng, hình tròn đơn giản.
Bước 2: Nặn các chi tiết: Tai, mắt, mũi, chân, đuôi.
Bước 3: Ghép các bộ phận
2.2 Sử dụng đất nặn tạo hình:
- GV hướng dẫn:
Bước 1: Vẽ hình con vật
Bước 2: Chọn màu đất nặn cho các bộ phận của con vật.
Bước 3: Miết đất nặn theo hình vẽ
2.3 Vẽ con vật
- GV hướng dẫn:
- Vẽ các bộ phận chính : vẽ đầu, thân thành dạng hình tròn đơn giản
- Vẽ các chi tiết
- Vẽ màu theo ý thích
- Vẽ khung cảnh xung quanh
- GV cho HS tham khảo một số sản phẩm tạo hình con vật ở hình 7.3.
- Yêu cầu HS nêu cách lựa chọn một trong các cách thức để thể hiện tạo hình sản phẩm.
* Củng cố - dặn dò:
- Dặn chuẩn bị tuần sau mang đồ dùng đầy đủ.
- Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo.
- Cả lớp hát.
- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm lớn.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm kể chuyện
- HS quan sát các hình ảnh trong hình 7.2a, 7.2b, 7.2c.
- HS tham khảo cách tạo hình con vật bằng nhiều hình thức.
- HS chú ý theo dõi
- HS nêu lại cách thực hiện.
- HS chú ý theo dõi
- HS nêu lại cách thực hiện.
- HS chú ý theo dõi
- HS nêu lại cách thực hiện.
- HS tham khảo để có ý sáng tạo cho mình
- HS nêu cách lựa chọn một trong các cách thức để thể hiện tạo hình sản phẩm.
KHỐI 2
BÀI 6: KHU VƯỜN KÌ DIỆU
(3 tiết )
I. MỤC TIÊU:
- Nhận ra và nêu được vẻ đẹp, đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá cây.
- Biết cách vẽ và trang trí hoa, lá.
- Biết sắp xếp các hình hoa, lá đã trang trí để tạo được bức tranh khu vườn.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp: Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 2
- Tranh ảnh về hoa lá.
- Một số bài vẽ lá cây, hoa.
2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật 2
- Lá cây, hoa hoặc tranh ảnh về lá cây, hoa.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, hồ, kéo, ...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra đồ dùng
3. Cho HS tiếp tục hoàn thành bài.
*Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- GV cho HS các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình, HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
+ Em thích bức tranh về khu vườn của nhóm nào? Vì sao?
+ Em hãy chia sẻ với các bạn về cách thực hiện bức tranh khu vườn của nhóm mình?
+Em có nhận xét gì về hình ảnh, màu sắc, đường nét trang trí hoa, lá cây?
+ Khu vườn của nhóm em đang ở mùa nào trong năm (xuân, hạ, thu, đông)? Vì sao em biết?
+ Em thuộc bài hát, bài thơ nào có hình ảnh cây cối, hoa, lá? Hãy thể hiện chúng trước lớp?
+ Em có thích khu vườn nhiều bóng mát, nhiều hoa vf quả không? Em làm gì để chăm sóc cây cối?
- GV nhận xét, đánh giá.
*Vận dụng sáng tạo :
Gợi ý cho HS về nhà cắt dán hoa, lá trang trí khung tranh, bưu thiếp.
*Chuẩn bị bài sau: Con vật thân thuộc.
Về nhà quan sát các con vật quen thuộc. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
- Cả lớp hát một bài.
- Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo.
- HS tiếp tục hoàn thành bài.
- HS các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- HS thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình, HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.
- HS nhận xét, đánh giá vào SHMTL2.
- HS về nhà trang trí theo gợi ý của GV
- Lắng nghe và thực hiện
KHỐI 3:
Bài 7: LỄ HỘI QUÊ EM
(4 tiết).
I. Mục tiêu:
- Nhận ra sự đa dạng, phong phú của lễ hội ở các vùng miền khác nhau trên cả nước.
- Chọn được các hình ảnh tiêu biểu để thể hiện bức tranh chủ đề “ Lễ hội quê em”.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp: sử dụng quy trình vẽ cùng nhau. Tiếp cận theo chủ đề.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên : - Sách học mĩ thuật lớp 3
- Hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề.
- Một số bài vẽ của HS về chủ đề “ Lễ hội”
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách thực hiện.
2. Học sinh : - Sách học mĩ thuật 3.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, hồ dán
- Tranh, ảnh về “ Lễ hội”.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh
2. Bài mới:
- Cho cả lớp hát bài: “ Rước đèn ông sao” sau đó GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu.
*Tìm hiểu về lễ hội ở các vùng miền trên cả nước.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- GV gợi ý để HS nhớ lại những trải nghiệm và nêu hiểu biết của bản thân về lễ hội.
- Câu hỏi gợi ý:
+ Kể tên những lễ hội mà em biết hoặc đã từng được tham gia. Lễ hội đó diễn ra khi nào? Ở đâu?
+ Có những hoạt động gì ở lễ hội đó? Cảnh vật màu sắc lễ hội đó như thế nào?
+ Trang phục của người tham gia lễ hội ra sao?
+ Em đã từng được tham gia lễ hội nào? Ở đâu? Em tham gia hoạt động gì trong lễ hội đó?
- GV cho HS quan sát hình 7.1 SGK/Tr34 và thảo luận về hoạt động, màu sắc, không khí, trang phục có trong lễ hội.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV có thể liên hệ một số lễ hội ở địa phương để HS hiểu thêm.
- GV gắn một số bức tranh về lễ hội lên bảng. Đặt câu hỏi:
+ Các bức tranh thể hiện những hoạt động nào trong lễ hội?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh?
+ Hình ảnh phụ là hình ảnh nào?
+ Màu sắc và hình ảnh trong tranh gợi cho em cảm giác gì?
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ ở SHMT/Tr35
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết học hôm sau
- Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo.
- Cả lớp hát bài: “ Rước đèn ông sao”
- HS nhớ lại những trải nghiệm và nêu hiểu biết của bản thân về lễ hội.
- HS dựa vào câu hỏi lần lượt kể tên lại những lễ hội mà HS biết.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát hình 7.1 và thảo luận về hoạt động, màu sắc, không khí, trang phục có trong lễ hội.
- Đại diện nhóm trình bày
- Lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được, lễ hội đua thuyền
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
+ Hoạt động hát xướng, múa lân, đua voi, chọi gà, chọi trâu.
+ Hình ảnh người đang hát, hình ảnh múa lân và người, hình ảnh các con voi, hình ảnh 2 con gà, hình ảnh 2 con trâu.
+ Là những hình ảnh người và vật ở xung quanh.
+ HS trả lời theo cảm nhận.
- HS lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ
KHỐI 4
BÀI 6: NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN
( 4 tiết)
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu và nêu được một số đặc điểm về ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
- Sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật bằng cách vẽ, nặn, tạo hình từ vật liệu tìm được và sắp đặt theo nội dung chủ đề: “Ngày tết, lễ hội và mùa xuân”.
- Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhón mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:
Có thể sử dụng quy trình :
+ Xây dựng cốt truyện
+ Tạo hình ba chiều - Tiếp cận theo chủ đề.
+ Tạo hình con rối - Nghệ thuật biểu diễn.
2. Hình thức tổ chức:
Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên : - Sách học mĩ thuật lớp 4
+ Tranh ảnh, clip, sản phẩm tạo hình về chủ đề “ Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Những sản phẩm tạo hình của HS năm trước và một số dáng người phù hợp nội dung chủ đề từ bài trước.
2. Học sinh :
+ Sách học mĩ thuật 4.
+ Giấy vẽ, màu vẽ, dây thép mềm (dễ uốn), giấy báo, giấy màu, vải, kéo, hồ dán...
+ Đất nặn, các vật tìm được như que, ống hút, len, sợi...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định.
- Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh
2.Bài mới:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu.
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 6.1 SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Em quan sát thấy những hình ảnh gì? Đó là những hoạt động nào? Diễn ra ở đâu? Khi nào?
+ Không khí , cảnh vật, màu sắc trong hình ảnh thế nào?
+ Em hãy kể tên một số lể hội mà em biết.
+ Em hãy kể tên một số hoạt động khác trong dịp tết cổ truyền của dân tộc ngoài những hoạt động em thấy trong hình.
- Em yêu thích hoạt động nào trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
- GV yều cầu các nhóm trình bày và nhận xét.
- GV nhận xét và tóm tắt.
- GV yều cầu HS quan sát hình 6.2 SHMTL4 để tìm hiểu các hình thức về chất liệu sản phẩm về chủ đề “ ngày tết, lễ hội và mùa xuân” với các câu hỏi.
+ Em thích sản phẩm tạo hình nào nhất? Đó là hoạt động gì của lễ hội ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh nào là hình anh phụ trong mỗi sản phẩm?
+ Hình ảnh phụ có phù hợp với hình ảnh chính không?
+ Sản phẩm em thích được tạo từ chất liệu gì? Các hình ảnh được sắp xếp như thế nào?
- GV yều cầu các nhóm trình bày và nhận xét.
- GV nhận xét và tóm tắt.
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
-Dặn dò chuẩn bị đồ dùng tiết học sau
- Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo.
- Cả lớp hát.
- Quan sát hình và trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm trình bày và nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát hình hình 6.2 SHMTL4 để tìm hiểu các hình thức về chất liệu sản phẩm về chủ đề “ ngày tết, lễ hội và mùa xuân”và trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm trình bày và nhận xét.
KHỐI 5
BÀI 6: CHÚ BỘ ĐỘI CỦA CHÚNG EM
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết được một số hoạt động cơ bản của bộ đội và đặc điểm về trang phục của một số quân chủng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- HS thể hiện được hình ảnh chú bộ đội bằng nhiều hình thức và chất liệu.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện, tiếp cận theo chủ đề.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1.GV chuẩn bị: Sách học sinh mĩ thuật lớp 5.
- Tranh, ảnh hoặc video, sản phẩm của học sinh về chủ đề bộ đội .
- Tranh vẽ biểu cảm của học sinh.
2.HS chuẩn bị: Sách học sinh mĩ thuật lớp 5.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo dán, bìa, vải, giấy bồi,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra đồ dùng
2. Giới thiệu bài:
- GV chọn một trong những bài hát về quân đội như “Cháu yêu chú bộ đội,” “Màu áo chú bộ đội”, “Chú bộ đội Trường Sa”, “Tập làm chú bộ đội”, “Cháu hát về đảo xa”,...cho lớp hát. Sau đó, GV nêu một số câu hỏi về các hình ảnh có trong lời bài hát. GV giới thiệu chủ đề.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm.
- Yêu cầu học sinh quan sát từng hình ảnh trong hình H6.1 SHMTlớp 5 ( hoặc hình minh hoạ do GV chuẩn bị), thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung chủ đề.
* GV yêu cầu HS thảo luận theo nội dung câu hỏi.
+ Các chú bộ đội trong hình thuộc quân chủng nào? (Lục quân, Hải quân,...). Trang phục của các chú bộ đội như thế nào? Chú bộ đội có những nhiệm vụ gì?
+ Chú bộ đội đang làm những công việc gì? Ở đâu?
+ Chú bộ đội có những hoạt động gì trong đời sống hàng ngày?
+ Em còn biết chú bộ đội làm những việc gì khác để giúp nhân dân và các cháu thiếu nhi?
- Yêu cầu HS quan sát hình 6.2 sách học mĩ thuật lớp 5 để tìm hiểu về hình thức, chất liệu và nội dung của các sản phẩm mĩ thuật về chủ đề “ Chú bộ đội của chúng em”.
GV đặt câu hỏi:
+ Em thấy có những hình ảnh gì trong các bức tranh? Hình ảnh nào là chính? Hình ảnh nào là phụ?
+ Các bức tranh thể hiện nội dung gì?
+ Các bức tranh được thể hiện bằng chất liệu gì? Màu sắc trong các bức tranh được thể hiện như thế nào?
- Yêu cầu thảo luận nhóm 1 phút.
- Hết thời gian thảo luận:
+ Em thích bức tranh nào? Vì sao? Bức tranh mang lại cho em những cảm xúc gì?
GV tóm tắt:
- Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiều quân chủng như lục quân,Hải quân,Không quân,...
- Đặc điểm trang phục của mỗi quân chủng khác nhau: Màu chủ đạo của Lục quân là màu xanh lá cây, Không quân là màu xanh da trời, Hải quân là màu trắng,...
- Hoạt động của chú bộ đội phong phú đa dạng:
+ Chú bộ đội trong quân đội: Luyện tập bắn súng, tập võ thuật, tập đội hình,đội ngũ trên thao trường, hành quân, tuần tra,...
+ Chú bộ đội giúp dân: Gặt lúa, đào mương, làm nhà, khám chữa bệnh, giúp dân vùng lũ,...
+ Chú bộ đội với các cháu thiếu nhi: Dạy học, dạy hát, cắt tóc,...
+ Chú bộ đội trong cuộc sống hàng ngày: Chăm sóc vườn rau,vệ sinh doanh trại, sinh hoạt văn nghệ,...
- Các em có thể lấy ý tưởng từ các hoạt động của chú bộ đội để tạo hình sản phẩm “Chú bộ đội của chúng em” bằng các hình thức: vẽ, xé/ cắt dán, nặn,...
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực hiện:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để lựa chọn nội dung, hình thức thể hiện sản phẩm tạo hình “Chú bộ đội của chúng em”.
GV đặt câu hỏi:
+ Em sẽ thể hiện hoạt động gì của chú bộ đội?
+ Em chọn hình thức, chất liệu nào để thể hiện?
- Yêu cầu HS quan sát hình 6.3, sách HMT lớp 5 để tham khảo cách thực hiện bức tranh về chú bộ đội.
GVKL:
Cách tạo sản phẩm theo chủ đề “ Chú bộ đội của em”.
- Lựa chọn nội dung theo chủ đề .
- Tạo kho hình ảnh ( vẽ, xé/ cắt dán, nặn, tạo hình ba chiều,...).
- Lựa chọn hình ảnh từ kho hình ảnh, sắp xếp thành sản phẩm tập thể.
- Thêm hình ảnh khác tạo không gian cho sản phẩm sinh động.
- Yêu cầu HS tham khảo một số bức tranh trong hình 6.4, SHMT lớp 5 để có thêm ý tưởng sáng tạo bức tranh của nhóm.
* Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Ban đồ dùng kiểm tra báo cáo.
- HS cả lớp hát.
- Học sinh hoạt động theo nhóm.
- HS Quan sát từng hình ảnh trong hình H6.1 SHMTlớp 5 thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung chủ đề.
- HS thảo luận nhóm theo nội dung câu hỏi.
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên thảo luận các câu hỏi
- Đại diện nhóm trả lời. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát hình 6.2 sách học mĩ thuật lớp 5 để tìm hiểu về hình thức, chất liệu và nội dung của các sản phẩm mĩ thuật về chủ đề “ Chú bộ đội của chúng em”.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Quan sát hình 1.2; 1.3; đọc phần ghi nhớ trong sách học mĩ thuật.
- HS thảo luận nhóm để lựa chọn nội dung, hình thức thể hiện sản phẩm tạo hình “Chú bộ đội của chúng em”.
- HS quan sát hình 6.3, sách HMT lớp 5 để tham khảo cách thực hiện bức tranh về chú bộ đội.
- HS tham khảo một số bức tranh trong hình 6.4, SHMT lớp 5 để có thêm ý tưởng sáng tạo bức tranh của nhóm.
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_khoi_1_den_khoi_5_tuan_15_nam_hoc_2017_2018.doc